Một thời đại tử tế với một nền chính trị tử tế, nền giáo dục tử tế,
phông văn hóa tử tế, nền kinh tế không ẩn chứa những đồng tiền bẩn thỉu
và có thể tử tế nốt. Ngược lại, một thời đại vô luân, nó được bắt nguồn
từ nền chính trị vô luân, kéo theo giáo dục vô luân và văn hóa, kinh tế
vô luân. Không thể nói khác đi được.
Việt Nam hiện tại, dù có soi trên góc độ, giác độ nào, đưa qua lăng
kính nào thì vẫn thấy rằng người Việt Nam thật đau khổ, thê thảm vì đang
gồng mình đi qua một thời đại vô luân. Sự vô luân đã lan tỏa trong
không khí, bốc lên thành mùi xú uế và thi thoảng nó hiện nguyên hình cờ
đỏ búa liềm của nó.
Sở dĩ tôi phải nêu cái cờ đỏ búa liềm ra trong câu chuyện vô luân bởi
chẳng có ai khác, chính cái đảng lãnh đạo đất nước suốt 41 năm nay đã
đưa đất nước đến chỗ tan nát như hiện tại. Và, cái lý lẽ “con người phải
ăn, mặc, ở trước tiên rồi sau đó mới nói đến dân chủ, văn minh, tiến
bộ” của người Cộng sản được biểu hiện tại Việt Nam mạnh hơn bất kì quốc
gia nào.
Ngay trong lúc đất nước đầy rẫy đầu trộm đuôi cướp, kẻ trộm len lỏi
trong nhân dân và có mặt trong cả hệ thống cầm quyền, kẻ gian manh, kẻ
cướp cũng đầy rầy trong hệ thống cầm quyền từ trung ương tới đại phương,
vậy mà Tổng Trọng vẫn phát biểu ngon ơ rằng “có bao giờ đất nước được
như hôm nay?”!
Sở dĩ Tổng Trọng mạnh miệng như vậy bởi áp theo tiêu chuẩn của Cộng
sản thì Việt Nam quá thành công, bởi tiêu chuẩn của người Cộng sản vẫn
quanh quẩn ở chỗ ăn, mặc, ở, chưa bao giờ thoát ra khỏi vùng lú lẩn này
(thì ông bà từng nói ham ăn thì lú, ham ngủ thì mê mà lại?! Và điều này
cũng lý giả cho cái biệt danh Tổng Lú của ông Nguyễn Phú Trọng). Ông vẫn
căn cứ trên miếng ăn, cái áo, cái quần để mặc. Và nếu so sánh thời đại
Cộng sản Nguyễn Phú Trọng với Cộng sản Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng thì rõ ràng thời đại Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã vượt quá xa những
thời trước. Thời trước lạc hậu, rúc rừng, toàn dân ăn bo bo, khoai
độn, lãnh đạo ăn thịt, sơn hào hải vị phải chui vào chỗ kín mà ăn, ở nhà
sàn, ở nhà của “thực dân Pháp” để lại thì thời của Trọng, công khai
hưởng vinh hoa phú quí, ông Tổng như hoàng đế, ông đứng đầu tỉnh như ông
vua, cống nạp công khai, ăn ngon, mặc đẹp và ổ chỗ cao sang, xa xỉ.
Thậm chí, thời của Trọng, người ta không dừng ở ăn ngon mà ăn siêu
ngon, mặc siêu đẹp, ở siêu sang. Ăn siêu ngon thì đã thấy rồi, các quan
ngồi ăn phải có các nữ giáo viên hầu rượu, và chuyện nữ giáo viên hầu
rượu chỉ là chuyện rất nhỏ, bằng cái đầu kim trong cả một bao kim thâm
cung bí sử chưa thòi ra mà thôi. Cỡ một thằng cấp tỉnh nhãi nhép còn dám
công khai kêu các em giáo viên đến hầu hạ, sờ soạng trong lúc uống rượu
để “vui tí” thì cỡ bộ trưởng như Phùng Xuân Nhạ hay cỡ Nguyễn Phú
Trọng thì muốn gọi ai đến hầu hạ mà không được.
Vì sao lại ra nông nỗi như đang thấy? Vì đơn giản, cái chủ thuyết Ăn –
Mặc - Ở vẫn là sợi chỉ đỏ tư tưởng của người Cộng sản, là nguồn cảm
hứng vô tận để người ta nỗ lực vào đảng và là mãnh đất màu mỡ để các phe
nhóm lợi ích hình thành, xâu xé từng miếng đất, từng mảnh rừng, từng
tấc mỏ khoáng sản, từng cụm dân cư lao động giá rẻ bèo, thậm chí từng
cặp chân dài để các quan trên hưởng lạc. Việt Nam chưa bao giờ thoát
khỏi cái ăn, cái mặc và cái ở. Hệ thống chính trị Việt Nam thay vì cố
gắng nâng cao dân trí, mở mang giáo dục và chấn chỉnh dân khí, an phục
dân sinh để đảm bào quốc gia toàn vẹn thì ở đây, giới chóp bu Cộng sản
đã đánh tráo khái niệm dân sinh với lòng tham và đua chen để hưởng lạc,
sự hưởng lạc nhuộm đỏ bằng máu và nỗi nhục của người giáo viên ngay dưới
mái trường xã hội chủ nghĩa và nhấn chìm mọi thứ có liên quan đến Dân
Trí và Dân Khí. Chính vì vậy, Việt Nam ngày càng lún sâu vào nợ nần và
hưởng lạc.
