Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng.
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.
Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả.
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ.
Biên dịch : Bình Minh ( STV online).
Như ông cha ta thường nói "cái nết đánh chết cái đẹp",tức là ý nói cái đẹp nội
ReplyDeletetâm át hẳn vẻ đẹp bề ngoài.Do đó có thể nói rằng tác giả bài này nhận định rất
đúng về "dung mạo đẹp",khi ông cho rằng người ta trước hết cần có một nội tâm
đẹp.Tuy nhiên,sự nhận định này có vẻ chung chung với 9 đặc điểm như thế,làm
cho người đọc mơ hồ không biết cái đẹp nội tâm là thế nào,không biết nó xuất
phát từ đâu để mà thực hiện.Vì vậy,ở đây mạn phép nói rõ cái gốc xuất phát vẻ
đẹp nội tâm chính là sự thật Vô Ngã vậy.Nghĩa là người ta chỉ cần thể hiện Vô
Ngã liền được vẻ đẹp nội tâm hoàn toàn.Ta hãy xét kỹ 9 điều tác giả đã nêu,thử
xem có phải xuất phát từ chỗ Vô Ngã hay chăng?
1/"Người cam tâm tình nguyện chịu thiệt",thử hỏi người này nếu không Vô Ngã thì sao có thể chịu sự thiệt thòi cho tự ngã mình?Bản chất của tự ngã là luôn tranh lợi cho mình,cả khi làm việc từ thiện cũng vẫn cầu phúc cho ngã,nó
có chịu thiệt bao giờ.
2/"Người thích chiếm phần hơn,ích kỷ keo kiệt sẽ không thành tựu được gì",
người này chẳng phải là kẻ vị ngã đó sao?Đối với những người vị kỷ ngã mạn
trên đời không ai yêu mến giúp đở,làm sao mà được thành tựu chuyện gì?
3/"Người chỉ nói chuyện về mình",người này trên đời chỉ biết có mình,không
cần biết đến ai khác kể cả cha mẹ anh em bè bạn,đó há không phải là người ái
ngã ích kỷ đó sao?Nếu biết quên Ta tức là quan tâm người khác.
4/"Người biết đối xử tử tế với thân nhân,quan tâm và khoan dung với người
khác",người này nếu không quên Ta thì không bao giờ làm được chuyện này.
5/"Người có năng lực an vui cho mình và cho mọi người",tức là người này có
thể tiêu trừ tất cả phiền khổ trên đời.Nên biết cái gốc phiền khổ chính là tự ngã,
vì thế cũng biết năng lực trừ khổ chính là Vô Ngã vậy.
6/"Biện pháp giải quyết phiền não là quên nó đi",chỗ này tác giả lầm to.Vì sao?
Vì tánh của phiền não là không thể quên,ta càng muốn quên nó càng củng cố.
Vậy thì làm sao giải quyết phiền não?Chỉ có một cách duy nhất để giải quyết rốt
ráo mà thôi,đó là thể hiện Vô Ngã vậy.Thể hiện thế nào?Là thấy mà không thấy,
là nghe mà không nghe,là biết mà không biết,đó là thể hiện Vô Ngã.Tất nhiên mọi
người sẽ thấy việc này khó hiểu khó làm,bởi nên có biết bao người học Phật mà
vẫn không thể "tín giải phụng hành",kể cả sư tăng họ vẫn chấp ngã mà thành tà
sư đó thôi.Như thế làm sao thể hiện Vô Ngã bây giờ?Người học Phật cần phải
nỗ lực tham cứu Phật Học cho thật chín chắn kỹ càng,có vậy mới được giác ngộ sự thật Vô Ngã của thân tâm mình,như thế mới có thể thực hiện Vô Ngã.
Nếu chỉ có nghe sư tăng nói ta Vô Ngã mà không cứu xét điều đó cho thật sáng
tỏ,như thế là hiểu biết suôn chớ không thật sự giác ngộ,chỉ vô ích thôi.
7/Tác giả nêu lên hiện tượng "không tranh,không biện,không thấy,không nghe,
tha thứ,biết đủ",tất cả những việc đó chính là thể hiện Vô Ngã vậy.
8/Tác giả lại nêu các hiện tượng "nội tâm không khổ,không loạn,không sợ",
đây chính là cảnh giới Vô Ngã của người giác ngộ đó thôi.
9/Tác giả cho biết "kiếp này bất cứ thứ gì cũng sẽ không mang đi được" mà
quên một thứ quan trọng buộc phải bỏ lại,đó là tự ngã.Nó đã không thể mang
theo mà ngay bây giờ ta cũng không thể mang nó.Vì sao?Vì lẽ Sự Thật thì nó
không hề hiện hữu,nó chỉ là thứ do ta tưởng tượng mà thôi.Nếu ngộ Sự Thật về
nó như thế,tại sao cứ mãi mang nó làm chi?Buông xả nó đi liền là Vô Ngã vậy.
Tóm lại,xét kỹ thì ta thấy rõ Vô Ngã chính là Sự Thật của thân tâm mình và cả
thế giới,và đó cũng là chỗ xuất phát vẻ đẹp hoàn hảo của con người vậy.