Đề cập đến sức khoẻ,
chúng ta thường nghe những câu phổ biến như : “Sức khoẻ là vàng” “Sức khoẻ quý
hơn vàng” “Chúng ta thường mơ ước rất nhiều điều, nhưng khi bệnh tật, chúng ta
chỉ còn ước một điều duy nhất: đó là có sức khoẻ” “Mất sức khoẻ là mất tất cả”
“Sức khoẻ là trụ cột của cuộc sống”…
Chúng ta có thể đã quan tâm nhiều đến tầm quan trọng của sức khoẻ nhưng “Sức khoẻ là gì” thì dường như có nhiều
kiểu định nghĩa khác nhau tuỳ theo trình độ hiểu biết của mỗi người. Đến nay,
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO ) đã đưa ra định nghĩa chuẩn về sức khoẻ như sau :
“Sức khoẻ không chỉ là tình trạng
không bệnh, tật của cơ thể, mà còn là trạng thái tinh thần bình an, tâm lý
thoải mái với tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống”
Điều đó có nghĩa sức khoẻ được cho là bao
gồm tình trạng của cả tinh thần lẫn thể chất. Chúng ta có thể bổ sung cho đầy
đủ hơn định nghĩa về sức khoẻ như sau : “ Sức khoẻ của một người là kết quả
tổng hoà của tất cả các yếu tố tạo nên tinh thần và thể chất của con người ấy”
* THỂ CHẤT:
Ăn Uống :Mỗi cá nhân có biết ăn uống
đúng hay không ( Chọn chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp bản thân
mỗi người về cơ địa, thể lực, tuổi tác, nhu cầu dinh dưỡng trong từng tình
trạng sức khoẻ.)
- Hít Thở : Mỗi cá nhân có biết cách
thở đúng hay không (Hít thở sâu và chậm rãi bằng mũi, làm tăng dung tích phổi,
tăng dưỡng khí nuôi dưỡng các tế bào cơ thể. Nên tập thở bụng (hít vào bụng
căng, thở ra bụng xẹp) là cách thở phù hợp tự nhiên , mang nhiều năng lượng
sống cho cơ thể)
- Sinh Hoạt : Mỗi cá nhân có biết sinh
hoạt điều độ, chừng mực hay không (, giữ nhịp điệu sinh học của cơ thể phù hợp
với nhịp điệu vận hành của tự nhiên giới. Các hoạt động nên hướng về mục tiêu
phát triển và tiến hoá tinh thần, giảm thiểu những hoạt động thiên về hưởng thụ
vật chất. )
- Vận Động : Mỗi cá nhân có biết vận
động thể lực đúng hay không ( Các động tác cơ bản của con người là Đi, Đứng,
Nằm, Ngồi. Các tư thế vận động của các khớp trong cơ thể là cúi, gập, ưỡn,
ngửa, co, duỗi, nghiêng, quay, phải trái, trước sau.
Thường xuyên vận động cơ thể ở tất cả
các động tác cơ bản, tất cả các tư thế hoạt động của các khớp để cơ thể luôn
mềm dẻo linh hoạt và cân bằng) .
* TINH THẦN:
Đây là phần quan trọng của con người. Trước mỗi tình huống, con người đều có nhận thức. Tuỳ theo nhận định tích cực hay tiêu cực mà con người có cảm xúc tích cực hay tiêu cực . Các tình chí phát sinh là Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Bi, Dục, Khủng. Những tình chí này nếu có tần suất dầy hoặc/và ở mức độ cao sẽ tác động đến cơ thể vật chất. Cảm xúc làm não bộ sản xuất ra các Nội tiết tố tương ứng với từng tình chí làm ảnh hưởng đến cơ quan chịu tác động của các nội tiết tố này.
- Hỉ, Ái (vui, mừng, cảm động, yêu thương) thái quá , hại Tâm
- Nộ, Ố (giận, ghét, oán, thù) thái
quá, hại Can
- Bi (buồn bực, thất vọng, chán nản)
thái quá, hại Phế
- Dục (lo nghĩ vì (muốn)) thái quá,
hại Tỳ
- Khủng (sợ hãi) thái quá, hại Thận
Cảm xúc làm hơi thở thay đổi theo các tình chí và nhịp tim cũng thay đổi theo hơi thở, điều này trực tiếp tác động đến hệ tuần hoàn và hệ hô hấp, gián tiếp ảnh hưởng đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế, trạng thái tinh thần thường xuyên bất ổn trầm trọng hay gây nên các bệnh nội thương cho cơ thể.
Chúc các bạn có một sức khỏe tốt cả về
thể chất lẫn tinh thần !
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment