Thống kê (2007 ?) cho
biết có khoảng trên 35.000 người Việt Nam sinh sống
tại thành phố Montréal. Họ được gọi là Les Vietnamiens de Montréal hay Les Viéto-Montréalais.
Theo thời gian, cộng đồng người Việt Montréal dần
dần lớn mạnh thêm, thích nghi và hội nhập một cách êm ái vào xã hội Québec.
Những người Việt Nam đầu tiên
di dân đến Québec. Họ là ai?
Vào đầu thập
niên 50 đã thấy có sinh viên Việt Nam (toàn là đàn ông) du học tại Université
de Montréal và Université Laval, Québec.
Đa số được giáo
hội Công giáo yểm trợ tài chánh hoặc là nhờ vào học bổng của chương trình
Colombo.
Sau hiệp định
Genève chia cắt đất nước, năm 1957 một số nữ tu VN thuộc dòng carmélites được đưa từ Hà Nội sang định
cư tại Canada. Họ sống tại nhà kín Couvent de Dolbeau nằm về phía bắc Québec.
Có thể xem những nữ tu nầy là những người Việt Nam tị nạn cộng sản đầu tiên tại
Canada.
Du học theo chương trình Colombo.
Đây là chương
trình học bổng nhằm mục đích hợp tác kinh tế và phát triển xã hội vùng Đông Nam
Á.
Đó
là thời diểm cuối thập niên 50 và những năm đầu của 60.
Mục
đích của chánh phủ VNCH là mong đợi và kỳ vọng những nhân tài Việt Nam sẽ trở về
phục vụ quê hương và xây dựng đất nước.
Thời
điểm đó miền Nam bất ổn, chiến tranh cộng sản càng ngày càng gia tăng khốc liệt
và tình hình chánh trị tại Sài Gòn vô cùng rối ren. Xuống dường, biểu tình, vật
giá leo thang, áp lực động viên, bắt lính….
Rất
nhiều nhân tài VN được đào tạo nhờ vào học bổng Colombo. Họ là những chuyên
viên, Ph.D, giáo sư đại học, là kỹ sư vv…
Một
số ở lại Canada sau khi thành tài và cũng không thể quên là có một số người thiên tả và thân
cộng.
Một
số nhỏ lấy vợ đầm.
Xin
mời đọc bài tham luận: Người trí thức là người phải biết ngượng của Nguyễn Văn Lực.
Thuyền nhân Việt Nam từ 75 đến 80
Trên bước
đường tị nạn, người Việt đã mang theo họ kinh nghiệm sống từ quê hương khói lửa
cùng với một tâm quyết sắt đá là phải gầy dựng lại một cuộc đời mới trong tự
do.
Họ hy vọng
một tương lai sáng sủa hơn đang chờ đón con cháu họ…
«Les Vietnamiens de
Montréal» là
tên một quyển sách nghiên cứu xã hội, nhân chủng học do Giáo sư Louis-Jacques
Dorais và Eric Richard thuộc Đại học Laval, Québec thực hiện và do Les Presses
de l’Université de Montréal xuất bản năm 2007. Sách hiện có trong tất cả thư viện
Québec.
Tác phẩm
trên dựa vào việc tìm hiểu về cuộc sống và hội nhập của người Việt tị nạn (Không
phải là Việt Kiềú!) thuộc thế hệ thứ nhứt và thứ hai, nghĩa là những lớp người tị nạn cộng sản đến định cư tại
Montréal từ 1975 cho đến những năm 1980.
Louis-Jacques Dorais
Professeur, Université Laval,
Faculté des Sciences Sociales, département d’anthropologie. Pavillon Charles-De
Koninck, local 3431, Québec G1K 7P4, Canada
Quyển Les Vietnamiens de Montréal được thực
hiện qua thể thức phỏng vấn thăm dò một số vài chục nhóm mẫu (échantillons) đồng hương Việt Nam thuộc
nhiều lứa tuổi, có hoàn cảnh xã hội và điều kiện kinh tế khác nhau.
