Nước Mỹ có thể ngồi lại với nhau để đoàn kết được không? Đây là câu hỏi cấp thiết và cực kỳ quan trọng trong lúc này. Một quốc gia đứng đầu thế giới đang lâm nguy về luân lý. Vẫn còn dư đầy sức mạnh và khả năng để làm những việc vỹ đại và cao thượng, nhưng lại đang là lúc bị tấn công. Tương lai đã trở thành vấn đề. Những dòng chữ viết tay hiện diện ở trên tường. Bạn hiểu gì, biết gì về tương lai Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ?
Tình trạng đối nghịch của người dân
giữa hai phe cấp tiến và bảo thủ cũng trở nên gây cấn hơn bao giờ hết. Ngay cả
trong ‘y giới’ tình thân thiết cũng bị nạn rứt, gay gắt có khi đến độ không
muốn nhìn mặt nhau. Vì những chuyện có vẻ vớ vẩn chẳng ăn nhập gì với cuộc sống
bình thường như ở quá khứ. Người ta không hiểu tại sao? Ngay cả trong cùng một
gia đình. Nói chi ngoài xã hội.
Nhìn ngược về quá khứ một năm trước, thì không phải là vô lý khi đưa ra vấn đề, dân Mỹ có thể thực sự ngồi lại với nhau được không hay cái gì có thể giúp cho Hoa Kỳ ngồi lại với nhau để đoàn kết? Năm 2020 bắt đầu với một cuộc đảo chính tổng thống bất thành bằng một cuộc đàn hạch. Ít lâu sau đó là một cuộc đóng cửa quốc gia để ứng phó với nạn dịch Covid-19. Tình trạng kinh tế Hoa Kỳ bị đụng khá nặng một cách đặc biệt với hàng triệu người lâm cảnh thất nghiệp và khối nợ dâng cao khiến chính phủ phải bơm tiền cho nền kinh tế và túi tiền người dân với một lãi xuất đặc biệt. Tình trạng này tồi tệ hơn nữa là vào những tháng tình trạng cướp phá xẩy ra ở những thị trấn lớn. Những tai nạn do cảnh sát làm chết những công dân da đẹn lại bị gán cho tội kỳ thị. Loại kỳ thị có hệ thống. Cướp phá, đốt cháy và hôi của kể từ thập niên 1960 đã không thấy, nay lại biến nhiều khu phố ở Minneapolis, Portland, Chicago và Seattle thành bãi chiến trường. Những cuộc tranh cãi về kỳ thị lại được hâm nóng, gây cảnh chia rẽ ghê gớm hơn cả hàng chục năm về trước. Điều thiếu sót là không thấy có đủ tiếng nói hợp lý để tìm kiếm hòa bình, để hiểu và đưa ra những giải pháp cần thiết. Giống như những thời kỳ mà nền văn hóa Hoa Kỳ thiếu vắng sự khôn ngoan và phương cách lãnh đạo hợp lý, lại là một thiếu sót rất đáng buồn.
Dĩ nhiên, tiếp đó là đến cuộc bầu cử tổng thống. Đỉnh điểm là những hãng truyền lớn và những công ty kỹ thuật cao đang kiểm soát gắt gao công luận, đã cho biết trước những việc bầu phiếu và đếm phiếu bất thường, tạo nên nghi vấn về cảnh bầu cử gian lận ở 6 tiểu bang căn bản, đã khiến cho hàng triệu cử tri Mỹ đi đến kết luận bầu cử gian lận là có thật. Nhưng tìm ra sự thật về gian lận sẽ phải cần cả hàng tháng hay hàng năm, hoặc chẳng bao giờ… Bây giờ thì những vấn nại này xem ra lại làm cho nhiều người khó chịu, và sự thật hiển nhiên là nó sẽ bị cho chìm xuồng!
