Đang
sắp hàng trong tiệm Hamburgers Fuddruckers, bà Dung nghe giọng nữ từ phía sau,
hỏi bằng tiếng Anh:
-Bà
ơi! Tí nữa bà ngồi bàn nào bà làm ơn cho tôi ngồi cùng bàn với.
Quay
lui, thấy một phụ nữ Á Đông mang “mask”, bà Dung – cũng mang “mask” – có vẻ lưỡng
lự, phân vân. Phụ nữ nhìn vào mắt bà Dung với ánh nhìn thiết tha, tiếp:
-Bà đừng ngại, tôi
chích ngừa Covid-19 rồi.
Vừa khi đó, đến phiên bà Dung “order”. Bà Dung lại quay lui, ra dấu cho người phụ nữ Á Đông cùng bước theo bà. Sau khi “order” phần của Bà, bà Dung chỉ phụ nữ Á Đông và nói với cô Mễ đang nhận “order”:
-Cùng một “bill”; trao “bill” cho tôi. Tên tôi là Dora.
Phụ nữ Á Đông ngăn
lại:
-Cảm
ơn bà đã có nhã ý trả tiền cho bữa ăn của tôi. Nhưng lý do tôi muốn ngồi ăn
cùng bàn với bà là vì tôi cô đơn lắm! Tôi chỉ muốn được cùng ngồi ăn với một
người chứ không phải tôi không thể tự đài thọ bữa ăn của tôi.
-Tôi hiểu. Nhưng
bà cho phép tôi được mời bà hôm nay.
-Thế thì lần sau
tôi xin được mời bà. Bà đừng từ chối, nha!
-Vâng.
Sau
khi chọn bàn, ngồi, chờ nhà hàng gọi trên máy phóng thanh, bà Dung hỏi bà Á
Đông:
-Bà là người nước
nào?
-Tôi tên Trang,
người Việt; còn bà?
Bà Dung nói tiếng
Việt:
-Tôi tên Dung. Hồi
còn đi làm, nhân viên cùng phòng gọi tôi là Dora. Hân hạnh được biết chị.
-Chị gì! Em nhỏ
hơn chị mà! Chị ở gần đây không?
-Dạ, gần, trong Senior Living in
Sugar Land,
-Anh đâu mà chị phải
ở trong đó?
-Ông ấy “đi” lâu rồi.
-Sorry, chị!
-Cảm ơn chị. “Ông
xã” của chị đâu?
-Dạ, em “dẹp” ổng
rồi!
Không
muốn tò mò, Bà Dung nhìn ra cửa sổ, nhớ những buổi chiều quạnh vắng trong phòng
212 của ngôi chung cư rất nhiều phòng; nhưng mỗi phòng như một “nhà tù” sang trọng,
chỉ “giam giữ” một người có mứt lương hưu trí cao – không nhận “giam” người phải
nhờ chính phủ phụ trả một phần. Những lúc đó Bà chỉ ước mong được thấy bóng
dáng một người hoặc là nghe tiếng nói của bất cứ ai – người thật chứ không phải
từ TV/radio/youtube – nhưng quanh Bà chỉ là sự câm nín! Cuối tuần các con của
Bà thường mời Bà đi ăn. Bà ăn một cách chậm rải vì thói quen, vì tuổi tác và
cũng vì muốn kéo dài thời gian bên các con. Các con có vẻ sốt ruột; bởi vì các
con của Bà còn phải “làm phận sự” đối với bên suôi gia của Bà nữa! Bà thăm hỏi
và khuyên các cháu nên chăm chỉ học hành. Các con của Bà bảo Bà đừng “làm áp lực”,
để các cháu tự lo liệu cho quen. Bà khuyên các cháu nên ăn cái này, không nên
ăn cái kia, các con của Bà bảo Bà nói như thế có nghĩa là Bà chê các cháu không
đủ hiểu biết, không thể tự lo thân. Bà khuyên các cháu phải cẩn thận, đừng tin
người lạ. Các con của Bà bảo Bà làm cho các cháu sợ, mất tự tin. Khi nào biết
cháu nào được điểm “A”, bà Dung cũng kín đáo cho cháu đó ít tiền. Không hiểu tại
sao con của Bà biết được, thế là con của Bà cấm Bà cho cháu tiền; vì con của Bà
bảo cho tiền để đứa bé phải “cắm đầu” học là đồng nghĩa với mua chuộc, tạo áp lực!
Hãy để đứa bé tự phát triễn! Đôi khi con của Bà đem cháu đến gửi trong vài tiếng
đồng hồ. Bà Dung vui hẳn lên, lăng xăng hâm món này, cắt bánh kia, gọt trái nọ
cho cháu ăn. Khi con của Bà trở lại, “bắt được quả tang”, thế là Bà phải nghe: “Con nói Mẹ hoài mà Mẹ cứ ‘baby’ nó. Mẹ để
nó lớn với chứ. Mai mốt nó đi học xa làm thế nào nó tự lo cho nó được!”
Cuối
cùng, bà Dung phải giữ khoảng cách với con, cháu. Khi nào muốn ăn món gì, Bà tự
lái xe đến nhà hàng. Hôm nào mưa, không dám lái xe, đành ăn thức ăn trong “nhà
già”!
Đang
thầm tủi thân, bà Dung chợt so sánh cuộc đời quạnh hiu của Bà và những tấm hình
của các cụ già bên Việt Nam: Cụ nào miệng cũng móm, lưng cũng còng, đi chân trần,
vai quảy gánh. Mỗi đầu gánh vài trái ổi, trái xoài; đầu kia vài trái bắp luột, vài
trái chuối, v.v…Sau khi so sánh, bà Dung thầm tạ ơn Trời Phật và không còn tủi
thân nữa!
Đang
bị phân tâm, bà Dung chợt nghe tiếng Trang:
-Ăn
đi, chị! Bộ nhớ ảnh hay sao mà trông chị buồn quá vậy?
Không
muốn thố lộ chuyện gia đình, bà Dung nói khác đi:
-Vợ
chồng mấy mươi năm chứ ít sao! Khi còn sống, cứ cay đắng, gây gổ nhau, hơn thua
nhau từng lời nói; khi không còn nữa thì tiếc nhớ âm thầm!
-Mình
đàn bà, đa cảm; còn đàn ông, thời buổi này, con gái bên Việt Nam “rẻ rề”, mấy ổng
muốn cỡ nào, giá nào cũng có!
-Chị
còn trẻ, nếu về Việt Nam, cũng có nhiều đàn ông theo để được qua Mỹ.
-Em biết. Nhưng em chỉ muốn lấy nhau vì
tình; còn lấy nhau chỉ để lợi dụng nhau thì…
Trang
nhún vai, bỏ lửng câu nói. Bà Dung hỏi:
-Có
lẽ cuộc tình của anh chị đẹp lắm; thế mà đổ vỡ. Uổng thật!
-Em
có mấy bà bạn cũng ly dị chồng; có người thì con của họ ly dị. Dường như từ
ngày sang đây, người mình ly dị nhiều hơn, phải không, chị?
-Có
thể cuộc sống ở bên này căn thẳng, ít thì giờ cho nhau, vì thế, người trẻ ly dị;
cũng có thể mấy ông bây giờ già, thích “gặm cỏ non”, mấy bà cũng già, không còn
kiên nhẫn nữa!
-Người
Mỹ có câu “Cỏ bên kia hàng rào xanh hơn.” Đúng Thật!
-Chị
muốn “ám chỉ” mấy ông già thích “gặm cỏ non” đó hả?
-Không.
Em muốn nói trường hợp của em.
-Trường
hợp của chị như thế nào?
-Hồi
ảnh còn ở với em, ảnh “cà chớn”, em chịu không được! Thấy mấy bà bạn sống không
chồng sướng quá, muốn làm gì thì làm, đi đâu thì đi, em ham. Ai dè…
-Tôi
nghĩ, sự đổ vỡ nào cũng đến từ hai phía.
-Ảnh
“cà chớn”, làm mất mặt em, làm em đau khổ thì em phải cho ảnh biết cái giá của
sự đau khổ chứ!
-Như
vậy thì chị trả thù chứ chị đâu còn thương yêu anh ấy nữa.
-Em
còn thương ảnh mà! Nếu không còn thương, ai đau khổ làm chi!
-Gặp
phải ông chồng “cà chớn” – mà chị vẫn còn thương – tại sao chị không dùng tình
cảm để chinh phục lại ông ấy? Tôi chỉ bỏ cái gì tôi không thương, không thích
thôi.
-Ảnh
phản bội em mà em chinh phục ảnh lại để làm gì?
-Nếu
chị lấy một ông khác, ai bảo đảm với chị rằng ông này sẽ chung tình với chị trọn
đời?
Trang
như bừng tĩnh. Bà Dung tiếp:
-Đàn
ông sa ngã là chuyện bình thường. Tôi nghĩ, chồng mình “phải như thế nào đó”
thì người phụ nữ khác mới lưu tâm, mới chinh phục. Trong khi người chồng đang cố
chống chọi với tình cảm và sự quyến rũ của một phụ nữ khác mà bà vợ lại “hào sản”,
“tặng” ông chồng cho phụ nữ đó thì…vô lý quá! Đó là chưa kể, chồng mình còn là
Cha của các con, mình có bổn phận và trách nhiệm để con của mình có Cha “một
cách đúng nghĩa”!
