Các nhà hoạt động Hồng Kông bất chấp lệnh cấm của cảnh sát vẫn tuần hành
và nói mình chỉ đi dạo ngày 27/8. Nếu việc biểu tình tiếp tục bị cấm,
có thể họ sẽ phải thực hiện các hoạt động mới và mới đây đã có một ý
tưởng sáng tạo đến bất ngờ được đề xuất cho họ (ảnh: Reuters)
“Không cho đi trên đường phố thì
ta tới Đại Dữ Sơn”. Đây là ý tưởng mới cho những cuộc biểu tình đang bị
cảnh sát ngăn cản của người Hồng Kông.
Phong trào “Phản tống Trung” (chống luật
dẫn độ về Trung Quốc) của người dân Hồng Kông đã kéo dài sang tháng thứ
3. Người dân Hương Cảng vẫn tiếp tục xuống đường tuần hành, ca hát, dù
bị cảnh sát từ chối đơn xin biểu tình. Thay vì chỉ đi lại trên đường khi
không được tụ tập, có người đã đề xuất hãy cùng nhau lên Đại Dữ Sơn cầu
nguyện trước tượng Thiên Đàn Đại Phật. Ý tưởng này xuất phát từ những
lời cầu nguyện đã trở thành sự thật trong chiến tranh hiện đại.
Trên trang web Khán Trung Quốc (quan sát
Trung Quốc) hay Secret China, tác giả Thái Lạp Phủ đã kêu gọi người dân
Hồng Kông rằng, hãy cùng hành hương tới trước tượng Phật trên đỉnh Đại
Dữ Sơn, tên cũ là đảo Lạn Đầu, để cầu nguyện.
“Không cho phép đi trên đường phố, thì
chúng ta sẽ đến Đại Dữ Sơn. Nếu cuối cùng đến Đại Dữ Sơn cũng không
được, thì chúng ta sẽ hẹn nhau, đồng thời cùng một lúc tụng niệm cường
đại ở nhà, thành kính hướng về tượng Phật, cầu nguyện với Đức Phật, ban
phước cho Hồng Kông và bảo vệ Hồng Kông”, ông viết. “Trong xã hội nhân
loại, Thần chưa hề vắng mặt. Chính nghĩa cũng cần Thần trợ giúp. Người
Hồng Kông xin hãy thành tâm cầu khẩu”.
Thiên Đàn Đại Phật ở Đại Dữ Sơn nhìn vào trung tâm Hồng Kông (ảnh: Flickr).
Người Hồng Kông đã khiến thế giới ngạc
nhiên bởi những ý tưởng và chiến lược biểu tình “thiên biến vạn hóa” của
mình. Cấm họ tụ tập thì họ di chuyển trên đường, cấm họ xuống phố thì
lại có ý tưởng ra đảo cầu nguyện. Vừa không vi phạm lệnh của cảnh sát,
vừa thể hiện được ý chí của mình.
Ngày 31/8, cuộc tuần hành và ngồi hát
thánh ca của người Hồng Kông ở sân vận động đã được truyền thông quốc tế
gọi là cuộc biểu tình Cơ Đốc. Vậy một ý tưởng hành hương cầu nguyện
trước tượng Đại Phật trên đảo Lạn Đầu có lẽ sẽ là một ý hay cho những
hoạt động tiếp theo của người dân xứ Cảng Thơm.
Ý tưởng cầu nguyện dựa trên những câu
chuyện có thật trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Như ông Thái nói,
“trong lịch sử nhân loại, Thiên Chúa chưa bao giờ vắng mặt, ngay cả
trong thời hiện đại”.
Lời cầu nguyện Patton
George Smith Patton, Jr. (1885 – 1945),
Thượng tướng 4 sao của Lục quân Hoa Kỳ đã từng nổi tiếng với “Lời cầu
nguyện Patton” của mình.
Theo ký ức của Đại tá O’Neill, linh mục
Quân đoàn thứ ba Hoa Kỳ, trong Thế Chiến II, năm 1944, trận chiến
Normandy bắt đầu nổ ra. Vào tháng 12, Sư đoàn không quân 101 của Không
quân Hoa Kỳ đã bị quân Đức bao vây tại Basten, Pháp, tình thế hết sức
nguy kịch. Tướng Patton dẫn đầu Quân đoàn Thứ ba hành quân đến Basten để
giải cứu Sư đoàn 101. Tuy nhiên, ông và lính của mình gặp phải trận bão
tuyết cực kỳ tồi tệ, sương mù và những lớp tuyết dày đặc bao phủ khu
vực Basten, khiến kế hoạch tiến quân của quân đoàn bị chặn đứng.
