Wednesday, October 5, 2016

Đi Chợ Cho Vợ - Kỵ Nguyen

1.
Hồi nhỏdưới quê, nhà mìnhgần gia đình một ông người Bắc di tên Mười. Chẳng biết tên thật , nhưng ông chạy xe lam, nên nhỏ trong xóm gọi ông bằng cái tên chúMười Xe Lam.”

Thím Mười người miền Nam, ít nói, hiền lành, đẻ liền cho ông một dây 4 thằng con trai đặt tên đầychất thơlần lượt Chung, Thủy, Muôn, Ðời.
Trong 4 đứa con chú Mười, Chung Thủy lớn hơn hẳn, thằng Muôn bằng tuổi mình, còn thằng Ðời kém 2 tuổi. Cả 4 đứa khỏe như trâu nhưng ngặt một nỗi đều học dốt, nhất thằng Muôn. chuyên môn copy bài của mình kèm theo lời dụ khịtao sẽ nói bố cho mày đi 1 cuốc xe lam miễn phí.”
Thời ấy, sau 1975 ít năm, mọi người nghèo lắm, nhà chú Mười 1 chiếc xe lam thì oai cùng.
ông oai thật, ít nhất chửi con. Ðiều đặc biệt mỗi lần chửi ông hay nhắc tới chữvợ.”
Học dốt, bị điểm kém, ông chửilớn lên đi chợ cho vợ.” Nặng hơn, ông chửigiặt quần cho vợ.” Tham ăn, không nhường em, keo kiệt bủn xỉn, ông chửilớn lên sẽ phát tiền chợ cho vợ.”
Mỗi lần chửi thằng Muôn ông hay cài tên mình vào so sánh, “sao cái thằng K. con bác H. học giỏi như thế, còn mày... như thế.” Lúc nghe câu ấy rất thương Muôn, nhưng trong lòng mình cũng hơi khoai khoái.
  
2.
Khi ấy, bảy tám tuổi đầu, mình chẳng biết cái việcđi chợ cho vợnặngđến cỡ nào nhưng được đi chợ với mẹ thì sướng cùng. chỉ nhiệm vụ trông xe đạp, nhưng nhà đông anh em, nên sướng nhất được mẹ thưởng bằng cách cho chọn quà trước tiên.
Lớn lên một chút, tuổi 14, 15, mỗi khi mẹ sai ra cái chợ nhỏ gần nhà mua rau, bịch dầu hay mấy thứ lặt vặt thì bắt đầu biết ngượng với con gái. Ngại chữchợtừ đó.
Ðể rồi, trong suốt thời sinh viên tuổi trẻSài Gòn, ngủ nhà thuê, ăn cơm bụi, ngay cả sau khi lấy vợ, hiếm khi nào mình đặt chân vào chợ.
rồi mọi chuyện đổi thay 180 độ khi đặt chân đến Mỹ.

3.
Ban đầu thì việc rất nhỏ: “Anh đi làm về tạt ngang mua cho con bình sữa.” Vài lần sau thì sữa kèm theo . Rồi thì giấy, baby food, bánh , trái cây...
Thấy êm êm, vợ bắt đầu lấn tới: “Nhỏ bạn em nói chợ đó bán ngon, anh đi mua vàipaorồi mua cho em ít đồ em ghi cái ‘list’ đây này.”
Ít lâu sau thì giọng của vợ nhưra lệnh”: “Anh đi chợ cho em. Em ghi cái ‘list’ sẵn, cứ thế mua, đừng mua linh tinh, về ăn không được, bỏ phí lắm.”
cứ thế, “tay nghềđi chợ của mình khá lên trở thành chuyên nghiệp hồi nào chẳng hay, sau 10 nămMỹ.

4.
Thú thật, ban đầu đi chợ Mỹ thìchẳng vấn đề đàn ông Mỹ đi chợ ầm ầm. Nhưng chợ Việt Nam thì hơi oải, nhất khi gặp vài nàng xinh xinh hay người quen nhìn mình bằng con mắt vẻ nửaxót thươngnửacảm phục.”
Nhưnglâu dần đời người cũng qua! Như người ta nói phải tìm niềm vui trong công việc. Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy đi chợ một việc rất thú vị. Chợ giống như một hội thu nhỏ, cũng hỉ nộ, ái ố, ì xèo.
“À, cái cashier này mặt lạnh lắm nha, không bao giờ cười khi tính tiền cho khách. Còn ông nhân viên quày rau lười muốn chết, ớt hiểm để chần dần ngay đó hỏi, chả nóihổng biết’... Ui, cái tre trẻ đi trước cái ông ngoài sáu mươi, lâu lâu ngoái lại hỏianh muốn mua hôn,’ đích thị nàng vừa được ổng rước từ Việt Nam sang. ‘Thằng cha bán này dữ thật, cụ mới thò tay vào mấy khứa hắn giãy lên như đỉa phải vôi...’’”

