5-
Vài năm sau, khi hai vợ chồng mua được nửa căn
nhà thì cô Kiều thường tự tổ chức lễ Giáng Sinh cho gia đình và mời một số
bạn bè thân sơ xa gần đến chung vui. Ngòai chuyện barbecue ăn uống, cô Kiều còn
bày ra một màn phát quà thật thú vị cho ai nấy đều được vui mà không tốn kém
bao nhiêu. Cô giao cho con gái cô gói mấy chục gói quà rồi đánh số lên mỗi gói.
Ai bắt thăm được số nào thì lãnh gói quà mang số đó bất kể là món gì, từ món
hai ba đồng cho tới mười, mười lăm đồng. Nhờ vậy, khi tàn cuộc ra về ai
cũng thích chí vui cười hả hê, còn dặn cô năm sau xin đừng bỏ sót họ sau khi
nói Bye bye, see you next year, merry Christmas và happy new year.
Sau đó thì cô dọn dẹp “đã đời” cho tới khuya,
nhưng có hề gì, thấy người ta vui, mình cũng vui lây, nhứt là ông xã cô, lương
công chức ba đồng ba cọc nhưng lại thích làm Mạnh Thường Quân. Từ khi làm việc ở
những trung tâm tiếp cư người tị nạn, thầy Tâm đã gặp gỡ biết bao là đồng hương
đồng bào. Vốn tánh hay thương người, ai nhờ cậy việc gì thầy cũng sẵn lòng giúp
đỡ, ai than ai thở thầy cũng chở về cho uống cho ăn khiến cô Kiều cuối tuần nào
cũng phải nấu nướng ê hề mệt ngất ngư. Âu đó cũng là cái nghiệp vay trả của
hai vợ chồng cô, có lẽ.
Rồi một ngày kia con gái cô đi lấy chồng. Thằng
rể của cô là người gốc Tây Ban Nha di dân theo cha mẹ từ lúc năm sáu tuổi.
Gia đình bên sui gia chỉ có hai thằng con, ngòai ra không có thân nhân nào ở
Úc cho nên từ khi làm thông gia với vợ chồng cô, mỗi năm cứ đến lễ
Giáng Sinh, sui gia Tây mời sui gia Việt đón Giáng sinh chung vào đêm Chritmas
Eve.
Theo tập tục người Âu Mỹ, ăn Noel là phải có gà tây đút lò cho nên năm nào bà sui Tây cũng đút lò một con turkey sáu, bảy ký, phải bốn tới năm tiếng đồng hồ mới well cooked. Ngòai ra bà còn làm thêm thịt heo quay, sausage Tây Ban Nha và đặc biệt là món Russian salad ăn kèm. Quà cáp thì thôi chật cả một góc phòng, nhứt là từ khi có thêm bốn đứa cháu nội, con của hai thằng con trai, từ một cho tới bảy tuổi, đồ chơi thùng nào thùng nấy cở bằng một phần tư mặt bàn.
Theo tập tục người Âu Mỹ, ăn Noel là phải có gà tây đút lò cho nên năm nào bà sui Tây cũng đút lò một con turkey sáu, bảy ký, phải bốn tới năm tiếng đồng hồ mới well cooked. Ngòai ra bà còn làm thêm thịt heo quay, sausage Tây Ban Nha và đặc biệt là món Russian salad ăn kèm. Quà cáp thì thôi chật cả một góc phòng, nhứt là từ khi có thêm bốn đứa cháu nội, con của hai thằng con trai, từ một cho tới bảy tuổi, đồ chơi thùng nào thùng nấy cở bằng một phần tư mặt bàn.
Roast turkey & roast pork
Russian salad
Về chuyện mua quà, lúc đầu cô Kiều còn tự đi
mua sắm, lựa chọn món này món nọ sao cho có ý nghĩa, nhưng về sau cô hết
biết mua thứ gì khi mà nhà có bao nhiêu người thì phải mua bao nhiêu thứ
đồ tặng, nào cho cha mẹ cô, ông xã cô, nào cho vợ chồng con cái người em gái,
em trai, nào cho con, cho cháu, cho rể, cho sui gia và cả gia đình thằng em
của thằng rể nữa. Thiệt là phát điên được. Vì thế bây giờ cứ gần tới Noel, cô
giao khóan cho con gái cô vốn là shop alcoholic, đưa tiền cho nó bảo nó rằng con
nghĩ coi mua món gì được thì mua hết giùm cho má đi, rồi gói luôn, chớ tao mà
lôi ba mày đi vòng vòng là mặt ổng sẽ đen thui đen sì như Bao Công
chưa phá được án, ổng làm tao stress phải uống thuốc an thần mấy bữa cũng
chưa hết.
Ông nội, ông ngoại và các cháu mở quà
Cũng vì chuyện nhờ con gái mua quà mà tới lúc mở
quà nhiều khi xảy ra những chuyện ngớ ngẩn cười ra nước mắt. Chẳng hạn như khi
bà sui mở gói quà, bà chợt sáng mắt kêu lên mừng rỡ rồi chạy lại ôm cô hun một
cái nói một hơi là thank you very much, I’m so happy with your
present, you know what I want (cám ơn chị lắm, tôi rất thích quà của chị , chị
biết ý tôi quá). Cô ngẩn người không biết mình cho bà ta cái gì
mà bả vui dữ vậy. Cô cũng nói trả lễ you’re wellcome, as long as you like it
(không có chi, miễn chị thích là được rồi) . Rồi cô liếc qua nhỏ con gái
như thầm hỏi con mua cho bả cái gì vậy.
