Tuesday, July 2, 2024

Gặp Ma - Thủy Nguyễn


MA!!! MA là gì mà ai cũng khiếp sợ?!

Người ta bắt đầu biết sợ Ma từ khi còn bé cho đến lúc đã trưởng thành! Hầu như từ người nghèo khó cho đến kẻ giàu sang, từ hạng cùng đinh cho đến hàng trí thức…ai ai cũng nơm nớp lo sợ có ngày mình sẽ gặp Ma! Dĩ nhiên là không phải ai cũng có “đủ duyên”, nhưng số người đã gặp Ma một lần trong đời không phải là ít!!!

Tại sao người ta lại sợ MA?!?

Lúc nhỏ, đứa con nít bắt đầu biết sợ Ma hay “ông Kẹ” là do bị nhát, bị hù dọa. Lớn lên, người trẻ thường sợ Ma khi xem tiểu thuyết “Liêu trai chí dị” của Bồ Tùng Linh hay phim ảnh kinh dị của Hollywood, nhất là trong mùa lễ Halloween. Khi đã trưởng thành người ta sợ Ma do bắt đầu sợ … chết! Tâm lý con người rất cấm kỵ khi nói đến từ Chết; nhưng chỉ cần ngưng thở là tức khắc thành Ma liền!!! Ma và người chỉ cách nhau một hơi thở, nên mới có từ: thây ma, đám ma, hồn ma, bãi tha ma hay ma chay… Người ta có thể hóa-thành-ma từ lúc mới lọt lòng mẹ, lúc được vài ba ngày tuổi, lúc đã biết đi biết chạy hay lúc đã trưởng thành hoặc khi đã về già! Cái chết đến với mọi người bất kể tuổi tác, bất kể sang hèn và bất kể ở thời điểm nào.

Theo đài BBC, mỗi giây trên thế giới có 4,2 người được sinh ra và 1,8 người chết đi. Khoa học có thể đoán được tương đối chính xác ngày một đứa bé sẽ chào đời nhưng họ không biết trước được khi nào một con người sẽ xa lìa dương thế! Nhưng chắc chắn một điều là cái chết sẽ đến với từng người, từng người một không thiếu bất kỳ ai, chỉ là nhanh hay chậm và như thế nào mà thôi! Thế mới biết trong cuộc sống tưởng chừng như hết sức bình thường này nhưng vô thường thì có thể xảy ra bất kỳ lúc nào!!! Có biết bao người sau giờ làm việc, trên đường lái xe về nhà, đã không còn cơ hội gặp lại vợ con của mình lần nữa.

Có những chuyến bay đã đem người thân của chúng ta ra đi mãi mãi không trở về. Mỗi một giây phút trôi qua, nơi đây có vẻ tương đối bình yên nhưng nơi kia biết bao người đang sống trong cảnh đạn lạc, bom rơi với cái chết đang cận kề! Hay có những bệnh nhân đang từng giây, từng phút giành giật mạng sống trên tay của tử thần nơi bệnh viện, trên bàn mổ. Mỗi ngày trôi qua trên thế giới này số người đã nằm xuống vì: đói kém, thiên tai, bệnh tật, áp bức, chiến tranh, tù tội… là không tính xuể.

Tại các ngôi chùa, sau mỗi thời kinh là phần hồi hướng công đức để Cầu an và Cầu siêu cho những hương linh vừa quá vãng. Có người sống khá đại thọ, nhưng cũng có kẻ rất yểu mệnh! Cách đây vài tuần, chùa tôi đã cúng thất 49 ngày cho một người đàn ông đã ra đi khi mới bước qua tuổi ngũ tuần. Người quả phụ cho biết vào mùa hè rồi cả gia đình cô đi du lịch ở ngoài nước Mỹ. Trong lúc hai vợ chồng cùng con cái đang dạo chơi, người chồng cảm thấy mệt anh bèn ngồi dựa đầu vào vai vợ, rồi sau đó bỗng trút hơi thở cuối cùng không kịp một lời trăn trối!!! Anh đã chết hết sức nhẹ nhàng nhưng vợ con anh thì vô cùng bàng hoàng vì không tin đó là sự thật!?!

Thiên hạ thường vẫn nghĩ rằng:”Còn lâu cái chết mới đến với mình” hay “Mình sẽ sống dai lắm”! Người trẻ thì vẫn lao vào những cuộc tìm kiếm: tiền tài, danh vọng, địa vị, sắc đẹp… Người đã thành đạt thì không tiếc cho các khoảng đầu tư để nâng cao “chất lượng cuộc sống”. Cách đây mấy ngàn năm người ta đã đi tìm loại thuốc trường sinh bất tử, cải lão hoàn đồng. Nhưng: Sanh, Lão, Bệnh, Tử đã là lẽ thường nên có sống dai như ông Bành Tổ thì cũng tới lúc phải vẫy tay giã từ cuộc sống khi thân tứ đại đã trở về với cát bụi!!!

Ai rồi cũng sẽ thành Ma!!! Nhưng chắc chắn rằng một người tốt bụng sẽ trở thành con ma nhân ái luôn giúp đời và kẻ bất thiện tất nhiên sẽ trở thành những con ma hay đi phá làng, phá xóm y như lúc họ còn đang còn tại thế vậy! Người và Ma chỉ khác nhau về “cõi sống” nhưng về tính cách thì chắc không khác nhau là bao!
Từ ngàn xưa người ta đã tin có Ma!!!

Một tài liệu cho biết Ma là một từ để chỉ linh hồn của người chết xuất hiện ở thế giới của người còn sống. Theo BBC cho biết có đến 3/4 người Mỹ tin vào hiện tượng siêu nhiên và 1/5 thì nói rằng họ đã từng thấy Ma!

Đặc biệt nổi cộm nhất chắc phải kể đến là chuyện bóng ma của Tổng Thống Abraham Lincoln trong Toà Bạch Ốc. Điều này đã được hàng loạt những nhân vật nổi tiếng xác minh như: thư ký James Haggerty của Tổng thống John Kennedy, phu nhân của Tổng thống Calvin Coolidge (1923-1929), phu nhân của Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-1945), đệ nhất phu nhân thứ 42: Hillary Clinton, hai vợ chồng Tổng thống Barack Obama… Vào năm 1942, Nữ hoàng Wilhelmina của Hà Lan có dịp đến ở Nhà Trắng, bà đã trông thấy Tổng Thống Lincoln hiện về và đã ngất xỉu vì quá kinh hãi. Thủ tướng Anh quốc là Winston Churchill, đã từng có lần diện kiến “bóng ma” Lincoln ngay trong phòng mình, khi vừa tắm xong nhưng chưa kịp mặc quần áo. Nhưng vị Thủ tướng này khá gan dạ, còn hài hước bảo rằng:

 – Chào buổi tối, ngài Tổng thống. Ngài đang đưa tôi vào tình thế khó đấy!

 Ngay lập tức “bóng ma” Lincoln đã mỉm cười và biến mất. Trong quyển “Ba mươi năm ẩn thân trong Nhà Trắng” (xuất bản 1961), bà Lillian Rogers Parks từng làm việc tại Tòa Bạch Ốc một thời gian dài, cho biết đã nghe thấy tiếng của hồn ma Lincoln khá nhiều lần. Ông Tony Savoy, quản đốc Nhà Trắng (đầu thập niên 1980) nói đã từng trông thấy Tổng thống Lincoln ngồi ở cầu thang… Trước những sự việc trên, nhiều người cho rằng vị cố Tổng thống vẫn chưa siêu thoát được! Và người ta đã đưa ra giả thuyết có thể do lúc còn sống, ngài Lincoln có nhiều kế hoạch nhưng chưa thực hiện xong thì bị thảm sát vào tháng 4/1865.

Steve Jobs đã từng nói một câu bất hủ:” Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đàng cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống!”

Đúng thật vậy. Không ai muốn chết cả!!! Nhất là những người chưa “sẵn sàng” đón nhận cái chết khi còn quá quyến luyến với gia đình, sự nghiệp; khi họ còn ray rứt bởi những món nợ ân tình, những ước nguyện chưa hoàn tất hay những lời hứa chưa thực hiện. Cũng có đôi khi, do họ vẫn còn tiếc nuối cái tấm thân mà mình đã “tạm trú” suốt mấy chục năm ròng rã trên dương thế!!! Chính vì vậy mà họ không đành lòng ra đi, để mặc nhiên trở thành những con ma lang thang, quanh quẩn… lạc mất lối về!

Và tôi đã gặp MA!

Tôi tuổi Dần cầm tinh con Cọp Giấy nên sợ ma không ai bằng! Hình như không riêng gì tôi mà đám bạn cùng tuổi Hổ của tôi, nhiều đứa cũng rất sợ ma không kém gì tôi! Có lẽ vì biết tôi sợ ma nên ma họ cũng không nở nhát tôi. Vậy mà tôi cũng đã gặp Ma!!!

Ba tôi mất cách đây hơn 12 năm do một căn bệnh hiểm nghèo. Lúc còn sống, ba tôi nổi tiếng là người thương vợ con và thương luôn cả mấy con chó của ông nuôi trong nhà nữa. Chính vì thế mà khi ba tôi mất, ông đã không “dứt áo ra đi” theo nghiệp ngay, cứ núm níu ở lại bên vợ con của mình hơn cả năm trời như một oan hồn, uổng tử!!!

Trong nhà tôi bên Việt Nam bao gồm: mẹ tôi, vợ chồng đứa em trai và hai đứa cháu gái. Sau khi ba tôi mất đi, trong nhà ai cũng trông thấy ba tôi thỉnh thoảng vẫn đi ra đi vào như ngày nào ông còn sống vậy. Nhưng tuyệt nhiên không ai cảm thấy sợ gì cả vì biết đó là người thân trong gia đình! Ba tôi rất thương hai con chó và hình như chỉ có chúng là thấy ông rõ ràng nhất; chúng thường vẫy đuôi đầy mừng rỡ hay sủa vang trời giữa đêm khuya tĩnh mịch khi không một bóng người lai vãng ngoài sân! Em trai tôi kể rằng quạt máy, đèn đóm hay TV trong nhà thỉnh thoảng vẫn tự động bật lên mà không cần ai bấm nút cả. Chắc chắn khó ai tin những chuyện này là có thật; sẽ có người cho là phi lý, sẽ có kẻ bảo rằng là ảo giác… Nhưng nếu một ngày nào đó, khi chính họ lâm vào hoàn cảnh tương tự, ắt hẳn sẽ tin những điều tôi đang kể là hoàn toàn không hề bịa đặt. 