Theo người
gõ, những nhận xét và kết luận trong tác phẩm trên chỉ có một giá trị thống kê
tương đối mà thôi. Nó chỉ nói lên được phần nào, những vấn nạn chung chung mà hầu
như không ít người tị nạn, và di dân Việt Nam khi mới đến định cư thường hay gặp
phải...
Dù sao
đi nữa, Les Vietnamens de Montréal được
nhìn qua từ phía các học giả Québecois cũng giúp cho chúng ta hiểu thêm về người
Việt tại Montréal, và biết chừng đâu cũng có mình trong đó.
Một số trích dẫn tiêu biểu từ
tác phẩm Les Vietnamiens de Montréal:
« Montréal
đối với tôi như một gia đình đa chủng tộc» (nam
37tuổi, định cư năm 82, trang 28).
“…Khi đến đây,
tôi gặp được nhiều sự may mắn. Tôi tìm được việc làm tại Baie James. Tôi là kẻ
thích phiêu lưu. Cho dù là người Québecois, họ cũng không dám bén mảng đến nơi
đó. Vì lạnh quá mà. Nhưng tôi tự nhủ: mình không có một sự chọn lựa nào khác
hơn được. Đây là lý do sinh tồn của mình. Có người xúi tôi đi xin trợ cấp xã
hội (social welfare) nhưng tôi dứt
khoát chối từ...” (nam 76t, cựu viên chức
cao cấp VNCH, định cư năm 75, trg 119).
“...Những điều tôi biết được đều do Pa Má tôi kể lại. Có nghĩa là nếu sống bên Việt Nam thì sẽ không có tương lai. Nếu còn ở bên đó thì chắc chắn là Pa Má tôi phải đi cày ruộng rồi. Bởi lý do nầy nên Pa Má tôi quyết định vượt biên. Pa tôi ngày xưa là hải quân và chúng tôi bị thua trận. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng Pa tôi cần phải đi để cứu lấy mạng sống của mình...” (nam 19t, sanh tại Québec, trg111).
“...Tôi không cảm thấy tiếc nuối gì cả. Tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi quyết định rất đúng cho gia đình tôi và cho cả em tôi. Tôi cũng biết là Pa tôi đã hy sinh rất nhiều để cho chúng tôi có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Pa Má tôi phải gánh chịu bao nỗi khó khăn nhọc nhằn mới đến được bến bờ tự do. Pa tôi bắt đầu bằng những công việc lặt vặt để sống...” (nam 28t, sanh tại Toronto, trg112).
“Tôi muốn giữ
lại tất cả, ngoại trừ những khía cạnh quá nghi thức về tập tục. Tôi sẽ dạy dỗ
con cái tôi theo kiểu Canada, nghĩa là rất cởi mở, nhưng tôi vẫn áp đặt chúng
cái tâm thức mentalité của người Việt
Nam mình đồng thời cũng giữ khía cạnh tích cực của Bắc Mỹ...” (Méthot,1995:176, trg 114).
« Sự tham gia của người Việt Montréal thuộc thế hệ thứ hai vào các nhóm và hội đoàn Việt Nam rất ư là mập mờ…Ngoài ra, những ý kiến thu lượm được về những tổ chức hội đoàn nói trên phần nhiều là rất tiêu cực. Thí dụ, giới trẻ nói rằng họ không tin cậy các hiệp hội có tôn chỉ đề cao một vài khía cạnh của nền văn hóa Việt Nam. Một số thì không thích cách thức buổi lễ được tổ chức cũng như họ không ưa một số khuôn mặt nào đó. Có những người khác thì cho rằng mục đích chính của các hội đoàn là nhằm gom người Việt lại với nhau trong một thế giới riêng của người Việt không khác gì tạo ra những khu biệt cư ghetto » (L.J. Dorais, trg 114).
