Giữa tháng tư năm bảy mươi lăm, từ vĩ tuyến
mười bảy trở vô, miền trung đã hòan tòan thất thủ rả ngũ tan hàng. Tỉnh Quảng
Trị, cố đô Huế, thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa… và các căn cứ Không quân Hải
quân ở Nha Trang đều đã bị cộng sản chiếm đóng khiến người dân kinh hòang hỗn
lọan, ồ ạt di tản, dẫm đạp lên nhau bỏ của chạy lấy người kéo nhau vào miền nam
lánh nạn.
Trong lúc đó thì ở miền nam, từ dân, quân, cán, chính, phần lớn ai nấy cũng đã liệu đóan được tình hình, có linh cảm rằng nước nhà đã đến hồi mạt vận lâm chung nên người nào cũng nhấp nha nhấp nhỏm như ngồi trên đống lửa, ai ai cũng thủ sẵn một túi hành trang tùy thân phòng hờ nếu có cơ hội chạy được thì chạy dông ra nước ngòai để tránh họa cộng sản. Bề ngòai của Hòn ngọc viễn đông Saigon vẫn lấp lánh hào quang, vẫn tưng bừng náo nhiệt theo nhịp sống hằng ngày nhưng kỳ thực trong lòng ai cũng phập phồng băn khoăn, rắp ranh toan tính làm cách nào để thóat khỏi cơn sóng thần bảo đỏ đang hung hản cuồn cuộn tiến về phương nam, một miền đất phì nhiêu béo bở mà bọn cộng quân đã hằng bấy lâu bất chấp mọi thủ đọan chực chờ xâm chiếm.
Trong lúc đó thì ở miền nam, từ dân, quân, cán, chính, phần lớn ai nấy cũng đã liệu đóan được tình hình, có linh cảm rằng nước nhà đã đến hồi mạt vận lâm chung nên người nào cũng nhấp nha nhấp nhỏm như ngồi trên đống lửa, ai ai cũng thủ sẵn một túi hành trang tùy thân phòng hờ nếu có cơ hội chạy được thì chạy dông ra nước ngòai để tránh họa cộng sản. Bề ngòai của Hòn ngọc viễn đông Saigon vẫn lấp lánh hào quang, vẫn tưng bừng náo nhiệt theo nhịp sống hằng ngày nhưng kỳ thực trong lòng ai cũng phập phồng băn khoăn, rắp ranh toan tính làm cách nào để thóat khỏi cơn sóng thần bảo đỏ đang hung hản cuồn cuộn tiến về phương nam, một miền đất phì nhiêu béo bở mà bọn cộng quân đã hằng bấy lâu bất chấp mọi thủ đọan chực chờ xâm chiếm.
Là thầy giáo dạy Anh văn trung học cấp hai, thầy Thanh mỗi tối
sau khi chấm bài xong, thầy thường nghe radio đài V.O.A. để trau dồi thêm Anh ngữ
và theo dõi tin tức thế giới cũng như tình hình chiến sự miền nam. Nhận thấy
phen này Hoa kỳ sẽ bỏ miền nam Việt Nam, sẽ không can thiệp vào kế hoạch thôn
tính miền nam của bọn cộng sản Bắc Việt như trong cuộc tổng tấn công năm Mậu
thân 68, cho nên, ngày 16/4/75, từ quê vợ ở một tỉnh miền tây sông Hậu, thầy
Thanh đã đem gia đình lên Saigon ở nhờ nhà một người chị bà con bên vợ để tìm
cơ hội thóat thân. Ngày nào thầy cũng chạy ngược chạy xuôi tìm lại những người
bạn Mỹ hoặc các giáo sư đại học khi xưa mong gặp họ để vấn kế. Nhưng tất cả
những người mà thầy đặt kỳ vọng đều đã
trả nhà về nước từ đầu tháng tư khi bàn cờ chiến sự đã sắp ngả ngũ, thắng bại
đã được quyết định bởi một kẻ thứ ba.
