Mùa hè năm 1965, tôi đã học xong lớp đệ lục ở
trung học Ngô Quyền. Những ngày hè êm ả, tôi vui đùa với chúng bạn cùng quê.
Một buổi trưa, tôi cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng bên phải, đau đến nổi vả mồ
hôi hột. Chiều đến, cha tôi đi làm về, mẹ và các chị kể cho cha nghe. Để
được an tâm, cha dẫn tôi đến phòng mạch bác sĩ Đào Đức Chiệu, cách nhà mấy căn
phố. Bác sĩ chẩn đoán, tôi bị viêm ruột thừa, cần phải đến bệnh viện để phẩu
thuật. Sau đó một hai hôm, tôi cảm thấy không còn đau nhức nửa, vẫn vui chơi
với chúng bạn. Cha tôi an tâm, ngày hai buổi đến xưởng làm việc bình thường.
Khoảng hai tuần lễ sau, cơn đau lại bộc phát, dữ dội hơn lần trước. Cha đưa tôi
đến khám bệnh ở bác sĩ Trần văn Tứ, phòng mạch gần trường tiểu học Nguyễn Du,
Biên Hòa. Bác sĩ Tứ chẩn đoán, tôi bị bệnh viêm ruột thừa cấp tính, cần phải mổ
ngay. Nếu không, chỗ đau đã tụ mủ, bị vỡ, ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa. Nghe
vậy, cả gia đình cuống cuồng, phải đưa tôi đến bệnh viện để điều trị.
Sáng hôm sau, cha tôi đã nhờ chú Tư Cô Hồn, lấy chiếc Toyota Pick up 1000, đưa
tôi đến bệnh viện Grall, nhà thương Đồn Đất, để điều trị. Bệnh viện nầy của
người Pháp quản lý, hầu hết các bác sĩ đều là người Pháp. Đón tiếp cha con tôi
ở phòng nhận bệnh là một bà đầm, bác sĩ, và cô điều dưỡng người Việt, nói tiếng
Tây u rôm rốp. Cha kể bệnh trạng của tôi mấy ngày qua.
- Sáng giờ gia đình có cho cháu ăn gì chưa?
- Dạ, chỉ có uống nửa ly sửa.
- Tốt, trưa nay sẽ đưa cháu lên bàn mổ.
Bà đầm có hỏi tôi một câu, tôi hiểu nhưng không dám trả lời, vì chỉ mới bập bẹ học tiếng Pháp hai năm.
- Comment t'appelles-tu ?
Tôi
nhớ rõ, hôm đó là ngày thứ tư trong tuần. 13 giờ, tôi được đưa vào phòng mổ.
Phòng mổ mát lạnh, kín đáo, đèn tròn cao áp sáng trưng. Một chiếc khăn tay màu
đen, được cô điều dưỡng đưa qua mủi tôi mấy lần, tôi rơi vào trạng thái hôn mê,
không biết gì. Đến khi tôi thức tỉnh, tay chân cọ quậy, sao lại cứng ngắt thế
nầy?Tay chân tôi bị cột chặt vào thành giường, chỉ ú ớ mấy tiếng. Lúc đó, cha
tôi đang nằm nghỉ lưng ở cửa sổ, ngồi dậy nhìn vào. Tôi đang nằm ở phòng hồi
sức, đang dần tỉnh, lúc đó quá khuya của ngày hôm sau. Cô điều dưởng mời cha
tôi vào căn dặn, chỉ cho tôi uống vài giọt nước cam cho thắm giọng. Nguyên tắc
bệnh lý là sau khi mổ không được phép uống nhiều nước, ảnh hưởng đến sinh mạng,
vì vậy tôi mới bị cột tay chân vào thành giường.
