Ông Sergei Skripal và con gái Yulia trước khi bị trúng chất độc thần kinh ở Salisbury
1. Mở bài
Ngày 4-3-2018, ông Sergei Skripal, cựu sĩ quan tình báo Nga, đang cư ngụ
tại thành phố Salisbury, miền nam nước Anh, cô con gái ông 33 tuổi,
sinh sống tại Moscow, Yulia đến thăm ông, cả hai bị nhiễm chất độc thần
kinh. Một thám tử đến nhà ông để điều tra cũng bị nhiễm độc. Cả ba người
bị bịnh nặng.
Vụ đầu độc gây chấn động thế giới. Hoa Kỳ, Tổ chức Cấm vận Vũ khí Hóa
học. Liên minh châu Âu và các thành viên, Khối NATO, Australia, Canada
và giới truyền thông quốc tế, Hội đồng Bảo An LHQ… bị lôi cuốn vào vụ
việc nầy.
Ngày 14-3-2018, chính phủ Anh chính thức cáo buộc nhà nước Nga đứng sau vụ đầu độc và phải chịu trách nhiệm về vụ nầy.
Anh Quốc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga được xem là những gián điệp
đang do thám nước Anh. Đồng thời thông báo nội vụ cho Hội đồng Bảo An
LHQ. Hoa Kỳ, Pháp và Đức ra thông cáo lên án Nga về vụ đầu độc nầy.
2. Vụ đầu độc
Ngày 4-3-2018, ông Sergei Skripal, 66 tuổi cư ngụ tại thành phố
Salisbury và cô con gái tên Yulia cư ngụ tại Moscow (Nga) đến Anh Quốc
thăm ông. Cả hai được phát hiện bất tỉnh trên một băng ghế trong công
viên tại trung tâm Salisbury.
Một nhân chứng đã thấy cô Yulia sùi bọt mép, đôi mắt trợn ngược chỉ còn thấy màu trắng.
Đến ngày 15-3-2018, ông Sergei Skripal đang ở trong tình trạng nguy kịch. Thám tử Nick Bailey tuy trầm trọng nhưng ổn định.
3. Cuộc điều tra của Anh Quốc
Các chuyên viên chất độc hóa học từ quân đội Anh được điều động đến TP Salisbury hỗ trợ điều tra ngày 11-3 - Ảnh: REUTERS
Vào ngày 9-3-2018, 180 chuyên gia quân sự trong lãnh vực chiến tranh hóa
học và 18 chiếc xe đặc nhiệm được triển khai đến hiện trường.
Các mẫu chất độc được cơ quan công nghệ quốc phòng cho biết, chất độc
nầy rất hiếm, mà thủ tướng Anh, Theresa May, tuyên bố ngày 12-3-2018 đó
là chất độc tên Novichok mà Liên Xô đã sản xuất hồi thập niên 1980.
Ngày 11-3-2018, cuộc điều tra tập trung vào những nơi mà ông Skripal và
con gái đã từng ở đó hoặc đã tiếp xúc như: vali quần áo, nhà ở, xe ôtô,
quán rượu The Mill và nhà hàng Zizzi là những nơi mà ông Skripal và con
gái đã đến ăn và uống rượu, băng ghế công viên mà ông Skripal đã bất
tỉnh tại đó. Nhà của ông có chất độc khiến cho thám tử Nick Bailey bị
nhiễm độc khi điều tra tại đó. Ngay cả bó hoa mà ông đã đặt tại mồ của
vợ ông cũng được đưa vào vào danh sách điều tra.
Cảnh sát Anh đã nhận dạng hơn 240 nhân chứng và thu thập hơn 200 chứng cứ, ngoài ra còn có một số lượng hình ảnh video an ninh.
3.1. Chất độc được giấu trong hành lý của Yulia Skripal.
Ngày 16-3-2018, đài RFI đưa tin, chất độc dường như được giấu vào một trong những hành lý trước khi cô Yulia rời Moscow.
Từ Luân Đôn, thông tín viên đài RFI, Muriel Delcrow cho biết “Yulia đã vận chuyển chất độc thần kinh trong vali của cô”.
Một bản tin được tờ Daily Telegraph đăng trên trang nhất, thì thủ phạm,
có lẽ đã bôi chất độc vào quần áo hay các loại mỹ phẩm của cô.
Những điều nầy cho thấy thủ phạm vẫn còn ở Moscow.
3.2. Những đối tượng nằm trong danh sách điều tra
Ông Neil Basu, người đứng đầu lực lượng cảnh sát chống khủng bố, tiết lộ một số chi tiết quan trọng.
Vào lúc 13h40, ông Sergei Skripal và con gái dừng xe ở bãi đậu của trung tâm thương mại Malting, thuộc thành phố Salisbury.
Lúc 15h35 ông đến nhà hàng. Lúc 16h35 cơ quan cứu hộ nhận được tin báo
của một người dân. Khi đến nơi cảnh sát phát hiện hai người đã bất tỉnh
trên một băng ghế của công viên nằm gần nhà hàng.
Một nhân chứng cung cấp những người mà ông Skripal đã gặp gỡ. Cảnh sát
thu thập những để xác minh những người khả nghi đó. Và thu thập được 380
vật chứng.
1). Điều tra về chiếc xe BMW của ông Skripal
Ôtô của cựu đại tá Nga Skripal được che phủ và đưa đi khám nghiệm
Ông Skripal có thể bị nhiễm độc khi chạm vào tay nắm cửa xe mà chất độc
được bôi vào đó. Thế nhưng cả hai cha con đều nhiễm độc cùng một lúc cho
nên nghi vấn nầy không thuyết phục vì chỉ có ông Skripal mở cửa xe.
Một nghi vấn khác là sát thủ có thể vào trong xe để bôi chất độc. Nghi
vấn nầy có thể chấp nhận, vì đối với những tay chuyên nghiệp thì xâm
nhập vào trong xe không khó gì.
2). Điều tra bó hoa đặt trước mộ
Bó hoa tươi mà ông Skripal đặt trước mộ vợ được xếp vào bằng chứng quan
trọng trong cuộc điều tra. Đó là những bông hoa bị nhiễm bởi một một
chất độc thần kinh hiếm có, nhưng chưa rõ nguồn gốc.
Mọi hướng điều tra tập trung vào những bông hoa trên mộ nầy. Việc đặt bó
hoa tươi được xem là bất thường, vì ông thường mua hoa giả ở cùng một
tiệm bán hoa trước khi đến nghĩa trang.
Một nhân chứng nhìn thấy có “một người đàn ông đeo mặt nạ” đáng nghi ngờ
xuất hiện gần hiện trường. Thế là hàng trăm cảnh sát chống khủng bố vào
cuộc. Họ tiến hành điều tra tại khu vực mộ của bà Liudmilla, vợ của ông
Skripal.
Cảnh sát mở rộng phạm vi hoạt động để xác định chất độc từ đâu tới.
Quán rượu The Mill bị phong tỏa. Hơn 500 khách lui tới nhà hàng Ý Zizzi
và quán rượu được mời đến để giải độc. Nhà hàng Ý Zizzi và quán rượu The
Mill bị đóng cửa để điều tra.
Quán rượu The Mill bị phong tỏa để phục vụ điều tra - Ảnh: AFP
3). Khai quật mộ của vợ ông Skripal
Nhân viên điều tra Anh làm việc tại khu mộ con trai ông Sergei Skripal ở nghĩa trang Salisbury - Ảnh: EPA
Một dân biểu Anh cho rằng vợ của ông Skripal và con trai ông “bị giết”
mặc dù lý do chính thức là bà qua đời vì bệnh ung thư và được an táng ở
đây năm 2012.
Một bản tin hôm 10-3 nhiều nhân viên mặc trang phục chống độc đã “khai quật” ngôi mộ của bà Liudmilla, vợ ông Sergei Skripal.
4. Vài nét về Sergei Skripal
4.1 Tiểu sử
Sergei Skripal sinh năm 1951, là sĩ quan kỳ cựu trong cơ quan tình báo
quân đội (GRU). Ông tốt nghiệp học viện quân sự ngoại giao ở Moscow. GRU
phát hiện tài năng vượt trội của Skripal nên được chọn làm sĩ quan tình
báo hoạt động ở châu Âu.
Tình báo Anh cử người tiếp xúc và mua chuộc, ông nhận lời làm việc cho tình báo Anh.
Năm 2000. Skripal rời khỏi GRU, khi chưa bị phát hiện, ông vẫn tiếp tục hợp tác với MI-6.
Năm 2004, Skripal bị an ninh Nga bắt giam về tội phản bội tổ quốc, làm
gián điệp cho nước ngoài. Cáo trạng của an ninh Nga cho rằng ông đã nhận
100,000USD để bán cho tình báo MI-6 danh sách gián điệp Nga đang hoạt
động ngầm ở Anh.
Năm 2006, Skripal bị kết án 13 năm tù. Tháng 7 năm 2010 được trao đổi giữa Nga và Hoa Kỳ.
Năm 2012, vợ ông qua đời vì bịnh ung thư. Tháng 3 năm 2017, con trai ông, Alexander qua đời do bịnh suy gan.