Không tìm được bạn bè, thầy quay qua những
người thân có chức quyền trong chính
phủ. Trước nhứt là ông em rể đang giữ chức vụ thiếu tá tùy viên quân sự cho thủ
tướng Trần Thiện Khiêm. Ông em rể vẫn còn rất lạc quan, nói với anh vợ là chưa cần
vội, đợi giờ chót không ổn sẽ cho người báo với thầy. Đợi đâu tới ngày 28/4 thì
một buổi chiều, bà mợ bên vợ tới thăm, nói cho các cháu biết gia đình bà sẽ di
tản. Ông cậu nguyên là đại tá Quách Hùynh Hà, tổng trưởng công vụ lúc bấy giờ
nhờ bà đem tin đến để xem có ai trong gia đình muốn tháp tùng thì ông sẽ cho
quá giang. Thầy Thanh nghe như mở cờ
trong bụng nên chụp ngay cơ hội lên tiếng xin theo.
Nếu thực hiện như dự tính là đi với ông cậu thì có lẽ đâu sẽ vào đó (?)
nhưng ngày hôm sau 29/4, trên đường trước khi tới nơi cư ngụ của ông Quách
Huỳnh Hà, thầy Thanh phải đi ngang qua Trung tâm quân báo ở đường Tô Hiến
Thành. Sực nhớ là người anh ruột thứ năm của mình là Trung tá Chỉ huy trưởng
trung tâm quân báo, kẻ thù ác ôn số một của cộng sản, chắc chắn anh Năm sẽ phải
chạy thôi cho nên thầy đối ý, thay vì đi gặp ông cậu vợ, thầy lại ghé xe vào
xin gặp ông anh. Anh Năm nói chắc ăn như bắp là đêm nay trực thăng sẽ đến rước,
bảo thầy chở vợ con về nhà ông ngồi đó đợi. Đến chiều tan sở, anh Năm về bảo
người giúp việc dọn cơm cho anh và vợ chồng thầy Thanh, chừng đó thầy mới biết
là bà chị dâu và các cháu đã được anh
đưa lên phi cơ đi cả tuần trước rồi . Sở dĩ anh Năm còn ở lại là vì muốn chờ
đứa con gái đi về quê trở lên chưa kịp. Anh
định chờ nó nốt đêm nay.
Nhưng ở đời, một khi cơ hội đến mà mình không
nắm bắt ngay thì e rằng sẽ không còn cơ hội lần nữa. Nếu đã chưa kịp sẵn sàng
thì sẽ không bao giờ còn kịp vì trong thời
buổi giặc giã lọan lạc tư bề, đường sá bị
gài mìn, đấp mô, các quốc lộ đều bị đứt đọan, cầu cống nhiều nơi sụp đỗ,
phương tiện lưu thông rất là nan giải. Ông anh đã biết vậy mà vì thương con,
ông vẫn nán chờ để rồi sau đó phải nuốt hận đút đầu vào gông, tra chân vào cùm
mười năm trong ngục tù miền bắc (thật tội cho anh Năm, vợ con đã đi hết chẳng còn
ai thăm nuôi trong những tháng năm tù đày khốn khổ nơi địa ngục trần gian). Đêm
ấy là một đêm trắng mắt dài vô tận. Trực thăng từng đòan, từng đòan cứ xoay tít
vần vần trên đầu, chở dân di tản ra đệ thất hạm đội rồi lại trở vào bốc thêm
người, đã bao nhiêu lượt bay ngang qua sân thượng nhà anh Năm nhưng anh đã không
cho tín hiệu đáp lại vì còn mãi chờ con! Cho đến rạng sáng ngày 30/4, trực thăng mới khuất dạng và im tiếng hẳn.
Đến nước này, thầy Thanh cũng chưa chịu bỏ
cuộc, vẫn còn rán tát. Thầy bàn với anh Năm qua nhà ông em rể tính coi sao
nhưng anh Năm nằng nặc ở lại chờ tin con. Không thuyết phục được ông anh, thầy
vội vã đưa vợ con đi tìm ông em rể thiếu
tá. Bây giờ nhận thấy nước đã tới trôn, ông em nói chỉ còn cách là đến gặp Chú hai
Huyền tức là ông cựu chủ tịch thượng nghị viện Nguyễn Văn Huyền vừa nhậm chức phó
tổng thống mấy ngày coi sao. Tới nhà riêng của ông Huyền thì hai anh em thấy bên ngòai một
dọc xe jeep trang bị đầy vũ khí và những anh binh sĩ đang đứng gác. Tư gia của
ông rất xềnh xòang như nhà một phó thường dân vì suốt thời kỳ làm chủ tịch
thượng nghị viện, ông quá thanh liêm nên cảnh nhà rất thanh bạch. Trông thấy
hai thằng cháu, ông giựt mình hỏi sao giờ này tụi con còn ở đây. Hai anh em nói
thì tại vì vậy mới tới đây cầu cứu với chú Hai. Ông chú nói hiện giờ cả thành
phố đã bị giới nghiêm, không thể nào xông ra ngoài chạy lung tung được nữa. Do
đó ông mới bảo tài xế lấy xe riêng của phó tổng thống chở hai anh em về nhà
rước vợ con rồi đưa vào nhà dòng Saint Paul của các bà Soeurs ở đường Cường Để tụ
họp ở đó, đợi đến chín giờ sẽ có hai chiếc trực thăng dành riêng cho phó tổng
thống đến rước đi.