Suốt mấy ngày đêm như vậy, cha tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn vào theo dỏi sức khỏe của tôi. Đêm đến, hoặc nghỉ trưa, cha ngã lưng trên mấy tờ báo trãi trên nền gạch. Đến sáng ngày chủ nhật, sức khỏe tôi đã hồi phục, vết mổ tương đối liền miệng, không còn sưng nửa. Kỷ thuật hồi đó của người Pháp là vết mổ không dùng chỉ để khâu, mà được nẹp lại bằng mấy chiếc kẹp inox, để tế bào mọc ra, nối liền vết mổ. Một lổ thông nhỏ, đặt bên hông để thoát mủ trong màng bụng. Chẩn đoán vết mổ của tôi đã tốt, trưa hôm đó bác sĩ quyết định cho tôi ra phòng điều trị để tiếp tục được săn sóc. Điều làm tôi bất ngờ, thực đơn trưa chủ nhật của tôi là một góc tư gà rô ti ăn với nui xào tương cà và salad, khoai tây chiên. Bởi vì đây là bệnh viện tư của người Pháp nên khẩu phần ăn theo thời khóa biểu mỗi ngày. Sáng điểm tâm bằng một ly cà-phê sửa, kèm mấy lát bánh mì sandwich ăn với phô-mai, hoặc sô-cô-la. Thức ăn thường là nui xào, khoai tây chiên, thịt bò bít-tết, gà rô ti...Tôi ước ao phải chi được nằm bệnh viện đến hết hè cũng được.
Suốt mấy ngày đêm như vậy, cha tôi ngồi bên cửa sổ, nhìn vào theo dỏi sức khỏe của tôi. Đêm đến, hoặc nghỉ trưa, cha ngã lưng trên mấy tờ báo trãi trên nền gạch. Đến sáng ngày chủ nhật, sức khỏe tôi đã hồi phục, vết mổ tương đối liền miệng, không còn sưng nửa. Kỷ thuật hồi đó của người Pháp là vết mổ không dùng chỉ để khâu, mà được nẹp lại bằng mấy chiếc kẹp inox, để tế bào mọc ra, nối liền vết mổ. Một lổ thông nhỏ, đặt bên hông để thoát mủ trong màng bụng. Chẩn đoán vết mổ của tôi đã tốt, trưa hôm đó bác sĩ quyết định cho tôi ra phòng điều trị để tiếp tục được săn sóc. Điều làm tôi bất ngờ, thực đơn trưa chủ nhật của tôi là một góc tư gà rô ti ăn với nui xào tương cà và salad, khoai tây chiên. Bởi vì đây là bệnh viện tư của người Pháp nên khẩu phần ăn theo thời khóa biểu mỗi ngày. Sáng điểm tâm bằng một ly cà-phê sửa, kèm mấy lát bánh mì sandwich ăn với phô-mai, hoặc sô-cô-la. Thức ăn thường là nui xào, khoai tây chiên, thịt bò bít-tết, gà rô ti...Tôi ước ao phải chi được nằm bệnh viện đến hết hè cũng được.
Tôi không hiểu rằng đó là sự hi sinh
lớn lao của cha và gia đình, vì lo lắng cho sức khỏe của tôi, vì hai anh trai
tôi đã mất lúc ba, bốn tuổi bởi bệnh tật. Lúc đó ở nhà thương Đồn Đất chia ra 3
hạng phòng. Hạng nhât, phòng dành cho một người, đầy đủ tiện nghi, trừ ti-vi,
vì lúc đó hệ thống truyền hình ở Sài Gòn chưa có. Nước máy bơm từ sông Sài Gòn
nên hơi chua phèn, hệ thống nước máy ở Thủ Đức người Úc chưa viện trợ cho chúng
ta. Phòng hạng nhì dành cho hai người. Tôi nằm phòng hạng ba, có bốn người, giá
tiền phòng là 300 vnđ một ngày. Tổng cộng chi phí cho ca mổ và 15 ngày điều trị
của tôi là 15.000 vnđ, thời điểm năm 1965. Đầu năm 1958, cha mẹ tôi phải chạy
vại cho đủ số tiền 50.000 vnđ để mua lại căn nhà cất trên đất của nội tôi, từ
tay cô năm Hiếu. Cô năm đã nói với cha tôi, sẽ cho cha tôi thiếu nợ tiền mua
gạch để xây lại hai tấm vách nhà mục nát. Nhưng cha mẹ tôi từ chối vì sợ, nợ
chồng nợ.