«...Thật vậy, tôi tự nhận tôi là tôi.Tôi không chối cãi tôi là Việt Nam, vì lúc đi ra ngoài đường, người ta hỏi quốc tịch tôi là gì…Tôi muốn nói tôi là người Á Đông, nhưng đồng thời tôi cũng là Việt Nam…Tôi tự cảm nhận tôi chỉ là tôi. Tôi không phải là người Việt, mà tôi cũng không phải là người québecoise. Tôi là tôi. Tôi tự hào trong thâm tâm, mình là mình (nữ 21t, định cư Québec lúc 4t, trg 115).
Growing
up an Asian Canadian is not an easy task. Sure, I was born a Canadian but my
parents are Vietnamese. I clearly look Vietnamese, but am I a true Vietnamese
girl/behind this Asian face I wear, two different cultures are at war. At home,
the Vietnamese mentality reigns; at school, I must act differently to integrate
myself.
“Trưởng thành như một người Canada gốc Á không phải là chuyện dễ dàng đâu.Thật vậy, tôi sanh ra là Canadian, nhưng cha mẹ tôi là người Việt Nam. Rõ ràng tôi giống người Việt Nam, nhưng có phải tôi là một phụ nữ Việt Nam đúng nghĩa không? Đàng sau bộ mặt Á châu mà tôi mang, có hai nền văn hóa đang xâu xé lẫn nhau. Ở nhà, cái mentalité Việt Nam ngự trị và ở trường tôi phải hành sự khác đi mới hội nhập được” (Nguyễn Tuyết Nhung, Liên Hội Sinh Viên VN Montréal 1998, trg 117).
Theo Méthot (1995), giới trẻ Montréal xây dựng bản sắc identité dựa trên hình ảnh có được từ xã hội đang sống và từ những người mà họ tiếp xúc hằng ngày (trg 116).
« Lo làm
việc…Lo cho cuộc sống của mình, con đường nhỏ bé mình đi một mình ên…Chấp nhận
trách nhiệm của chính mình. Đó là những điều tôi thật sự quyết định làm. Thí
dụ, khi tôi phải lo buổi cơm tối ở nhà cha mẹ, tôi phải làm như thế nầy, như
thế nọ…không được như vầy, không được như vậy, v.v…Thật sự là chán ngán! Nay,
thì tôi về nhà lúc nào tôi muốn. Bởi thế mà tôi đã bỏ đi ở riêng. Tôi thật sự cần có đời sống của riêng tôi,
tôi muốn làm gì thì làm, tôi tự quyết định những gì mình muốn làm. Tôi không
cần phải nghe Pa Má tôi phán: «Không, đừng làm như vậy, đừng, đừng và
đừng…»! Để cuối cùng mình không được làm gì hết (nữ 21t, định cư Québec lúc 4t, trg
119).
« Với cha mẹ tôi, rõ ràng là ổng bả còn mang tâm thức mentalité của Việt Nam. Ổng bả muốn con cái mình học y khoa hoặc lãnh vực khoa học về sức khỏe. Nếu mình không làm theo như ý, ổng bả xem đó là một sự thất bại. Và ổng bả tối ngày đem mình ra so sánh với con của người khác… Nhìn theo một khía cạnh nào đó thì ổng bả đang hạ giá trị mình xuống. Chắc chắn là trên một bình diện nào khác, cha mẹ mình ước mong điều tốt đẹp cho mình, nhưng khi mình không có khả năng là mình không thể làm được. Chấm hết! » (nam 22t, định cư tại Québec lúc được 6 tháng tuổi, trg 120).
« Ổng bả đem so sánh mình một cách không thương tiếc với người khác. Việc đó làm mình rất bực bội vì mình lúc nào cũng cảm thấy bị đặt trong tình trạng phải tranh đua, và lúc nào mình cũng vẫn là người thua cuộc hết » (nam 19t, sanh tại Québec, trg 120).
« Vâng,
chúng tôi có với nhau một mối quan hệ rất tốt đẹp ngoại trừ việc Pa Má tôi còn
mang nặng cái đầu óc, cái mentalité
quá Việt Nam hoàn toàn khác biệt với tâm ý mentalité
của dân bên nầy. Cái gì cũng gắt gao, cũng đều bị ổng bả kiểm soát hết, những
khi tôi nói thật sự tất cả bất cứ chuyện gì. Một mặt khác, tôi không muốn làm
xúc phạm đến cha mẹ tôi, và làm họ phải buồn lòng. Nói chung thì nó như thế đó,
đó là một vấn đề thuộc về quyền tự do (nam
19t, sanh tại Québec, trg 121).
« Cha mẹ
tôi thuộc về một thế hệ khác. Về mặt sinh hoạt, tôi thường ham đi chơi với bạn
bè khiến ổng bả rất bực mình. Những chuyện như thế lúc nào cũng làm ổng bả khó
chịu hết » (nam 25t, đến Québec lúc 6t, trg 121).
« Dù rằng tôi rất yêu quê hương, tôi cũng không muốn về sống ở bên đó.Tại vì tôi đã sống nhiều năm bên nầy rồi, nếu về bển, tôi cần phải có nhiều năm để thích nghi lại. Không, tôi nghĩ tôi không về Việt Nam để sống đâu vì tôi đã quá quen với cuộc sống ở bên đây rồi » (nữ 17t, đến Québec lúc 5t, trg 128).
« Có những điều mà tôi không ý thức được. Như gần đây, tôi đi chơi Núi Mont Tremblant với vài người bạn gồm có một bạn da đen và hai bạn Á châu. Chúng tôi bị một nhà hàng từ chối, viện lý do không còn bàn nào trống hết, mặc dù thật sự không phải như thế » (nam 28t, sanh tại Toronto, trg 130).
« Tôi biết là vấn đề kỳ thị có ở đây. Những nơi tôi làm việc, thì không có, nhưng ngoài đường đôi khi nó xảy ra cho chính tôi do các đứa nhỏ, những thiếu niên gây ra…Chẳng có gì quan trọng cho tôi vì tụi nó không hiểu những gì tụi nó đang làm… ».(nữ 28t, đến Québec năm 1988, trg 191).
« Cũng có một số dân Québecois rất lạnh nhạt thờ ơ, như thể họ đến từ hành tinh khác. Họ chẳng biết gì ráo. Có một hôm, một ông nọ đã hỏi tôi:Người BắcTonkinois? Là ở đâu đến vậy? Rồi ông ta lại hỏi lúc xưa gốc gác tôi ở đâu? Tôi trả lời, tôi là người Việt Nam. Rồi ông ta hỏi tiếp theo: Là xứ nào vậy? Trời ơi, ông ta là người cũng phải trên 30 tuổi rồi…Nhưng đối với những người có đi du lịch thường thì khá hơn, hiểu biết nhiều hơn… »(nữ 24t, định cư Québec 83, trg 191).
« Thành thật mà nói, tôi cho tôi là người Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là người Québecois. Tôi phải nói sao đây? Tôi có một tâm thức mentalité thiên nhiều về Việt Nam, tôi còn nhiều gốc gác Việt Nam, ngoại trừ thời niên thiếu ở đây tôi thường sống với người Québecois. Nhưng tôi thường nghĩ rằng lúc nào tôi cũng là người Việt Nam nhiều hơn là người Québecois » (nam 22t, sanh tại Québec, trg 204).
« Tôi là
người Việt Nam và tôi sống tại Canada. Chỉ thế thôi! » (nam 50t, định cư 1982, trg 204).
« Tôi là
Québecois và Việt Nam. Tôi đẻ bên Việt Nam nhưng tôi không còn nhớ gì hết.Tôi
đi học ở đây, bạn tôi là người Québecois. Tôi nghĩ rằng tôi có mỗi thứ một nửa »
(nam 24t, đến Québec năm 80, trg 204).
« Tôi cảm
thấy rất thích hợp ở đây, và thích nghi tốt đẹp vào đời sống Québec. Tôi vẫn
giữ nét Á châu nhưng tôi vẫn có thể thích nghi vào một nền văn hóa khác hơn nền
văn hóa Việt Nam » (nữ 46t, đến Québec 81,trg 204).