Người cảm nhận sự có mặt của ba trong nhà nhiều nhất vẫn là mẹ tôi. Hai người đã từng có gần 50 năm đồng hành bên nhau, từ lúc còn tuổi thanh xuân cho đến khi đã bạc trắng mái đầu. Nhiều đêm khi trở giấc, mẹ tôi có cảm giác như người chồng quá cố vẫn còn nằm bên cạnh mình một cách rõ mồn một. Và có những lúc một mình trong căn nhà vắng, mẹ vẫn bất chợt thấy ba tôi đứng nhìn bà với biết bao điều không thể nói thành lời. Hơn ai hết, mẹ biết ba tôi vẫn còn nặng ân tình với bà nên cứ nấn ná, chờ đợi để mong có ngày hai người sẽ cùng nhau đi tiếp ở kiếp lai sinh.

Riêng bản thân tôi đã nhiều lần thấy ba hiện về đứng ngay đầu giường nhìn mình với ánh mắt đầy thương cảm; những lúc đó tôi chưa thật sự chìm vào giấc ngủ nên hay gọi lớn:”Ba! Ba!”. Với tâm trạng tỉnh nhiều, mê ít này tôi vẫn đủ sáng suốt để hiểu rằng ba đang về thăm đứa con gái của ông. 

Đặc biệt có một lần khi cả gia đình chuẩn bị lên xe đi chơi, do quên đồ tôi đã trở vào nhà định lấy; thì ngay lúc đó một món đồ chơi điện tử của con trai tôi bỗng tự động bật nhạc lên hát vang?! Tôi đã hoảng hốt sững sờ mất mấy giây, rồi như chợt hiểu ra ba đang cố tình cho tôi biết sự hiện diện của ông trong nhà.

 Mẹ tôi là một Phật tử thuần thành, hay đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền suốt nhiều chục năm nên bà rất hiểu nhân duyên trên nên đã thỉnh các vị Sư đến nhà lập đàn trai để cầu cho vong hồn của ba tôi sớm được siêu thoát. Mỗi ngày khi đứng trước bàn thờ ba, mẹ hay khuyên ông đừng quyến luyến cõi tạm này nữa, đừng sống vất vưởng như vậy hoài…. Khổ lắm!!! Chắc có lẽ vì cảm động trước tấm lòng của vợ mình, nên ba tôi đã nhất quyết ra đi để mẹ được yên lòng! 

Kể từ đó đến nay cả gia đình tôi không còn trông thấy ba trở về thêm lần nào nữa; và chúng tôi vẫn luôn cầu nguyện cho người được tái sinh vào cõi lành, gặp được thiện tri thức giúp đỡ để mau sớm tìm về bến Giác.

Đó là câu chuyện “gặp Ma” của tôi. Tôi đã gặp một-con-ma rất đỗi yêu thương vợ con mặc dù đã âm dương – đôi đường. Con ma đó đã nuôi nấng tôi nên người, đã nhiều lần dúi tiền vào tay tôi sau cánh cửa Đại học trong những ngày tôi lo làm bài thi tốt nghiệp không thể về nhà được! Và con ma đó đã bao lần gạt nước mắt ở sân bay Tân Sơn Nhất khi chứng kiến cảnh mấy mẹ con tôi phải quay trở về Mỹ.

… Dòng đời cứ trôi, trôi qua mãi
Năm tháng mang đi, đi kiếp người
Đâu tá những ai, ai cố giữ
Còn chăng chỉ thấy một nấm mồ!…
(Thích Thanh Từ)

Nhiều người cho rằng kiếp nhân sinh quá là ngắn ngủi, chỉ có cuộc sống sau khi chết mới là lâu dài nên họ đã chuẩn bị hết sức chu đáo cho việc hậu sự. Hàng quan lại, quý tộc thì cho chôn theo mình: lụa là, vàng bạc, châu báu nhiều vô kể; còn các bậc đế vương thì cho xây mộ bia, lăng tẩm thật nguy nga tráng lệ. Đặc biệt là vào thời Hán Vũ Đế, Chu Nguyên Chương thì rất chuộng tục tuẫn táng! Các phi tần, cung nữ đã bị chọn chôn sống cùng xác với nhà vua; để tiếp tục theo hầu hạ, phục dịch đấng quân vương của mình ở bên kia thế giới!!?

Quan niệm Sống – Chết ở mỗi người mỗi khác! Nhiều người tin rằng chết là hết!!! Một số cho rằng sau khi chết con người sẽ tái sinh theo nghiệp dưới một hình hài khác: tốt hay xấu, họa hay phước đều tùy thuộc vào thái độ sống của họ ở kiếp hiện tại. Dẫu biết sống chết là chuyện đi về, nhưng về-như-thế-nào thì chỉ duy nhất người trong cuộc mới cảm nhận được đến tận cùng nỗi khổ, niềm đau riêng mang!!!

Ai cũng sống nhưng ai rồi cũng sẽ ra đi như một quy luật.

 Ai cũng là Người nhưng ai rồi cũng sẽ thành Ma như một điều tất nhiên!

Bài viết này tôi xin được viết về ba mình và viết cho những ai đã có một lần đến cõi dương gian này với những buồn vui, giận ghét, ganh đua, ham muốn rất đỗi con người. Nhưng rồi sẽ đến lúc chúng ta chỉ còn lại là một nắm tro hay là một hồn ma lang thang vô định, không biết về đâu giữa đôi bờ sanh tử – luân hồi!

Nhân sinh như bạch câu quá khích. Đời người như bóng câu qua cửa sổ. Xin hãy sống từ ái với mình và những người chung quanh mình trước khi đã quá muộn màn.


Thủy Nguyễn

Khởi Nguyên Dạo Đầu - Đỗ Công Luận

Cây Đèn Dầu Của Ông Nội - Quỳnh Chi Dịch

Hình minh họa


Trong lúc chơi trò trốn tìm, Toichi đi trốn trong nhà kho, đã chui vào một xó nhà, rồi lúc trở ra cầm theo một cây đèn dầu.


Đó là một cây đèn có hình thù thật lạ. Chân đèn làm bằng ống tre lớn dài chừng 80cm, trên cùng có một chỗ để châm lửa nho nhỏ, bóng đèn thủy tinh thì hình ống dài. Thoạt nhìn không biết đó là đèn dầu.

Vì vậy, mới đầu mọi người lầm tưởng đó là khẩu súng thời xưa.

Sohachi đang đóng vai quỷ đuổi bắt chúng bạn, bảo:

- Cái gì đấy, súng à?

Ông nội của Toichi cũng không biết đó là cái gì. Lát sau ông chăm chú nhìn qua mục kỉnh, mãi mới nhận ra.

Khi biết đó là cây đèn dầu, ông liền quở trách bọn trẻ con:

- Này này, chúng mày đem cái gì ra thế này. Bọn trẻ này thật là lạ! Hễ để yên cho chơi, là bạ cái gì cũng lấy ra chơi được. Cứ như là bọn kẻ trộm hay lũ mèo, không thể sơ sểnh với chúng mày được. Nào, hãy đem cái ấy lại đây cho ông, rồi ra ngoài kia mà chơi. Ra ngoài ấy chơi, thì có bao nhiêu thứ, như là cột đèn điện này, đủ cả, tha hồ mà chơi.

Bị mắng, lũ trẻ mới biết hình như chúng đã làm điều gì sai trái. Thế là từ Toichi là đứa đã đem cây đèn dầu ra, cho đến lũ trẻ con hàng xóm chẳng lấy cái gì trong nhà kho ra cả, cũng lấm la lấm lét, rón rén đi ra ngoài đường.

Bên ngoài giữa buổi trưa có ngọn gió đầu xuân thỉnh thoảng thổi qua làm tung bụi đường, có vết bánh xe trâu chậm rãi đi qua, và cánh bướm trắng đang đập liên hồi bay qua. Đúng là có những cột đèn đường dựng đây đó. Thế nhưng lũ trẻ không chơi đùa quanh cột đèn điện. Chúng cứ làm như thể hễ người lớn bảo chơi theo kiểu gì mà chỉ biết chơi theo đúng kiểu ấy thôi thì chỉ là đồ ngốc.

Thế nên bọn trẻ thọc tay vào trong túi áo, vừa cọ cho những viên bi trong túi chạm vào nhau phát ra những tiếng kêu, vừa nhảy chân sáo tuôn ra bãi đất rộng. Chẳng mấy chốc, bọn trẻ đã mải mê với những trò chơi của chúng, mà quên khuấy cây đèn dầu.

Chiều xuống, Toichi quay về nhà. Cây đèn dầu ấy vẫn để ở góc nhà.Thế nhưng Toichi im thin thít, chỉ sợ hễ nói ra điều gì thì lại bị ông mắng cho.

Sau bữa cơm chiều là đến khoảng thời gian buồn chán nhất. Toichi hết tựa người vào hòm tủ, cầm tay nắm ngăn kéo hình vòng tròn đập cho kêu cành cạch, lại ra ngoài hiệu sách đăm đăm nhìn ông giáo có hàng râu mép dậy ở trường nông nghiệp đang nói chuyện với người quản lý, để đặt mua quyển sách có tựa đề rất khó, hình như là”Lý luận và thực tế cách trồng củ cải”.

Nhưng nhìn mãi cũng chán, Toichi lại quay trở vào trong góc phòng khách, chờ đến lúc không có ông nội ở đấy, liền xán đến gần chiếc đèn dầu, nào mở bóng đèn ra xem, nào xoay cái núm vặn bấc đèn to bằng đồng bạc trắng năm xu, cho bấc đèn nhô lên thụt xuống.

Toichi đang mải mê táy máy chiếc đèn dầu thì lại bị ông nội bắt gặp. Nhưng lần này ông không quở mắng. Ông sai chị Toichi đi châm trà, rồi ông vừa tháo chuôi ống điếu hút thuốc lá, vừa bảo:

-Cháu Toichi à, ông có rất nhiều kỷ niệm với cây đèn dầu này. Lâu ngày nên ông đã quên khuấy, hôm nay nhờ có cháu lấy từ trong xó nhà kho ra, làm ông nhớ lại những chuyện ngày trước. Đến tuổi của ông bây giờ, hễ gặp lại cây đèn dầu hay bất cứ thứ gì từ ngày xưa, cũng đều thấy vui cả.

Toichi cứ ngẩn người há hốc miệng ra mà nhìn vào mặt ông nội. Nó cứ tưởng sẽ bị ông nổi giận mắng cho một trận, nào ngờ ông lại vui mừng vì gặp lại được cây đèn dầu thuở xưa.

Ông nội bảo:

- Cháu hãy lại đây ngồi, rồi ông kể một chuyện ngày xưa cho cháu nghe.

Toichi thích nghe kể chuyện, liền đến ngồi ngay ngắn trước mặt ông như ông đã bảo, nhưng nó ngồi không yên vì có cảm tưởng như những lúc phải ngồi nghe những bài giáo huấn, nên bèn đổi thế ngồi giống như mọi khi nghe kể chuyện ở nhà, tức là nằm sấp dán bụng xuống sàn nhà, duỗi hai chân ra đằng sau, thỉnh thoảng còn co đầu gối giơ hai chân lên mà làm trò áp gan bàn chân vào nhau.

Câu chuyện của ông nội như sau:

Đó là chuyện của chính ông cách đây khoảng 50 năm về trước, đúng vào lúc đang có chiến tranh Nhật Xô.

Ở làng Yanabe Shinden có một cậu thiếu niên 13 tuổi tên là Minosuke. 

Minosuke chẳng có cha mẹ anh em hay người thân nào cả. Đúng là tứ cô vô thân, côi cút, chỉ có một thân một mình. Vì thế cậu bé phải chạy việc cho nhà người ta, hay làm công việc như con gái là đi giữ em, chịu khó làm bất cứ việc gì để được người ta cho ở trong làng này.

Thế nhưng thật ra là Minosuke không thích sống nhờ vào mọi người trong làng. Cậu thường nghĩ bụng sinh ra là nam nhi mà không lẽ cả đời cứ đi trông em hay xay lúa cho người ta.

Làm trai thì phải quyết chí lập thân. Nhưng làm sao để lập thân đây. Minosuke ra sức làm lụng mới chỉ đủ ăn qua ngày. Chẳng có tiền mua sách, mà cho dù có tiền mua sách chăng nữa thì cũng chẳng biết đọc.

Minosike những thầm mong chờ xem có cơ hội nào để có thể lập thân.

Thế rồi đến một buổi chiều hè nọ, Minosuke được gọi đi kéo xe.

Thời bấy giờ ở làng Yanabe Shinden lúc nào cũng có hai ba người làm nghề kéo xe. Khách từ Nagoya tới đây tắm biển thường đi xe hỏa tới Handa, rồi sau đó ngồi đung đưa trên xe kéo từ Hanđa tới bờ biển ở bờ tây bán đảo Chita. Yanabe Shinden nằm ngay trên con đường này.

Xe kéo dược kéo bằng sức người nên không đi nhanh được. Và giữa Yanabe Shinden với Ono còn có một đoạn đường đèo, nên lại càng tốn thì giờ hơn. Lại thêm bánh xe của xe kéo thời bấy giờ chỉ là bánh xe bằng sắt rất nặng, kêu cọc cạch. Vì vậy, những người khách muốn đi gấp thường trả tiền xe gấp đôi để thuê hai người phu cùng kéo xe cho mau. Người khách thuê Minosuke hôm ấy là một vị khách đi nghỉ mát muốn đi gấp. Minosuke đeo lên vai sợi dây mắc vào chiếc càng xe, rồi co chân chạy trên mặt đường nóng bỏng, dưới nắng hè chói chang. Việc gì hễ không quen thì cảm thấy rất nặng nhọc. Thế nhưng Minosuke lại chẳng nề hà khó nhọc, mà chỉ thấy háo hức hiếu kỳ. Là vì từ khi bắt đầu khôn lớn, Minosuke chưa bao giờ được ra khỏi làng một bước, không biết khu phố ở đầu bên kia đoạn đường đèo ra sao, những người ở đấy là người như thế nào.

Khi chiều xuống, rồi đến lúc người đi đường trông như những cái bóng mờ trong màn đêm xanh thẫm, thì chiếc xe kéo cũng vừa tới Ono.

Minosuke lần đầu tiên trong đời trông thấy nhiều thứ ở đấy. Những cửa hàng lớn san sát kề nhau trong khu phố ấy thật là mới lạ đối với Minosuke. Trong làng của Minoske chỉ có mỗi một cửa hiệu nho nhỏ mà bán đủ mọi thứ, nào bánh kẹo, dép rơm, guồng quay tơ, thuốc cao, thuốc đau mắt đựng trong vỏ hến …tóm lại là đủ mọi thứ cần dùng trong làng.

Nhưng điều làm Minosuke ngạc nhiên hơn cả, là tất cả những cửa hiệu lớn ở Ono đều thắp mỗi hiệu một chiếc đèn dầu bằng thủy tinh sáng rực như bông hoa. Ở làng của Minosuke có nhiều nhà đến đêm không hề có ánh sáng. Trong nhà tối đen như mực, người ta vừa mò mẫm đi như người mù, tay quờ quạng để tránh cái vại nước, cái cối đá hay cây cột nhà. Nhà nào hơi tiêu sang thì thắp đèn lồng andon, là của hồi môn mà người vợ đã đem theo khi về làm dâu. Đèn lồng andon làm bằng giấy dán quanh lồng đèn hình vuông úp trên chiếc đĩa dựng dầu có thả bấc đèn, một đầu bấc được đặt gác lên miệng đĩa, mà khi bấc được thắp cháy thành đốm lửa bé như búp hoa anh đào, thì đốm lửa ấy rọi ánh sáng màu cam lên lồng đèn bằng giấy, không gian quanh đó cũng sáng bừng lên. Thế nhưng, cho dù là đèn lồng kiểu nào chăng nữa, cũng không sánh được với ánh sáng của đèn dầu mà Minosuke trông thấy ở phố Ono. Chiếc đèn dầu ấy làm bằng loại thủy tinh, mà vào thời ấy còn rất mới lạ. So với đèn lồng làm bằng giấy dễ bám bồ hóng và hay bị rách, Minosuke thấy chiếc đèn dầu bằng thủy tinh này tuyệt quá.

Nhờ có đèn dầu mà cả khu phố Ono rực sáng như thể là Điện Long cung. Đến nỗi làm cho Minosuke không muốn trở về làng mình nữa. Con người ta nào có ai muốn từ nơi sáng sủa quay về lại chỗ tối tăm đâu.

Vừa nhận được 15 xu tiền công kéo xe, Minosuke liền rời chiếc xe kéo, rồi cứ như người say rượu, lạc lõng trong khu phố trên bờ biển có tiếng sóng rì rầm vọng về này, vì hiếu kỳ mê mải ngắm những chiếc đèn dầu tuyệt đẹp trong các cửa hiệu.

Ở hiệu bán kimono, dưới ánh đèn dầu, người quản lý đang trải cuộn vải lụa nhuộm những bông hoa hải đường thật to cho khách hàng xem. Trong cửa hàng bán gạo và ngũ cốc, dưới ánh đèn dầu, thằng nhỏ đang nhặt ra từng hạt đậu đỏ bị lép. Lại có nhà nọ thì dưới ánh sáng của chiếc đèn dầu, các bé gái đang chơi trò rải ranh với những vỏ ốc xà cừ lấp lánh. Trong một hiệu buôn khác, người ta đang dùng sợi chỉ xâu những viên đá lại thành tràng hạt. Dưới ánh đèn dầu xanh biếc, cuộc sống con người đẹp lung linh như trong truyện, hay những hình ảnh trong hộp đèn chiếu bóng.

Cho đến nay Minosuke đã từng nghe nói rằng văn minh khai hóa làm cho cuộc sống tự do cởi mở, thì đây là lần đầu tiên nó có cảm tưởng rằng mình đã hiểu thế nào là văn minh khai hóa.

Minosuke cứ đi mãi tới trước một cửa hàng có treo thật nhiều đèn dầu. Chắc hẳn đây là hiệu bán đèn dầu.

Minosuke đứng trước cửa hiệu ấy với 15 xu nắm trong tay, lòng do dự hồi lâu, rồi quả quyết bước vào trong hiệu.

-Xin ông bán cho cháu cái này.

Minosuke vừa nói vừa chỉ tay vào chiếc đèn dầu, vì còn chưa biết đến tên gọi “đèn dầu”

Người trong hiệu gỡ xuống chiếc đèn dầu treo thật to mà Minsuke đã chỉ, nhưng với 15 xu thì không thể mua được.

- Ông làm ơn bớt giá cho cháu. - Minosuke nói.

- Bớt làm sao được!- Người của hiệu đèn đáp.

- Vậy thì xin ông bán cho cháu với giá bán sỉ.

Minosuke thường đến hiệu bán ngũ cốc trong làng để bán cho họ những đôi dép rơm tự đan, nên biết được là các mặt hàng đều có giá bán buôn và giá bán lẻ, và giá bán buôn thì rẻ hơn.

Ví dụ như hiệu tạp hóa trong làng mua dép rơm hình quả bầu do Minosuke đan với giá bán sỉ là 1 xu rưỡi, thì họ bán lại cho phu kéo xe với giá bán lẻ là 2 xu rưỡi.

Chủ hiệu đèn dầu thấy cậu nhỏ không hề quen biết và chẳng hay từ đâu đến, mà nói thế, thì ngạc nhiên quá, cứ nhìn chòng chọc vào mặt Minosuke, đoạn ông nói:

- Muốn mua với giá buôn à. Nếu là cửa hàng bán đèn dầu thì ở đây cũng có thể bán với giá buôn sỉ, chứ không thể giá bán sỉ cho từng người khách được.

