Sunday, February 9, 2014

Giá Trị Cuộc Sống - Sướng Và Khổ

Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: “Bạn hãy chứng minh bạn khổ.


Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm ‘bán mặt cho đất – bán lưng cho trời’. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!...
Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!...
Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
Thí sinh thứ tư toan đặt bút xuống viết thì khựng lại. Rồi anh suy nghĩ có vẻ rất căng thẳng. Cuối cùng, quyết định nộp giấy trắng.
Kết quả cuộc thi: Ba thí sinh đầu tiên được 1 điểm an ủi vì đã có… công viết. Còn thí sinh thứ tư thì phải lên gặp thầy để trình bày rõ lý do tại sao lại để giấy trắng.
Trong giờ sửa bài, giáo sư nhận xét chung:
    - Các bạn không được điểm cao vì bài các bạn không thể hiện được tư duy sâu sắc. Các bạn chỉ liệt kê những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời. Ai cũng làm được như thế. Thực ra nó không đủ chứng minh rằng các bạn khổ vì góc nhìn đó quá hẹp.
Rồi giáo sư quay sang thí sinh thứ tư và hỏi:
    - Tại sao bạn để giấy trắng?
    - Thưa giáo sư, thoạt đầu tôi cũng có khuynh hướng vội vàng liệt kê như các bạn kia. Nhưng tôi chợt giật mình…
     - Sao bạn lại giật mình?
     - Dạ, xin cho phép tôi đứng lên trước mọi người để trình bày được dễ dàng hơn.
Thế rồi cậu khập khiễng bước lên trên. Quay xuống nhìn mọi người, cậu nở một nụ cười thân thiện. Người ta thấy mặt cậu một bên bị nám đen. Cậu nói:
    - Hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ phải đi làm ngoài đồng, chỉ có chị tôi và tôi ở nhà. Một hôm, chị đang nấu cơm thì bị cháy nhà. Như quý vị thấy, tôi bị phỏng nặng, bây giờ vẫn còn dấu cháy trên mặt. Năm tôi lên bảy, bố tôi qua đời. Một buổi tôi đi học, một buổi tôi phải đi bán vé số ở khu chợ gần nhà để phụ mẹ. Cách đây ít năm, trên đường đi nhà thờ về, có một chú kia nhậu say lái xe tông vào tôi khiến chân tôi bị tật từ hồi đó. Bây giờ mỗi khi trời trở lạnh, chân tôi cũng khá đau. Gần đây, tôi thú thật là tôi yêu một người con gái, nhưng tôi thế này thì làm sao xứng với người ta được!
Trong phòng lúc ấy có nhiều người. Giọng cậu yếu ớt nhưng ai cũng nghe rõ vì bầu khí lặng im đến lạ thường.
 
- Nhưng sao bạn không viết những điều đau khổ này vào bài thi       - Dạ không, vì tôi giật mình. Tôi giật mình khi tôi chợt nhớ lại lời của bạn tôi trong nhà thờ hôm Chúa Nhật. Anh ấy nói với mấy người nghèo khổ rằng: “Anh em thật có phúc.” Thế là tôi khựng lại để suy nghĩ. Rồi tôi nhận ra: để chứng minh tôi thực sự khổ thì tôi phải chứng minh cho được rằng tôi không có gì để hạnh phúc.
Mọi người càng chăm chú. Vị giáo sư lên tiếng:
    - Hay ! Xin lỗi bạn, tôi không phải là Kitô hữu, vậy cho tôi hỏi anh bạn gì gì đó của bạn nói như thế nào về việc may phúc khiến bạn thay đổi cách nhìn như thế ?
     - Dạ thưa giáo sư, bạn tôi tên là Giêsu. Anh ấy nói: “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy những điều đang thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe những điều đang nghe. Nhiều người mong mỏi được như anh em mà không được.” (Mt 13:16-17).
 - Thưa giáo sư, lúc ấy tôi chợt nhìn thấy và nghe được nhiều điều may mắn trong cuộc sống của tôi. Tôi có mẹ có chị. Nhà chúng tôi tuy chẳng kín cổng cao tường nhưng đùm bọc nhau ấm áp. Tôi có trái tim biết rung động. Tôi có lòng quảng đại. Tôi có lương tâm. Tôi có bạn bè nói chuyện. Tôi có nhiều người cầu nguyện cho tôi. Tôi được đi học. Tôi có trí khôn để nhận ra trong cái xui có cái hên, tức là trong nghịch cảnh có ân sủng. 
Ví dụ: Vì lớn lên trong cảnh khó khăn, tôi thấy mình biết cảm thương với người nghèo hơn. Vì mang tật nguyền trên mình, tôi hiểu được nỗi đau của tha nhân. Vì thấy mình giới hạn, tôi đặt niềm tin vào Chúa nhiều hơn. À, cuối tuần nào tôi cũng được cùng mẹ và chị đi Lễ với bà con chòm xóm để nghe Lời Chúa. Vui lắm !