« Mối giao tiếp của tôi phần lớn là với người Québecois.Tôi cảm nhận, một nửa của tôi sống theo kiểu Québecois và tôi vẫn giữ một nửa Việt Nam. Có nghĩa là chỉ tôi tiếp thu những điều tốt đẹp của xứ nầy mà thôi » (nam 51t, đến Québec 84, trg 205).
« Tôi không có thể nào nói được tôi hoàn toàn là người Việt Nam cả. Khi tôi nói chuyện với các bạn tôi thì tôi cho rằng tôi là người Việt Nam, người Québecoise hay là người Canada. Không khác gì tôi là một phụ nữ quốc tế » (nữ 42t, đến Québec 82, trg 205).
« Tôi
không còn biết thật sự ra xứ sở của tôi là Canada hay là Việt Nam nữa. Tôi
không biết…Có thể tôi xem cả hai đều là xứ sở của tôi hết » (nam 23t, đến Québec 92, trg 205).
« Đúng vậy, tôi rất quan tâm đến chuyện bên nhà, tôi nôn nóng lắm, có thay đổi bên đó nhưng vẫn còn cái mentalité cộng sản. Dù sao, Việt Nam cũng là quê hương của cha mẹ tôi, tôi muốn hiểu rõ hơn những gì xảy ra bên đó » (nam 22t, sanh tại Québec, trg 209).
« Rất quan trọng đối với tôi, vì tôi thương người dân bên đó. Tôi không muốn nhìn thấy cảnh họ bị áp bức, đàn áp, đói khổ…Tôi tin tưởng rằng mọi người có quyền sống theo ý họ muốn của họ… »(nam 46t, định cư tại Québec 81, trg 209).
« Vâng, tôi rất quan tâm đến tình hình chánh trị của Québec và Canada nhiều hơn là của Việt Nam.Tôi thường theo dõi trên TV các cuộc tranh luận chính trị tại quốc hội Québec hoặc Ottawa » (nam 42t, đến Québec năm 75, trg 185).
« Vâng,
rất quan trọng vì tôi là Québecois và Canada là xứ sở của tôi. Tôi có bổn phận
với tư cách là một cử tri…(nam 24t, đến
Québec 1980, trg 185).
« Giới trẻ có một tương lai tốt trước mắt. Chắc chắn là họ sẽ quên đi…Họ quên rất mau nếu không có ai nhắc nhở họ thế nào là văn hóa Việt Nam » (nam 33t, đến Québec 82, trg 189).
« Tôi nghĩ
rằng, theo cái đà nầy thì trước sau gì họ cũng sẽ bị mất gốc hết. Bởi vì ngày
nay, họ muốn thích nghi, nhất là đối với lớp trẻ. Đối với bọn trẻ, sanh bên nầy
hay bên nhà cũng vậy, tôi thiết nghĩ như họ thường hay nói «Bof!».
Họ từ từ sẽ thích nghi, và sẽ đồng hoá với tất cả mọi người. » (nữ 17t, đến Québec 1991, trg 189).
Đọc và ngẩm nghĩ… tùy chỗ đứng của mỗi người.
A propos de migrations transnationales :
l’exemple de canadiens d’origine vietnamienne.
Louis-Jacques Dorais vol. Revue
européenne des migrations internationales 20 - n°3 |
2004
Tóm lược
hai điểm chánh trong phỏng vấn: Có 19 trên 28 người đã rả lời tiêu cực (négative)
- Người
việt hải ngoại thiếu sự đồng nhứt trong tổ chức.(Nam 51 tuổi sống tại Quebec)
-Thiếu
đoàn kết: Mỗi đoàn thể cộng đồng chỉ biết lo riêng phần của mình mà thôi. (Nam, 42 tuổi,Montreal)-Xem nguyên văn
Pháp ngữ dưới đây rõ hơn:
(47) “Quand on
leur demande si les Vietnamiens d’outre-mer forment une collectivité bien
organisée, la majorité (19 sur 28) des répondants interrogés à Montréal et
Québec répondent de façon
négative :
« Si
on les compare avec les Chinois, je pense que les Vietnamiens partout dans le
monde ne forment pas une collectivité
organisée. Pas si bien organisée que les Chinois. […] Les Vietnamiens sont
un peu plus relax, pas aussi rigides que les Chinois. J’ai l’impression qu’il n’y a pas de réseaux structurés »
(Homme de 51 ans, Québec).