TÒA NHÀ LẬP PHÁP-US CAPITOL BỊ XÂM NHẬP
Tiếp theo đó, chúng ta đã thấy những biến cố thê thảm xẩy ra ở tòa nhà lập pháp quốc hội ngày 6-1-2021, ngày quốc hội họp để xác định phiếu bầu của cử tri đoàn. TT Trump đã nói trước đám biểu tình vĩ đại có đến cả hàng trăm ngàn người tụ họp để yểm trợ những thách thức hợp pháp tại quốc hội về kết quả cuộc bầu cử. Tuy nhiên, trước khi Trump kết thúc bài nói chuyện tại diễn đàn gần Tòa Bạch Ốc thì một nhóm người phản đối tràn vào chiếm nhiều phần của tòa nhà quốc hội US Capitol. Một số người phá cửa nhảy vào, một số được tự do bước vào thong dong đi tới đi lui.
Nhiều người thắc mắc về việc này. Có người chen lấn tràn vào văn phòng của các dân biểu và những phòng lớn trong khi có kẻ đập bể kính cửa sổ để tràn vào cã những vùng có an ninh canh giữ. Cảnh sát phải đánh lại và giải tỏa. Một người phản đối đã bị cảnh sát bắn chết. Bên ngoài, một số người đã xô sát với cảnh sát để tràn vào bên trong tòa nhà.
Dù chỉ một số nhỏ đã tham gia vào việc xô sát tại tòa nhà quốc hội trong khi cả nhiều ngàn người vẫn biểu tình ôn hòa trong trật tự. Đó là một thời khắc xấu xa, tệ hại và đen tối mà truyền thông đã thổi phồng lên thành một bức tranh vẽ cảnh những người ủng hộ Trump là những kẻ khủng bố và bạo động!
Không cần phải làm an lòng ai, tất cả nước và thế giới cũng đang thấy một thể chế công hòa vĩ đại nhất thế giới đang đi xuống do phân hóa vì không biết là bầu cử có công bằng hay không, do xô sát ở tòa nhà quốc hội US Capitol và do một cuộc đàn hạch nữa sẽ tiếp nối sau đó.
Mỹ quốc hẳn không còn hãnh diện về một cuộc chuyển đổi quyền hành trong hòa bình và trật tự. Uy tín của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đã bị tổn thương quá nặng. Những kẻ thù của quốc gia -chẳng còn hồ nghi gì nữa- đã nhận thấy Hoa Kỳ yếu hẳn đi rồi. Họ đang chăm chú quan sát để quyết tâm lợi dụng thời điểm chính biến này.
Tòa nhà quốc hội US Capitol là biểu hiệu của nền Cộng Hòa. Kiến trúc cổ điển của nó với mái vòm tròn và đỉnh nhọn cao vút lên không trung cùng nghệ thuật điêu khắc cho thấy ý nghĩa của một nhà thờ chính tòa dân sự. Không phải một đền thờ tôn giáo. Nó là một đền thờ dân chính bao gồm mọi ý nghĩa cùng những đặc tính và lý tưởng của nó đã được ghi trong Hiến Pháp. Những người phản đối nổi giận đã đi lung tung, lang thang, lục lọi mọi xó xỉnh, trong các hành lang, đã làm mất đi vẻ nghiêm trang cổ kính của nó. Đó là một quang cảnh quái dị trong một lâu đài biểu hiệu cho những lý tưởng cao quí nhất của những Tổ Phụ Lập Quốc.
Trong khi Mỹ Quốc vẫn còn khỏe và đủ sức mạnh làm điều thiện, việc tốt cho thế giới, thì những ngày đó nay chỉ còn là những ngày đang được đếm trên đầu ngón tay. Những chữ viết bằng tay về sự phán xét vẫn còn in hằn ở trên tường. “Thiên Chúa, là đấng đã làm cho Mỹ Quốc trở nên vĩ đại. Chớ có nhạo báng Người”. Phải chăng quốc gia đã đi tới điểm mà không bao giờ có thể trở ngược lại được nữa?
CÂU CHUYỆN HAI NHÓM NGƯỜI TỤ HỌP
Chúng ta cần phải ý thức để nhận ra rằng căn nguyên của những việc đã xẩy ra là yếu tố tinh thần. Một trận chiến tâm linh đã trải rộng trên quê hương Hoa Kỳ.
Khi nghe những bản tin về đám đông tụ họp ở khán đài trước Nhà Trắng và chung quanh khu thương mại quốc gia vào ngày 6-1-2021, tôi nhớ lại một cuộc tụ họp khác cũng tại địa điểm này ít tháng trước đó vào ngày 26 tháng 9 năm 2020. Những người này tụ họp nhau lại để cầu nguyện hầu canh tân đời sống thiêng liêng của quốc gia.
Ngày đó có cả hàng chục ngàn người đã đáp ứng lời kêu gọi đến Washington để cầu nguyện trong lúc quốc gia lâm cảnh cực kỳ nguy hiểm. Ngày đó là một ngày hoàn toàn hòa bình. Nhiều người đã hướng dẫn cả cầu nguyện chung và cầu nguyện riêng. Nhiều sướng ngôn viên đã kêu gọi quốc gia ăn năn thống hối khi còn thời giờ, chưa quá muộn. Không có phá rối hoặc kích động bạo loạn. Nhiều người vẫn còn hy vọng về một kết quả bầu cử tốt, chưa đưa quốc gia đến tình trạng luân lý tồi bại và phân hóa.
Quang cảnh buổi tập họp ngày 6-1 lại rất đặc biệt. Đúng vậy, người ta đọc kinh, hát thánh vịnh, nhiều nữ tu tận hiến cũng đã có mặt. Đa số những người hiện diện đều biểu lộ tinh thần ôn hòa và hòa bình như họ đã có trong những cuộc biểu dương hậu bầu cử vào tháng 11 và 12. Nhưng lần này, một số người vì nhiệt tình đã nổi giận và muốn mọi người ai cũng phải biết, kể cả tổng thống.
Đa số họ đã nhận ra là không có một cuộc thảo luận nào về việc kiểm phiếu bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020 mà lại khẳng quyết loại bỏ những phiên tòa xét sử công bằng. Người ta cũng bực bội đối với quốc hội và một số quan chức đã để mặc cho đất nước trôi qua không cần đếm xỉa đến tình trạng sai trái đúng phải của vấn đề.
Tổng thống kêu gọi dân chúng bình tĩnh và giữ trật tự hòa bình. Nhưng lần này, không như những lần trước, một số ít người cực đoan có trang bị thuốc xịt hóa học, gậy gộc, khẩu trang chống hơi cay và nón sắt, hiển nhiên là đến để chiến đấu. Buồn thay, một số khác trong đám đông lại tràn vô tòa nhà, nhập bọn với đám gây rối -dù đã có nhiều người ngăn cản.
Nhìn vào một đoạn của cuốn phim dài này thì những ai còn có một chút tình với đất nước, một lòng tôn trọng hiến pháp, luật lệ và trật tự cũng phải ngán ngẩm thở dài. Những cuộc phản đối bạo động như vậy đã gây thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần, cuốn theo cả cái chết thì thật sự không thể tha thứ được.
Nhưng những hành động vô kỷ luật và bạo động như vậy lại trở thành bình thường đối với truyền thông báo chí và nhân viên nhà nước khi tuyên bố về những cuộc bạo loạn còn tồi tệ hơn và kéo dài trong nhiều tháng ở những thành phố lớn, và coi đó là chấp nhận được. Cảnh sát ở Minneapolis đã phải rút lui khỏi sở khi đám côn đồ nổi giận tấn công, nổi lửa đốt cả tòa nhà. Một tòa nhà liên bang ở Portland đã bị bao vây nhiều ngày trong khi nhân viên công lực vẫn còn ở bên trong. Một phần của thành phố Seattle bị chiếm đóng và tuyên bố làm khu “tự trị”, cấm cảnh sát không được vào hoặc lai vãng.
Nhiều người cũng quên rằng đã có một cuộc bạo loạn lớn đã xẩy ra ở Washington DC năm 2017 vào ngày TT Trump nhậm chức. Dĩ nhiên là không một cuộc bạo loạn nào lại có thể chấp nhận được.
Khi mọi người tụ họp lại cầu nguyện để ăn năn thống hối và thỉnh xin ý Thiên Chúa, dĩ nhiên là với một tinh thần khác. Ngày 26 tháng 9, hàng ngàn người Mỹ cầu nguyện xin Thiên Chúa của Abraham với tâm niệm đất nước Hoa Kỳ cần phải trở lại với Chúa và bước theo đường lối của Người, không phải là cuộc bầu cử. Trong khi những lời kinh nguyện được cất cao giọng với vẻ chân thành và khiêm tốn trong cung cách và bầu khí của biến cố hôm đó, thì người ta lại thấy thiếu hẳn lời kêu gọi phải xám hối.
Còn nhiều loại như vậy nữa cần phải để ý đến ở ngày 6 tháng 1 năm 2021.
MỞ CỬA ĐI VÀO ĐÊM TỐI
Ba ngày trước biến cố kinh hồn đó ở US Capitol đã có vài điều xẩy ra mà ít ai hiểu. Phần lớn là không biết. Người ta mau quên vì những biến cố lớn tiếp theo sau đó.
Theo truyền thống, tân quốc hội sẽ họp vào ngày 3 tháng Giêng và có cầu nguyện. Dân biểu Emmanuel Cleaver (D.MO), một mục sư đã đọc lời nguyện. Ông đọc: “Xin Chúa soi sáng cho chúng tôi và ban bình an cho chúng tôi, bình an trong gia đình chúng tôi, bình an trên đất nước này và, chúng tôi cũng xin, lạy Chúa! ban bình an trong phòng họp này.” Đến đây, thì mọi sự đều coi là được, không có gì ngang trái.
Nhưng rồi ông kết thúc lời cầu nguyện như sau: “Chúng tôi cầu xin nhân danh Thiên Chúa Độc Thần, Brahma, và ‘Thiên Chúa’ với nhiều danh hiệu khác nhau của nhiều niềm tin khác nhau. Amen và awoman.”
Lời chú thích “awoman” này được ông thêm vào sau chữ Amen đã gây chú ý và tạo vẻ chế nhạo. Chữ Amen là tiếng Do Thái / Hebrew có nghĩa là “thực vậy”, “xin được như vậy”. Nó không có gì để nói về đàn ông hay đàn bà để mà ông cần phải thêm vào chữ awoman để cho nó cân bằng!
Lại nữa, Thần “Brahma” mà ông nhắc đến là thần sáng tạo chính của dân Hindu. Ông cũng nhắc đến “Thiên Chúa với nhiều danh hiệu” trong đó gồm tất cả mọi thần của mọi hệ thống niềm tin khác nhau của loài người. Ông dân biểu này nêu tên một vị thần dân ngoại rồi kết luận là thần nam hay thần nữ của dân ngoại mà người ta đang tin. Đây quả là bất kính và phạm thánh chống lại Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa nói trong Kinh Thánh mà những Tổ Phụ Lập Quốc đã nêu lên.
Thiên Chúa của Abraham –tức Thiên Chúa của Kinh Thánh- là Thiên Chúa được dùng trong tựa đề “In God We Trust / Chúng Tôi Tin Thiên Chúa”. Người là cùng một Chúa có ý nghĩa trong Lời Thề Trung Thành với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, “Một quốc Gia nằm dưới quyền năng của Thiên Chúa / One Nation under God.” Kinh Thánh cũng cảnh báo “Chớ có chế nhạo Thiên Chúa”, bởi vì ngươi sẽ bị loại bỏ ra ngoài vì những lời nhạo báng mà ngươi đã nói (Gl 1:7-8; Mt 12: 36).
Những thần của dân ngoại không thể gom lại về cùng một mối với Thiên Chúa thật như họ đã làm. Thánh Phaolo cắt nghĩa là những ai thờ ngẫu tượng thần ngoại là thờ ma quỉ: “Thế nghĩa là gì? Thịt cúng là gì? Ngẫu tượng là gì? Tuy nhiên, đồ cúng là ‘cúng cho ma quỉ, chứ không phải cho Thiên Chúa’; mà tôi không muốn anh em hiệp thông với ma quỉ. Anh em không thể vừa uống chén của Chúa vừa uống chén của ma quỉ được; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỉ được”(1Cr 10:19-21; Lv 17:7; Dnl 32:16-18; Cv 106:35-37).
Phải nói cho rõ ràng và đúng là ngày hôm đó người ta đã cầu cứu ma quỉ ngay trong phòng họp của quốc hội Hoa Kỳ.
Chúng ta có thể tự hỏi mình xem Thiên Chúa đã đáp trả những lời cầu nguyện phạm thượng đó như thế nào? Nó có liên hệ giữa sự phạm thánh này và cuộc gây rối của đám côn đồ 3 ngày sau tại tòa nhà quốc hội hay không, khiến cho cùng những vị đại diện dân đó phải chạy trốn, co rúm lại vì sợ hãi?
Đó là câu hỏi cần phải được đặt ra. Và trong khi một số tên xúi giục có lẽ đã lên kế hoạch để tấn công tòa nhà quốc hội, thì Thiên Chúa chắc chắn cũng có thể ngăn cản việc đó. Nhưng, Người đã không làm. Chúng ta không biết được tất cả những chủ đích của Người trong vấn đề này, cũng không có thể biết được câu trả lời của Người là thế nào hay Người đơn thuần cứ để cho chúng ta có những quyết định điên cuồng như thế để rồi sẽ lãnh đủ mọi hậu quả của nó.
Nhưng nên hiểu rằng cầu nguyện là quan trọng, và tội lỗi sẽ gây sóng gió bão loạn (Hs 8:7). Phải chăng chúng ta đang hướng nhìn về Thiên Chúa để xin Người đưa tay giúp đỡ, che chở, cứu giúp dân nước Hoa Kỳ thoát nạn sau những ngày biến loạn tội lỗi chống lại Người?
Chẳng có gì là hợp lý khi câu chuyện đã xẩy ra ở những tháng ngày trước đây. Nhiều người đã phải đau khổ vì bị nhốt ở nhà và vì kinh tế xa sút. Chúng ta đang phải hàng ngày chứng kiến những cảnh nhiễu nhương về luật lệ đầy tính khôi hài. Nhân viên nhà nước phải xin lỗi về những vụ quấy rối, cướp bóc và phá hoại cả hàng tháng trời tại nhiều thành phố bởi những đám côn đồ. Phó TT Kamala Harris lại đã từng tuyên bố những vụ rối loạn và phản đối kiểu như vậy không chỉ không ngừng ở những thành phố ở Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử 2020, mà nó sẽ phải không được ngừng sau này.
Thật chẳng có toa thuốc nhiệm màu nào có thể dùng để tái tạo trật tự hay chữa trị những bất công đã xẩy ra trong nhiều tháng nay, hoặc nêu lên những hành động thực tâm thiện chí để vá lành những chiếc áo Hoa Kỳ trên toàn nước nay đã bị rách nát. Chẳng ngạc nhiên gì cả quốc gia đã bị phân hóa mà từ thời nội chiến đến nay đã gần hai thế kỷ chưa thấy có.
Điều gì hiện đang thực sự xảy ra? Chúng ta đã và đang chứng kiến những hành động đầy gian ác, lỗi luân lý trong những giai cấp ở giới thượng tầng xã hội, vượt quá những sai trái và lầm lẫn của con người. Kinh Thánh đã cho chúng ta biết là thế giới phải thực sự hành động thế nào, khuyến khích chúng ta làm sao để đứng lên chống lại những mưu kế đó của ác quỉ. Không để chúng ta vật lộn chống lại “thịt và máu”, nhưng chống lại “quyền lực thần thiêng”, chống lại những “kẻ cầm quyền” trong bóng tối của thời đại, chống lại những “thần linh ác quái”chốn trời cao (Ep 6:11-12).
Kinh Thánh cũng mật mí tên lãnh đạo của những thế lực tinh thần vô hình này. Satan ác quỉ là “thần của thời đại này” và là “ông hoàng của quyền lực trên không, là thần khí hiện đang hoạt động nơi những kẻ bất vâng phục” (2Cr 4:4; Ep 2:2). Hắn thống trị một vương quốc tinh thần của ác quỉ đang hoạt động để lật đổ kế hoạch của Thiên Chúa dành cho loài người.
Trước đây Thiên Chúa đã dùng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ để ngăn cản chủ nghĩa độc tài toàn trị. Chúng ta đã chứng kiến việc này ở thế chiến II và trong Chiến Tranh Lạnh. Và, trong khi phong trào cổ động cho tự do là chính đang trên đà tiến thì Kinh Thánh lại hé mở cho thấy sức mạnh của chủ thuyết toàn trị đang đến sẽ thống trị thế giới trước khi Chúa Giesu Kito trở lại lần nữa để thiết lập vương quốc Thiên Chúa ở trần thế này. Mỹ quốc và những dân tộc nói tiếng Anh đang được ân phúc, nhưng phải chịu trách nhiệm về những hưng thịnh vượt mức của quốc gia cũng như sức mạnh mà Thiên Chúa rất lâu về trước đã hứa với Abraham và con cháu ông vào những ngày cuối cùng. Đó phải chăng là lý do chính để sức mạnh ác quỉ dưới quyền Satan cố gắng phá hủy những quốc gia này?
CẢ QUỐC GIA ĐANG NHÀO XUỐNG VỰC THẲM ĐEN TỐI
Như đã đặt vấn đề ở trên, còn cái gì nữa có thể giúp nước Mỹ ngồi lại với nhau? Chỉ có Thiên Chúa! Thiên Chúa hứa chắc với Abraham là Người ở giữa một Hoa Kỳ đứng đầu thế giới và một Hoa Kỳ đang trên bờ vực thẳm –chỉ cần một cú té nhào là có thể trở thành thảm họa ghê gớm và làm nô lệ cho một thế lực mới địa chính trị xuyên quốc gia đang trỗi dậy. Quyền lực này được nói tới trong Kinh Thánh như một “con thú” mang đầy nọc độc (Kh 13:17; 18) đang lừa gạt, cắn xé, làm tiêu tan và mua bán trên “thân xác và linh hồn” con người (c.11-13).
Phải chăng chúng ta đang đứng ở điểm quyết định sống chết của chiều dài lịch sử của Hoa Kỳ?
Nhiều thế kỷ trước, tiên tri Ezekiel đã có một viễn kiến thấy Thiên Chúa xuất hiện khởi đầu từ ở đền thờ Jerusalem (Ed 10:18). Tội lỗi của cả quốc gia tràn ngập trên khắp đất nước. Các thị trấn đầy dẫy bất công. Tôn thờ ngẫu tượng tràn lan mọi nơi mọi chốn tạo thành một nền văn hóa trống rỗng mà con người không thể nào kiếm ra được sự thật và lẽ công chính, nhưng lại chỉ toàn là những nghi lễ phù du khiến con người không biết đâu là mục đích và hiểu biết của mình.
Israel và Judea từ lâu đã không nhận ra được sứ mệnh của mình là ánh sáng cho những quốc gia khác. Họ nghĩ là Thiên Chúa vẫn để ý đến họ và để họ tiếp tục xa lìa Chúa cùng với tội ác của họ. Nhưng Chúa đã cảnh báo là họ sẽ phải trả giá cho những hành động của họ (Ed 9: 9-10). Nhiều nước khác ngày nay cũng đã đang phạm vào cùng một lỗi lầm đó.
Nhìn vào nước Mỹ và những quốc gia khác đang bước vào thiên niên kỷ 2020, chúng ta thấy nhiều biến cố đang xẩy ra với một nhịp độ khá nhanh. Chúng ta thắc mắc không biết hậu quả của những biến cố dồn dập và quan trọng này ở năm qua sẽ thế nào và nó sẽ dẫn đưa đất nước về đâu. Riêng tôi, tôi thấy có chút ít dễ chịu khi nghe có người nói rằng ‘nó cũng giống như mọi lần mà thôi, và rồi tình trạng sẽ trở lại bình thường’. Đứng trên quan điểm Kinh Thánh, -đối với tôi- những biến cố đó có thể là những dấu hiệu báo trước về một bước quẹo có tính tiên tri to lớn và quan trọng hơn. Là môn đệ của Chúa Giesu Kito, tôi phải lấy sự khôn ngoan từ Lời Người để biết “cắt nghĩa làm sao về thời kỳ hiện tại” (Lc 12:56).
Lại nữa, Ezekiel đã trông thấy trong viễn kiến, Thiên Chúa bay lượn trên đền thờ và rồi bay đi, bỏ lại quốc gia với số phận do tự nó tạo ra. Quả là một thực tế bi thảm! Tội lỗi của họ đã dẫn đưa họ tới đỉnh quyết định sống chết. Họ thờ lạy những thần ngoại nam nữ trong chính đền thờ của Thiên Chúa. Đền thờ này được xây lên để đề tặng cho Thiên Chúa của Abraham, để vinh danh Người ở trong đó. Nay đã trở thành vô nghĩa và trống rỗng. Chỉ là cái xác không hồn. Sứ mệnh của dân tộc Israel là ánh sáng chiếu rọi trên mọi quốc gia, nay đã bị bỏ quên. Thiên Chúa không còn hiện diện nữa và đã lấy đi ân phúc. Quốc gia đang bị mờ tối….
THIÊN THẦN TRONG BÃO TỐ
Hơn 20 năm qua vào một ngày mưa gió, lạnh buốt và đen tối, George W. Bush đứng ở phía Tây tòa nhà US Capitol và đọc diễn văn đầu tiên ngày khánh thành nhậm chức. Gần cuối bài, ông trích dẫn lời của John Page -một chính khách ở Virginia- đã nói với Thomas Jefferson khi vừa ký xong tuyên ngôn độc lập: “Chúng ta biết cuộc đua không phải để dành cho kẻ chạy nhanh, trận chiến cũng không phải để dành cho kẻ mạnh. Quí vị không nghĩ rằng một thiên thần có thể bay trong gió cuốn để điều khiển cơn bão tố này sao? Rồi TT Bush kết luận: “Công việc này vẫn tiếp tục. Câu chuyện này còn tiếp diễn. Và một thiên thần vẫn còn bay lượn trong gió cuốn để điều khiển cơn bão tố này.” [1]
Lời chú giải này của Page cũng đã nằm trong viễn kiến của Ezekiel nói về sự quan phòng của bàn tay Thiên Chúa trên dân tộc Israel. Trong gần 245 năm kể từ ngày tuyên ngôn độc lập, Mỹ quốc đã được Thiên Chúa chúc phúc, ban nhiều ơn lành, cho có trù phú, an bình, hùng mạnh, giàu sang và văn minh nhất thế giới trong lịch sử nhân loại, đúng như lời Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham và con cháu ông.
Chúng ta có thể đặt vấn đề rõ ràng là phải chăng thiên thần đó -dù chỉ có nghĩa tượng hình- bây giờ đang bay lượn trên bầu trời Mỹ Quốc và rồi cũng để mặc cho đất nước này tàn lụi dần theo số mệnh đẩy đưa vào tay những thế lực khác đang trỗi dậy từ nhân dân thế giới hay sao? Thời giờ đó đang đến thì hiển nhiên là lúc mà một đất nước đang tự xé nát mình từ trong ra ngoài. Abraham Lincoln đã nói về sự tàn phá của một quốc gia như sau: “….Nếu việc đó xẩy ra cho chúng ta, thì nó phải bùng ra giữa chúng ta….Nếu việc hủy hoại đó là do phần số của chúng ta, chúng ta phải nhận phần trách nhiệm và tự sửa chữa. Là công dân của một đất nước tự do, chúng ta phải sống trọn vẹn cho đến cùng, nếu không thì nên tự vận chết đi cho rồi.”[2]
Cái gì hiện còn đang giữ người dân Mỹ Quốc liên kết keo sơn lại với nhau? Trong lúc này, chính là bàn tay của Thiên Chúa. Nhưng được bao lâu? Trong khi còn có thì giờ, quí vị có thể quay về với Thiên Chúa và dâng lời cảm tạ. Quí vị có thể hiểu biết sự hướng dẫn của bàn tay Người trong cuộc sống của quí vị. Quí vị có thể hiểu biết lời hứa của Thiên Chúa kéo dài được bao lâu để gìn giữ đất nước này và sẽ dẫn đưa đất nước này cùng tất cả mọi dân tộc khác đi đến giờ phút chót của cơn bão đang hoành hành tàn phá hiện nay!
Fleming Island, Florida
April 8, 2021
No comments:
Post a Comment