Ðó nhữnghình ảnh thân thương bạn thường gặp. Chẳng thế nhiều ông coi việc đi chợ cho vợ cáithú đau thương đôi khi nỗi ám ảnh khôn nguôinhư anh bạn cùng sở với mình.
Tám giờ rưỡi tối, trước khi ghế ra về, anh bạn bấm phone, “Em hả, hôm nay đi chợ mua ?” Ðầu dây bên kia tiếng vợ (hơi gắt) vang lên: “Ai nói anh hôm nay đi chợ? Không mua hết á, về đi cả nhà đợi cơm đây !” Anh bạn hơi ngượng, nhỏ nhẹvậy anh cứ tưởng...”

5.
Năm ngoái về thăm nhà, ngồi chưa ấm chỗ, ba đã giục “con sang nhà chú Mười thắp cho chú cây nhang, chú mất 6 tháng rồi.”
Mình sang ngay. Căn nhà giờ khang trang, đủ tiện nghi nhưthành phố. Nghe nói 4 thằng con chú giờ đều vợ con, theo nghề cha, khá giả, mỗi thằng làm chủ 1 chiếc xe đò liên tỉnh. Thằng Muôn giờ giữ căn nhà từ đường. tuổi 40 trông oai vệ còn hơn cả chú Mười ngày xưa.
Sau màn chào hỏi, Muôn sai vợ: “Ði chợ mua ít đồ nhậu về làm đãi anh K. coi.” Vợ cung cúc làm ngay tắp lự, chưa tới nửa tiếng sau đã thấy tiếng xào nấu ì xèo dưới bếp.
Mình bảo, tao thắp cho ông già cây nhang? Thằng Muôn nhìn mình cảm động. Xong, hỏi, “Mày khấn thế?” Mình ậm ừ, “Không , không .”
Thực ra mình giấu. Không lẽ kể với Muôn lời khấn này: “Chú Mười ơi, ngày xưa chú chửi sai rồi. Ðáng chú phải chửi , “Học giỏi cho lắm, bôn ba cho lắm, cũng đi chợ cho vợ thôi!”

Kỵ Nguyen

3 comments:

  1. Ừ, anh nói đúng, sau khi đi chợ về, nhà tôi hay khen là: "Nhờ anh mà chợ chẳng phải vứt đi cái gì." Tôi nghĩ chắc các chợ thích các đàn ông đi chợ nhiều hơn các bà; vì đàn ông không kiên nhẫn trong việc lựa và chọn.
    Ra ngoại quốc, thành ngữ: "Dữ như mấy bà bán cá." không còn nữa, làm các ông, mất một câu để .... khen vợ.

    ReplyDelete
  2. Cũng có mấy chị bán hàng tử tế thông cảm, thấy mấy ông đi chợ thấy tội nghiệp, nói anh muốn mua gì để tui lựa dùm cho không thôi về chị mất điểm với chị nhà.
    Anh con rể của tui, nhờ ảnh chạy ra mua dùm trái dưa leo, ảnh đem về trái Zuchini!! :(

    NPN

    ReplyDelete
  3. Lần nào tui đi chợ mua thịt ba chỉ bà xã cũng khen là "sao lúc nào anh cũng mua được thịt ngon hơn là em mua vậy?". Tui giải thích cho vợ là phương pháp của tui rất đơn giản: chỉ bảo anh bán thịt là lấy dùm tui miếng nào ngon nhất nhiều nạc ít mỡ là anh ta tự động chọn cho tui liền. Còn ai rành cách chọn thịt ngon hơn anh bán thịt? Đó là tui áp dụng phương pháp kiểm soát phẩm chất của ông W. Edwards Deming là nhà một kỹ sư Mỹ đã hướng dẫn nền sản xuất của Nhật Bản thời hậu chiến phát triển mạnh thành cường quốc trên thế giới. (Ông ta cho rằng không ai rành cách kiểm soát phẩm chất hơn là người tự tay làm ra nó). Các bạn tra tự điển sẽ thấy.

    ReplyDelete