Thursday, August 14, 2014

"Cười Nhiều" Không Phải Lúc Nào Cũng Tốt Nếu Như Phải Cười Gượng


Nụ Cười
  
Tiếc gì với nhau nụ cười chào
Nào có đâu  hao tốn là bao
Một nụ cười gây bao thiện cảm
Sao nỡ ơ thờ lúc gặp nhau

Chắc tại bẩm sinh không biết cười
Chào đời chỉ biết khóc mà thôi
Muốn cười phải đợi “mụ bà” dạy
Học qua nhưng chẳng mấy dịp cười

Chỉ vì đời nhiều khổ hơn vui
Nên hiếm hoi thấy được nụ cười
Cười không khó nhưng cười không  nổi
Nên khi chụp ảnh  bị bắt cười

Lòng không vui sao phải gượng cười
Cười cho người tưởng đời mình tươi
Bởi đời chẳng bao giờ như  ý
Nên phải gượng vui theo kịp người

Muốn vui thật sự phải thảnh thơi
Biết vô thường quá mọi sự đời
Có thế thì lòng mới thanh thản
Gởi đến tha nhân một nụ cười

Nghe thì rất dễ nói khơi khơi
Nhưng có mấy ai ngộ được lời
Thóat được tham, sân, si, lục dục
Quả thật là khó như lên trời

 Người Phương Nam

Các cụ nhà ta vẫn thường có câu “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, trên thực tế cười có rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt tinh thần mà còn giúp nâng cao thể chất. Tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học mới đây thì sự thật lại không phải như vậy, nếu cười quá nhiều có thể còn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Nó thực sự không tốt nếu bạn cười một cách giả tạo, cười ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn chán. Khi một ai đó cố gắng mỉm cười chỉ vì nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn, hay khi họ muốn che giấu cảm xúc thật sự của mình, thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Do đó cũng có thể nói một nụ cười là tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc và động lực đằng sau nó.

Phó giáo sư Anirban Mukhopadhyay tại đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho biết “thông thường mọi người mỉm cười khi họ cảm thấy hạnh phúc, nụ cười là sự phản ánh của niềm vui. 
Tuy nhiên đôi khi con người cũng cười để tự đánh lừa bản thân mình, họ nghĩ như vậy sẽ tạo động lực để vượt qua nỗi buồn hay điều tương tự, hoặc đôi khi họ không muốn người khác thấy cảm xúc của mình”.

Trong nghiên cứu này, Mukhopadhyay và các nhà khoa học cộng sự của mình đã tiến hành hai thử nghiệm. Trong thử nghiệm đầu tiên, 108 người được mời tham gia một cuộc điều tra. Họ được yêu cầu phải cười nhiều nhất có thể mà không có tác động gì từ bên ngoài, những người tham gia cũng phải trả lời bảng câu hỏi về mức độ hài lòng với cuộc sống của họ.

Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu chọn ra 63 người trong đó và cho họ xem những hình ảnh hài hước. Những người tham gia được yêu cầu mỉm cười nếu họ thực sự thấy những hình ảnh đó là hài hước, trong lần thử nghiệm này họ không bị ép phải cười.

Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích kết quả của hai cuộc thử nghiệm trên. Họ kết luận rằng những người không thường xuyên mỉm cười có phản ứng tiêu cực và cảm thấy không vui vẻ khi bị bắt phải mỉm cười, trong khi đó những người thường xuyên cười cảm thấy vui vẻ hơn khi tham gia hai cuộc thử nghiệm trên.
Mukhopadhyay cho biết “Những người hay cười là do họ có tính cách vui vẻ, họ rất hay cười với những điều thú vị xảy ra trong cuộc sống, vì thế nụ cười có tác dụng tốt đối với họ".

Trong khi đó, những người không thường xuyên mỉm cười là do tính cách của họ như vậy, do đó một nụ cười đối với họ chỉ là nỗ lực để cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế nó đem lại các cảm giác tiêu cực”.
Nghiên cứu của giáo sư Anirban Mukhopadhyay đã được đăng trên tạp chí Tâm lý học xã hội.

Theo GenK
Ái Mont sưu tầm

2 comments:

  1. Le sourire sur mon visage ne veut pas dire que ma vie est parfaite, il veut seulement dire que j’apprécie ce que la vie m’a donné...Il est toujours agréable d’avoir une personne dans ta vie qui te fait sourire, même quand elle n’est pas là...Isn't that true ?

    ReplyDelete