Có một chuyện không công
bằng : về VN tất cả chi phí cho gia đình như đi du lịch, ăn uống Việt kiều phải
lo, khi có cơ hội người VN qua ngoại quốc thì Việt kiều cũng phải bao hết. Ở VN
bạn không chỉ bao cho người nhà mà còn bao cho cả bạn bè người nhà nữa. Khi bạn
mời tiệc, người nhà dắt cả làng tới tham dự rất tự nhiên như người Hà Nội, có
ai thắc mắc, câu trả lời rất đau lòng “ Tiền Việt kiều mà, ngu gì mà không ăn”.
Anh Tấn gửi tiền xây nhà cho mẹ ở miền quê vùng sông Hậu. Nhà xây xong mẹ gửi
thư qua xin thêm tiền gắn máy lạnh. Anh thắc mắc tại sao nhà mẹ ở ngay bờ sông
quanh năm gió mát trăng thanh, tại sao phải gắn máy lạnh. Anh phôn về hỏi cho
ra lẽ. Cô em gái nhanh nhẩu trả lời: Mẹ bị huyết áp cao, và thấp khớp, bác sĩ
nói phải ở nhà có máy lạnh thì mới khoẻ. Thương mẹ Tấn lại phải vay mượn để gửi
tiền cho mẹ mua máy lạnh. Mẹ và em gái đâu có biết Tấn đang ở ké garage với
người bạn. Trời nóng như lửa Tấn chỉ dám xài quạt máy mua từ chợ trời. Cuối năm
Tấn về thăm nhà thấy mẹ mình nằm trên cái giường ngay phòng khách. Còn phòng
ngủ có máy lạnh trên lầu vợ chồng cô em gái đã chiếm. Thấy vậy anh hỏi tại sao
không để mẹ ở trên lầu. Em gái anh trả lời: mẹ bị huyết áp cao lên xuống nguy
hiểm? Tấn tức quá kêu thợ tới đem máy lạnh trên lầu xuống gắn nhà dưới cho mẹ.
Khi về Úc mấy ngày em gái anh gọi qua nói: “Vợ chồng em phải lên thành phố làm
ăn, nên không có người chăm sóc mẹ, em đã kiếm người chăm sóc mẹ, mình phải trả
cho người ta 100.000 đồng một ngày. Anh có nhiệm vụ gửi tiền về cho mẹ. Mấy
tháng sau mẹ anh chết, dĩ nhiên anh phải lo tiền gửi về lo tang lễ cho mẹ. Anh
muốn về lắm nhưng không còn chỗ nào cho mượn tiền để mua vé máy bay, căn nhà
anh xây cho mẹ bây giờ em gái anh lấy không.
Anh bạn tôi còn bà chị ở VN, muốn tạo công việc cho chị mình làm ăn. Sau khi tìm hiểu kỹ càng anh bạn gửi tiền cho chị mua một xe Mercedes 24 chỗ. Từ ngày có xe bà chị làm ăn khấm khá. Xe chạy có tiền bà chị giữ, chi phí cho xe như tiền bảo hiểm, tiền bảo trì, anh tiếp tục chi viện. Đối với anh, số tiền chi phí ấy coi như quà cho chị hàng năm. Rồi một hôm vận xui tới, tài xế xe của bà chị gây tai nạn chết người. Bà chị bị CA mời lên làm giấy tờ, bà chị sợ quá khai chiếc xe này của người em bên Úc bỏ tiền mua.. Công an VN nhân cơ hội ghi vào hồ sơ: “Xe Việt kiều gây tai nạn chết người”. Sau đó giữ xe và yêu cầu bà chị mời anh Việt kiều Úc về VN lên CA huyện lãnh xe ra. Bà chị gọi điện thoại qua cho em. Người em vội vã bay về VN lên gặp CA Huyện. CA Huyện niềm nở đón tiếp và cho biết tình trạng xe cộ cũng như tai nạn, CA đề nghị nộp $30.000 gồm tiền bồi thường cho nạn nhân, tiền phạt lái xe gây tai nạn và giữ xe một tháng. CA giữ passport và yêu cầu anh điện về Úc xắp xếp gửi tiền qua để lấy xe. Trong thời gian chờ đợi CA cấp cho anh một giấy đi đường thay passport và visa để anh tiện đi lại ở VN.
Chuyện đến lúc này mới vỡ lẽ: Vì thương bà chị, anh bạn đã giấu vợ rút sổ băng $70.000 gửi cho chị mua xe. Nay không biết lấy đâu ra $30.000, thôi đành liều, anh gọi về vợ và nói rõ sự thật. Sau khi nghe chồng xưng tội. Bà vợ không bắt lỗi nhưng yêu cầu việc đền tội: “Tôi rút tiền gửi cho anh $30.000 để anh lấy xe ra, khi anh về Úc làm thủ tục ly dị và bán nhà”. Kết quả anh bạn tôi bây giờ “Độc thân tại chỗ” và không có tiền.