- Vậy nếu là hiệu đèn dầu thì ông chịu bán cho với giá bán sỉ phải không ạ?

- Phải rồi.

- Nếu thế thì cháu là hiệu bán dầu đây, xin ông bán cho cháu với giá bán sỉ.

Chủ hiệu tay cầm chiếc đèn dầu bật cười ha hả:

- Cậu là hiệu bán đèn dầu ư?

-Thật mà. Từ nay cháu sẽ mở cửa hàng bán đèn dầu. Vì thế, cháu xin ông, hôm nay ông hãy bán cho cháu một chiếc với giá bán sỉ. Lần sau tới đây, cháu sẽ mua một lúc nhiều chiếc.

Chủ hiệu bán đèn dầu còn cả cười, nhưng rồi cũng động lòng vì sự thành khẩn của Minosuke, sau khi lắng nghe Minosuke cho biết về hoàn cảnh của mình, ông đã nói

- Được, nếu thế thì ta hãy bán với giá bán sỉ cho cậu bé này. Thực sự thì dù là 15 xu cũng không mua được chiếc đèn dầu này bằng giá bán sỉ đâu, nhưng ta cảm phục vì nhiệt tâm của cậu. Ta bớt giá cho cậu đấy. Nhưng mà cậu phải ra sức bán hàng đấy nhé. Hãy bán cho được thật nhiều đèn dầu của hiệu ta.

Đoạn ông đưa chiếc đèn dầu cho Minosuke.

Minosuke được ông dậy cho toàn bộ cách sử dụng đèn dầu, rồi nhân thể xách luôn cây đèn dầu đã thắp ấy thay cho đèn lồng soi đường trở về làng.

Bây giờ thì dù là đường đèo tối tăm dài tăm tắp với những bụi cây và rừng thông, Minosuke cũng không còn thấy sợ nữa. Vì đã xách theo chiếc đèn dầu sáng như hoa.

Trong lồng ngực của Minosuke còn có một ngọn đèn nữa đang được thắp sáng. Đó là ngọn đèn hy vọng, quyết đem cái vật dụng tiện nghi của nền văn minh khai hóa tuyệt vời này về bán, để giúp cho cuộc sống của dân làng trở nên tươi sáng hơn.

Việc làm ăn mới này của Minosuke lúc đầu chẳng tiến triển gì cả. Là vì dân làng vốn không tin tưởng vào những thứ gì còn mới lạ.

Minosuke đã nghĩ đủ cách, rồi cuối cùng đem chiếc đèn dầu đến cửa hàng duy nhất trong làng, cho họ mượn dùng miễn phí một thời gian, để nhờ họ treo lên.
Bà chủ hiệu tạp hóa miễn cưỡng nhận lời, đóng đinh lên trần nhà để treo đèn, và bắt đầu thắp lên từ tối hôm đó.

Được năm ngày sau. Minosuke đem dép rơm đến nhờ bà mua, thì bà chủ hiệu tạp hóa tươi cười bảo rằng chiếc đèn dầu này thật sáng sủa và tiện lợi quá, buổi tối vẫn có khách vào mua, lúc trả tiền thừa không bị nhầm lẫn, nên bà rất thích và muốn mua. Hơn nữa, bà còn cho Minosuke biết rằng dân làng lần đầu tiên biết được cái hay của đèn dầu đã nhờ đặt mua ba chiếc. Minosuke muốn nhẩy cẫng lên vì mừng rỡ.。

Thế là sau khi nhận từ bà chủ hiệu tiền bán dép rơm và tiền đặt mua ba chiếc đèn dầu, Minosuke đã cứ thế đi như chạy ra Ono. Đoạn kể đầu đuôi câu chuyện cho chủ hiệu đèn dầu, hỏi vay chỗ tiền còn thiếu, mà mua 3 chiếc đèn dầu đem về bán cho người đã đặt mua.

Từ đó công việc làm ăn của Minosuke hết sức thuận buồm xuôi gió.


Lúc đầu chỉ đi Ono mua về đủ số đèn đã được đặt mua, nhưng sau khi đã có được một món tiền nhỏ, thì dù không được đặt mua, Minosuke cũng mua đem về thật nhiều đèn dầu.

Và bấy giờ Minosuke không còn làm thằng nhỏ chạy việc hay giữ em nữa, mà chỉ tập trung vào việc bán đèn dầu. Minosuke dựng một cái khung như phơi quần áo trên xe để treo đèn và bóng đèn, cho những chiếc đèn thủy tinh chạm vào nhau phát ra những âm thanh trong trẻo. Minosuke đẩy xe đi bán trong làng mình và những làng xung quanh. Minosuke đã kiếm được tiền, nhưng ngoài ra còn có niềm vui trong công việc này. Những ngôi nhà lâu nay tối tăm lần lượt được thắp sáng nhờ những chiếc đèn mà Minosuke đã bán. Minosuke tưởng chừng như mình đã đem được ngọn lửa sáng rực của văn minh khai hóa đến cho những ngôi nhà tối tăm.

Minosuke đã trở thành một chàng trai. Từ trước đến nay Minosuke không có nhà riêng, đã phải xin tá túc trong nhà kho với mái hiên xiêu vẹo của ông trưởng thôn, nhưng khi đã dành dụm được chút tiền, anh đã làm cho mình một ngôi nhà. Thế rồi nhờ có người mai mối nên Minosuke đã cưới được vợ.

Có lần Minosuke đi quảng cáo đèn dầu ở một làng nọ, anh nhắc lại điều đã nghe từ ông trưởng thôn rằng “Dưới ánh đèn dầu thì có thể trải báo trên nền nhà lát chiếu tatami mà vẫn đọc được”, thì có người khách hỏi lại là “ Thật không?”. Vốn không thích nói dối, nên Minosuke muốn tự mình thử xem thực hư ra sao, bèn đến chỗ ông thôn trưởng hỏi mượn tờ báo, và mở trang báo ra dưới ánh đèn.

Lời ông trưởng thôn quả là thật. Dưới ánh đèn dầu có thể trông thấy rõ từng chữ nhỏ li ti trên trang báo. Minosuke tự nhủ “ Ta không hề gian dối trong công việc làm ăn”. Thế nhưng, cho dù Minosuke có thấy rõ từng chữ dưới ánh đèn, thì cũng chẳng ích gì. Vì anh không biết đọc.

“Nhờ có đèn nên trông thấy rõ mọi vật, nhưng không đọc được chữ thì chưa có thể gọi là văn minh khai hóa”

Minosuke nói thế rồi tối tối đến nhà ông trưởng thôn xin ông dậy cho mình biết chữ.

Minosuke ra sức học nên chỉ được một năm là đã biết đọc, không thua bất cứ người làng nào đã học xong bậc tiểu học.

Thế là Minosuke biết đọc sách.

Khi ấy Minosuke đã thành một người đàn ông. Ở nhà đã có hai đứa con. Đôi khi Minosuke nghĩ lại thấy mình “Tuy chưa có thể gọi là đã lập thân, nhưng đã có thể xoay sở tự lập được rồi”, và tự cảm thấy mãn nguyện.

Thế rồi một hôm, Minosuke đến Ono để mua bấc đèn cho đèn dầu đem về bán, thì thấy có năm sáu người phu đang đào các hố bên đường, và trồng những chiếc cột to dài xuống hố.Trên ngọn cột gỗ ấy có hai thanh gỗ trông như cánh tay đưa ra, trên hai thanh gỗ ấy có những cái gì tròn tròn như tượng Phật Daruma bằng sứ. Minosuke vừa nghĩ bụng “Sao lại dựng bên đường cái gì lạ lùng thế này”, vừa đi tới ,thì lại thấy có những cột trụ cao tương tự trồng bên đường, và có mấy con chim sẻ đang đậu trên những thanh gỗ chìa ra mà hót chim chíp.。

Những chiếc cột cao lạ lùng ấy được trồng bên đường, cứ cách chừng 50 mét lại có một cột.

Minosuke mới thử hỏi một người đang phơi mì udon dưới nắng. Tức thì người bán mì udon đáp rằng “Sắp tới sẽ có cái gì ấy gọi là điện được dẫn tới đây. Mà nghe đâu là vì thế sẽ không cần tới đèn dầu nữa đấy”.

Minosuke vẫn chưa hiểu rõ. Vì anh hoàn toàn không biết gì về điện. Hình như đó là cái sẽ thay thế cho đèn dầu, nếu thế thì cái gọi là điện chắc hẳn là ánh sáng chứ chẳng sai. Minosuke nghĩ bụng “Ánh sáng thì thắp trong nhà là được rồi, sao lại phải trồng bao nhiêu là cột lớn bên vệ đường như thế nhỉ?”

Thế rồi khoảng một tháng sau, Minosuke lại đi Ono, thì thấy trên những cây cột cao lớn trồng bên đường lần trước có vài sợi dây màu đen được giăng từ cột này sang cột kia. Sợi dây màu đen ấy được quấn quanh đầu tượng Daruma một vòng, rồi được mắc sang cây cột kế tiếp, và cứ thế lại tiếp tục được giăng sang cột kế đó.

Chú ý nhìn kỹ sẽ thấy trên các cột trồng cách đều nhau có từng cặp dây màu đen được tách ra làm đôi ở chỗ tượng Daruma, và được nối với mái hiên các nhà.

“Ơ, cứ tưởng điện là cái để thắp sáng, chứ thế này có phải là sợi dây đen chỉ làm chỗ đậu cho chim sẻ hay chim én hay sao”

Minosuke một mình cười chế nhạo. Và chui vào một quán rượu quen, thì thấy chiếc đèn dầu lớn quen thuộc vẫn được treo trên chiếc bàn thấp giữa hiệu đã bị dẹp sang phía bức tường bên cạnh, thay vào chỗ chiếc đèn dầu là một chiếc đèn hình thù lạ lùng, không cần đổ dầu và rất nhỏ so với đèn dầu, được treo bằng sợi dây màu đen có vẻ rất chắc, buông từ trần nhà xuống.