-Ước
gì em được gặp và quen chị sớm hơn.
-Tại sao?
-Chỉ vì tự ái mà
em làm đổ vỡ mọi hàn gắn!
-Nghĩa là anh chị
đã thử hàn gắn rồi?
-Dạ, không phải
em. Ảnh trở về, xin lỗi em, xin em cho ảnh quay lại; nhưng em buộc ảnh phải xin
lỗi các con em. Ảnh không chịu, đi luôn!
-Đàn
ông mà, chị! Đừng dồn họ vào cuối đường! Đa số đàn ông – nhất là đàn ông miền
Nam Việt Nam – thường quan niệm “Chết vinh hơn sống nhục”. Và, tôi nhớ, đã đọc
đâu đó câu: “I'd rather die on my feet,
than live on my knees”(1), cho nên, nếu còn
thương yêu chồng, xin đừng tự ái, hãy mở rộng vòng tay. Mình giữ chồng không những
mình giữ người mình thương yêu mà mình còn có bổn phận phải giữ người Cha cho
các con của mình nữa!
Trang
thật sự xúc động. Vừa khi đó, trên máy phóng thanh gọi “Dora”. Bà Dung cùng
Trang vừa đi về phía quày nướng “Hamburgers”
vừa thì thầm:
-Trong
những người nổi tiếng trên thế giới có ba phụ nữ ghen rất cao thượng. Chính sự
cao thượng của ba bà này đã “níu chân” được ba vị Tổng Thồng hào hoa của Hoa Kỳ.
-Ghen mà cũng có
“ghen cao thượng” và ghen “hạ cấp” nữa sao, chị?
-Có
chứ. Ghen hạ cấp như vụ cô Quờn đốt chồng và vũ nữ Cẩm Nhung bị tạc “acid”,
bên Việt Nam.
-Em biết hai vụ
đó. Còn ai ghen cao thượng?
Cả hai im lặng, nhận
“Hamburgers”, quay sang lấy dao, nĩa rồi đến quày “xà- lách” lấy các loại rau.
Vừa ngồi vào bàn, bà Dung vừa lấy “mask” ra vừa đáp:
-Bà Jacqueline
Kennedy, bà Hillary Clinton và bà Melania Trump.
Trang cũng lấy
“mask” cho vào ví, than:
-Vợ Tổng Thống mà
cũng khổ vì tình!
-Phụ
nữ nào yêu chồng cũng – không ít thì nhiều – khổ vì tình! Chị thấy, bà
Jacqueline Kennedy con nhà gia thế, trẻ đẹp, trí thức mà hoàn cảnh đưa đẩy để Tổng
Thống Kennedy gặp nữ minh tinh Marilyn Monroe rồi Marilyn Moroe “ỏng ẹo” hát
bài Mừng Sinh Nhật để tặng Tổng Thống Kennedy. Báo chí và các phương tiện truyền
thông quốc tế làm “rùm beng”.
-Rồi bà Jacqueline
Kennedy phản ứng như thế nào?
-Bà
Jacqueline chỉ im lặng, vẫn tươi cười, xinh đẹp, quý phái xuất hiện cạnh Tổng Thống
Kennedy trong tất cả mọi sự kiện.
-Còn bà Hillary
Clinton?
-Bà
Clinton là một phụ nữ rất can đảm và “cao tay ấn”. Trong sự việc giữa Tổng Thống
Clinton và Monica Lewinsky – nhân viên trong Tòa Bạch Ốc vào thời ông Clinton
làm Tổng Thống – nếu bà Clinton không khôn khéo, có thể ông Clinton đã bị bãi
chức hoặc phải từ chức rồi!
-
“Ghê” vậy!
Vừa nói bà Dung vừa
lấy iPhone ra:
-Để tôi tìm bài
này, chị đọc qua cho vui.
Sau khi mở link,
bà Dung trao iPhone cho Trang.
https://en.wikipedia.org/wiki/Hillary_Clinton#Response_to_Lewinsky_scandal
Trang đoc và chú ý
vài đoạn: “… After the evidence of President Clinton's encounters with
Lewinsky became incontrovertible, she issued a public statement reaffirming her
commitment to their marriage…”
“…In her 2003 memoir, she would attribute her
decision to stay married to a love that has persisted for decades…"
“…In October 2018, Hillary stated in an interview on CBS News
Sunday Morning that Bill was right to not resign from office, and that
Bill's affair with Lewinsky did not constitute an abuse of power because
Lewinsky ‘was an adult’."
Trao iPhone lại
cho bà Dung, Trang cười:
-Bà
Clinton bản lĩnh thật! Em rất nể phục những phụ nữ biết giữ thể diện cho chồng
con.