Cuộc trao đổi gián điệp Nga và Mỹ được thực hiện vào tháng 7 năm 2010.
Cuộc trao đổi đó được xem là lớn nhất sau thời chiến tranh lạnh. Mỹ trả
cho Nga 10 điệp viên do Mỹ và Anh trục xuất để đổi lấy 4 điệp viên của
Anh Mỹ.
Trong 10 gián điệp Mỹ trả cho Nga có một điệp viên nổi tiếng là vô cùng
xinh đẹp. Đó là Anna Chapman. Trong 4 gián điệp Mỹ nhận từ Nga thì có
ông Sergei Skripal. Cuộc trao đổi bí mật tại sân bay thủ đô Vienna, Áo
(Austria), khi hai chiếc phi cơ đậu sát vào nhau và 14 điệp viên từ hai
bên lần lượt bước sang phía đối diện.
Điệp viên Anna Chapman
Điệp viên Sergei Skripal được trao quyền tỵ nạn ở nước Anh.
Theo trang web DEBKAfile của Israel là sau 10 năm làm điệp viên hai mang
cho tình báo Anh (MI-6) đến vụ đầu độc nầy, ông Skripal vẫn còn hoạt
động.
Mỗi tháng một lần, ông vẫn tiếp xúc với một sĩ quan tình báo Anh tại một
nhà hàng ở Salisbury. Sĩ quan nầy là một người đàn ông mặc quần áo bằng
vải len Tweed. Họ nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh và tiếng Nga.
5. Phản ứng và bình luận
5.1. Phản ứng của chính phủ Anh
Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu trước quốc hội. Ảnh: Reuters
Ngày 8-3-2018, Bộ trưởng Nội vụ Vương Quốc Anh, bà Amber Rudd nói rằng
việc xử dụng chất độc thần kinh trên đất Anh là hành động thô bạo và
liều lĩnh giết người công khai và tàn nhẫn.
Ngày 12-3-2018, Thủ tướng Theresa May, đưa ra tối hậu thư là Nga phải
trả lời vụ việc vào ngày hôm sau, 13-3-2018. Nước Anh cương quyết sẽ có
những phản ứng, thậm chí sẽ lên kế hoạch thảo luận với Mỹ và các đồng
minh châu Âu, về những biện pháp trả đũa,
Nếu Nga không có câu trả lời thích đáng thì Anh Quốc sẽ trục xuất các
nhà ngoại giao là điệp viên Nga, tiến hành những biện pháp trừng phạt
tài chánh đối với Nga. Thậm chí Anh sẽ lên kế hoạch thảo luận với Mỹ và
các đồng minh ở châu Âu về khả năng tẩy chay FIFA World Cup 2018 tại
Nga. (Từ 14 tháng 6 đến 15-7-2018) tại Nga.
Ngày 14-3-2018, Thủ tướng Theresa May tuyên bố trục xuất 23 nhà ngoại
giao Nga ra khỏi nước Anh. Họ được cho một tuần để thu xếp.
Biện pháp tẩy chay nầy rất khó thực hiện vì các vận động viên của những
quốc gia nầy đã rèn luyện và chờ ngày đem tài năng ra thi thố. Những vận
động viên có hy vọng chiếm huy chương vàng sẽ phản đối, vì ông nầy đã
từng làm gián điệp hai mang, Anh và Nga. Gián điệp thanh toán nhau là
việc bình thường trong ngành gián điệp, nhất là vụ việc xảy ra ở nước
Anh. Không vì vụ thanh toán nầy mà làm thiệt thòi cho các lực sĩ của
quốc gia mình.
Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Amber Rudd, tuyên bố “Anh sẽ không nương tay
đối với bất cứ hành động nào, chính phủ nào trên đất nước nầy”
5.2. Phản ứng của Nga
Tổng thống Vladimir Putin
Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng “Chúng tôi
nhìn thấy tình trạng bi thảm nầy nhưng chúng tôi không có một thông tin
nào về những mối liên quan đến vụ việc. Đại khái là Nga không có liên
quan gì đến vụ đầu độc nầy cả.
Sứ quán Nga cho biết Nga sẽ không đáp ứng tối hậu thơ của Luân Đôn cho
tới khi nào cơ quan điều tra của Anh thu được những mẫu hóa chất đầu độc
nầy.
Sau khi được tái đắc cử, Tổng thống Vladimir Putin cho rằng cáo buộc của
Anh là vô lý. “Nga không có chất độc nầy, chúng tôi đã phá hủy tất cả
các vũ khí hóa học dưới sự kiểm soát của các nhà quan sát quốc tế.