  Hi! Hai sưu tầm & minh họa

4 comments:

  1. Mặc dù là người ngoại đạo , tôi kính trong đức Jesus ? về tư cách và những lời cao siêu thâm sâu của ngài.... nhưng có điều ít người , rất ít ngưòi biết đó là
    1 /- Ngài không hề dựng một tôn giáo nào khi ngài còn tai thế .
    2 /- Tu ? theo tôi không phải là nhắm mắt cúi đầu đấm ngực và sùng bái ...
    3 /-.Bao nhiêu nền hoà bình-Hạnh phúc của nhân loại bị vùi dập và cũng chính tôn giáo thờ thượng đế giết người nhiều nhất trong lịch sử nhân loại ít nhất 2.000 năm nay ...

    ReplyDelete
  2. Mặc dù là người trong đạo, nhưng có nhiều điều tôi thấy vô lý, như chuyện trẻ con mới chào đời phải rửa tội, "Nhân chi sơ tính bổn thiện" . Tội gì mà phải rửa, rửa rồi cũng có sạch luôn đâu! Và tại sao phải xưng tội như kiểu cộng sản bắt tự khai? Tôi không chấp nhận chuyện này. Tôi giữ đạo theo lương tâm tôi. Biết đâu hội thánh đã bày đặt ra giáo điều này nọ chớ Chúa Jesus không bảo vậy.

    Tôi không xưng tội với thánh thần
    Mà chỉ cần tự vấn lương tâm
    Nếu phải tôi đã phạm lầm lỗi
    Thì tự mình sám hối ăn năn

    Cám ơn đã đọc.
    NPN

    ReplyDelete
  3. Ban oi co bao gio Ban pham loi lam voi ai , xong tu ban tha cho ban sao ?? phai co mot nguoi co day du uy quyen de tha toi cho neu Ban that long xung thu va het long an nan hoi tiec ve toi Ban da pham , nguoi do chinh la Thien Chua
    Thien Chua biet con nguoi la yeu duoi , mong don ,nen da yeu thuong lap ra phep giai toi de ban den do xung thu va xin duoc tha thu , mot mau nhiem yeu thuong tuyet voi ma chi co mot minh Thien Chua moi lam duoc thoi ban a

    ReplyDelete
  4. Cám ơn bạn đã nhắc nhở. "Tự mình sám hối ăn năn" không có nghĩa là tự quyền tha thứ cho mình. Quyền phán xét thứ tha vẫn là Thiên Chúa tòan năng. Chính vì tôi có đức tin vững mạnh ở Thiên Chúa, ở Đức Mẹ Maria mà tôi tin rằng mọi việc làm hằng ngày của tôi đều là do ơn trên xui khiến dẫn dăt. Nếu vậy thì không lẽ tôi làm sai ý Chúa hay sao. Mời bạn đọc bài "Cậy Trông" trong mục "Thơ" trang nhà.
    Cám ơn bạn đã đọc và góp ý. Trân trọng

    ReplyDelete