-Giữ thể diện cho
chồng con hay giữ thể diện cho bất cứ ai cũng là một cách để giữ thể diện cho
chính mình đó, chị!
Trang
thoáng giật mình. Không biết bao nhiêu lần Trang muốn “ ‘làm’ con nhỏ đó một trận
cho nó biết thân”, nhưng bị các con của nàng can ngăn. Vì bị các con ngăn cản,
Trang nghĩ rằng các con “hùa” với Cha chứ không thương Mẹ, cho nên, Trang tự động
xa lánh các con. Hậu quả, không những Trang mất chồng mà Trang cũng mất con! Để
che giấu nỗi đau trong lòng, Trang chuyển đề tài:
-Còn
bà Melania Trump thì sao, chị?
-Bà Melania Trump là một phụ nữ rất đáng thương! Nhiều người thấy rõ sự
chịu đựng dai dẳng của Bà dành cho cựu Tổng Thống Trump và đức hy sinh của Bà
dành cho Barron Trump – cậu con trai duy nhất của Bà ấy.
-Đúng
đó, chị. Suốt bốn năm ông Trump làm Tổng Thống, chỉ một lần em thấy bà Melania
“cười thật”; đó là khi Bà ấy và ông Trump rời tòa bạch ốc, bước về chiếc Marine One
để rời Tòa Bạch Ốc trong ngày ông Trump hết nhiệm kỳ.
Trang vừa dứt lời,
bà Dung nhìn đồng hồ tay, vội đứng lên:
-Sorry! Hôm nay tôi
phải đi đón đứa cháu nội đang học Piano.
-Chị cho em số điện
thoại của chị, được không?
Cả hai trao đổi số
điện thoại, mang “masks” vào, rời bàn, cùng đi ra bãi đậu xe, nhưng về hai hướng
khác nhau.
Đang bước chầm chậm,
Trang chợt nghe tiếng ai “ngân nga” một tình khúc mà lúc nào vợ chồng giận nhau
Huân – “Ex.” của Trang – cũng ôm Guitar, vừa “từng tưng” vừa “ngân nga” để nhớ
thời chàng và Trang yêu nhau:
Trang
nhìn quanh. Khu vực thương mại này của người Mỹ, tại sao lại có nhạc Việt Nam? Vừa
khi đó, một người đàn ông tóc hoa râm xuất hiện giữa hai chiếc SUV đang đậu cạnh
nhau, đi về phía cửa của Fuddruckers.
Trang
hơi mất bình tĩnh, chưa biết phải hành động như thế nào thì Huân đã bước nhanh
về phía nàng:
-Trang!
Em khỏe không?
-Dạ,
khỏe. Xe anh đâu?
-Anh
bị tai nạn. Bảo hiểm thuê xe cho anh.
Trang
thầm nghĩ: Hèn chi nghe tiếng hát mà không thấy xe của “ổng”; nhưng nói khác
đi:
-Anh
bị gì không? Mấy đứa nhỏ biết không mà sao không đứa nào cho em hay cả?
Nghe
Trang xưng “em” và có vẻ quan tâm đến chàng, Huân thầm vui.
-Anh
dặn các con đừng cho em hay.
-Tại
sao?
-Xe
bị “quẹt” bên hông thôi mà!
Trang
chưa kịp nói gì, Huân tiếp:
-Em
mới đến hay là em đã ăn xong rồi?
-Em
ăn xong rồi.
-Anh
mời em trở vào. Anh có nhiều điều muốn nói với em. Đi! Đi vào với anh.
Trang
lẳng lặng bước cạnh Huân. Khi bước lên bậc cấp, Huân – theo thói quen của một
người lịch lãm – đưa tay cho Trang vịn. Đang bước, Trang giả vờ mất thăng bằng,
nghiêng người vào Huân. Huân vội choàng tay qua, giữ nàng thật chặt trong vòng
tay. Trang vờ bẻn lẽn:
-Cảm
ơn anh. Không có anh, em té rồi!
Nhìn
Trang với ánh mắt nồng nàn, Huân vừa mỉm cười vừa bóp nhẹ bàn tay của nàng…
ĐIỆP MỸ
LINH
https://www.diepmylinh.com/
1.- Bóng Chiều Tà của
Nhật Bằng.
2.- Của Emiliano
Zapata.
Truyện hay. Qua vài lời tâm tình, nhân vật tên Dung đã cứu vãn được cuộc hôn nhân đổ vỡ của người bạn mới quen. Đúng là duyên kỳ ngộ giữa hai người đàn bà.
ReplyDeleteCám ơn chị Điệp Mỹ Linh.
NPN
Cám ơn chị NPN chuyển, cám ơn chị Điệp Mỹ Linh, truyện chị viết sinh động , hấp dẫn người đọc.Thật hay!
ReplyDeleteHồng Thúy