Tình hình rất khẩn cấp và quân Đồng minh
không thể cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào do thời tiết xấu. Tướng Patton đã
cầu nguyện và xin Chúa giúp đỡ. Ông yêu cầu linh mục quân đội làm một
tấm thiệp và gửi cho 250.000 sỹ quan, binh lính. Trên đó ghi lời cầu
nguyện sau này được ghi chép rõ ràng trong biên niên sử Hoa Kỳ như
sau:
“Lạy Cha toàn năng và nhân từ, chúng con
khiêm tốn cầu xin Ngài kiểm soát thời tiết xấu này và cho chúng con
thời tiết tốt để có thể chiến đấu. Xin hãy lắng nghe tiếng kêu cứu của
những người lính chúng con. Xin được sử dụng sức mạnh của Ngài để giúp
chúng con tiếp tục chiến thắng, đè bẹp sự đàn áp của kẻ thù xấu xa và
mang công lý của Cha tới nhân loại và các quốc gia. Amen”.
Nội dung lời cầu nguyện của Patton được ghi chép trong biên niên sử Hoa Kỳ (ảnh: Xinsheng).
Patton đã yêu cầu những người lính tập
trung cầu nguyện và xin Chúa giúp họ thoát khỏi thời tiết xấu. Khi bình
minh lên, phép màu đã xảy ra! Tuyết ngừng rơi và những người lính đã có
sáu ngày nắng. Vì vậy, quân đội của Patton đã hành quân kịp và giải cứu
Sư đoàn 101. “Lời cầu nguyện của Patton” đã trở thành một phép màu nổi
tiếng trên toàn thế giới.
Thông qua sự kiện lịch sử này, chúng ta
có thể thấy rằng ngay cả những vị tướng kiên quyết nhất, lãnh đạo đội
quân dũng cảm và được trang bị tốt nhất trên thế giới, sẽ gặp phải những
khó khăn không thể vượt qua. Mọi người biết rằng sức mạnh của con người
bị hạn chế. Vì vậy, Patton cầu nguyện sự giúp đỡ của Chúa và công lý
cũng cần sự chấp thuận của Chúa.
“Cuộc chiến sáu ngày” và phép màu của lời cầu nguyện bên Bức tường than khóc
“Chiến tranh sáu ngày” cũng gọi là Chiến
tranh Ả Rập – Israel diễn ra từ ngày 5 – 10/6/1967 đã khiến lãnh thổ
của Israel mở rộng ra gấp 3 lần với tổn thất về người thấp hơn nhiều so
với phe các nước Ả Rập, Ai Cập, Jordan và Syria. Trước đó, Ai Cập đã huy
động 1.000 xe tăng và 100.000 lính đến biên giới (Middle East
Conflicts: From 1945 to the Present, Orbis, 1983) và kêu gọi các nước Ả
Rập thống nhất lại để cùng hành động đối phó với Israel. Ngày 5/6/1967,
Israel đã tấn công phủ đầu không lực Ai Cập do lo sợ nước này sẽ tiến
hành một cuộc chiến xâm lược Israel , theo CNN.
Bằng trận chiến này, người Do Thái khôi
phục sự kiểm soát của mình tại Jerusalem, làm cơ sở để sau này Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Nhà nước Do
thái Israel. Đây là một hành động mà Fox News đã gọi là việc làm “công
nhận lịch sử”, trả lại sự thật cho người Do Thái.
Trước khi chiến tranh bắt đầu, những
người lính Israel đã cầu nguyện bên cạnh Bức tường than khóc. Viễn cảnh
cuộc chiến trong mắt họ là hoàn toàn vô vọng vì quân đội Israel thua xa
liên minh các nước Ả Rập (gồm Ai Cập, Syria và Jordan) về số lượng và
trang thiết bị. Các quốc gia Liên Xô, Iraq, Ả Rập Xê Út, Kuwait, Đức và
Algérie cũng đóng góp quân và vũ khí cho các lực lượng Ả Rập. Họ đang
mong đợi sự thất bại của Israel, điều này có thể khiến Israel bị sụp đổ.
Tuy nhiên, lời cầu nguyện của họ đã trở thành sự thật, sau này nhìn lại, họ liệt kê ra sáu phép lạ trong cuộc chiến sáu ngày, Israel National News (Arutz Sheva 7) ghi lại như sau:
1. Vào ngày 5/6, trong ba giờ liên tiếp,
không quân Israel đã bay đến một căn cứ không quân ở Ai Cập và phá hủy
nó. Mọi căn cứ không quân Ai Cập không hề biết trước cuộc tấn công của
Israel dù Jordan đã cố gắng thông báo trước cho Ai Cập. Vì Ai Cập đã
thay đổi mã cảnh báo của họ một ngày trước đó, nên họ đã không thể nhận
được cảnh báo của Jordan. Chiến thắng của cuộc tấn công phủ đầu này sau
đó đã được báo chí thế giới nhận định là chìa khóa cho chiến thắng của
toàn bộ cuộc chiến.
2. Cuộc đối đầu Bờ Tây dự kiến sẽ rất
khốc liệt và đẫm máu. Nhưng khi quân đội Israel bất ngờ tiếp cận Bờ Đông
thay vì Bờ Tây, những người Ả Rập được vũ trang đã lầm tưởng đây là một
đội quân Iraq đổ bộ từ Bờ Đông. Quân đội Israel được chào đón nồng
nhiệt, và thành phố sau đó rơi vào tay quân đội Israel. Điều này cho
phép Israel có được các khu vực khác của Bờ Tây mà không gặp phải sự
kháng cự nào.