Ngày 17-3-2018, Nga trả đũa, tuyên bố trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh và
ra lịnh đóng cửa lãnh sự quán Anh ở St.Petersburg và đóng cửa Hội Đồng
Anh ở Moscow.
Nga tung hỏa mù về chất độc Novichok
Người phát ngôn bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakhanova, nhấn mạnh chất
độc Novichok đã từng được các nước nghiên cứu bao gồm Anh Quốc,
Slovakia, Cộng Hòa Séc và Thụy Điển, vì sao mà Anh Quốc cho rằng Nga là
thủ phạm.
Bà nầy nói, hiện tại không có chất độc Novichok để làm mẫu khi so sánh
để nhận ra chất độc nầy. Vậy căn cứ vào đâu để kết luận đó là Novichok.
5.3. Phản ứng của Hoa Kỳ
Ngày 12-3-2018, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Rex Tillerson, đưa ra tuyên bố Mỹ
ủng hộ hoàn toàn lập trường của chính phủ Anh. Tổng thống Donald Trump
nói rằng Nga có thể có trách nhiệm trong vụ đầu độc nầy.
5.4. Phản ứng của tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học
OPCW = Organisation for the Prohibition of Chemical Weapons
Tổng Giám Đốc của tổ chức nầy, ông Ahmet Uzumcu, đưa ra tuyên bố trong
phiên họp của Hội đồng Giám đốc điều hành, cho rằng việc xử dụng chất
độc thần kinh để đầu độc Skripal là không thể chấp nhận được.
5.5. Phản ứng của NATO
Ngày 14-3-2018, NATO đã đưa ra một phản ứng chính thức, NATO tỏ ra mối
quan tâm sâu sắc về việc sử dụng chất độc thần kinh nầy. Rõ ràng đã vi
phạm các hiệp định quốc tế, Tổ chức nầy kêu gọi Nga tiết lộ đầy đủ về
những nghiên cứu chất độc Novichok nầy cho Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học.
5.6. Phản ứng quốc tế
Thủ tướng Úc, Malcolm Turbull và Ngoại trưởng Julie Bishop đưa ra một
tuyên bố chung nói rằng Úc đang xem xét những biện pháp hỗ trợ Vương
Quốc Anh.
Thủ tướng Canada, Justin Trudeau nói, ông đã nói chuyện với Thủ tướng
Theresa May, là Canada đứng sau Anh và lên án vụ tấn công nầy.
6. Giải mật chất độc Novichok
Chất độc Novichok được gọi là “Vũ khí nhị phân” bao gồm hai thành phần
vô hại khi để riêng ra, nhưng vô cùng cực độc khi kết hợp với nhau. Rất
khó phát hiện trong quá trình sản xuất vì chúng có thể sản xuất ở bất cứ
nhà máy trừ sâu nào. Một trong những lý do khó phát hiện vì những thành
phần của chúng không nằm trong danh sách cấm.
Ông Vil Mirzayanov, một nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Hóa học Nga,
sau khi đào thoát qua phương Tây tiết lộ, Nga đang chế tạo chất độc thần
kinh mạnh hơn bất cứ thứ nào đã có trước đó. Chất độc thần kinh (Nerve
Agent) được LHQ xếp vào vũ khí hủy diệt hàng loạt (Weapon of mass
destruction). Chất độc nầy chỉ tấn công vào hệ thần kinh mà thôi.
Trả lời phỏng vấn của báo New York Times, ông Vil Mirzayanov cho biết ông đào tỵ sang phương Tây là do cắn rứt của lương tâm.
7. Khẩu chiến giữa London và Moscow
Ngoại trưởng Anh, ông Alexander Boris Johnson gọi Nga là “lực lượng bất
hảo và phá hoại”. Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria
Zakharova nói những phát biểu của Ngoại trưởng Anh là “mọi rợ”. Các nhà
ngoại giao Nga ở London cáo buộc ông Johnson là đang “quỷ hóa” nước Anh.
8. Kết luận
Thế giới tình báo bao trùm những bí mật. Ngoài việc trục xuất những nhà
ngoại giao của hai bên, ngoài những tuyên bố chung chung về việc hỗ trợ
nước Anh chống lại Nga, hiện chưa có biện pháp cụ thể nào chống lại Nga
cả.
Ông Mark Edele, một nhà phân tích về Nga tại Đại học Melbourne ở Úc, nói
với đài VOA rằng các nhà điều tra có thể sẽ không bao giờ tìm ra được
thủ phạm.
Minnesota ngày 29-3-2018
No comments:
Post a Comment