Cô Nga người Rạch Giá ra đi tìm tự do bỏ lại người anh trai yêu quý. Sau 6 năm xa quê hương, nay cô về thăm lại mồ mả cha mẹ, ông bà, thăm lại người anh yêu quý. Tình cảm ông anh dành cho cô em qua nhiều lá thư thật là thống thiết. Ông kể lại cái thời còn thơ ấu chính ông là người cõng em mỗi sáng qua cây cầu khỉ tới trường. Hàng tháng cô em đều gưỉ tiền về cho anh và các cháu. Người anh trai thư qua lần nào cũng đều nói em đừng gửi tiền về cho anh, hãy lo cho bản thân vì anh không ở gần em để chăm sóc cho em. Nhưng chưa bao giờ cô em thấy tiền gửi đi mà quay lại. Cô biết tính anh mình mà.. thế rồi hôm nay cô khăn gói về VN theo lời mời của ông anh “Em sắp xếp về VN một chuyến, hôm nay nhà nước mở cửa đón Việt kiều, anh em mình lâu lắm không gặp nhau, không biết em gái anh bây giờ tròn hay méo”. Thật là tình cảm thiêng liêng, muốn biết em gái mình bây giờ tròn hay méo thì hỏi thằng em rể thì biết ngay...
Gia đình anh Hai lên SG trước một ngày để hôm sau đón em gái. Ngày trở
về thăm quê hương của cô em gái được tỗ chức linh đình, giống như đón tiếp một
vị nữ hoàng. Cô em gái bẽn lẽn khi ông anh ôm chặt lấy mình rồi hôn má, cử chỉ
tây phương không biết ông anh học được lúc nào mà tỏ ra thành thuộc. Qua bao
lần ôm các em trong quán ”bia ôm” đã tạo cho ông anh lịch lãm và tự nhiên, nên
khi gặp em mình ông càng tự nhiên và chứng tỏ với em gái mình cái văn minh
không phải chỉ tây phương mới có. Cái bẽn lẽn vội qua đi nhường cho sự kiêu
hãnh của một Việt kiều về nước khi được đón tiếp long trọng như vậy. Đâu ai
biết được cô em gái cũng như bao nhiêu phụ nữ khác ở Úc ngồi may thâm cả đít để
có tiền lo cho cuộc sống và giúp đỡ gia đình bên VN.
Hai tuần lễ ông anh đưa em gái đi thăm khắp nơi, giới
thiệu em mình với mọi người: “Em gái tôi, bà chủ hãng may thời trang lớn bên
Úc”. Cô em gái khi nghe giới thiệu ngượng ngùng muốn đính chính, nhưng ông anh
hiểu ý nói đè qua chuyện khác.. Một buổi chiều ông anh nói với em “Chiều nay
anh sẽ đưa em đi thăm vùng lấn biển, anh dự trù mua vài lô, chỉ cần 1 năm sau
là giá gấp đôi. Thằng bạn anh năm ngoái mượn tiền mua 2 lô, năm nay nó bán một
lô, tiền lời đủ chi trả cho cả hai...” ngay chiều hôm đó hai anh em đi thăm
đất, và quyết định mua 4 lô. Ông anh tạm thời đứng tên dùm, khi nào nhà nước
cho Việt kiều đứng tên thì sẽ sang tên cho em.
Cô em gái về Úc bàn với chồng gom hết vốn liếng gửi về cho anh trai để mua đất.
Từ đó mỗi lần cô em gái gọi điện thoại về VN hỏi thăm, ông anh trai đều báo tin
vui vì giá đất tăng. Một năm sau, cứ theo thông báo gía đất lên của ông anh thì
anh em ông ta đã kiếm lới gấp đôi. Cô em bàn với chồng quyết định bán 3 lô để
thu tiền về còn một lô thì tặng lại ông anh. Nhưng mua thì dễ, bán thì khó,
nhất là người đứng tên sổ đỏ là ông anh chứ không phải cô.. Thấm
thoát đã 8 năm tôi gặp lại cô Nga và hỏi thăm về vụ đất đai, được cô ta cho
biết: Ông anh đã lừa chiếm đoạt hết bốn lô đất không hoàn trả lại vốn cho cô ta
dù chỉ một đồng.
Chuyện cô Nga là một trong muôn vàn câu chuyện đau
lòng. Hình như tất cả mọi hoạt động của người trong nước phần lớn là tìm cách
làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại
dùng mọi thủ đọan để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà
con, có cơ hội là ra tay.