3. Trong trận chiến ở Cao nguyên Golan,
quân đội Israel đã thua xa Syria về số lượng và trang thiết bị. Tuy
nhiên, khi quân đội Israel tiếp cận, người Syria đã vội vã quay trở lại
và bỏ chạy, để lại một số lượng lớn vũ khí. Sau này, một số người nói
rằng họ đã nhìn thấy một dị tượng khiến họ khiếp sợ: Abraham bảo họ dừng
lại và rút lui.
Lính Israel bên Bức tường Than khóc ở Jerusalem sau khi họ chiếm được thành phố (ảnh: İsrail Zaferi).
4. Trong vòng 48 giờ sau cuộc tấn công
của quân đội Israel, các máy bay chiến đấu của Ai Cập bắt đầu nổ tung
một cách bí ẩn. Do đó, Israel dễ dàng chiếm giữ được Sinai và Gaza.
5. Một chiếc xe tải chở chất nổ cho quân
đội Israel đã bị trúng lựu đạn. Bình thường thì việc này sẽ gây ra một
vụ nổ và tàn phá các cơ sở xung quanh. Tuy nhiên, lựu đạn không nổ cho
đến khi bị phát hiện vứt đi.
6. Áp lực quốc tế buộc Israel phải chấp
nhận đề nghị ngừng bắn vua Jordan. Tuy nhiên, vào giây phút cuối cùng,
ông đã phủ quyết các điều khoản cơ bản của thỏa thuận ngừng bắn mà mình
đã soạn thảo. Điều này giúp Israel có thêm thời gian để phá hủy các cơ
sở quân sự của kẻ thù và khôi phục sự lãnh đạo của người Do Thái tại
Thành phố cổ Jerusalem.
Lời cầu nguyện của Hồ Liễn tướng quân
Không chỉ những người Cơ Đốc giáo cầu
xin Chúa giúp mình trong chiến tranh. Trong Thế chiến 2, vào tháng
5/1943, quân đội Nhật Bản đã phái biệt đội cảm tử tinh nhuệ tới định
chiếm giữ cứ điểm cửa ngõ Tứ Xuyên, để lật đổ Trùng Khánh, Trung Quốc.
Hồ Liễn, chỉ huy sư đoàn thứ mười một của Quân đoàn 18, được lệnh bảo vệ
cứ điểm. Sau khi nhận lệnh, tướng Hồ Liễn đã tắm rửa và thay quần áo,
hướng dẫn toàn bộ sư đoàn tế bái Thiên Địa:
“Chỉ huy sư đoàn 11, Hồ Liễn, kính cẩn
chân thành chiêu cáo với núi sông, Thần linh. Ta sẽ bảo vệ tổ tông tới
cùng dẫu gian khổ. Mảnh đất này danh chính ngôn thuận, nay quỷ phải
kính, thần phải khâm (phục), quyết tâm, thề sống chết không đổi. Người
Hán và kẻ cướp không cùng tồn tại (trên mảnh đất này), từ xưa đã nói rõ.
Hoa di cần được phân biệt rõ ràng, Xuân Thu tồn nghĩa. Sinh là quân
nhân, chết là quân hồn. Hậu nhân sau này nhìn vào ta cũng không có gì hổ
thẹn. Hôm nay, những kẻ cướp (đất) là có tội, và họ sẽ thua trong đau
đớn, ta tin chắc rằng thiên thượng sẽ ủng hộ, và chúng ta sẽ chiến thắng
trong trận chiến khốc liệt. Xin thề tại đây!”
Tuy rằng đã phải trải qua một trận chiến
kinh Thiên động Địa, nhưng cứ điểm quan trọng cuối cùng cũng được bảo
vệ, và những lời cầu nguyện của Đại tướng Hồ Liễn cũng đã lưu danh sử
sách.
Khẩu hiệu đề “Trời diệt Trung Cộng” giăng trên đường phố Hồng Kông (Ảnh: Flickr).
Từ những câu chuyện truyền cảm hứng trong lịch sử chiến tranh hiện đại,
ông Thái đã đặt câu hỏi vậy vì sao người Hồng Kông lại không thể cầu
nguyện trên Đại Dữ Sơn. Hồng Kông có một nơi được cả thế giới biết đến,
nơi có bức tượng Thiên Đàn Đại Phật bằng đồng lớn nhất thế giới đang
ngồi trên đài sen và nhìn vào Hồng Kông. Người Hồng Kông đã từng chăng
khẩu hiệu “Trời diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc” và người Hồng Kông cũng
tin rằng họ đang “Dữ Thần đồng hành” (đồng hành cũng với Thần). Nên ông
Thái cho rằng, vậy thì tại thời điểm quan trọng này, tại sao không cầu
nguyện Đức Phật bảo trợ cho Hồng Kông?
No comments:
Post a Comment