Người
ta nói con đường Phật giáo là con đường Trung Đạo, tức là “con đường giữa”.
Và
nói đến “con đường giữa” là chúng ta nghĩ đến “chừng mực”, như là “đừng uống rượu
thái quá, uống vừa đủ thôi.” Nhưng “chừng mực ngay ở giữa” không phải là “Trung
Đạo” của Phật gia, mà đó là “Trung Dung” của Khổng giáo.
Trung
Đạo, con đường giữa, của Phật giáo là:
Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc
Sắc tức là Không, Không tức
là Sắc
(Bát Nhã Tâm Kinh)
Có mà là Không, không mà là Có.
Tức
là ta không “chấp có”, tức là không bám vào “có”, mà cũng chẳng “chấp không”, tức
là không bám vào “không”.
Không
chấp vào hai cực đoan “có, không”, chọn con đường giữa (có mà là không, không
mà là có), đó là Trung Đạo.
Cho
nên:
-
Anh yêu em tha thiết vì em có đó, nhưng em vẫn là mộng ảo bọt bóng nên anh sẽ
không điên vì ghen mà đi giết người.
-
Tôi yêu tiền vì tiền có đó và làm được nhiều điều, nhưng tiền vẫn là mộng ảo bọt
bóng nên tôi sẽ không đi ăn cướp để có tiền.
“Có
mà là không, không mà là có” là vậy đó.
Đó
cũng là vô chấp, vô trụ của Phật gia.
Vô
chấp là có thể làm mọi điều mà không chấp vào đâu (Chứ vô chấp không có nghĩa
là không làm gì).
Vô
trụ là có thể đứng bất kì nơi đâu, nhưng không dính cứng vào đâu (Chứ vô trụ
không có nghĩa là không đứng ở đâu cả, không có lập trường gì cả).
Con
chim “trụ” (đứng) ở khắp nơi–cành cây, sân cỏ, tảng đá– nhưng chẳng “trụ” (dính
cứng) vào đâu cả, nên chim mới có thể tự do đi lại và bay lượn khắp trên trời
dưới đất.
Đó
là Trung Đạo của Phật gia. Đó là tự do tuyệt đối—có ở khắp nơi, nhưng chẳng
dính vào đâu cả.
Và
có lẽ đó cũng là vô chấp của Thiên chúa gia: “Ghét tội nhưng yêu người có tội”.
Tội thì vẫn ghét, nhưng vẫn yêu người có tội như tất cả mọi người khác.
Chúc
các bạn luôn vô trụ trên con đường Trung Đạo.
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment