Vợ ông mất từ khi đứa con
gái thứ 2 được 2 tháng vì bệnh tim. Ông một mình nuôi 2 con khôn lớn. Với đồng
lương hạn hẹp của một giáo sư đại học lúc bấy giờ, ông thật vất vả để cho hai
Cô con gái một cuộc sống no đủ. Rất nhiều cô gái thanh tân, phần vì thương,
phần vì ngưỡng mộ tài học, phần vì kính trọng nhân cách của ông, sẵn lòng về
làm vợ ông để chia sẻ với ông, cùng nuôi dạy hai con. Ông cũng có ý muốn đi
bước nữa khi hai con đã hết cấp 3.
Nhưng sự đời khó đoán, khi ông mới dẫn vợ chưa cưới về nhà, hai cô
con gái phản ứng quyết liệt. Có thể do ích kỷ không muốn chia sẻ ông với ai, có
thể sợ sẽ bị dì ghẻ đày đọa, một cô bỏ nhà đi, một cô đi nhảy sông tự tử, mà
không chết. Ông bị choáng nặng. Ông không ngờ, hai cô con gái ngoan hiền ngày
nào lại đối xử với mình như thế. Vừa thương vừa giận, có lẽ thương con sợ hai
con gặp bất trắc, ông lần lượt bỏ qua biết bao nhiêu cơ hội của cuộc đời. Lặng
lẽ nuôi và nhìn con trưởng thành, ông ít nói ít cười hẳn, chỉ khi lên giảng đường,
ông mới được là chính ông.
Các cô con gái lần lượt lấy chồng, sinh con và hay tụ tập ở nhà ông
vào tối thứ bảy và chủ nhật. Ông vẫn một mình cơm niêu nước lọ. Chăm chăm chờ đến
ngày được gặp con cháu. Ít lâu sau, ông phát hiện mình bị parkinson, tay chân
run, không tự làm được gì. Hai cô con gái hớt hải chạy tới. Ai cũng phải lo cho
gia đình riêng, ai cũng phải đi làm, ai đâu mà chăm cha. Họ rụt rè nói với ông,
hay bố cưới cô nào về làm vợ để phục vụ bố lúc tuổi già đi. Ông giận run người,
lắp bắp. Các con thật ích kỷ, bây giờ bố 65 rồi, lấy ai, người ta vì chờ bố đến
giờ này vẫn ở vậy, mấy chục năm cấm cản bố, xỉ vả người ta chẳng ra gì, bây giờ
bố bệnh thế này mặt mũi nào hỏi cưới người ta. Hai cô gục đầu xuống khóc, khi
cơn giận khiến ông bị tai biến phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện.
Ông được ra viện, ánh mắt ông thật buồn, thật xa vắng. Hai cô nhờ
người thuê được một người đàn bà lỡ thì rất xinh đẹp tới chăm ông. Lúc đầu bà
chăm ông bằng nghĩa vụ, lâu dần bà chăm ông như chăm một người bạn già. Hằng
ngày, khi đã xong hết việc, ông ra hiệu cho bà lại gần, ông viết tên các cuốn
sách hay trên giá và khuyên bà đọc. Rồi ông bập bẹ phân tích cốt truyện cho bà
nghe, cho bà biết cái hay cái dở của cuộc sống trong đó. Ông dần bình phục sau
tai biến. Sau 5 năm bè bạn cùng ông, từ một người đàn bà ít học, sống trong gia
đình nông dân nghèo, bà đã có thể đàm đạo với ông, một giáo sư nổi tiếng về rất
nhiều lĩnh vực. Ông dạy bà cắm hoa, nghe nhạc, làm thơ và vẽ tranh.
Bà cảm phục và hết lòng yêu quý ông. Bà chủ động nhờ hai cô con gái
nói giúp với ông cho phép bà được gá nghĩa trăm năm cùng ông. Hai cô đồng ý
ngay, vì tình cảm của họ rất tốt. Bà thì thật thà, chân thành và dịu dàng. Từ
lâu bà coi các con ông như con mình. Song, ông từ chối. Ông cười rất rất buồn
và nói, cảm ơn cô đã có lòng với tôi, tôi già rồi và bệnh tật thế này còn mang
lại hạnh phúc cho ai được đâu, cô còn trẻ và xinh đẹp, cô vẫn có thể xây dựng hạnh
phúc với người khoẻ mạnh hơn tôi, hãy coi tôi như người bạn và đọc hết kho sách
trong tôi đi, cô sẽ học thêm được nhiều điều có ích cho cuộc sống này.
Ngày ông trút hơi thở cuối cùng, bà khóc ngất đi. Bà quỳ xuống chân
2 cô con gái ông, xin các con cháu cho cô để tang ông ấy như để tang một người
thầy, một người bạn tri kỷ và một người chồng duy nhất của cô. Hai cô con gái đỡ
bà dậy, oà khóc, mẹ ơi...
Đưa đám ông xong, hai cô biếu bà căn nhà của bố, để con cháu có chỗ
chạy đi chạy lại như khi ông còn tại thế. Hằng ngày, bà vẫn bầu bạn cùng ông và
vợ ông trên bàn thờ, chuyện trò cùng họ, bàn bạc về mọi tác phẩm bà đọc và chờ
đến thứ bảy và chủ nhật được đón các con cháu ông về cùng bà ăn cơm gia đình.
Sưu tầm
Buồn và cảm động! Nửa như thực tế nửa như mơ!
ReplyDeleteNgànThu
Chị Tố Kim ơi, thật buồn cười, họ ko lấy comments của NT bảo phải sign in tứ tung, rớt cuộc NgànThu có 3 comments luôn! Chị đọc cho đã nhé, hihi. Thình thoảng NgànThu bị như vậy nên NgànThu ko trở lại cho comment nữa đó!
ReplyDeleteNgànThu
(Rồi phải refresh rồi mới vào lại comments được đó chị. Xoá bớt comments cũng ko được luôn!)
Tớ cười ra cả nước mắt, chúa ơi làm sao thời buổi này còn có người tưởng tượng ngây thơ như vậy được nữa. Phục tác giả quá!
ReplyDelete