Friday, October 3, 2014

Điều Kỳ Diệu Từ Nếp Cẩm (Nếp Than)

Nếp cẩm hay nếp than còn được gọi là “bổ huyết mễ”, là một loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao và rất nhiều công dụng kỳ diệu.

Nếp cẩm - Món ăn giàu dinh dưỡng

          Trong hạt nếp trắng (tên khoa học là Oryza Sativa) không chứa thành phần gluten, không có vị ngọt.  Một chén 200gr cơm nếp đã nấu chín có chứa 169 calories; 3,5 gr protein; 37 carbohydrate; 1,7 chất xơ; 9,7 cmg selenium và 0,33 gr chất béo.

          Trong hạt nếp cẩm hay còn gọi là "bổ huyết mễ" cũng gồm những thành phần dinh dưỡng trên nhưng chứa một số chất dinh dưỡng cao hơn. Bên trong hạt nếp cẩm so với các loại hạt nếp khác thì hàm lượng protein cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20%. Ngoài ra, nếp cẩm còn chứa 8 loại a-xit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nên loại nếp này góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khỏe cho cơ thể.

       Đặc biệt, nếp cẩm còn có công dụng tăng bổ sung hàm lượng sắt cho cơ thể. Bạn có thể kết hợp món ăn này với một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc… để có thể đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, các món ăn từ nếp cẩm như xôi, cơm rượu nếp cẩm chính là những bài thuốc quý có tác dụng bổ máu, kích thích tiêu hóa, trừ giun sán…

          Chính vì vậy, thực phẩm này góp phần lớn trong việc bảo vệ và mang đến giá trị sức khoẻ, đặc biệt là những người gầy, người muốn tăng cân.


Nếp cẩm - Rất tốt cho hệ tim mạch 

          Theo các nghiên cứu khoa học, trong men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatin và ergosterol. Đây được coi là hai thành phần chính giúp hạn chế tai biến tim mạch, đồng thời tái tạo các mạch máu.

          Hơn nữa, các loại thuốc chữa tim mạch được chế tạo từ men rượu nếp cẩm cũng không gây ra các phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn… Vì vậy, nó mang lại những hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân, nhất là những người phẫu thuật tai biến mạch máu não. Ngoài ra, rượu nếp cẩm còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, rất tốt cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp.

          Một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy gạo nếp cẩm có công dụng rất tốt cho những bệnh nhân tim mạch. Giáo sư David Capuzzi thuộc Trung tâm Y tế Jefferson Myrna tại Philadenphia, Mỹ, đã nghiên cứu trong 5 năm với khoảng 5.000 bệnh nhân bị tai biến tim mạch ở độ tuổi từ 18 đến 70 tại hơn 60 bệnh viện ở Trung Quốc. Số bệnh nhân này được cho dùng một loại thuốc có tên là Xuezhikang, được bào chế từ men của gạo nếp cẩm, chủ yếu chứa chất lovastatine và ergosterol. Kết quả sau 5 năm điều trị cho thấy, tỷ lệ tái tai biến tim mạch đối với số bệnh nhân này đã giảm 45%. Sau phẫu thuật thông mạch, tỷ lệ tái tạo mạch máu tăng khoảng 30%.
           Việc sử dụng thuốc Xuezhikang đã giúp khoảng 33% số bệnh nhân tim mạch tránh khỏi tử vong. Đặc biệt, nếu so với số bệnh nhân tim mạch không được sử dụng, thì tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân được điều trị bằng loại thuốc trên thấp hơn khoảng 66%.


Nếp cẩm - siêu thực phẩm chống ung thư mới

          Các nhà khoa học ở ĐH Bang Louisiana đã phân tích mẫu cám của nếp cẩm trồng tại miền Nam nước Mỹ. Họ phát hiện thấy sự hiện diện của chất chống ô-xy hóa anthocyanin. Chất chống ôxy hóa này chính là nguyên nhân tạo ra màu nâu đen của nhiều loại rau quả, chẳng hạn như quả nam việt quất và hạt tiêu đỏ. Chúng cũng tạo màu sậm cho nếp cẩm.

          Nhà khoa học thực phẩm, BS Zhimin Xu cho biết: “Hàm lượng chất chống ôxy hóa anthocyanin trong 1 thìa cám nếp cẩm nhiều hơn 1 thìa nam việt quất mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn.

          Nghiên cứu cho thấy chất chống ô-xy hóa tạo màu sậm này sẽ “quét” sạch các phân tử gây hại, giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa tổn thương AND mà có thể dẫn tới ung thư.