Nhưng rốt cuộc, mưu sự tại nhân mà thành sự tại
thiên. Người tính không qua trời tính. Quá chín giờ, ông chú bảo ông cháu rể
gọi điện vào tổng tham mưu coi tình hình thế nào mà trực thăng mãi đến giờ vẫn chưa
thấy. Đầu dây bên kia một ông sĩ quan trực điện thọai trả lời rằng hai viên phi
công thấy Việt cộng lố nhố ngòai vòng đai đông như kiến đã hỏang kinh mạn phép
cướp trực thăng bay tuốt luốt, chẳng dám quay đầu lại bốc người. (Không biết hai
ông phi công này bây giờ ở đâu, nếu tình cờ đọc được những dòng chữ này thì xin
đừng áy náy. Chúng tôi rất hiểu người hiểu ta, chỉ tại phần số chúng tôi chưa
đi được). Nghe tin, cả đám người bị bỏ
lại nghe như sét đánh ngang đầu. Người nào cũng lộ vẻ thất thần ra mặt lo lắng cho
số phận mình không biết rồi đây sẽ ra sao dưới tai ách bạo tàn của cộng sản. Tâm
trạng ấy chắc hẳn một triệu người miền bắc di cư hồi năm mươi tư đã kinh nghiệm
rõ ràng và thấu hiểu hơn bất cứ ai .
Mười một giờ trưa ngày 30/4/75, tổng thống
Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Bọn cộng sản bắc Việt và bè lủ mặt trận giải
phóng miền nam như ong rừng vỡ tổ, như một bầy quỷ dữ chui lên từ địa ngục a tì
đầu trâu mặt ngựa đầy nanh vuốt hung hăng, man rợ ùa ngập vào thành phố gieo kinh
khiếp hỏang lọan cho người dân hơn bất cứ một trận thiên tai tận thế nào. Thà
là tận thế, mọi người có thể chết liền, chết tức khắc còn hơn là sống trong sự
khủng bố tinh thần ngày này qua ngày nọ không biết đến bao giờ. Thế rồi đêm ấy,
nhà dòng Saint Paul
đã biến thành quán trọ qua đêm cho những kẻ không may lỡ vận, những con cá mắc cạn
không còn phương vẫy vùng. Bọn họ, đa số là nghị sĩ và dân biểu quốc hội cùng các
thân bằng quyến thuộc của họ và hai gia đình anh em thầy Thanh tổng cộng khỏang
năm chục người. Đêm ấy, chỉ có trẻ nhỏ vô tư là ngủ được, còn những người lớn,
ai cũng trằn trọc, thấp thỏm, bàng hòang với bao cơn ác mộng hãi hùng không
nguôi.
Rồi đêm cũng qua cho lịch sử miền Nam
nhục nhằn đi vào một giai đọan mới, giai đọan vô sản, bần cùng hóa nhân dân. Ngày mới lại bắt đầu với một ánh mặt trời đỏ rực như màu máu nhuộm đỏ cả
miền nam tội tình. Không một ai muốn mở mắt ra nhưng vẫn phải thức dậy, thức
dậy để đón mừng “hòa bình” về trên quê hương, Nam Bắc từ đây thống nhứt một nhà.
Thức dậy để chào mừng rợ Hồ sau ba mươi năm trốn chui trốn nhủi phục kích trong
hang động rừng rú giờ đây đã về được đến thành đưa nước nhà đến “đỉnh cao vinh
quang” xã hội chủ nghĩa. Thức dậy để đối
diện với thực tại, để đương đầu với
những dáo mác lưỡi lê, dầu sôi lửa bỏng, xiềng xích tù đày đang chực chờ rình
rập trước mắt bởi vì không thể nào trốn tránh được. Mộng di tản đã không thành
thì đành phải tùy cơ ứng biến. Mọi người lục đục từ giã nhau ai về nhà nấy với một
tâm trạng chán nãn tột cùng.Từ đây thì xuồng ai nấy chèo, hồn ai nấy liệu rồi từ
từ tới đâu hay tới đó. Thua keo này thì bày keo khác, đối với đám chó điên thì
phải ẩn nhẩn giả dại qua ải miễn sao giữ
được cái mạng để chờ thời. Trong lòng đã có sẵn chủ định thì trước sau gì cũng
sẽ tìm cơ hội thực hiện chớ không thể sống
mãi với bọn đại ma đầu gian manh bạo ngược vô nhân vô luật vô thần, một chế độ
độc tài đảng trị từ trên xuống dưới với
một mục đích duy nhứt là vơ vét cướp giựt
lương dân đến tận xương tủy.
Miền Nam đã thật sự sụp đỗ sau ba mươi
năm đau thương nội chiến từng ngày. Muốn không tin cũng không được khi mà từ vị
nguyên thủ quốc gia, những ông tai to mặt bự cho đến tướng lãnh, sĩ quan các cấp, kẻ thì cao bay
xa chạy, người thì buông súng quy hàng theo lệnh cấp trên, những ai có dũng khí
cố thủ là đồng nghĩa với tự sát thì sá
gì lính quèn dân quèn, thôi thì cũng đành bó tay đầu hàng xuôi theo mệnh nước số trời.
Một ngàn năm nô lệ giặc tàu, một trăm năm nô lệ giặc tây nhưng giặc tàu hay
giặc tây gì cũng không đáng sợ bằng giặc cộng sản mà theo nhạc sĩ Tô Hải, một
đảng viên cộng sản gộc khi tỉnh ngộ nhận ra được chân tướng của chủ thuyết này
đã cho đó là một tà giáo đại bịp nhứt trong lịch sử lòai người*. Do vậy mà hàng
hàng lớp lớp người dân lần hồi ai cũng lăm le tháo củi xổ lồng đưa đến những
cuộc băng rừng vượt biển tháo chạy tìm tự do bằng mọi cách ở khắp nơi trên quả
địa cầu…
Người Phương Nam
*Hồi Ký Thằng Hèn” Tô Hải
Cám ơn Tố Kim đã post một bài viết hay về kỷ niệm đau thương của ngày 30 Thánng 4. Sau 43 năm vết thương và niềm đau mất nước vẫn chưa lành. Buốn thay!
ReplyDeleteSL
Cám ơn chị NPN bài viết thật hay, những ký ức cũ xa xưa cứ theo về thật ngậm ngùi đau thương.
ReplyDeleteHồng Thúy
Đã 45 năm qua nhưng nhớ lại cảnh tượng cũ, chị vẫn còn cảm thấy hãi hùng.
DeleteCám ơn Hồng Thúy thân thương.
NPN
Tại vì không chịu tìm kiếm đuờng biển. Khoảng 10 giờ sáng 30-4-75 vẫn còn tàu đi ra nuớc ngoài như tàu Truờng Xuân, và các tàu nhỏ khác. Một chiếc tàu tại Hải Quân Công xuởng sửa xong máy ra đi lúc 2 giờ chiều 30-4-75. Ðến đầu tháng 5 nhiều nguời vẫn đi khỏi Gò Công và Rạch Giá.
ReplyDeleteTo N.P & ba con xa gan : toi THO HUU DO 75/604 088 toi khong dau hang vi loi tuyen bo cua D.V.M ( cac thay cua ong ta cung la thay cua toi da THAO LUAN VE ong ay tu ~ nam 1970 NEU DE CHO ONG TA CAM QUAN LA DAI NAN,THAY N.A TAI DAY TOAN ,N.A.BON PHAP VAN Toi hoc P.V la sinh ngu thu 2) sung van trong tai tai nga 3 phi teuong da chien RACH SOIden ngay 3 -5-1975 thi huong ve 7 nui ,ngang xa NAM THAI ( KIEN LUONG).....thodo1955. cam on ba con da doc.
ReplyDelete