« Non
[il n’y a pas d’organisation]. Chaque
communauté s’occupe de ses propres affaires » (Homme de 42 ans,
Montréal).”
Kết luận của tác giả
Louis-Jaques Dorais
Cho dù tương
lai sẽ ra sao, nó vẫn thuộc về của giới
trẻ.
Tại
Montréal cũng như tại những nơi khác, người Việt thuộc lớp « hậu duệ »,
thế hệ thứ hai hoặc thứ ba sẽ lần hồi thay thế bậc cha anh trong việc điều hành
các vấn đề cộng đồng của người Việt Nam.
Chính
nhóm trẻ sẽ quyết định là có cần nên bảo tồn hay không một vài nét đặc thù tiêu
biểu của bản sắc identité Việt Nam
hay ngược lại.
Tốt hơn hết là chúng ta nên hòa nhập trọn vẹn vào nhóm đa số Québec và Canada bằng cách theo đuổi tất cả cách sống của họ, cũng như những giá trị và biểu thị trổi bật của xã hội Bắc Mỹ.
Quel que soit l’avenir, il
appartient aux jeunes. À Montréal comme ailleurs, les Vietnamiens de la seconde
et de la trosième génération vont progressivement remplacer leurs ainés đans la
conduite des affaires communautaires et la définition de l’ethnicité
vietnamienne. Ce sera donc à eux de décider si cela vaut la peine de préserver
une certaine spécificité identitaire ou, au contraire, s’il est préférable de se confondre complètement dans le Québec et le
Canada majoritaires, en adoptant la totalité des pratiques, des valeurs et des
représentations qui prévalent en Amérique du Nord ./. (Louis J. Dorais ) Trg
222
Kết luận trên
của Louis Jacques Dorais có lẽ đã làm nhiều đồng hương lớn tuổi không mấy hài
lòng cho lắm.
Đây không phải
là điều làm một ai ngạc nhiên hết. Nó như vậy đó./.
Vài con số thống kê
Thống kê
Statistics Canada 2001 cho biết :
Tổng số người
Việt địng cư tại tỉnh bang Québec : 28 300 người.
-83,1% nguồn
gốc Việt Nam và 16,9% vừa có nguồn gốc Việt Nam và đồng thời có thêm ít nhất
một nguồn gốc khác nữa,
-72,9% đẻ ngoài
Canada
-74,2% định cư
từ 1971 đến 1990
-89,3% từ 15 tuổi
trở lên, thuộc thế hệ thứ nhứt, đẻ ngoài Canada.
-53,4% theo đạo
Phật
-25,5% theo
thiên Chúc Giáo
-18,1 không
theo đạo nào hết
Văn hóa :
-82,6% biết
tiếng Pháp
-52% biết cả
hai sinh ngữ Pháp và Anh
Họ thường sống ở đâu?
-90,5% trong
vùng Montréal. (39,3% Quận Villeray-St Michel-Parc Extension-Côte des Neiges-
Notre Dame de Grâce, 8,5% quận Rosemont- La Petite Patrie và 9,9% tại quận
Saint Laurent)
-3,7% vùng thủ
đô Québec
- 2% vùng
Gatineau
Tham
khảo:
-Louis-Jacques Dorais, Univ Laval,Québec:Identités vietnamiennes au Québec.
A propos de migrations
transnationales : l’exemple de canadiens d’origine vietnamienne.
-Statistics Canada 2006. The
vietnamese community in Canada
-Portrait statistique de la population d’origine
ethnique vietnamienne récensée au Québec
en 2001
-Huy Phương-Giới trẻ và lớp già
Nguyễn Thượng Chánh
No comments:
Post a Comment