- Cái gì thế này, treo cái gì kỳ quặc thế này. Chiếc đèn dầu bị hỏng chỗ nào rồi à ?

Minosuke hỏi, thì người chủ quán rượu đáp:

-Đó là điện mới được dẫn vào nhà. Rất tiện, vì không lo xẩy ra hỏa hoạn, vừa sáng vừa không cần đến diêm.

-Thế sao. Treo cái gì mà trông kỳ quặc quá. Thế này thì không có vẻ gì là quán rượu nữa, sẽ vắng khách mất thôi”.

Chủ quán rượu chợt nhớ ra rằng người đang nói huyện với mình là người bán đèn dầu, nên không nói về sự tiện lợi của đèn điện nữa.

- Này ông chủ quán rượu, ông nhìn chỗ trần nhà mà xem. Bồ hóng của khói đèn dầu làm cho chỉ có chỗ ấy mới bị đen ngòm. Chiếc đèn dầu đã an vị ở chỗ ấy rồi. Bây giờ có điện thì tiện lợi thật đấy, nhưng gỡ đèn dầu đi treo trong xó tường thì tội nghiệp cho đèn dầu đấy.

Minosuke một mực bênh đèn dầu mà không chịu nhìn nhận cái hay của đèn điện.


Thế nhưng chẳng bao lâu trời tối sập xuống, tuy chẳng một ai có đem theo diêm mà quán rượu bỗng sáng bừng lên như giữa ban ngày, khiến Minosuke giật mình. Đèn điện sáng quá, khiến Minosuke bất giác quay nhìn lại đằng sau.

- Bác Minosuke à, điện là như thế đấy.

Minosuke bậm môi đăm đăm nhìn bóng đèn điện hồi lâu. Cứ như thể là đang nhìn kẻ thù. Nhìn chòng chọc mãi đến đau cả mắt.

- Bác Minosuke à, tôi nói thế này không phải, chứ đèn dầu không thể đọ được với đèn điện đâu. Bác hãy thò đầu ra ngoài cửa, nhìn đường phố mà xem.

Minosuke nét mặt hầm hầm, mở cánh cửa dán giấy ở cửa ra vào, trông ra đường phố. Nhà nào nhà nấy, và hiệu buôn nào cũng thắp đèn điện sáng trưng như quán rượu. Ánh sáng trong nhà còn dư thừa, lọt ra cả ngoài mặt đường. Ánh sáng đến chói lòa đối với Minosuke, lâu nay chỉ quen nhìn đèn dầu. Minosuke uất ức đến nghẹn thở, đăm đăm nhìn cảnh tượng ấy hồi lâu.

Minosuke nghĩ bụng “ Đèn dầu đã gặp phải đối thủ vô cùng lợi hại”. Trước đây Minosuke thường hay nói đến văn mình khai hóa, nhưng không biết một điều rằng một vật dụng của văn minh khai hóa là chiếc đèn điện tiến bộ hơn hẳn đèn dầu. Dù là người khôn ngoan, nhưng khi nghề nghiệp của mình lâm vào tình cảnh sống còn thì sự phán đoán cũng có thể không được đúng đắn.

Từ ngày hôm ấy, Minosuke những thầm lo đến ngày dòng điện sẽ được dẫn vào làng mình. Hễ đèn điện được thắp lên, thì người trong làng sẽ treo đèn dầu vào một góc tường, giống như quán rượu nọ, hay cất lên nhà kho trên gác hay chăng? Nghề bán đèn dầu sẽ không còn cần đến nữa chăng?

Thế nhưng ngay cả đến đèn dầu cũng đã phải qua lắm nhiêu khê mới vào đến được làng này, nên khi sang đến đèn điện, thì dân làng sợ hãi không dám đến gần, khiến Minosuke yên tâm phần nào.

Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, Minosuke nghe được tin đồn rằng” Trong dịp hội họp tới đây, làng sẽ quyết định có kéo điện vào làng hay không”, thì Minosuke cứ như bị cho một phát đến xây xẩm mặt mày. Minosuke nghĩ bụng “ Cuối cùng thì kẻ cường địch cũng sẽ đến”.

Nhưng Minosuke đâu đã chịu thua, bèn đi thu thập ý kiến phản đối đèn điện của mọi người trong làng.

“Điện là thứ được kéo bằng dây thật dài từ trong rừng ra. Ban đêm chồn cáo sẽ lần theo dây diện ấy mà vào trong làng phá phách ruộng vườn.”

Để bảo vệ công việc mà mình đã quen làm, Minosuke đã nói với lập luận ngây ngô như thế, và không khỏi thấy ngượng ngùng.

Sau buổi họp làng, khi nghe nói làng Yanabe Shinden đã quyết định sẽ kéo điện vào làng, Minosuke choáng váng cả người. Cứ thỉnh thoảng lại bị một đòn như thế này, Minosuke nghĩ chắc là mình phát điên mất.

Mà rồi đúng vậy, Minosuke không còn nghĩ được điều gì. Sau buổi họp làng, Minosuke trùm chăn nằm cả ngày suốt ba hôm. Trong khoảng thời gian ấy, đầu óc Minosuke rối bời cả lên.

Minosuke chỉ muốn oán giận một ai đó. Vì thế mới nhắm vào ông trưởng thôn là người chủ trì buổi họp làng. Rồi Minosuke cố moi óc tìm ra những cái cớ để oán giận ông ta. Cho dù ngày thường là người thông minh chăng nữa, khi chuyện làm ăn sắp lâm vào bước đường cùng, người ta cũng không còn đủ sức phán đoán một cách đúng đắn được nữa. Nên Minosuke đã nại vào những cái cớ không đâu vào đâu để oán giận ông trưởng thôn.

Đêm xuân ấm áp, trăng sáng soi trên cánh đồng hoa cải. Nghe thấy từ đâu vọng về tiếng trống thì thùng chuẩn bị cho lễ hội mùa xuân trong làng.

Minosuke không đi giữa đường làng. Mà cứ như con chồn chạy lom khom trong cống, hay con chó bị bỏ rơi đang luồn trong bụi cây. Khi không muốn người khác trông thấy mình, người ta thường hay làm thế.

Vì đã chịu ơn nhà ông trưởng thôn lâu năm rồi, Minosuke biết rõ đường đi nước bước trong nhà ông. Muốn châm lửa đốt, thì mái chuồng bò lợp rạ là tốt nhất, từ khi bước chân ra khỏi nhà, Minosuke đã nghĩ thế.

Ở nhà trên, mọi người đã ngủ yên cả. Chuồng bò cũng im lìm. Tuy là im lìm nhưng không rõ là những con bò đã ngủ hay còn thức. Vì giống bò lúc thức hay lúc ngủ cũng đều im lặng. Mà hơn nữa, cho dù bò có còn đang thức, mà châm lửa vào chuồng bò thì cũng chẳng làm sao cả.

Thay vì dùng diêm, Minosuke đem theo cái đánh lửa vẫn quen dùng từ khi chưa có diêm. Khi ra khỏi nhà, Minosuke đã tìm diêm quanh bếp. Nhưng không hiểu sao mà không tìm thấy diêm, may đâu mò mẫm vớ được cái đánh lửa nên đã cầm lấy đem theo.

Minosuke bắt đầu đánh lửa. Tia lửa lóe lên nhưng vì chỗ để mồi lửa ẩm ướt nên không cháy bùng lên được. Minosuke thấy cái đánh lửa này thật là bất tiện. Đã không có lửa, mà tiếng đánh lửa kêu xoèn xoẹt rất to còn khiến người đang ngủ tỉnh dậy.

Minosuke chậc lưỡi lẩm bẩm. “Giá mà đem theo diêm. Cái đồ đánh lửa này đã cổ lỗ sĩ, khi cần đến thì chẳng được việc gì.”

Vừa buột miệng nói xong, Minosuke chợt tự vấn lại chính mình.

“Cái đồ ..cổ lỗ sĩ, khi cần đến thì chẳng được việc gì. Cái đồ cổ lỗ sĩ không còn thích hợp …”

Chính câu nói này đã khiến đầu óc Minosuke thông suốt, sáng ra, như thể đúng lúc trăng lên soi sáng cả bầu trời.

Bấy giờ Minosuke mới thấy rõ sai lầm của mình. Đèn dầu đã trở thành một dụng cụ lỗi thời. Đèn điện là vật dụng mới, tiện nghi, trong đời sống hiện nay.

“Đời bây giờ đã dược khai hóa đến chừng ấy rồi. Là công dân Nhật Bản thì Minosuke phải vui mừng vì nước Nhật đã tiến bộ như thế mới phải. Đâu phải vì công việc làm ăn của mình đã trở nên lỗi thời, mà cản trở bước tiến của thời đại, mà oán trách người không thù không oán, toan châm lửa đốt nhà người ta, tiếng là nam nhi mà sao lại đi làm những chuyện khó coi như thế. Xã hội đã tiến bộ, không cần đến cung cách làm ăn lỗi thời của mình, thì hãy bỏ quách công việc ấy đi, chuyển sang công việc mới giúp ích cho đời, mới là đáng mặt nam nhi chứ.”

Thế là Minosuke liền quay trở về .

Và rồi Minosuke làm sao nữa?

Minosuke đánh thức vợ dậy, rồi rót dầu vào tất cả những chiếc đèn dầu đang có trong nhà.

Người vợ hỏi Minosuke rằng đang lúc đêm hôm khuya khoắt mà định làm gì thế này, nhưng Minosuke chỉ sợ nếu cho biết mình định làm gì, thì thế nào vợ cũng sẽ ngăn cản, nên cứ lặng thinh.

Đèn dầu lớn nhỏ có tất cả chừng 50 chiếc. Tất cả đều được rót đầy dầu. Thế rồi cũng như mọi lần khi đẩy xe đi bán, Minosuke đem treo đèn lên xe rồi ra đi. Lần này thì không quên đem theo diêm.