Nợ công lên cao ngập đầu, tính đến hiện tại, mỗi người dân đã gánh
trên 40 triệu tiền nợ công, ngân sách trống rỗng, và đáng sợ hơn là
người dân vẫn hoàn toàn mơ hồ, không hiểu gì về nợ công mặc dù hàng
ngày, từng lít xăng, từng bó cải, từng cọng rau, từng cái quần, cái áo,
từng viên thuốc chữa bệnh đều gánh nợ công, phải đội giá lên gấp năm,
gấp sáu lần so với các nước khu vực. Một ví dụ đơn giản, xăng ở Mỹ giá
chỉ bằng chưa đầy 50% giá xăng Việt Nam, xăng ở Singapore, Thái Lan,
Nhật, Campuchia, giá chỉ bằng xấp xỉ 60% giá xăng tại Việt Nam. Vì sao,
vì một lít xăng Việt Nam gánh thêm một đống nợ công vào đó. Người dân
trả nợ công bằng cách mua hàng hóa và trả thuế giá trị gia tăng mỗi
ngày, gồm tất cả các khoản thu về của chính phủ. Nói nôm na, nếu Việt
Nam không có nợ công, người ta chỉ mua xăng với giá bằng 50% giá hiện
tại. Mọi thứ hàng hóa khác cũng thế.
Và khi cả một hệ thống chính trị lặn ngụp trong việc ăn mặc ở, đi từ
ăn ngon sang ăn đẹp rồi ăn siêu đẹp, mặc và ở cũng vậy… Và mối bận tâm
ăn mặc ở chi phối cả một đất nước, dân tộc, người ta chưa bao giờ thấy
rằng miếng ăn, cái mặc và chỗ ở của mình đã đủ, thì e rằng, chuyện nghĩ
đến dân chủ, văn minh, công bằng hay độc lập dân tộc gì đó là chuyện còn
xa lắm, vô cùng xa!
Và điều này cũng lý giải tại sao Nguyễn Phú Trọng có thể cười một
cách vô tư để phát biểu một câu cực kỳ lú lẩn và thốn rằng “có bao giờ
đất nước được như hôm nay?”. Đương nhiên, lời phát biểu này của Nguyễn
Phú Trọng sẽ có hàng triệu thuộc cấp vỗ tay và thấy chí lý, nhất là
những kẻ như Phùng Xuân Nhạ, vừa được miếng ăn, vừa được vui tí, vừa
được quyền lực, no lưng ấm cật cho cả dòng tộc, có gì hơn nữa chứ?
Và rõ ràng, nếu nhìn từ góc độ đạo đức, mà không nói đâu xa là ngay
trong hệ đạo đức Khổng Mạnh chẳng hạn, thì đất nước Việt Nam đang ở
trạng thái vô luân hơn bao giờ hết. Sách xưa từng nói: “Quân Tử ư phú
quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, vũ uy bất năng khuất”. Nghĩa là
khi giàu có thì người quân tử không để mình rơi vào dâm đãng; Khi nghèo
đói, người quân tử không ngửa tay xin xỏ, khi gặp kẻ vũ lực, người quân
tử không khuất phục.
Tôi vốn không ưa gì Khống Mạnh, nhưng rõ ràng, ngay cả việc xây đền
thờ hàng ngàn tỉ, mở ra học Viện Khổng Tử gì đó cũng là trò trí trá của
kẻ vô luân không hơn không kém. Chưa giàu, dùng tiền của dân để phú quí
và tha hồ sờ mó các em, tổ chức tiệc tùng, hưởng lạc thú lăng loàng,
cũng không đến nỗi nghèo nhưng lãnh đạo Cộng sản cứ sang các nước phương
Tây thì mở miệng cầu cứu, xin xỏ viện trợ, quân đội cũng không đến nổi
yếu hèn nhưng chính sách cúi luồn, chịu nhục, thí tốt của nhà lãnh đạo
cộng sản đã nhanh chóng đẩy đất nước vào chỗ đớn hèn, nhược tiểu… Đó là
đạo của kẻ tiểu nhân.
Khi kẻ tiểu nhân nắm quyền lãnh đạo đất nước, bu lu boa loa về tương
lai đất nước thì e rằng, khó có thời đại nào vô luân hơn thời đại Cộng
sản xã hội chủ nghĩa này!
No comments:
Post a Comment