Bạn có tin nỗi sợ hãi hay đau đớn không lý do của một số người liên quan đến câu chuyện bi thảm của họ trong kiếp trước? Tiến sĩ Brian Weiss, người có nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực tiền kiếp – luân hồi đã ghi nhận nhiều trường hợp như vậy trong cuốn sách “Many Lives, Many Masters” của ông.
Tiến sĩ tâm thần học nổi tiếng Brian Weiss. (Ảnh: Internet)
Năm 1980, sau khi tốt nghiệp đại học
Yale, bác sĩ Brian Weiss lần đầu sử dụng biện pháp thôi miên để điều trị
cho một bệnh nhân mắc chứng ám ảnh sợ hãi tên là Catherine. Thôi miên
là phương pháp đưa bệnh nhân đến một trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh gần
giống với trạng thái khi nhập tĩnh của các hòa thượng Thiền Tông Phật
Giáo.
Trong trạng thái đó, Catherine
sẽ đối mặt với một số sự việc làm cô sợ hãi, mà theo bác sĩ Weiss,
đó là những sự việc đã từng diễn ra ở kiếp trước của cô. Điều bất ngờ là
sau khi đối mặt với những sang chấn trong quá khứ ấy, bệnh tình của
Catherine đã phục hồi hoàn toàn. Khi tỉnh dậy các triệu chứng trước kia
của cô đã biến mất. Sau đó, theo hướng này, Weiss đã tiếp tục điều trị
thành công cho hàng trăm bệnh nhân.
Một
ví dụ khác, đó là cô Erin, một nhà tâm lý học, cô bị chứng cổ-vai-cánh
tay hành hạ, ngoài ra cô còn là bệnh nhân của chứng sợ độ cao. Sau đây
là những trải nghiệm của Erin trong quá trình thôi miên được cô ghi lại:
“Tôi
chỉ nhìn thấy bóng tối, tôi nhận ra rằng đôi mắt mình đã bị bịt kín.
Sau đó, tôi nhìn thấy chính mình từ bên ngoài. Tôi đang đứng trên 1 tòa
tháp bằng đá rất cao, có lẽ nó là 1 phần của lâu đài nào đó. Hai tay tôi
bị trói chặt, khi đó tôi biết mình là người lính bại trận trong 1 cuộc
chiến và đang sắp sửa bị hành hình. Sau đó tôi cảm thấy lưng đau nhói, 2
răng nghiến lại, tay nắm chặt. Tôi đã bị đâm, một nhát đâm từ phía
sau, tôi đã cố để không thét lên, lát sau cơ thể tôi yếu dần và bị đẩy
xuống hồ nước”.
“Sáng hôm sau khi tôi thức dậy, tôi cảm thấy cơ thể mình có một sự thay đổi lớn”.
Sự
thay đổi này chính là chứng đau lưng và sợ độ cao của Erin đã biến mất.
Trong buổi điều trị tiếp theo, Erin có dịp trải nghiệm quá khứ của mình
vào thời trung cổ ở Pháp. Khi đó cô là một người đàn ông trẻ chưa đầy
20. Cô bị tội oan và bị xử tử bằng cách treo cổ trước công chúng. Sau
khi thấy tất cả sự việc ấy chứng đau cổ dai dẳng của Erin đã biến mất.
Ông Weiss cũng trích dẫn một ví dụ khác
đó là bác sĩ Robert Jarmon. Trường hợp của ông là cứ mỗi đêm trăng tròn,
ông lại cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi. Trong trạng thái thôi miên, ông
nói: “Họ muốn bắt chúng ta, phải đặc biệt cẩn thận, đêm nay là một đêm trăng tròn …”
Robert
trở về quá khứ của ông cách đây vài chục năm thời chiến tranh thế giới
thứ II, ông là 1 lính Mỹ bị bắt bởi Đức Quốc Xã. Ký ức cuối cùng ông nhớ
chính là cảnh ông bị xử bắn trước một con sông trong trẻo phản phất ánh
trăng vàng.
Robert còn cung cấp
được họ tên, mô tả chính xác trường đại học nơi ông theo học trong những
năm 30 thế kỷ trước. Vợ ông đã đi kiểm chứng những thông tin này và
phát hiện quả đúng là có một người như vậy từng tốt nghiệp ở trường đại
học trên, nhưng có sự sai biệt 1 năm so với lời kể của ông. Và điều quan
trọng là sau khi được trở về quá khứ bằng phương pháp thôi miên, hiện
tượng “ngẩng đầu thấy trăng lòng hoảng sợ” của Robert đã biến mất.
Những
trường hợp tương tự có rất nhiều. Đa số là về các bệnh nhân mà sau khi
hồi tưởng lại tiền kiếp, họ trở nên hạnh phúc và an hòa hơn. Sẽ dễ dàng
hơn cho họ để đối mặt với khó khăn và cải thiện quan hệ giữa người với
người. Họ trở nên độc lập, vui vẻ và thích giúp đỡ người khác hơn.
Theo
tiến sĩ Weissi, phương pháp điều trị dựa vào tiền kiếp – luân hồi này
có hiệu quả đặc biệt với những bệnh nhận bị các chứng rối loạn về tâm
lý, cảm xúc. Liệu pháp đưa bệnh nhân vào trạng thái thôi miên cũng hiệu
quả với các bệnh nhân nghiện rượu, nghiện ma túy.
Ông
phát hiện những rối loạn cơ thể ở kiếp này có phần nào đó liên quan tới
những chuyện không mấy vui vẻ ở kiếp trước. Nếu tiếp tục nghiên cứu có
thể tương lai liệu pháp “thôi miên tiền kiếp” cũng sẽ trở thành một chọn
lựa điều trị mới cho giới y khoa.
Hoàng An, Theo Qigong.me
So sánh trạng thái nhập định của hành giả tu Thiền với trạng thái người bị thôi miên là so sánh kì quặc chưa từng thấy !
ReplyDelete