Đến chỗ đầu đoạn đường đèo phía tây, có một cái hồ lớn gọi là hồ Handa. Đang vào mùa xuân mặt hồ đầy nước, dưới ánh trăng sáng, mặt hồ phản chiếu như chiếc gương bạc. Trên bờ hồ những cây trăn, cây liễu rũ như dòm xuống đáy hồ..

Minosuke đã chọn lúc vắng người mà tới đây.

Thế rồi Minosuke toan làm gì đây.

Minosuke châm lửa vào tất cả những chiếc đèn dầu, hễ châm xong một chiếc đèn thì đem treo lên cành cây trên bờ hồ. Treo đầy cành, đèn lớn đèn nhỏ xen kẽ với nhau. Treo xong thì tất cả những chiếc đèn được treo đầy trên ba cây.

Đêm ấy không có gió, từng chiếc đèn dầu lặng lẽ rừng rực cháy, soi cả một vùng quanh đấy sáng trưng như ban ngày. Những con cá thấy ánh sáng bơi lại gần, sáng lấp lánh như những con dao trong làn nước.

“Đây là cách ta bỏ nghề cũ.”

Minosuke lẩm bẩm một mình. Nhưng Minosuke không đứng thẳng lên được, mà buông thõng hai tay, đăm đăm nhìn những chiếc đèn treo lủng lẳng thành từng dẫy trên cây hồi lâu.

Đèn dầu, đèn dầu, những chiếc đèn dầu đầy ắp kỷ niệm. Những chiếc đèn dầu quen thuộc trong nhiều năm qua.

“Đây là cách ta bỏ nghề cũ .”

Minosuke đi tới đoạn đường ở phía bờ hồ bên này. Tất cả những chiếc đèn dầu vẫn còn đang thắp sáng trên bờ hồ bên kia. Hơn 50 chiếc đèn dầu đều đang thắp sáng. Và trên mặt hồ cũng có hơn 50 chiếc đèn dầu treo ngược đang sáng rừng rực. Minosuke dừng bước đăm đăm nhìn cảnh tượng ấy hồi lâu.

Đèn dầu, đèn dầu, những chiếc đèn dầu đầy ắp kỷ niệm.

Đoạn Minosuke cúi xuống, nhặt một hòn đá dưới chân, nhắm vào chiếc đèn dầu lớn nhất mà ra sức ném. Một tiếng vỡ kêu đánh” Xoảng!” vang lên, rồi một ngọn lửa lớn vụt tắt.

- Chúng mày đã hết thời. Thời đại bây giờ đã tiến xa.

Minosuke nói. Rồi lại nhặt một viên đá khác lên. Chiếc đèn dầu lớn thứ nhì phát ra tiếng vỡ “Choang!” rồi vụt tắt.

-Thời đại bây giờ đã tiến xa. Bây giờ đã đến thời điện lực.

Khi ném vỡ đến chiếc đèn dầu thứ ba, không biết vì sao nước mắt Minosuke trào ra khiến Minosuke không thể nhắm vào những chiếc đèn kế tiếp mà ném được nữa.

Minosuke đã làm như vậy để từ bỏ công việc lâu nay. Sau đó Minosuke lên phố, bắt đầu công việc mới là làm cửa hàng sách.


“Hiện nay ông Minosuke vẫn bán sách. Thực ra là bây giờ ông đã già rồi, nên công việc ở hiệu sách giao cho người con trai.”

Ông nội của Toichi kể xong, bưng chén trà đã nguội lên nhấp. Minosuke chính là ông nội của Toichi, nên Toichi đăm đăm nhìn vào mặt ông nội. Không biết từ lúc nào nó đã ngồi ngay ngắn lại trước mặt ông, khi thì đặt tay lên đầu gối của ông.

- Thế rồi 47 chiếc đèn dầu còn lại thì thế nào hả ông?- Toichi hỏi.

- Ông không biết. Có lẽ sáng hôm sau những người lữ khách đường xa qua đấy đã lấy đem đi.

- Như thế thì ở nhà chẳng còn chiếc đèn dầu nào cả à?

- Ừ, không còn chiếc nào cả. Chỉ còn chiếc đèn dầu để bàn này thôi.

Ông nội vừa nói vừa nhìn chiếc đèn dầu mà Toichi đem từ trong nhà kho ra.

- Ông nội bị thiệt rồi, bị người ta lấy mất 47 chiếc đèn dầu. – Toichi nói.

- Ừ, bị thiệt. Bây giờ nghĩ lại thì ông cũng nghĩ là việc gì mà phải làm như thế. Sau khi điện đã được kéo về Yanabe Shinden rồi, 50 chiếc đèn dầu vẫn còn bán được nhiều lắm chứ. Làng Fukadani nhỏ hơn, ở phía nam làng Yanabe Shinden, vẫn còn dùng đèn dầu cho đến tận bây giờ. Ngoài ra cũng còn nhiều làng vẫn còn tiếp tục dùng đèn dầu rất lâu về sau. Nhưng dạo ấy ông còn trẻ, hễ nghĩ ra điều gì là không suy nghĩ trước sau gì cả, cứ thế bắt tay vào làm liền.

- Dại quá.

Toichi là con cháu trong nhà nên có thể nói thế mà không ngại.

- Ừ, ông dại quá. Thế nhưng cháu ạ…

Ông nội vừa nắm chặt chiếc ống điếu để trên đầu gối, vừa nói:

- Ông làm thế thì cũng có dại dột thật đấy. Tuy vậy, chẳng lẽ tự khen mình chứ ông thấy cách từ bỏ công việc cũ như thế cũng là rất đáng khen. Điều mà ông muốn nói là như thế này, một khi công việc của mình đã lỗi thời, không còn giúp ích gì cho sự tiến bộ của Nhật Bản, thì hãy dứt khoát từ bỏ công việc ấy đi. Tuyệt đối không được yếu hèn, rồi cứ bám mãi vào những việc đã lỗi thời, cứ luyến tiếc mãi cái thời mà những thứ cũ mèm ấy còn thịnh hành, để mà oán trách những tiến bộ của thời đại.

Toichi lặng yên hồi lâu nhìn ông nội, tuy là dáng người thấp bé nhưng nét mặt lộ vẻ cương quyết, rồi nói:

- Ông Nội oai quá

Rồi Toichi nhìn chiếc đèn dầu cũ kỹ để bên cạnh với ánh mắt hoài niệm như thể cũng đang nhớ lại những kỷ niệm xưa về chiếc đèn.

Quỳnh Chi dịch (29/3/2024)
Nguyên tác Ojiisan no rampu của Niimi Nankichi


Ô Mê Ly - Trầm Vân

Monday, July 1, 2024

Lấy Vợ Mễ - Tân Ngố


Nhiều người trong chúng ta khi mới đến Hoa Kỳ không phân biệt được người Mỹ trắng và người Mễ, thấy họ khác chúng ta và nhất là thấy không phải là ông Mỹ đen thì trong thâm tâm rất lấy làm kính trọng.

Dăm ba tháng, một vài năm sau thì tình hình đổi khác, tự nhiên ta thấy họ lùn, mập, da không được trắng, đi xe xấu, ở nhà tồi, hay đánh nhau, ăn cắp, ở dơ, làm công việc " hạ tiện ", uống bia, không biết tôn trọng hàng xóm khi mở nhạc chát chình chát chinh om xòm v v... thôi thì đủ thứ tật xấu !

Chẳng phải chúng ta tự tìm ra điều đó, mà do những người đến trước dè bỉu, phê bình, mà có chắc đâu những lời phê bình đó là đúng.

Hãy đến các công sở ở vùng Orange County mà coi, người làm việc ở đây hầu hết là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha, họ nắm giữ nhiều chức vụ cao trong guồng máy chính quyền ( mà người Việt đã được mấy người ). Chắc ai trong chúng ta cũng đều biết và tôn trọng bà Dân Biểu Loretta Sanchez, bà đã từng sát cánh với người Việt trong nhiều vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

Người Mễ tánh tình cởi mở và thân thiện, gặp là Como esta Senõr rối rít cả lên. Họ dù có giấy tờ hợp lệ hay không đều chịu khó làm những công việc vất vả nặng nhọc, mà các sắc dân khác không ai thèm làm kể cả người da đen.

Tôi không thể tưởng tượng được nếu không có người Mễ thì xứ Mỹ này ra sao, những ai sẽ là người dang nắng dầm mưa hái cho chúng ta từng trái dâu cho đến cái bắp cải (?)

Những người làm nghề xây dựng sẽ lấy đâu ra công nhân đào đất, tráng xi măng hay lợp mái nhà.

Họ có sức khoẻ và không đòi lương cao, nhưng có điều họ không hề chung thuỷ : Tôi làm nghề Construction khá lâu và chưa thấy anh Amigo nào ở bền với mình, cho dù tôi đã từng cho một anh cái xe truck khá mới; Noel hay tết đều có phong bao lì xì riêng cho từng công nhân.


Họ hơi giống những người miền quê sông nước của tôi là bóc ngắn cắn dài, làm tới đâu lủm tới đó, không mấy khi để dành. Mua xe thì lựa mua chiếc nào chiếc nấy bự tổ chảng, uống xăng như chủ nó uống bia vậy. Mấy người làm với tôi không bao giờ chịu mua từng xâu nước ngọt 99 cent, bỏ trong thùng đá mà uống cả ngày, mà mỗi lần có xe lunch tới thì họ mua 1$/1 chai mà uống. Họ đi chợ thì ôi thôi mỗi gia đình chất đồ ăn đầy lên có khi tới hai xe lặc lè.


Chúng ta thường than phiền là người Mỹ không coi chúng ta bình đẳng, cho dù chúng ta đã thành công trên công việc và thương trường, con cháu chúng ta học rất giỏi, nhưng hãy tự xét lại chúng ta khi đối xử với những sắc dân khác coi thế nào?

Có khi nào chúng ta lại là " Chúa chổm " phân biệt chủng tộc hay không (?)

Có rất nhiều người vẫn quen miệng gọi người da trắng là " Ông Mỹ trắng ", nhưng gọi người gốc Phi Châu là " Thằng cha Mỹ Đen ", đến người Mễ thì tụt xuống hạng thấp hơn nữa : " Mấy thằng Amigo " !

