Đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt bằng cách giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31 của PGS.TS. Bùi Hiền - nguyên phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Một ví dụ về chữ viết hiện tại và chữ viết cải tiến theo đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền (Ảnh: M.Q)
Ngay sau khi cuốn sách “Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển” trình bày đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt cũng như vì sao phải cải tiến.
Trong đó, tác giả này cho rằng, cho đến thời điểm hiện tại, chữ quốc ngữ mà chúng ta dùng đã không còn hợp lý nữa, gây khó khăn cho người dùng khi những quy định chưa thống nhất nên quá trình giải nghĩa gặp những bất cập khác nhau.
Hiện nay, chúng ta dùng rất nhiều chữ để diễn đạt âm vị cũng như cách đọc: Việc dùng các phụ âm đứng đầu như: S-X (sôi, xôi); Tr-Ch (tre, che); C-K-Q (cuốc, quốc, ca, kali), …hay việc chúng ta dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng/Ngh, Nh.
Từ những bất cập và khó khăn trên, tác giả Bùi Hiển đã đề xuất tiến tới phương án tối ưu, giảm thiểu những phức tạp trên bằng cách chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
Cụ thể, chúng ta sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt và thêm một số chữ cái tiếng Latin cho dễ sử dụng như: F, J, W, Z. Cùng với đó, chúng ta sẽ tiến hành thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên.
Ví như: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Như vậy, với đề xuất này, chúng ta sẽ giảm được những khó khăn cho người dùng, không gây lẫn lộn và bất cập. Theo đó, bộ chữ cái tiếng Việt chỉ còn 31 kỹ tự thay cho 38 ký tự như hiện nay.
Ngay sau khi ý tưởng này được đưa ra đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Một giáo viên dạy văn tại trường THPT trên địa bàn Hà Nội xin được giấu tên cho hay: “Nếu để ý kỹ sẽ thấy, hiện nay hiện diện của chữ quốc ngữ trong các tác phẩm văn học gần như không gây ra hiểu nhầm vì nó được quy định và được dạy cho các con ngay từ bậc mầm non. Vì thế, gần như không có sự nhầm lẫn. cũng như các văn bản hành chính đều gần như không có hiểu nhầm đáng kể. Vì thế, tôi nghĩ không cần tiến hành những cải cách như nói trên. Đó là chưa kể, các văn bản hành chính từ hay các tư liệu thì thay đổi thế nào? Nếu giờ thay đổi thì thế hệ sau đọc tư liệu sẽ phải dịch như mình dịch tiếng nước ngoài? Như thế sẽ rất phức tạp”.
Một ý kiến khác cho rằng, chúng ta nên giữ gìn sự trong sạch của Tiếng Việt. Nếu thay đổi như đề xuất thì sẽ khó giải nghĩa từ hơn trước. Đó là chưa kể đến sự tinh tế trong tiếng Việt. Chúng ta nên giữ đúng bản sắc của ông cha, đừng chạy theo bất cứ nước ngoài, du nhập theo kiểu “hòa tan”.
Nguồn: vnmedia.vn
Ở Việt Nam, dạo này tiến sỹ chạy đầy đường và ngoài ra nhà nước còn có chỉ tiêu (Cho đến năm 2020) đào tạo 20 nghìn tiến sỹ nữa .... Mà "Sĩ khí rụt rè gà phải cáo." .... Chả được cái tích sự gì cả. Chắc ông phó giáo sư tiến sĩ này .. lại muốn in ra rồi bỏ một loạt sách giáo khoa nữa đây ....
ReplyDeleteMấy con khỉ tiến sĩ Trường Sơn này lâu nay ăn không ngồi rồi, rửng mỡ nên nghĩ đại ra 1 cái gì để lưu "xú danh" muôn thuở đây mà. Chán!
ReplyDelete