Công dụng "trên cả tuyệt vời" của nếp cẩm 2

Nếp cẩm – Tốt cho hệ tiêu hóa

          Nếp cẩm là một món ăn có vị ngọt, tính ẩm, dễ tiêu hóa, làm ấm bụng. Vì thế, cơm nếp cẩm rất tốt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc mắc các căn bệnh về dạ dày. Trong thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có tác dụng chữa một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng.

Bài thuốc chữa bệnh
          Nếp nói chung đều có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Gạo nếp nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử, nhất là những người bị viêm loét bao tử không thể tiêu thụ cơm tẻ. Do hạt nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan, nên nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng... Người thường xuyên bị ói mửa, có thể lấy một nắm nếp rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống từ 6-7gr với nước nguội.

          Đó là những công dụng đối với sức khỏe mà bất cứ loại nếp nào cũng có.

          Tuy nhiên, đối với nếp cẩm, điều kỳ diệu là chúng còn có công dụng tăng sự hấp thu sắt cho cơ thể khi kết hợp với một số loại thực phẩm : rau xanh, trái cây, thịt nạc. Xôi hoặc cơm rượu nếp cẩm cũng là một bài thuốc quý bổ huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu hóa... Đặc biệt, phụ nữ sau sinh dễ gặp tình trạng thiếu sữa hoặc thiếu sắt, ăn nhiều nếp cẩm cũng giúp khắc phục tình trạng trên.


Nếp cẩm - Tác dụng làm đẹp da 

          Lớp màng đen bên ngoài của nếp cẩm chứa nhiều vitamin E. Đặc biệt, rượu nếp cẩm lên men còn chứa nhóm vitamin B cùng nhiều vi chất có lợi khác. Vì thế, loại gạo này còn được sử dụng với mục đích làm đẹp, giúp làm ẩm và phục hồi làn da một cách hiệu quả.

Cách làm:  dùng rượu nếp cẩm giã nhuyễn để làm mặt nạ, mỗi tối trước khi đi ngủ đắp khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp nếp cẩm, sữa và trứng gà để làm mặt nạ. Nó sẽ giúp làn da trắng đẹp hơn rất nhiều đó!
Cơm rượu nếp cẩm
Nguyên liệu:
1kg nếp ngon, 20 gr men ngọt, 50gr đường, 50gr nước, 1 muỗng cà phê muối, 1 mâm khay sạch, 1 hũ thủy tinh sạch, có nắp đậy.
Chế biến:
Giã men viên thành dạng bột cho nhuyễn. Chuẩn bị một tô nước lọc. Vài miếng ni-lông sạch, cắt miếng sao cho lọt lòng hũ dùng làm cơm rượu.

          Sau khi vo nếp, cho vào 1 muỗng cà phê muối và nước vừa đủ nấu nếp thành xôi cho chín ráo, không nhão. Trong khi xôi còn đang nóng trải mỏng ra khay rồi rắc đều men bột lên xôi. Vo xôi nếp cẩm thành từng viên tròn nhỏ, sắp đều vào hũ, sắp được một lớp xôi viên thì lót lên mặt xôi một miếng ni-lông rồi sắp tiếp lớp xôi khác, chỉ cho xôi viên vào chừng 4/5 dung tích hũ, đậy kín nắp. 

          Tùy thời tiết và chất lượng men, để qua 1-2 ngày khi thấy nước rượu dâng lên được 1/2 hũ, nấu tan khoảng 50gr đường/50gr nước châm vào hũ cơm rượu.


          Cách đây cả thế kỷ, nếp cẩm được coi là thức ăn cao quý mà chỉ có vua chúa mới được ăn. Ngày nay, nếp cẩm là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của nhiều người dân châu Á, trong các món mỳ, sushi và tráng miệng.
Các nhà kinh doanh cũng có thể dùng cám nếp cẩm hay các loại cám của ngũ cốc khác để làm ngũ cốc ăn sáng, nước uống, bánh và các thực phẩm tốt cho sức khỏe.

          Gạo lức giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng bởi vì có hàm lượng vitamin E và các chất chống ô-xy hóa cao hơn. Nhưng theo BS Xu, các loại gạo có màu tím hay đen là tốt cho sức khỏe hơn.

          Các nhà khoa học cũng khuyên nên dùng nếp cẩm để làm chất tạo màu thực phẩm, vừa tự nhiên vừa tốt cho sức khỏe. Bởi nhiều nghiên cứ cho thấy 1 số chất tạo màu có thể góp phần gây ra ung thư và các vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ.

Mời click vào ảnh để xem món chè nếp than


Huy Thái sưu tầm

No comments:

Post a Comment