Tôi còn nhớ cách đây 8 năm có một lần tôi nhân được
thư của mấy cháu con bà chị gửi qua, nội dung như sau:
“ Cậu à, mẹ và tụi con suy nghĩ và quyết định sẽ mua cái nhà của anh Tư, anh Tư
sẽ đi Mỹ tháng tới. Anh sẽ không mang tiền đi. Khi anh Tư qua bên đó cậu sẽ trả
dùm cho tụi con. Giá nhà anh Tư hiện tại là 120.000 USD, nhưng anh để lại cho
tụi con 80.000 USD. Rẻ lắm đó cậu... Cậu giúp mẹ và tụi con nhé..”
Đọc thư, tôi tá hoả tam tinh như người trúng gió. Tôi không biết chị tôi và mấy cháu nó nghĩ sao mà tỉnh bơ viết thư như vậy. Trước nhất mấy người nghĩ là tôi có nhiều tiền lắm, thứ hai tự quyết định và kêu tôi thi hành. Khi nhận được thư tôi trả lời “tụi con lo một nửa còn một nửa cậu sẽ trả góp cho anh Tư mỗi tháng 500 USD cho đến khi hết.”
Đọc thư, tôi tá hoả tam tinh như người trúng gió. Tôi không biết chị tôi và mấy cháu nó nghĩ sao mà tỉnh bơ viết thư như vậy. Trước nhất mấy người nghĩ là tôi có nhiều tiền lắm, thứ hai tự quyết định và kêu tôi thi hành. Khi nhận được thư tôi trả lời “tụi con lo một nửa còn một nửa cậu sẽ trả góp cho anh Tư mỗi tháng 500 USD cho đến khi hết.”
Thư gửi đi nhưng không có hồi âm và coi như chuyện
quyết định mua nhà chìm vào quên lãng. Sau đó cháu tôi có xin tiền mua xe
Honda, tôi hỏi giá bao nhiêu, cháu tôi nói giá khoảng $4000. Tôi đã gửi cho nó
đủ $4000. Nhưng lần về kế tiếp tôi khám phá ra nó đã nói dối, vì xe Honda nó
mua chỉ có $2500 thôi. Bốn ngàn Úc Kim có lẽ nó tính luôn tiền xăng.
Anh
bạn tôi về VN thăm gia đình, quê hương là chùm khế ngọt, anh về VN ăn bưởi ăn
cam chứ không ăn khế. Lúc đầu về thăm gia đình, lần thứ hai về làm ăn, đặt hàng
“sản xuất ở VN”, lần thứ ba anh về VN nhập cảng cả cô chủ trẻ, con ông giám đốc
hãng đóng bàn ghế. Anh bảo lãnh cô chủ trẻ qua Úc du lịch tham quan..Dĩ nhiên
hàng hoá thì anh ta trình làng với vợ, còn hàng “độc” anh cất giữ tại hotel.
Xui cho anh, cái hôm anh dắt cô chủ nhỏ tham quan thành phố bị vợ anh bắt gặp.
Thế là “tan hàng”. Vợ anh thâu tóm tất cả, còn anh chỉ còn lại những gì mà mẹ
anh cho anh khi mới sinh anh ra. Cô chủ nhỏ cũng chia tay anh quên cả bye bye.
Tội nhất một người bạn đang làm ngành “finance”, về VN bị tiếng sét ái tình đánh quá mạnh, đến nỗi trong lúc đang ôm ấp người đẹp, thì xuất hiện một tên đàn ông xưng là chồng cô gái, hắn bắt anh phải biết điều nếu không sẽ giết chết anh. Sau khi trấn lột anh hắn xô anh xuống lầu, anh rơi trúng băng ghế xi măng lề đường bể đầu. Anh được đưa vào nhà thương VN cấp cứu. Kết quả khi anh được chuyển về Úc, anh trở thành “người gỗ” muôn đời.
Có nhiều người khoe “mình có số đào hoa”, về VN có nhiều em theo, thậm chí còn tỏ ra mình thật thà “tôi có nói cho em biết là tôi có gia đình”, nhưng em nói “không sao làm người tình của anh là đủ rồi”. Thật tôi không hiểu sao ông bạn tôi thật thà như vậy. Đàn bà ở VN cần cặp với đàn ông có vợ, chứ đàn ông không vợ, họ không cần. Lý do dễ hiểu “có vợ, ly dị vợ mấy hồi”. Khi cá đã cắn câu rồi, lúc đó mới giựt. “anh à em cần mấy ngàn,..” em cần mua xe máy.. em cần tiền sửa nhà..”, rồi anh ơi em có bầu...thế là xong... còn đàn ông không có vợ hay vợ ly dị là đàn ông có vấn đề, không có tiền, không có tài sản, đàn bà VN không cần loại đàn ông đó. Ông bạn thật thà của tôi chắc sẽ được Chúa ban cho Thánh Giá trong một ngày rất gần..
Tuấn Linh
... Đi đâu thì đi , nhưng KHÔNG QUÊN được CUỘC NGUỒN DÂN TỘC ..... ĐỜI là thế đó
ReplyDelete