Saturday, February 15, 2014

Bia Đá


Tôi đi ngang qua một ngôi đền đang xây cất dở dang. Tôi chợt tự hỏi, “Có nhiều đền, nhiều chùa, nhiều thánh đường quá rồi, sao người ta cứ xây thêm thế nhỉ? Càng ngày, con người càng ít đi lễ lạy hơn, thế mà người ta vẫn xây, để làm gì nhỉ? 

Tôi suy nghĩ và loay hoay tìm câu trả lời, nhưng tôi không thấy thỏa mãn với những lý do, ý kiến tôi đưa ra. Tôi bèn đến hỏi thăm một lão thợ nề đang đứng xây cánh cổng đền. Câu hỏi của tôi làm lão ta bật cười và lão ta dắt tôi đi vào bên trong đền. Đằng sau ngôi đền đang xây, tôi thấy có nhiều tảng đá cắt dở dang và có tảng đang được người thợ khắc chạm những hình tượng thần thánh. Tôi tự nghĩ có lẽ những ngôi đền xây lên để thờ những bức tượng này. Nhưng không, ông lão thợ nề dắt tay tôi đi sâu tút vào bên trong nữa. Ở mãi tút đằng sau ngôi đền, có một nhóm vài ba người thợ đang khắc chạm tỉ mỉ trên một viên đá. Lão thợ nề nói: “Đây đây, những ngôi đền được xây lên cho những cái này đây.” 

Tôi há hốc miệng ra nhìn và hiểu hoàn toàn. Những người thợ đang đẽo gọt, khắc chạm tên những “người quyên tiền đóng góp xây cất ngôi đền.” Người nào cho tiền nhiều nhất, tên họ sẽ đúc lên trước nhất. Thì ra người ta xây chùa, xây đền, xây nhà thờ không phải để tu hành, mà cốt chỉ khoe khoang, mua danh bán lợi. Xây đền để được người khen ngợi, chiêm ngưỡng, xây chùa để tên được đúc vào bia đá công danh. Cái vòng tròn lợi danh xoay con người thật nghiệt ngã, nhưng con người vẫn hám lợi, tham danh đua nhau húc đầu vào chỗ chết. 

Để tôi kể bạn nghe một câu chuyện: 

“Ngày kia, có một người giầu có muốn cúng 10,000 đồng tiền vàng lên Thánh Shree Nathji. Ông ta đến trước bệ tượng Thánh và cẩn thận đếm từng đồng tiền vàng xếp thành chồng một. Từng cử chỉ, từng động tác của ông ta đã lôi kéo sự tò mò của người khác. Họ vây xung quanh ông ta và xầm xì khen ngợi hâm mộ sự giầu có và hảo tâm của ông ta. Khi ông ta đặt đồng tiền vàng cuối cùng xuống và liếc nhìn đám đông, ánh mắt của ông ta cũng loé sáng sự kiêu hãnh như ánh sáng của đồng tiền vàng kia. 

Ông ta đến gặp một vị tu sĩ ở đền và trịnh trọng nói: 

- “Đây là 10,000 đồng tiền vàng, tôi dâng lên Thần Shree Nathji.” 

- “Ông hãy mang vàng của ông về đi. Thần không nhận đâu,” vị tu sĩ nói. 

- “Vì sao?” lão ta ngạc nhiên hỏi. 

- ”Vì niềm tin tôn giáo và công đức không thể phát xuất từ vật chất tiền bạc được. Ông đem sự kiêu hãnh, ngạo mạn, tham lam để cầu được vào ngưỡng cửa thiên đàng thì không bao giờ có chuyện đó xẩy ra được. Hãy về đi!”

Sưu tầm

1 comment:

  1. Ít nhất trong 2000 năm qua , tôn giáo chưa từng được chứng minh kết hợp được con người gần gũi yêu thương con người trong cộng đồng nhân loại mà ngược lại chiếntranh tôn giáo hầu như suốt 2000 năm cho đến ngày nay vẫn không có cơ cạn nguồn....
    Nguyên nhân hầu hết đều bắt nguồn từ tôn giáo thờ thần linh Thượng đế tối cao chí thánh....
    Ít nhất 2000 năm hàng tỉ tỉ tỉ tỉ con người không thấy thượng đế nhưng chết vì thượng đế suốt 2000 năm qua cho đến ngày nay vẫn không có cơ cạn nguồn ???không những con người chết vì thượng đế mà cũng là chết vì cái bánh vẽ thiên đường ?
    Như thế tín đồ thờ thần linh ắt hẳn yêu thương thượng đế tốt bực ? NO , giả tì thương đế nếu có và ngài nói rằng Đan mạch tụi mày là lũ sát nhân tao không cho lên thiên đường , vậy nghĩ xem họ còn có thương thượng đế nữa không ?
    Thưa các bạn may mắn cho nhân loại là PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY LÀ MỘT TÔN GIÁO KHÔNG CÓ THẦN LINH , ĐÂY LÀ MỘT TRIẾT LÝ SỐNG TỐT ĐẸP GIỮA CON NGƯỜI VÀ CON NGƯỜI ....
    Con người có tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhưng về phương diện tâm linh siêu hình con người của 2000 năm trước vẫn là con người của 2000 năm sau độc ác tham lam sân hận dữ tợn ...
    Nhà bác học Vật lý được giải thưởng Nobel Albert Einstein, được coi là nhà bác học phi thường nhất của thế kỷ 20 và cũng được bầu là nhà bác học vĩ đại nhất của 20 thế kỷ vừa qua đã từng tuyên bố : NẾU CÓ MỘT TÔN GIÁO PHẢI MÀ TÔI PHẢI THEO THI TÔN GIÁO ĐÓ LÀ ĐẠO PHẬT .....

    ReplyDelete