Đến phiên cô em dâu của thằng rể mở quà của con nó ra coi (cô này vốn là bạn thân học high school với con gái cô), nó cầm lên ướm
ướm lên người con nó rồi cười toe tóet nói it’s perfect right, thank
you K. You’re so kind, every year you give us a lot, we are so lucky
(thiệt là vừa, cám ơn cô nghe. (Cô tử tế quá, năm nào cũng cho tụi con nhiều
quà, tụi con thật có phước). Cô cũng không biết mình cho con nó cái quần
cái áo gì mà nó nói vừa khít thành ra cô tương kế tựu kế nói theo. So you
don’t need to change. If you want a bigger size, Agnes (tên con gái cô) still
keeps the receipt (vậy là cháu không cần đổi gì hết phải không, nếu muốn
đổi size lớn hơn thì Agnes còn giữ receipt kìa) . Sực nhớ ra mình nói hớ cô
vội khỏa lấp that’s nothing Michelle, we are family (không có bao nhiêu đâu
Michelle,, mình là người nhà cả mà ).
Đến lượt cô mở quà của bọn họ, cô cũng giả bộ tấm
tắc khen Wow!, What a wonderful! mà trong đầu thì đang tính coi về
kiếm ai cho lại chớ nhà đã hết chỗ chứa. Đời đúng là một trường thiên bi
hài kịch mà tất cả mọi người đều là diễn viên điệu nghệ không cần phải học
tuồng và tập dợt trước.
Những mùa Giáng Sinh đáng nhớ trong đời
cô Kiều chỉ có bấy nhiêu và tới đây có lẽ đã là chặng áp cuối. Từ đây cứ như thế
mà lập đi lập lại cho đến mãn đời. Tới tuổi đời này cô đã vỡ lẽ, đã ngộ
ra nhiều thứ mà lúc trẻ cô không lý giải được duy chỉ có một điều cô rất thắc mắc
là tại sao tội lỗi lòai người đã được Chúa xuống trần cứu chuộc mà con
người vẫn cứ mãi trầm luân trong biển khổ triền miên. Chúa vác thập tự giá chỉ
một lần và chỉ một chặng đường đến đồi Golgotha trong khi lòai người phải vác
thập giá suốt cả một kiếp từ lúc sơ sinh cho đến lúc lìa trần. Chắc chắn không
có ai muốn sinh ra làm người nhưng vì sao lại phải hiện hữu ở cõi thế gian này
để hứng chịu trăm cay ngàn đắng. “Sinh, Lão, Tử” thì cũng được đi. Từ “Sinh”
cho tới “Lão” là đã trải qua biết bao nhiêu gian nan thử thách, đã đủ bầm dập tả
tơi. Vậy mà còn thêm chữ “Bệnh” trước chữ “Tử” khiến thân xác con người
phải chịu thêm lắm nỗi đọa đày thống khổ trước khi lết được tới bên nấm mồ
để yên giấc ngàn thu. Như thế thì nhân lọai có được cứu rỗi gì đâu? Và nếu thế
thì chân lý của Đấng tòan năng là thế nào? Có ai thấu đạt huyền cơ, ngộ đạo đất trời
thì xin giùm giải đáp. Mong lắm thay!…
Mùa Giáng Sinh 2010
Người Phương Nam
Cám on chị NPN cho đọc bài viết về Cô Kiều qua những chặng đời xuôi ngược đến bến tự do và an cư với gia đình con cháu đề huề. Người đọc chỉ mong gia đình cô từ nay được hưởng nhiều an lành hạnh phúc. Lẽ trời gắn với định mệnh mỗi ngươì là huyền cơ khó đoán!
ReplyDeleteHồng Thúy
Cám ơn lời chúc lành của Hồng Thúy, một cô em rất hòa ái tế nhị dễ thương.
DeleteThân thương.
NPN
Bài nầy cũ rồi nhưng đọc lại vẫn thấy hay và vui, sui gia sum hợp không gì hạnh phúc bằng, ở Mỹ thì không những có ngày Giáng Sinh mà ngày Thanksgiving cũng là ngày con cháu tề tựu đông vui, mỗi nguoi đem đồ ăn tới góp lại ăn cũng vui lắm, hai ngày nầy là Lễ lớn nhất trong năm, riêng Giáng Sinh thì có quà cho con cháu, con mà có Job thơm thì tặng đồ quý giá cho Bố mẹ như IPad ...IPhone ...cũng vui và hạnh phúc lắm.
ReplyDeleteCám ơn chi gữi bài hay và vui, chúc chi Giáng Sinh năm nay vui hơn năm trước.
KP.
Năm nay cũng như mọi năm, gia đình mình cũng qua nhà sui gia chung vui. Rồi đến Tết Tây thỉ mình mời lại. Tụi nhỏ năm nay lớn hết rồi, không thích đồ chơi nữa nên ông bà để tiền vô bao thơ lì xì cho tụi nó muốn mua gì thì mua.
DeleteCám ơn chị KP. Chúc chị cùng gia quyến Giáng Sinh vui vẻ, năm mới bình an, sức khỏe dồi dào.
TK