Cứ khu nào đông Mỹ trắng thì nhà có mắc hơn nhiều chúng ta cũng lăn xả vào mua; thấy ai ở khu nào đó có đa số dân Mễ là chê bai ở khu xập xệ, nhiều tội ác. 

Đó là nói chung chung, còn việc cô con gái cưng mà lại dẫn về giới thiệu một anh Mễ thì ôi thôi ... cả nhà phản đối ngay lập tức.

Có những bậc cha mẹ có con lấy người Mỹ, Mễ rất phiền lòng, chẳng phải họ sợ con họ sau này khổ sở hay người đồng hương phê bình này nọ, mà ngay từ khi tổ chức đám cưới đã thấy trật rơ, nó lạt lẽo làm sao ấy, tiệc cưới ở nhà hàng cũng vậy; rồi tình suôi gia, tình bố vợ con rể nó cũng lạt nhách, gặp nhau thì cũng " How are you; I am fine; I'm glad to see you ... " rồi thế là tịt ngắc, đâu có cái cảnh anh chị suôi người Việt chúng ta ngồi kề cà nói chuyện quê hương, tâm sự hay chia sẻ vấn đề học hành của con cái v v..

Người con gái Việt lấy đàn ông Mễ không nhiều, mà có chăng nữa thì ông này cũng phải thuộc dạng cao ráo đẹp trai và tương đối có chức vụ, nhưng con trai Việt lấy gái Mễ thì khá đông, mà kết quả sống lâu dài với nhau hầu như không có mấy.


Giống dân Mễ ( nhất là con gái ) lai giữa người bổn xứ Da Đỏ và người Âu Châu rất đẹp: Da trắng, tóc dợn sóng, đôi mắt to và lông mi cong vút, còn đồ phụ tùng thì nói theo kiểu bình dân là "Vú cho một vú; đít cho một .. đít ! "

Có người nói ông trời sanh ra giống người da đen để chơi thể thao, âm nhạc và .. làm tình.

Người Mễ cũng không khác người da đen là mấy.

Họ khoái đá banh, họ mê âm nhạc một cách lạ lùng, lúc nào cũng cứ cái điệu nhạc Fox chát chình, chát chinh ấy mà nghe cả ngày, mà lại mở lớn tối đa.

Họ rất thích mở Party vào ngày Thứ Bảy. Thường thì họ qui tụ bạn bè ở một công viên nào đấy, mang đồ ăn ra đó mà nướng, nghe nhạc hoặc ca hát với nhau tới chiều. Trời thật tối họ mới kéo nhau về một nhà rồi nhảy nhót đến ba bốn giờ sáng Chúa Nhật mới vãn.

Những ông chồng người Việt khởi đầu cũng còn chiều vợ mà đi dự hàng tuần, nhưng đến những chỗ này thì cứ ngồi nghệt mặt ra, vì vợ mình với bạn bè cứ xổ rặt tiếng Mễ. Khi vào Party thì ông không thích nhảy, cứ phải ngồi chờ vợ bèn nản củ tỉ quá, toàn ngồi ngáp ruồi.

Rồi càng ngày ông càng chán cái kiểu họp mặt đó, than mệt, ở nhà coi con để vợ đi chơi một mình.

Cho dù có tin vợ cách mấy đi nữa, mà cô vợ hây hẩy ấy cứ đi gần sáng mới về với chồng thì thế nào cũng có vấn đề rạn nứt tình cảm. 

Tại sở làm hay khi bù khú với bạn bè, ai cũng nói gái Mễ .. " cái vụ đó " khiếp lắm, họ xay như xay lúa. Khởi đầu những chàng Trai Việt cũng thích lắm, nhưng rồi đường xa mỏi gối chồn chân, đến khi sanh một vài đứa con thì không biết vì nòi giống họ như thế, hay tại ăn uống thả dàn, cứ đậu bean và bánh bột bắp mà ních, nên bà nào bà ấy sồ ra, ba vòng bằng nhau, sau đó cái vòng cần nhỏ nhất lại vượt lên đứng đầu.

 

Người ta nói " Người gầy là thầy ...đ. " nhưng như vậy không có nghĩa là người béo chịu kém thớ đâu nghen, về vụ này họ cũng khiếp lắm đấy nhé. Chạy xe dọc đường mà thấy mấy bà đẩy cái xe con nít trên side walk thì mười bà có đến chín bà là Mễ béo rồi. Họ sanh nhiều và mắn như thỏ vậy.

Có những cặp chồng Việt vợ Mễ trông rất đẹp đôi, có công việc vững chắc thế mà chỉ trên dưới 10 năm là rã ! 

Ngoại trừ khác biệt về văn hoá, người Việt mà ăn đồ Mễ hoài ngán lắm, như ông chồng muốn ăn canh chua cá kho tộ thì phải nấu lấy mà ăn, và cô vợ dĩ nhiên chê cái mùi nước mắm làm ông chồng tự ái phải nổi lên, thế là to tiếng cãi vã.


Anh NNT nói rằng " Chớ có bao giờ mời Mễ đi ăn đám cưới kiểu Việt Nam, mời họ một thiệp thì họ đi hai vợ chồng với bốn đứa con cộng thêm ông bà già vợ nữa, kéo vô ngồi gần kín một bàn, mà họ nghĩ như là đi party, nên không tặng phong bì, chỉ đem gói quà là một hộp mấy cái ly hay cái bàn ủi mà thôi, mời Mễ đi nhiều thì lỗ chỏng gọng lên ".

Tôi cũng nghe có anh kia lấy gái Mễ, nhà gái đi dự khá đông. Đám cưới xong anh được gần 20 chiếc đồng hồ treo tường, anh tặng lại cho bạn bè một mớ, còn bao nhiêu phải đem ra chợ trời bán được 8$/1 cái. Lời khẳm !

Nói tóm lại, dầu tình yêu không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ... nhưng giả dụ con tôi mà dẫn về giới thiệu một đứa con gái Mễ, thì tôi cũng chẳng thể cản ngăn, chỉ buồn thôi vì biết chắc rằng tương lai của thằng con trai mình sẽ thê thảm, sẽ phải è cổ ra trả tiền child support cho đến chết, vì trước sau gì thì rồi chúng cũng bỏ nhau.

Thê thảm thật !


Tân Ngố

Thương Lái Chỉ Rõ 10 Loại Quả Được Phun Ngâm, Ngậm Hóa Chất Chỉ Bán Chứ Không Ăn

Mẹ Gà Con Vịt, Một Câu Chuyện Ý Nghĩa Dạy Ta Thật Nhiều Điều


Có một vị giáo sư chuyên nghiên сứᴜ về loài gà. Một ngày kia, ông pʜát hiện trong rừng có một con chim trĩ đẻ được khá nhiều trứng, liền lặng lẽ nhặt lấy mấy quả мᴀng về. Vừa khéo lúc đó lại có một con gà mẹ cũng đẻ trứng, ông Ьèn lấy trứng của gà mẹ rồi Ьỏ trứng chim trĩ rừng vào đó .

Gà mẹ nhìn thấy trứng không giống ɴʜau. Do dự một hồi, nhưng vẫn chấp nhậɴ ấp những quả trứng lạ ɴày, vừa điềm đạm lại vừa cẩn thậɴ,như là đang ấp trứng của chính mình . Sau một thời gian, chim trĩ con nở ra, gà mẹ dẫn chúng vào trong rừng, dùng móng vuốt đào Ьới đất, tìm kiếм sâu Ьọ giữa đất và rễ cây.. Liên мiệɴg “cục…cục…” gọi mấy con chim trĩ non đến ăn.

Chứng kiến cảɴʜ ấy, vị giáo sư hết sức ngạc nhiên. Lũ gà con vốn đều được cho ăn thức ăn ɴʜâɴ tạo, vì sao gà mẹ có thể Ьiết chim trĩ con không ăn thức ăn chăn nuôi mà chỉ thích ăn giun dế?

Giáo sư lại lấy một số trứng vịt cho gà mẹ ấp. Lại như lần trước, gà mẹ vẫn không quản nhọc ấp số trứng ấy nở ra đàn vịt con. Sau đó, gà mẹ lại dẫn theo đàn vịt con đến Ьên hồ nước để chúng tập Ьơi lội…

Hai sự việc Ьất ngờ ấy giúp vị giáo sư chợt nhậɴ ra một đạo lý:

Loài gà vốn Ьị cho là “nãc nhỏ”, ngốc nghếch, không có tình cảm nhưng thực ra chúng vừa có tình ᴛнươnɢ, lại có trí tuệ. Gà mẹ không chỉ Ьao dung, ấp số trứng lạ không phải mình đẻ ra, mà nó còn hiểu được đặc tính của những con trĩ con, vịt con ấy rồi dẫn dắt chúng thực hành kĩ năng sinh tồn mà tạo hóa đã Ьan cho.

Lại nói về chuyện trên, con người trong hoàn cảɴʜ ấy sẽ ứng xử kháс Ьiệt hoàn toàn. Rất có thể ta sẽ Ьắt lũ vịt con học tiếng gà kêu, Ьắt chim trĩ rừng ăn thức ăn ɴʜâɴ tạo.

Nghĩa là ta luôn muốn cưỡng ép người kháс theo quan điểm, suy nghĩ của mình mà chẳng hề quan ᴛâм tới cá tính, thói quen và sở thích của người kháс. Những xung đột, hiểu lầm cũng Ьắt nguồn từ đây.

Khổng ᴛử nói: “Kỷ sở Ьất dục, vật thi ư ɴʜâɴ“. Đại ý : Điều gì Ьản ᴛнâɴ mình không muốn thì chớ làm cho người kháс. Người quân ᴛử chính là như vậy, không ép Ьuộc, cưỡng chế người kháс, chỉ một ʟòɴg lấy thiện đãi người.

Lễ nghĩa phương Đông và phương Tây, thì việc tôn trọng sở thích, quan điểm của người kháс là Ьiểu hiện của văn hoá, của trí tuệ.

Một đoàn thể có thể hài hòa ổn định hay không, theɴ chốt chính là việc mỗi cá thể trong đó có thể tôn trọng, Ьao dung, lấy tấm ʟòɴg từ Ьi để đối đãi với ɴʜau . Nếu hãy còn tính toáɴ, tráсh móc lẫn ɴʜau thì sẽ không thể sống thanh thản dù chỉ một khắc.

– Một con gà mái có thể lấy trí huệ của tình ᴛнươnɢ để đối đãi với loài vật có ngoại hình và tập tính sống kháс Ьiệt với mình. Vậy là con người chỉ nên dùng trí huệ thanh tịnh hóa giải traɴh chấp. Lấy thiện lương hoá giải hậɴ ᴛhù thì cuộc sống ɴày mới có hoà hợp, viên dung, tươi đẹp ..Có câu rằng:

“ Sẽ ngớ ngẩn nếu nghĩ mình luôn đúng. Và ai nấy đều sai. Thực sự người Ьiết sống – là sống giữa nghìn kháс Ьiệt” …

Chợt nhớ Lão ᴛử dạy : “Người đối với ta thiện . Thì lấy thiện đãi . Kẻ đối với ta Ьất thiện vẫn dùng thiện để đáp lại “

Trang ᴛử thì có câu: “ Kẻ tiểu ɴʜâɴ nhìn ai cũng ᴛhù địch .. Người quân ᴛử đi khắp thiên hạ – không ai là kẻ ᴛhù “ là vậy !


Sưu tầm

Đời Người Trong Từng Hơi Thở - Minh Lương

Donald Trump Bảo Quốc An Dân - Đại Dương

 

Đảng Dân Chủ muốn loại cựu Tổng thống Donald Trump ra khỏi cuộc đua vào Toà Bạch Ốc năm 2024, nhưng, đa số rất e ngại: (1) Đám phò tá Joe Biden muốn giữ nguyên trạng để tiếp tục kiếm chác vô tội vạ. (2) Đa số vẫn e ngại chiến tranh lan rộng làm mất môi trường hoà bình thế giới. (3) Chưa hoặc không Đảng viên Dân Chủ nào muốn đối đầu với Trump nên đành lặn sâu. (4) Phó tổng thống Kamala Harris đang đón bắt cơ hội đối đầu với Donald Trump nếu Joe Biden từ nhiệm.

Bối cảnh ảo tưởng của Phe Dân Chủ dẫn tới âm mưu dàn dựng một vụ tranh luận gian lận do Đài CNN độc quyền tổ chức một cuộc tranh luận công khai giữa Tổng thống Joe Biden và ứng viên Donald Trump hoàn toàn có lợi cho Biden.

Ban tổ chức và điều hành cuộc tranh luận thứ nhất giữa Joe Biden và Donald Trump thuộc phe “chống Trump triệt để” qua các thủ đoạn: 

(1) Soạn thảo những câu hỏi bí mật nâng cao thành tích “ảo” của Biden. 

(2) Bịa ra các câu hỏi vu vơ buộc tội Trump bất chấp đương sự có làm hay không. 

(3) Tái lập trường hợp Tổng thống Biden đọc Thông điệp Đầu năm 2024 hùng hồn và mạch lạc tại Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ mà quên bối cảnh khác nhau giữa môi trường Quốc hội và Công chúng. 

(4) Tuần lễ cuối cùng, Joe Biden về tổng tập dượt tại Trại David, tiểu bang Maryland.

Độc quyền tổ chức tranh luận, thanh lọc người tham dự đã không cứu được một sự thất bại trọn vẹn: 

(1) Lập luận chỉ mạnh khi xuất phát tự khối óc thông minh trời cho hoặc do rèn luyện trên trường đời. Trả bài kiểu Joe Biden chỉ tạo điều kiện phản kích dữ dội và hữu hiệu của đối phương. 

(2) Thói quen đạo văn của Joe Biden từ thời niên thiếu tới lúc nắm quyền cao chức trọng không giúp ích gì trong cuộc tranh luận với một người từng lăn lộn trên trường đời như Donald Trump. 

(3) Danh hiệu Tổng thống siêu cường Hoa Kỳ của Joe Biden không làm Donald Trump run sợ vì đã quá quen khi bóp chát với Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Có vị Tổng thống Hoa Kỳ nào đã làm cho Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-in nhũn như con chi chi hay không? Ngoại trừ Tổng thống Donald Trump. 

(4) Trung Quốc, Nga, Putin đang thành hình một một Khối Quân sự chống Tây Phương dưới trào Joe Biden trong khi Tổng thống Trump tách rời chúng. 

(5) Khối óc tham tiền, ham địa vị đen kịt Joe Biden không có chỗ tiếp cận sáng kiến ích quốc, lợi dân của người Mỹ yêu Tổ quốc hơn bản thân.

Bao năm dài phục vụ trong Thượng viện Hoa Kỳ mà Joe Biden không tạo được một Đạo luật mang tên mình mà ra ứng cử Tổng thống Hoa Kỳ đều rớt từ giai đoạn sơ khởi. Chỉ ôm chân đồng nghiệp non trẻ Barack Obama mới vớ được chức Phó tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Biden như một nhân viên sai vặt của Obama.

Tập đoàn Dân Chủ Mỹ cùng đồng bọn trên thế giới toa rập ném bùn vào mặt ứng viên Tổng thống Donald Trump vì tội đã không phục vụ quyền lời của chúng. Không ngờ bùn lại tạt vào mặt Joe Biden!

Tây Phương tức anh ách vì Tổng thống Donald Trump đã bình định Bắc Phi, Trung Đông làm mất thị trường béo bở mà đòi họ phải đóng đủ 2% GDP của mỗi quốc gia cho Tổ chức NATO như đã cam kết.

Dàn đồng ca bất lương này chuyên bẻ cong chữ nghĩa, lời nói của Trump hòng làm mất uy tín của Mỹ trong sinh hoạt quốc tế.

Suốt 8 năm cầm quyền của Bộ ba Barack Obama-Joe Biden-Hillary Clinton để lại cho dân tộc

(1) Một khối “Nợ công khổng lồ” tương đương với số nợ công của 43 vị tiền nhiệm cộng lại.

(2) Gây chiến tranh triền miên, khốc liệt tại Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan, Hamas.

Trong hai năm cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã ổn định tình hình Trung Đông, Bắc Phi, Afghanistan, Ukraine, Biển Nam Trung Hoa (SCS) tạo điều kiện hòa bình, ổn định ở nhiều nơi khắp thế giới.

Nhân loại bước vào giai đoạn hợp tác phát triển minh bạch, công bình, tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé. Nguy cơ chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên lên đến cực độ thời Obama-Biden đã được Tổng thống Trump hoá giải dẫn tới sự hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia cùng chung dòng máu Triều Tiên.

Dịch SARS-CoV-2 (Covid-19) do Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, đặt tên xuất phát từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV) từng nghiên cứu virus corona ở dơi trong hơn một thập niên. Nó lan tràn nhanh chóng khắp thế giới khiến giới y học quốc tế chưa có thuốc chủng kịp thời.

Chính quyền Donald Trump đã dồn mọi nỗ lực chống chọi và nghiên cứu, sáng chế thuốc chủng trong thời gian kỷ lục khi Phe Joe Biden miệt thị chê bai Trump thiếu hiểu biết về khoa học.

Thuốc chủng do giới nghiên cứu Hoa Kỳ chế tạo rất hữu hiệu góp phần ngăn chặn sự phát tán của Covid-19 trên thế giới trước khi Tổng thống Trump hết nhiệm kỳ 4 năm.

Ứng viên Joe Biden sợ chết nên trốn dưới hầm nhà gần như suốt giai đoạn tranh cử vẫn thắng Trump!

Nhằm hỗ trợ cho Biden tái đấu với Trump nên Đài Truyền hình tả phái CNN quyết đứng ra tổ chức cuộc Tranh luận đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump trên kênh độc quyền CNN.

Thứ nhất, ấn định các điều kiện tranh luận theo sự sắp xếp độc quyền của CNN. Donald Trump không thèm phản đối.

Thứ hai, soạn thảo các câu hỏi đem lại lợi thế cho Joe Biden. Trump không quan tâm vì muốn cử tri nghe trực tiếp các phát biểu và tranh luận không bị giới truyền thống bất lương bẻ cong, bóp méo, thêm mắm, thêm muối. Trao quyền phán xét cho từng người Mỹ không phân biệt màu gia, sắc tộc, giai cấp, truyền thống dân tộc.

Thứ ba, soạn câu hỏi có lợi cho Biden, tác hại tới Trump. Cựu Tổng thống Donald Trump không quan tâm tới thủ đoạn trẻ con này.

Thứ tư, trong tuần lễ cuối cùng trước khi lên sân khấu, các chuyên gia từ CNN và Đảng Dân Chủ đã tập dượt bộ dáng đi đứng, múa may, phát biểu. Hình như họ đã mất công toi vì hình ảnh một ông già nói không ra hơi, lắp bắp với một đôi mắt đờ đẫn khiến không ít khán thính giả phải chuyển sang kênh giải trí.

Thứ năm, CNN đã làm “Dã tràng xe cát biển Đông, nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì” vì một cuộc chuẩn bị chi tiết trong nhiều tháng để dạy một ông lão 81 tuổi từng nổi tiếng về các hành vi xử sự thô kệch nơi chốn đông người.

Hầu hết báo chí thế giới đều chê trách Joe Biden trong cuộc tranh luận với Donald Trump.

Đảng Dân Chủ đang cố gắng tìm người thay thế cho Joe Biden trong cuộc tranh luận lần thứ hai cũng đang bế tắt.

Chưa thấy nhân vật nào trong Đảng Dân Chủ muốn nhảy ra làm Lê Lai liều mình cứu chúa. Trời gầm, Joe Biden cũng không chịu từ bỏ vai trò Tổng thống siêu cường Hoa Kỳ.

Cựu Tổng thống Donald không cần tham dự cuộc tranh luận vô bổ lần thứ hai để tập trung vào các hoạt động khôi phục sức mạnh Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ. Xây dựng chiến thuật, chiến lược đối phó với Tập Cận Bình, Vladimir Putin, Kim Jong-in đang thừa nước đục thả câu.


Đại-Dương