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha
mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học
sớm, giúp đở cha mẹ để các em được ăn học. Lúc đó kỷ thuật y khoa còn hạn chế,
cha mẹ không ngại tốn kém để giữ gìn sinh mạng của tôi. Tôi còn nhớ, đầu năm 1976,
ở trong trại Phú Lợi, một bạn tù bị viêm ruột thừa cấp tính. Đưa xuống trạm xá,
mấy anh quân y sĩ đã phẩu thuật trong tình trạng không có phòng mổ, không có
tiệt trùng, chỉ buông mùng quanh giường mổ, và sức khỏe anh ta vẫn tốt sau khi
mổ. Cách đây hai năm, em gái tôi bị viêm ruột thừa, đã đến bệnh viện Thánh Tâm,
Hố Nai, mổ bằng phương pháp nội soi, hai ngày sau là về nhà. Những tháng ngày
tôi đi chinh chiến, mỗi lần xem báo, biết có tin chiến sự nổ ra ở vùng tôi đóng
quân, cha không ngại đường xa để tìm đến thăm tôi.
Khoảng mười năm về trước, khi sức
khỏe còn cho phép, mỗi sáng cha thường ra ngồi trước sân nhà, uống cà-phê sáng,
đàm đạo với các bạn già vong niên. Một ly cà-phê sữa, một cái bánh tiêu, một
điếu thuốc thơm. Thế là cha có một buổi sáng tuyệt vời. Những khi rảnh rổi, con
ngồi nói chuyện với cha và nghe cha kể chuyện cuộc đời. Bà nội quê gốc Tân
Hạnh, thứ sáu trong gia đình, được gã về cho giòng họ Đỗ nghèo khó ở Chợ Đồn.
Người em gái thứ bảy, là mẹ của chú tư, chú chín, chủ hiệu vàng Kim Hưng, có
chồng ở Tân Hạnh, thuộc hàng khá giả ở quê. Có lần đám giổ mẹ là bà ngoại của
cha, bà nội bảo cha và bác hai mang con gà mái dầu, lội bộ từ Chợ Đồn về Tân
Hạnh để cúng giỗ. Dì bảy nhìn thấy hai đứa cháu cơ cực, lam lủ, nghĩ phận nghèo
hèn của chị mình, vội lén lấy mấy cắc bạc cho cháu. Nhìn hai đứa cháu đi bộ về
nhà trong ráng chiều, dì bảy cầm lòng không được. Cuộc đời của cha, sinh ra là
khốn khổ.
Cha kính yêu của con, chỉ còn hơn
bốn tháng nửa, chị em chúng con sẽ tổ chức lễ cúng một năm ngày mất của cha. Có
lẽ cha mẹ cũng vui cười nơi chín suối khi chị em chúng con hòa thuận, có cuộc
sống sung túc, ấm êm nơi cái làng Chợ Đồn giờ đã lên phố thị. Câu nói của ông
bà ta, " không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời ", đúng quá phải không
cha? Ngôi nhà vách cây, mái ngói mà gia đình ta về ở khi con được 7 tuổi, giờ
là căn nhà đúc 2 tầng, dành làm nơi thờ tự cho cha mẹ. Chị em, con cháu chúng
con về đông đủ mỗi dịp lễ Tết, cúng giổ cha mẹ. Có lẽ, giờ nầy nơi cửu tuyền,
cha mẹ đang nắm tay nhau dạo chơi nơi nước nhược, non bồng. Như những ngày đầu
cha mẹ gặp nhau nơi xứ sở lò chén của vùng đất Thủ. Ngôi nhà mới của cha mẹ là
mộ huyệt sánh đôi, bên cạnh những người thân, dì ba, cậu tư, ông bà cố...Con
còn phải đi tiếp phần đời còn lại, khi nước mắt vẫn chảy xuôi, bên niềm vui với
các con và các cháu. Một ngày nào đó....
BH, ngày 4/6/2012
Đỗ Công Luận
No comments:
Post a Comment