Chào quý anh chị,
Người Cha ở bất cứ thời gian nào, ở
nơi chốn nào cũng thương yêu con cháu như Người Mẹ nhưng ít khi bày tỏ tình cảm
đó ra mặt, nồng ấm như người Mẹ. Nói như thế không phải là Người Cha
không có tình cảm gia đình đâu nhé. Lầm đấy!
Người Cha thương con theo cách
riêng của ông và đa số con cái đều tuân phục, kinh sợ người Cha nhiều hơn Người
Mẹ. Nhưng văn thơ thì lại ít khi nói và viết nhiều về Tình Cha. Có lẻ quý
văn thi sĩ phái nam ít biểu lộ tình cảm ra ngoài mặt đối với cha, ông của
mình vì chắc cũng giống y chang tính ý như ông cha của mình chăng?
Mời bạn thử xem quý ông cha thời a
còng (@) này bây giờ giỏi như thế nào và có đáng khen không nhé.
Bravo!
Sương Lam
Những Người Cha Thời a còng -@
Đây là bài thứ hai trăm bảy mươi chín
(279) của người viết về chủ đề Thiền Nhàn trong khu vườn Một Cõi Thiền Nhàn của
trang văn nghệ Oregon Thời Báo
Ở Mỹ hằng năm cứ đến ngày Chủ Nhật
của tuần lễ thứ Ba trong Tháng Sáu là có Ngày Lễ Cha (Father’s Day) để gia đình
sum họp chúc mừng người Cha trong gia đình được vui vẻ, hạnh phúc. Con cháu “Mỹ
Vàng gốc Việt” chúng ta cũng bắt chước người Mỹ mừng Ngày Của Cha có thể mời ba
hay ông của mình đi ăn ở nhà hàng, hoặc bà chủ nhà nấu vài món ngon mà ông
thích rồi kêu con cháu về ăn cho vui hoặc tặng cho ông một món quà cho ông vui
tí tị. Smile!
Tuy rằng những Ngày Lễ Cha hay
Ngày Lễ Mẹ ở Mỹ có tính cách thương mại vì các hàng bán thiệp, bán quà, tiệm ăn
cũng rộn rịp, đông khách hẵn lên. Nhưng theo thiển ý của người viết, đây
là một ngày đặc biệt trong gia đình cần phải có vì it nhất người cha, người
ông trong gia đình sẽ được vui khi thấy vợ con, các cháu còn nhớ đến mình. Với
những người già sống trong viện dưỡng lão, thì ngày lể cha, lễ mẹ này càng quan
trọng hơn nữa vi không có một người con nào vô tâm, bất hiếu đến nổi bỏ quên
cha mẹ mình đang sống cô đơn ở đấy mà không đến viếng thăm.
Hình ảnh người Cha trong văn hóa đạo đức
Á Đông ở các thế hệ trước rất uy phong, nghiêm khắc. Vị trí của người Cha
trong gia đình rất quan trọng. Ông là gia trưởng, quyết định hết mọi việc
lớn nhỏ trong gia đình. Vợ con, cháu chắt phải tuân theo không dám cải lại một
lời. Thời ấy, đa sô phụ nữ đều ở nhà làm bổn phận vợ hiền chiều chồng,
chăm sóc, dạy dỗ con cái. Ba tôi được má tôi chiều chuộng hết mực.
Tôi còn nhớ không bao giờ má tôi để cho ba tôi vào bếp vì nơi ấy là giang san của
quý bà nấu nướng hầu chồng hầu con và cho rằng đàn ông vô bếp là mất hết vẻ oai
phong của đàn ông. Đàn ông mà lại đi làm chuyện của đàn bà. Thật là vớ vẩn, coi
không được!
Có lẻ tôi bị ảnh hưởng nặng về quan điểm
nói trên của má tôi, cho nên cho đến bây giờ, tôi vẫn không thích “tướng
công” của tôi xuất hiện ở nhà bếp khi tôi đang nấu nướng. Có thể một phần vì
chàng “cản trở lưu thông” các bước chân xê dịch của tôi trong gian bếp chật hẹp,
phần khác để tránh “chiến tranh” có thể xãy ra bất cứ lúc nào khi hai nhà
“lảnh đạo tối cao” bàn bạc công việc nơi nhà bếp, giang sơn của quý bà. Thôi
thì đợi đến khi người viết nấu nướng xong rồi, tôi mời chàng “hạ san” xuống ăn
cơm là vui vẻ cả làng. Thích nhé! Smile!
Bây giờ thì lại khác, các đấng ông chồng
nào không vào bếp phụ vợ trong việc bếp núc, đi chợ, giữ con thì được (bị) xem
là không biết thương yêu vợ, giúp đỡ vợ. Có nhiều bà mẹ chồng thuộc thế hệ
trước, khi mới được bảo lảnh sang Mỹ đoàn tụ gia đình, chắc hẵn đau
lòng lắm khi thấy cậu con trai yêu quý của mình bị vợ “đì” đủ mặt cho nên
bà phiền trách con trai, con dâu làm cho gia đình thêm xào xáo, phiền muộn.
Bà đâu có hiểu rằng ở xã hội văn minh vất chất Âu Mỹ, cả hai vợ chồng đều phải
đi làm việc nên người vợ cần người chồng giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng và trách
nhiệm trong gia đình với nàng.
Tôi đã thấy những người cha trẻ người Mỹ
“địu, bế” đứa con nhỏ trước ngực như con Kangaroo khi đi chợ, dạo phố với vợ
một cách vui vẻ, hạnh phúc. Tôi cũng đã thấy những cậu sinh viên hay ông
chồng Việt Nam đi chợ mua hàng một cách rành rọt không khác gì quý vị phụ nữ.
Tôi cũng đã thấy những người cha Viêt Nam ở xứ Mỹ một mình nuôi con mọn,
chăm sóc con cái như một người mẹ vì vợ chồng ly dị, sống xa cách nhau bởi
nhiều lý do mà chỉ có người trong cuộc mới hiểu được mà thôi. Và lại có
những người cha phải chấp nhận làm “Mr Mom” ở nhà vì bị đau bịnh, bị thất
nghiệp hay không còn đủ năng lực làm việc sau thời gian bị giam cầm tù tội khổ
sở tại các trại học tập cải tạo, trong khi người vợ vẫn phải đi làm kiếm
sống cho gia đình. Mỗi người một hoàn cảnh thật đáng thương!
Dĩ nhiên, khi nhìn những hình ảnh đó, mặc
dầu tôi là một phụ nữ thuộc thành phần cấp tiến, lòng tôi vẫn xúc động, bất nhẫn
vô cùng vì dù sao đi nữa cái thiên chức của người phụ nữ được giáo dục theo
luân lý đạo đức Á Đông trong tôi vẫn còn, đó là người phụ nữ phải chiều chồng,
chăm sóc con cái chứ ai nở để đàn ông đi làm những chuyện đàn bà đó! Thật tội
nghiệp lắm thay!
Dù người Cha ở vị trí nào đi nữa, chúng
ta cũng không thể phủ nhận tình phụ tử
yêu thương con
như châu ngọc của người Cha:
“Tình cảm ấy chẳng cần dùng ngôn
ngữ
Cũng chẳng cần dệt gấm với hoa thêu
Cũng viết nên bản thơ nhạc diễm kiều:
“Tình phụ tử thương con như châu ngọc”
Cha cũng đã góp phần nuôi dạy trẻ
Đã nhiều đêm cha thao thức canh thâu
Đã nhiều lần Cha lo lắng âu sầu
Khi con trẻ biếng ăn hay biếng học”
(Trích trong Một Lời Cho Cha- Thơ Sương
Lam)
Hôm nay mặc dầu Ngày Lễ của Cha đã qua rồi,
người viết xin chia sẻ với các bạn những tin tức dưới đây để chúng ta hiểu biết
thêm về Ngày Của Cha nhé.
Lịch Sử Ngày Của Cha
Ngày Của Cha được tổ chức vào ngày Chủ
Nhật thứ ba của tháng 6 tại Hoa Kỷ, Canada và ở hầu hết các nước Châu Á.
Ai là người đưa ra ý tưởng ngày của cha đầu tiên?
Người đưa ra ý tưởng này là Sonora Louise Smart Dodd, sống tại
Shokane, Washington. Sonora là con gái lớn nhất trong sáu chị em. Cha cô
là ông William Jackson Smart, còn mẹ cô qua đời trong lúc sinh. Sonora yêu quý
và kính trọng cha. Khi cô nghe bài thuyết giáo ngày của mẹ năm 1909, cô nghĩ
cũng nên có một ngày để vinh danh các người cha.
Sonora nhận được sự ủng hộ từ địa phương và sau một năm cô đã biến
ước mơ thành sự thật tại thành phố Spokane, Washington. Sonora kết hôn với John
Bruce Dodd, và mất ngày 22 tháng 3 năm 1978. Vài năm sau đó ngày của cha được
phổ biến rộng rãi.
Tại sao Ngày của cha lại rơi vào tháng 6?
Năm 1910, Sonora đã chọn ngày 19 tháng 6 là Ngày của cha vì ngày
đó là sinh nhật của cha cô. Với sự giúp đỡ từ Hội Bộ trưởng Spokane và YMCA
(Young Men’s Christian Association — tạm dịch là Hiệp hội thanh niên Thiên chúa
giáo) Ngày của cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910.
