Vào khoảng gần cuối năm 1992, Công Ty Giống Cây Trồng Tiền Giang, nơi Nghĩa làm viêc dự định cho Nghĩa đi tu nghiệp ở Ấn Độ. Thịnh nói với Nghĩa khi học xong, làm ơn hỏi thăm bạn bè tìm thầy học Yoga và thiền để về nước dạy lại Thịnh, vì Thịnh mơ rằng chỉ có tập Yoga và thiền mới trị được bệnh của Thịnh mà thôi.
Thịnh rất đau khổ vì con bệnh “không tên” của mình. Hết nằm bệnh viện Tây y, sang bệnh viện Đông y. Xét nghiệm thì không tìm thấy bệnh gì cả. Các bác sĩ đành bó tay. Thịnh ngày không
ăn, đêm không ngủ, người gầy ốm xanh xao. Có khi về đêm Thịnh gào thét um sùm làm Nghĩa phải năn nỉ:”Ngủ không được thì cũng nên giữ yên lặng cho người khác ngủ”.
Một đêm nọ, khi mọi người yên giấc, Thịnh đến quì trước bàn Phật cầu nguyện: “Thượng Đế ơi, nếu Ngài thấy con dứt nợ trần, xin cho con chết. Còn nếu không, xin Ngài cho con gặp thầy, gặp thuốc, chứ con chịu hết nổi rồi!” ( thờ
Phật mà cầu nguyện Thượng đế cũng lạ!)
Sáng hôm sau, bổng nhiên xem TV thấy quãng cáo về các Thầy Yoga đang dạy Yoga tại Bệnh Viện Y Học Dân Tộc Saigon.
Xem xong Thịnh liền chạy ra Bệnh
viện Y Học Dân tộc Mỹ Tho hỏi thăm, được biết phải
lên đó nội trú mỗi ngày 50.000$ để đi học, mà học chỉ một buổi mỗi tuần thôi.
Nghèo quá nên Thịnh bỏ qua …
Không biết đến bao giờ Nghĩa mới đem thiền và Yoga ở Ấn độ về truyền lại nên Thịnh nói với Nghĩa : “ Anh ở nhà chăm sóc các con (13, 10 và 8 tuổi), em phải đi, đi vào khu rừng nào thanh vắng để thiền. Nếu hết bệnh sẽ về, còn không có nghĩa là em đã chết, anh đừng đi tìm…”
Không còn
cách nào hơn, Nghĩa phải xin phép nghỉ việc tạm thời một tháng không lương để cho Thịnh ra đi. Vì thấy Thịnh gầy yếu sợ đi không nổi nên Minh Thệ - cô bạn thân gần nhà – tình nguyện đưa Thịnh đi. Thịnh đến một ngôi chùa nhỏ ở Long Thành nằm giữa khu rừng thưa, cách quốc lộ khoảng 15km. Nơi đây hàng ngày Thịnh tu thiền với những bạn đạo hồi nhỏ của Thịnh ở Làng cô nhi (vì
hồi nhỏ 20-24 tuổi- 68-72 Thịnh tình nguyện vừa phục vụ vừa
tu tại Làng cô nhi Long Thành) khoảng 7 – 8 người. Một hôm, huynh Hùng hỏi Thịnh:
-
Cô Thịnh ơi, tôi nhớ hồi nhỏ cô thích Yoga lắm phải không? Gần đây có một thầy Yoga người Thụy Sĩ, ông mới xây một cái nhà để dạy Yoga và thiền. Nhưng bây giờ ổng đang ở Thụy Sĩ, một tuần lễ nữa mới qua.”
Chờ đúng một tuần lễ, sáng sớm huynh Hùng đưa Thịnh qua nhà Dada (danh từ gọi chung các thầy Yoga nam) , cách chỗ tụi Thịnh ở chừng 8 km . Gần nhà Dada là phòng châm cứu từ thiện của cô Út Uma(cũng là bạn của Thịnh, và cũng là đệ tử Yoga). Đến nhà Dada thấy đóng cửa, Hùng Thịnh liền sang phòng châm cứu để hỏi thăm. Được biết Dada vẫn còn ở Thụy Sĩ chưa qua. Trong khi đang trò chuyện với cô Út Uma thì em Đức, người quản lý nhà cho Dada , ghé
qua. Em nói: “Hôm cuối tuần em về thăm nhà em ở Sài Gòn, định thứ hai trở ra coi nhà cho Dada, nhưng Didi
Anandalalita(danh từ gọi chung cho các cô dạy Yoga, người Philippines) mời đi dự Seminar ở Long Hải nên em vọt luôn. Hôm nay phải trở về để gửi chìa khóa và nhờ cô Út trông chừng nhà cho Dada, xong
em trở ra Long Hải dự Seminar tiếp.” Cô Út nói: “Ồ, hay quá !Vậy sẵn dịp Thịnh theo em Đức ra Long Hải đi, Didi cũng dạy Yoga được.” Thật một dịp may không thể tưởng, có lẽ Thượng đế, Chư Phật đã an
bài cho Thịnh!
Chỉ có một ba lô nhỏ với vài bộ quần áo và ít đồ cá nhân, chẳng mùng mền gì cả, thế mà Thịnh cũng tháp tùng em Đức đi Long Hải ngay hôm đó. Khoảng 1 giờ trưa đến nơi. Đây là chùa Pháp Hoa, quí Sư
cô là đệ tử Thầy Thanh Từ, Câu Lạc Bộ Yoga Sài Gòn thường mượn điểm này mỗi khi tổ chức Seminar. Phía trước là bãi biển với hàng dương vừa đẹp vừa mát. Phía sau là núi với những cây mãng cầu ta nặng trĩu trái, còn phía bên kia là khu vườn rau cải xanh tươi đủ loại. Đầy đủ tiện nghi cho khoảng 60-70 người.
Thịnh không thấy ai ngoài chị Karuna (Tám Cửu) Chị là một trong ba hội viên kỳ cựu và cũng là trưởng ban ẩm thực. Chị đang dọn cơm trưa trên những bàn dài: nào là rau càng cua với củ dền trộn gỏi, đậu hủ kho với măng. Góc cuối bàn là trái cây như chuối, xoài, mãng cầu…
Lúc đầu, chị Karuna có vẻ ngần ngại không bằng lòng vì Seminar
chỉ dành riêng cho hội viên. Còn Thịnh, người quá xa lạ. Nhưng sau vài câu xã giao, Thịnh tự giới thiệu, chị có vẻ vui và hướng dẫn cho nàng mọi thứ… Khi Thịnh tắm xong thì các hội viên thiền trên núi đổ xuống tắm và dùng cơm trưa. Thịnh được chị Karuna giới thiệu với Didi và các hội viên, và được hân hạnh ngồi ở đầu bàn. Chị Karuna và chị Radha – Liên Hương (chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Yoga) tha hồ phỏng vấn Thịnh và dịch lại cho Didi nghe. Còn mọi người vừa ăn vừa nói chuyện nho nhỏ với nhau trong tình yêu thương Yoga. Sau
cơm trưa tất cả được nghỉ ngơi nhưng tịnh khẩu trong một giờ, rồi Thịnh cũng tham gia sinh hoạt với các bạn suốt luôn đến 10 giờ tối.
Sáng hôm
sau Thịnh thưa với chị Karuna: “Chị Tám ơi, chắc em xin phép chị em về, tối qua ngủ chung với 9 người, em không hề chợp mắt được.”
“ Không,
em không nên về, em đã đến đây được là đã có duyên lớn với Yoga, tối nay để chị tính cho”. Chị Karuna nói.
Thế là đêm hôm đó chị Karuna mượn một cái mùng nhỏ của em Đức cho Thịnh, nhờ vậy mà Thịnh ngủ ngon và ở suốt luôn một tuần . Khoảng giữa tuần Thịnh được gặp Dada Udvelananda, ông từ Thụy Sĩ bay qua và ra Long Hãi dự Seminar luôn.
Lúc đó tiếng Anh của Thịnh còn “bết” lắm, thế mà cứ lẻo đẻo theo Didi xin học thiền. Có lẽ Didi muốn thử Thịnh có kiên nhẫn không, nên cô cứ trả lời: ”tomorrow” và “tomorrow” hoài . Cuối cùng Didi cũng
khai tâm (initiation) và đặt tên tâm linh cho Thịnh bằng tiếng Phạn là Prapatii, có nghĩa là hiến dâng mình cho Thượng Đế để phục vụ…( thật đúng với bản tánh của Thịnh 100%) . Gần sắp đến ngày chia tay, Thịnh cảm thấy mình chưa học được bao nhiêu, nên đề nghị Didi về Mỹ tho với Thịnh . Didi bằng lòng, nhưng với điều kiện là Thịnh phải ghé nhà Didi ở Saigon vài bữa cho Didi sắp xếp công việc…
Rồi một chiều nọ… Didi và Thảo (thông dịch viên) cùng Thịnh kéo nhau về Mỹtho. Cả nhà mừng rỡ, vui thật là vui sau một tháng vắng bóng “mẹ hiền bệnh hoạn.” Ngày đi một mình, nay trở về ba “mình” vui thật. Được biết ngay ngày hôm trước Nghĩa nhận được giấy tờ đi tu nghiệp Ấn độ, Nghĩa đã từ chối (làm ông Giám đốc quạu lắm vì đã tốn tiền cho Nghĩa học một khóa Anh ngữ đặc biệt cấp tốc). Nghĩa phải xin phép nghĩ thêm một tháng nữa vì không biết Thịnh đang ở đâu và cũng không
biết bao giờ cô nàng mới về?
Khi giới thiệu Didi với Nghĩa và các con, ai cũng ngạc nhiên…
Đối với gia đình, Didi thật như là một thiên thần. Thịnh liền nhờ các con thông
báo cho bạn bè hàng xóm. Hôm sau, Didi bắt đầu dạy Yoga cho gia đình Thịnh và cả xóm luôn. Cũng một việc rất lạ là sau khi cất nhà mới rất rộng lớn , đầy đủ tiện nghi cho
khách ngoại quốc nhưng
cũng hết tiền nên không sắm nổi sofa cho phòng khách, nay dành làm phòng dạy Yoga rất tiện, lại có một gát cũng mênh mông, nên có
thể cho quí Thầy Yoga và học viên nam 20-30 nghỉ qua đêm, còn từng dưới cho nữ.
Sau 3 ngày, Didi và Thảo trở về Sài Gòn, lấy hẹn với Dada cho Nghĩa lên Saigon học thiền với Dada(Dada dạy thiền cho nam, còn Didi dạy cho nữ). Sau khi được khai tâm, Nghĩa được Dada cho tên tâm linh là Nirmala, có nghĩa là người không bị vết nhơ nào ở trần gian cả. Rất đúng với đặc tánh của Nghĩa. Tuyệt vời!
Kể từ hôm đó, mỗi cuối tuần quí thầy cô Yoga thay
phiên xuống nhà Thịnh dạy Yoga. Số học viên càng ngày càng đông. Có hôm Dada hỏi Thịnh: “ Did you invite them?” Thịnh trả lời: “Không, họ tự tìm đến.”Có lẽ do điển lành thu hút
(?) Không chỉ những bệnh nhân thường đến học, mà có cả một vài bác sĩ Tây cũng như Đông y hiện diện. Quí vị nầy có vẻ thích thú lắm!
Thế là bạn Nghĩa được ở nhà thêm một tháng nữa không lương , có cơ hội để luyện tập chung với Thịnh. Thường thì Nghĩa, Thịnh
tập Asanas (tư thế Yoga) một tiếng, thiền nửa tiếng (4:30 – 6:00 sáng và 4:30 – 6:00 chiều). nghĩa Thịnh tập rất đều đặn và nghiêm túc. Đúng một tháng, Nghĩa phải đi làm trở lại, nên Nghĩa Thịnh chỉ tập chung cử sáng, riêng Thịnh vẫn đều đều ngày 2 cử với bạn Thệ( ngày xưa đưa Thịnh đi vào rừng tu thiền đó, nay có
tên Yoga là Maungaladivi) và các bạn hàng xóm.
Rồi đúng hai tháng sau kể từ ngày tập, Thịnh trở thành một người mới có sức khỏe thân tâm hoàn hảo. Thật phi thường! Sau này có
một lần anh Mohan-Mai (thuộc nhóm Yoga ở Sài Gòn) gặp Thịnh và nói: “Nhớ lần đầu tiên gặp chị ở Long Hải, tôi tưởng rằng có lẽ tối đó hoặc hôm sau chị chết quá, người gầy ốm xanh mét gió muốn bay…”
Còn Nghĩa thì hết tánh nóng nảy. Trước kia Nghĩa thường đánh con làm cho Thịnh buồn không ít dù Thịnh có ngăn cản khóc lóc đến đâu …có khi vì chịu hết nổi nên Thịnh muốn ly dị cho rồi...
Nghĩa
không dám nói với Thịnh, mà tâm sự với Anh Chí bạn Yoga :” Anh Chí ơi, em giả từ tánh nóng nảy, hết đánh con …rồi”. Con trai Thiện Dũng ( Ishvara) thì hết chứng ho
kinh niên kéo dài hơn 5 năm, không thầy thuốc trị. Con gái Minh Tâm (
Malatii) thì hết bướu cổ và tim đập loạn xạ. Con gái Út Thanh Tâm ( Nitya Prema) thì dứt chứng tiểu nhiều và gầy ốm).
Rồi… vào một chiều đẹp trời nọ, Thịnh nhận được thư mời của Công an thành phố Mỹ Tho. Nghĩa đoán có lẽ về việc xuất cảnh của gia đình, còn Thịnh thì đoán chắc về việc quí thầy cô Yoga người ngoại quốc đến ở nhà.
Sáng hôm
sau, Nghĩa chở Thịnh đi vì không dám để Thịnh đi một mình. Đến nơi, một anh công an trẻ mời Thịnh lên lầu, còn Nghĩa thì
ngồi ở dưới chờ.
- Chị có biết tại sao tụi tôi mời chị đến đây không?
- Dạ thưa biết chớ. Về việc mấy ông bà thầy Yoga nước ngoài đến nhà…
Anh công
an đưa cho Thịnh một xấp giấy trắng và bảo Thịnh viết bản tự kiểm. Bản chất thật thà “có sao nói vậy người ơi!” Thịnh viết cho một hơi 4-5 trang giấy đầy kín, mất gần 2 tiếng đồng hồ. Sau khi đọc bản tự kiểm dài thênh thang, anh công
an nói:
- Chị nhớ không, có đêm nhà chị chứa đến 4 người ngoại quốc. Tụi tôi biết hết. Nếu phạt 200.000 đồng mỗi người thì chị phải đóng 800.000 đồng đó…”
- Tôi biết và cảm ơn quí anh lắm
…
Có lẽ thấy Thịnh hiền và thật thà nên anh ta cũng có cảm tình. Trong lúc đưa Thịnh xuống cầu thang, anh nói:
- Tôi biết việc làm của chị rất tốt, chị giúp mọi người không tiền bạc gì cả. Tuy nhiên chị phải xin giấy phép…
Trước khi lo giấy phép Thịnh phải đi một vòng Sài Gòn mời Bác Sĩ Trương Thìn-Giám Đốc bệnh viện Y Học Dân Tộc Sài Gòn - vì lúc này phái đoàn Yoga đang dạy ở bệnh viện này, Dada Udvelanada (Thụy Sĩ), Didi Suveda
(Đài Loan), cùng chị Karuna (thông dịch viên) xuống Mỹ Tho gặp Bác Sĩ Cược (giám đốc bệnh viện Y Học Dân Tộc Mỹ Tho) giới thiệu Yoga , để sau nầy tiện việc lo giấy tờ của mình.
Và rồi, ngày nào như ngày nấy, Thịnh đều có mặt ở Bệnh Viện Y Học Dân Tộc, Sở Y Tế, Nhà Văn Hóa
Thông Tin , đôi khi cũng giống như mình đi làm việc vậy… Chuyện rất dễ, thế mà họ cứ hẹn lần hẹn hồi, hẹn rồi lại hẹn, dường như họ sợ Yoga lắm vậy. Còn Thịnh thì cứ kiên trì, và kiên
trì . Có hôm, anh Hai Ngô, giám đốc nhà Văn Hóa Thông Tin trả lời: “Ở đây tôi có thể dục Dưỡng sinh rồi” (tức PhươngPháp Dưỡng Sinh của Bác sĩ Nguyễn văn Hưởng).
“Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai”. Cuối cùng Thịnh cũng được cấp giấy phép. Thịnh nhờ các em Trí, Đức và một số các bạn Yoga xin phép giăng biểu ngữ đầy cả thành phố Mytho, nhất là Vườn Hoa Lạc Hồng. Mặt khác thĩ Nghĩa Thịnh lo chạy địa điểm mở lớp, mua sắm hơn 100 chiếu tập, và kết lại 7-8 chiếc thành một để dể tập …
Và ngày 21-11-93 lớp Yoga đầu tiên được chánh thức mở tại hội trường Văn Hóa Thông Tin Mỹ Tho. Y như ngày hội, quan khách đến tham dự rất đông, có sự tham tham gia của 3 thầy cô Yoga ( Dada Udvelanada. Didi Anadalalita, Didi Shuveda) và chủ tịch, hội viên Yoga Saigon khoảng 20 người. Bác sĩ Nguyễn văn Cược, giám đốc và một số y tá Bệnh viện Y Học Dân Tộc và Bác Sĩ Nguyễn văn Trí – giám đốc Sở Y Tế Tỉnh & y tá. Đại diện UBND tỉnh Tiền Giang, công an
thành phố Mytho cùng bạn bè Yoga và gia đình Nghĩa Thịnh.
Sau buổi lễ khai giảng thật long trọng ( mọi người được thửơng thức một màn trình diễn Yoga do các bạn và các em nhỏ trình diễn thật ngoạn mục) có khoảng 160 học viên đăng kí học. Do đó Thịnh phải chia ra làm 4 lớp, 2 lớp buổi sáng và 2 lớp buổi chiều . May mắn thay, hay phải nói rằng có sự sắp xếp của ơn trên , bạn Yoga học trong nhà Thịnh được 20 người, Thịnh liền chia ngay ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm phụ tá một lớp rất thoái mái. Lúc đầu thì Dada Didi thường nhờ Tâm ( Damaphala)
hay Thảo ( Tapasii) thông dịch .
Sau đó, nhờ siêng đọc sách do Dada
Didi để lại mỗi cuối tuần nên Nghĩa Thịnh có thể phụ thông dịch được, và trông coi chung sinh hoạt Yoga. Kể từ đó mỗi thứ bảy, nhóm phụ tá họp mặt tại nhà Thịnh để các thầy Yoga tiếp tục huấn luyện. Suốt ngày chúa nhựt thì nhóm túc trực ở lớp Yoga . Có lần dịch đến lớp thứ 4 là Thịnh mất tiếng, Thịnh phải chạy trốn ngoài bờ sông, nhờ
Harish (Thầy Hùng – gv trường Đạo Thạnh, là Thầy Thiện Dũng dịch tiếp) . Sau giờ học, thường mình phải trả lời thắc mắc cho học viên đến tối tất cả mới kéo nhau về nhà Nghĩa Thịnh. Mặc dù làm việc suốt ngày, nhưng sau khi tắm rửa , mọi người ngồi thiền chung khoảng 30 phút là khỏe ngay. Và cùng
dùng cơm tối chung, lúc đó con gái Malatii Minh Tâm ( bé Hiền) và em là bé
Ngoan phụ trách cơm chiều cho nhóm Yoga, có bửa nhớ Dada ăn món mì căn phá lấu liền hỏi Malatii:”Ai dạy you nấu món nầy ?”. Malatii trả lời:” tự mình con sáng chế …) sau đó trò chuyện ca hát đến khuya thật vui làm sao! ( Ngày xưa không ngủ được, Thịnh phải xách đèn dầu đi chung quanh xóm để yêu cầu họ mở TV hay radio nhỏ nhỏ để Thịnh ngủ, còn bây giờ thì đến phiên hằng xóm cằn nhằn:” làm ơn yên lặng bớt vì khuya rồi …”)
Thắm thoát gần mãn khóa lớp căn bản 2 tháng, Didi yêu cầu Thịnh nấu một buổi tiệc liên hoan với 6 món để giới thiệu thức ăn chay cho học viên. Lúc đầu Thịnh từ chối, vì từ trước đến nay Thịnh chưa bao giờ nấu cho khoảng 200 người như thế. Tuy nhiên Didi cứ nhắc đi nhắc lại hoài nên cuối cùng Thịnh phải nhận lời.
Thế là Thịnh ngồi vào bàn tính một bàn coi phải mua những gì và nhơn lên 20 bàn rồi mượn xe ba bánh với sự yểm trợ của chị Sumitra, và em Trí xuống dựa đường Phan Thanh Giản mua đồ lê-ghim trước, sau đó mua đồ khô. Mặt khác Thịnh cho người và các con đi hết xóm dài tới Cầu đỏ và xuống đến cầu cổng Thị xã mượn nồi niu soong chảo và vật dụng cho nhà bếp, vui ơi là vui. Ngay hôm tối nấu ăn thì có vợ chồng anh Tư Cược ( giám đốc B/V Y học dân tộc) đến, Anh nói :” Chị Tư đòi đi lên coi cho biết nấu ăn chay ra sao …”
Thịnh phải mướn hội trường của thành phổ để mở tiệc, giao cho Harish, Nghĩa, các con và các bạn Yoga sắp xếp mọi thứ, đặc biệt mỗi khách vào cửa đóng 10.000$ và gắn một bông hồng trước ngực. Ngoài số học viên chánh thức 150-160 còn có thân nhân của họ …Thịnh và các bạn khác thì lo nhà
bếp . Anh Tư Cược ( GĐ B/V Y Học dân tộc) thật tốt, cho 2 xe chở thức ăn dùm ( vì nhà Thịnh ở ngã ba Cầu Cống- Trung Lương, cách thành phố Mytho 3 km). Chuyến cuối cùng là rước Thịnh. Ra đến hội trường, chu choa ơi, mọi người ăn mặc sang trọng quá! Thịnh” tá hỏa” lên vì số thực khách quá đông! Thịnh nói nhỏ với Harish:” Harish ơi, chắc chị trốn quá, chị không thề nhìn thấy một số người có ăn, còn số khác không có “
- Chị đừng lo, để em tính …
Không ngờ buổi tiệc thành công “rực rỡ”, nhờ sự giúp đở của bạn bè. Chuẩn bị chỉ có 200, nhưng số thực khách lên đến 230 mà thức ăn vẫn còn dư, thật là một điều lạ (?)
Đã book
cano sẳn, nên sau buổi tiệc anh chị Giám đốc YHDT, anh chi Giám đốc nhà văn hóa TT, cùng thầy trò, bạn bè yoga đi một vòng 3 cồn thưởng thức trái cây thật vui làm sao!...
Sau lớp căn bản, thầy trò mở lớp nâng cao I, rồi nâng cao II , đồng thời khai giảng lớp căn bản trở lại. Cứ như thế tiếp tục đến ngày gia đình Nghia Thịnh xuất cảnh, năm 1996, để lại “gia tài Yoga ” ấy cho các bạn tiếp tục (trong số đó có anh Tòng và anh Ẩn hiện nay hướng dẫn Yoga ở Cần Thơ).
Có một học viên rất đặc biệt là dì Năm Cúc. Dì bị 7 chứng bệnh, đi nhiều bác sĩ trị không hết. Nhà dì cũng khá giả, con cháu rất yêu thương Dì, nhưng dì chịu không nổi nên uống thuốc độc tự tử. Con dì hay kịp đưa dì đi bệnh viện bơm ruột. Rất may vừa đúng lúc dì đang nằm ở bệnh viện Y Học Dân Tộc Mỹ Tho để điều dưỡng thì nghe tin nhà Văn Hóa Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng) có mở lớp Yoga do phái đoàn ngoại quốc đảm trách. Dì tham dự với mục đích là "nhìn" thôi, chứ dì yếu quá tập chắc không nổi. Không ngờ Dì cố gắng thực hành theo Thầy y như những học viên khác. Sau khóa học 2 tháng, dì thấy một số bệnh biến mất, và Dì theo luôn 2 khóa nữa. Sau 6 tháng sức khoẻ Dì trở lại bình thường. Sau đó, nhân dịp Mỹ Tho tổ chức chạy bộ vòng quanh thành phố cho người lớn tuổi, dì ghi tên tham dự. Vì sợ Dì không chạy nổi nên Nghĩa nhà ta chạy honda cặp theo một bên cho đến mức đến luôn! Thật là một sự ngạc nhiên cho mọi người.
Sau đó dì về quê ở xã Cồn Tàu sống bình thường. Dì còn mở nhiều lớp Yoga tại Uỷ Ban Nhân Dân xã nhà, học viên lên đến 20-30 mỗi lớp. Và mỗi lần bế giảng, Dì mời quí Thầy Yoga, Nghĩa Thịnh và các con đến tham dự để phát thưởng cho những học viên xuất sắc. Sau này mỗi lần về thăm Việt Nam, Thịnh đều xuống thăm Dì. Sức khỏe Dì vẫn tốt, còn tốt hơn Thịnh nữa. Dì có thể ngồi ngoài trời mưa lâm râm để chặt củi, còn Thịnh, thú thật không dám đâu! Quả Dì là một nhà yogi miệt vườn xứng đáng được vinh danh!
Vì số học viên Mytho càng
ngày càng đông, đa số trở thành những người trường chay, nên các thầy yêu cầu Thịnh mở nhà hàng chay. Tuy chẳng còn bao lâu
nữa rời VN, bán một số đồ đac trong nhà được một số vốn ( rất ít), nên trả tiền thuê nha một năm hết phân nữa rồi ( 6 triệu) còn bao nhiêu thì sắm sửa đủ thứ, nên tất cả đều trả ½, còn lại thì Thịnh hẹn với chủ nợ là sau khi nhà hàng chạy một tháng Thịnh sẽ từ từ hoàn trả đủ cho …Với nổ lực của năm
cha mẹ con gia
đình Nghĩa Thịnh cùng sự giúp đở của bạn bè từ Làng cô nhi , vợ chồng em trai và mướn thêm vài người, tổng cộng 16, nhà hàng chay Thiện Duyên rất khang trang được mở cửa rất linh đình . Thực khách càng ngày
càng đông, thức ăn ngon một lẽ, lý do khác nữa có lẽ nhờ con trai Thiện Dũng rất vui vẽ vừa cashier vừa múc thức ăn bán lẽ . Ngay những cô bé bán vé số, hay các anh xe
ôm, cả đến quí Thầy quí Sư vào tiệm đều réo:” Dũng, Dũng …”
Nhà hàng đắc đến đổi cô em gái nói:
- Thôi đừng đi Mỹ nha chị, Mai thấy chắc ở đây dư sức sống rồi! Hơn
nữa ở đây chị gây thiện duyên cho biết bao nhiêu người ăn chay, phổ
biến Yoga cho mấy tỉnh lân cận ...
-
Biết vậy, nhưng vì tương lai các con nên gia đình chị phải đi thôi Mai ơi!
Trước ngày xuất cảnh , Thịnh sang nhà hang cho chị Ngoan- bạn Yoga. Sau nầy sanh ra một nhà hàng chay mới nữa hiệu Thanh Long- cũng do một Yogi phụ trách. Được biết dù hai nhà hàng cùng ở trên một con đường nhưng đều bán đắt như nhau ( đường Ông Bà Nguyễn Trung Long, sau
nầy đổi là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ). Nếu có dịp viếng Mỹ Tho, xin
trân trọng kính mời quí bạn dừng chân nơi đây để thưởng thức những món chay thật bổ dưỡng, tinh khiết và rất hợp khẩu vị do những nhà Yogis trực tiếp đứng nấu.
Chuyện ũng vui vui là sau ba năm về thăm VN, một hôm đi chợ Mytho gặp một anh bán gian hàng chén bát hỏi Thịnh:
-Thưa cô, phải cô là chủ nhà hàng chay Thiện Duyên không? Chắc cô đi ngoại quốc phải không ? Lâu nay con không gặp cô ?
( Phải nói mắc nợ cũng nổi tiếng!)
Tóm lại, Yoga là một món quà quí giá
mà Thượng Đế dành cho gia đình Thịnh và phổ biến cứu biết bao bệnh nhân thoát khỏi những cơn bệnh hiểm nghèo.
Người luyện tập Yoga đều đặn không những được khỏe mạnh, mà cuộc sống lúc nào cũng Bình an, Hạnh phúc và Hài hòa với xã hội, có một Tình thương vô bờ bến chan hòa trong vạn vật.
Gia đình Thịnh định cư ở Cali năm1996. Đầu năm 1997 năm 2009 Thịnh có mở hai lớp Yoga tại Pennsylvania và New Jersey, một lớp
tại Westminster- Organce County –Cali.
Rồi sau đó Thịnh chỉ hướng dẫn Yoga online thôi.
Hi NPN,
ReplyDeleteXin đa tạ! Bài Yoga mình NPN đã post vào trang Web...đẹp lắm! Và TT rất rất vui khi nhận một học viên từ Canadda! Đang soạn bài để gửi cho học viên đó!
Một lần nữa, đa tạ NPN nha!
Have A Wonderful Day
Love & Peace & Happiness
Thinh Tran
Xin cảm ơn NPN cho TT có dịp để phục vụ tha nhân!
ReplyDeleteThân mến,
TT
Như vậy là Thịnh ở vùng Little SG, hân hạnh được biết Thinh.
ReplyDeleteNghĩa & Thịnh có Tâm , có Tài phổ biến Pháp Báu YOGA để Cứu Người , Giúp Đời . Công Đức Vô Lượng . Hoan Nghinh và Cảm Phục NGHĨA & THỊNH vô cùng ! Cầu mong Nghĩa & Thịnh luôn đạt được nhiều thành quả tốt đẹp như ý nguyện . Thân mến, Lý Ngọc Cương
ReplyDeleteNT cảm ơn Anh Cương! Thân kính chu Anh cùng gai quyến luôn vui, khỏe và bình an!
ReplyDeleteNT cảm ơn Anh Cương! Thân kính chúc Anh cùng gia quyến luôn vui, khỏe và bình an!
ReplyDelete