Hoa Kỳ bắt đầu tổ chức Ngày của cha khi nào?
1910 Sokane, Washington tổ chức ngày của cha
1924 tổng thống Calvin Coolidge công bố ngày Chủ Nhật thứ ba của
tháng 6 là ngày của cha
1926 hình thành Ủy ban về Ngày của cha tại thành phố New York
1956 Ngày của cha được ghi nhận bởi Liên Nghị quyết của Quốc hội
1966 tổng thống Lyndon B.Johnson ký vào bảng công bố Ngày của
cha chính thức vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6
1972 tổng thống Richard Nixon thành lập ngày lễ của cha được tổ
chức vào Chủ Nhật thứ ba của tháng 6
(Trích Trong Website Tin Mừng - Điêu
Thùy Vân dịch)
Xin mời bạn đọc những câu danh ngôn về
Cha dưới đây để mà thương Cha nhiều hơn nữa nhé.
“Nước biển mênh
mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng khó phủ kín công Cha"
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha"
"Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con"
"Ơn Cha như núi như non
Hy sinh tất cả cho con nên người"
Khi người cha cho con, cha con cùng cười.
khi người con cho cha, cha con cùng khóc.
J.F.BALDE
Mây trời lồng lộng khó phủ kín công Cha"
"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha"
"Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con"
"Ơn Cha như núi như non
Hy sinh tất cả cho con nên người"
Khi người cha cho con, cha con cùng cười.
khi người con cho cha, cha con cùng khóc.
J.F.BALDE
Người cha khôn ngoan mới rõ con mình.
SHAKESPEARE
SHAKESPEARE
Trở thành người cha thì dễ, làm bổn phận người cha mới khó.
DIDEROT
DIDEROT
Xin mời đọc
thêm những mẫu chuyện rất ngắn dưới đây để làm kết luận cho bài tâm tình
của người viết hôm nay, bạn nhé.
Cha Con
Vợ chồng gây nhau. Giận dỗi, vợ bế con về ngoại. Nhà vắng tiếng
trẻ, anh thấy trống trải trong lòng. Giá như không gây nhau, giờ này anh đã được
nựng vào đôi má bầu bĩnh của thằng bé.
Ở nhà ngoại, con nhớ hơi cha khóc ngằn ngặt.
Chị nhìn con khóc mà nẫu cả ruột gan.
Hôm sau, anh chuẩn bị đi đón con đã thấy chị ở trước cửa nhà. Thằng
bé gặp cha cười nói tíu tít. Anh mừng rỡ ôm chầm lấy con nựng nịu.
Nhìn cha con vui vẻ, cơn hờn giận trong lòng chị tan như bong bóng xà phòng.
Thi Rớt
Chị Hai đi thi đệ thất. Ba thức dậy
từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo:
"Nhờ Ba mầy mát tay". Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô Út- cấp II, cấp
III, tú tài, đại học. Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
...Buổi sáng trời se lạnh. Ba chuẩn bị đi
thi "Hội thi sức khoẻ người cao tuổi". Má nhìn Ba ái ngại. "Để
tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả".
Buổi tối Má hỏi: "Ông thi
sao rồỉ". Ba cười xoà bảo: "Rớt
(Nguồn: sưutầmtrên net)
Mời xem Yoube Tinh Cha
-Y thơ Suong Lam -Nguễn Văn Hiển- Duy Hân - Phong Thu
để thương Cha nhiều hơn.
Chúc các bạn một ngày vui, nhiều sức khoẻ
và mọi sự an lành đến với các bạn
Người
giữ vườn Một Cõi Thiền Nhàn
Sương Lam
(Tài liệu
và hình ảnh sưu tầm trên mạng lưới internet, qua điện thư bạn gửi-MCTN279-ORTB
684-62515)
Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com
Cám ơn bài viết rất hay và nhận xét chính xác của chị Sương Lam. Em hòan tòan đồng ý với chị. Quả thật, tình cha không kém gì lòng mẹ, nhứt là tình cha đối với con gái. Có ai đó nói rằng "Con gái là người yêu kiếp trước của bố..." Em thương ba còn hơn má nữa chị ơi!.
ReplyDeleteNPN
Đồng ý với chị Sương Lam. Tuổi tụi mình là hầu chồng và hầu con.
ReplyDeleteMấy boy nhà em giỏi lắm. Đi chợ, nấu ăn, giữ con và làm mọi việc một cách hạnh phúc, tự nguyện.
Các cháu không hề nghĩ " bị vợ đì " như mấy ông tướng thế hệ mình hay rêu rao.
Em thương ba em nhiều lắm. Nhớ ông nhiều mỗi mùa world Cup