Chúng ta thường quan niệm chết là rất đáng sợ, nhưng có trường hợp “cầu chết mà không được” điều này mới là khốn khổ thống thiết, là hình phạt nặng nề còn hơn cả cái chết...
Đây là một vấn đề hóc búa phát sinh nơi công ty khai thác khoáng sản, mà chủ nhân là ông Triệu – người sáng lập ra “Công ty khai thác than đá”.
Công ty không có bảo hiểm an toàn lao động gì cả, tất cả đều do tư nhân giao du mật thiết với các nhân vật quyền thế mà duy trì kinh doanh. Tất nhiên, ông Triệu có ô dù che chở rất mạnh, nên sau khi xảy ra tai nạn tại hầm mỏ rồi thì địa phương cũng khó điều tra thuận lợi, vì vậy họ đành giao cho chúng tôi thụ lý vụ án nơi miền viễn xứ này.
Việc mỏ than nổ sập xông hơi độc làm một người chết và hai người bị thương. Thông thường thì các tai nạn xảy ra đều được dàn xếp ổn thỏa theo “Quy luật ngầm”, chỉ cần người chủ khéo léo xuất tiền bồi thường cho quyến thuộc của công nhân là có thể cho qua. Nhưng xui xẻo là đúng lúc đó toàn quốc lại có lệnh đại kiểm tra, buộc phải thi hành nghiêm nhặt, do vậy mà chủ công ty bị bắt.
Lúc
tôi và một trinh sát viên khác đi tìm ông Triệu để lấy chứng cứ thì
nhân viên canh gác bảo tôi:
- Ông Triệu do bị tiểu đường nên được đưa vào bệnh viện rồi!.
Tôi
vội chạy đến “Y viện Bộ Tư pháp” để gặp ông Triệu.
Thấy ông khoảng hơn 50 tuổi, vóc dáng khôi ngô, âm thanh hào sảng, tính cách thập phần cứng cỏi mạnh mẽ, ngó bộ không dễ dàng hợp tác. Ông ngồi trên giường, tỏ vẻ thờ ơ đối với những vấn đề tôi nêu lên, bộ điệu lạnh nhạt chẳng thèm quan tâm đến. Mãi đến khi tôi sắp đi, ông thẳng thừng tuyên bố:
-
Chưa tới một tháng là có người bảo lãnh tôi ra khỏi đây rồi!.
Ông ta nói không sai, do ban điều tra bị nhiều nguyên nhân cản trở, nên công việc tiến hành không thuận lợi. Cuối cùng, án được giải quyết theo kiểu cho ông tại ngoại, chỉ giám sát nơi cư trú mà thôi.
Nhưng chính ngay cái đêm ông đang vui mừng, hớn hở muốn tức khắc hồi phục nhân thân tự do thì bệnh tiểu đường và chứng mật kết sỏi bỗng phát tác nghiêm trọng. Mặc dù Bộ Tư pháp lẫn Y viện chẳng hề có ý muốn lưu ông, nhưng chính bệnh tật đã níu kéo và buộc ông phải lưu lại.
Từ đó trở đi, ông Triệu không còn rời bệnh viện được nữa. Qua hơn 4 tháng, vụ án này cuối cùng cũng được phán quyết:
“Ông Triệu bị phạt tù 6 năm”.
Nhưng ông cũng không thể vào nhà giam, bởi sức khỏe càng lúc càng suy, nên hình phạt chỉ có thể chấp hành tại “Y viện Công an” mà thôi.
Vì lý do công việc, tôi luôn phải đến “Y viện Công an” tác nghiệp nên thường gặp ông Triệu. Nhờ có tiền, ông vẫn được ngụ trong phòng đơn sạch sẽ, nhưng cửa sổ có lan can sắt bao ngoài. Mỗi lần gặp mặt, mắt ông mở rất to như chất chứa nhiều tâm sự.
Có
lần ông hỏi tôi:
- Anh có tin Nhân Quả không?
Tôi
đáp:
-
Đương nhiên là có rồi, vì tôi là tín đồ Phật giáo mà.
Ông bỗng thở dài, không nói gì thêm.
Được một dạo, bệnh ông trở nặng, phải chuyển viện. Giám ngục lo làm thủ tục cho ông ra ngoài. Rất kỳ lạ là, không những giám ngục lẫn y viện chẳng muốn lưu ông, mà ngay cả Diêm vương cũng chê, chẳng chịu thu nạp ông.
Lúc tôi gặp lại thì ông đã nằm trên giường bệnh gần tám tháng. Ông cao một mét tám nhưng thể trọng đã nhanh chóng sụt ký vùn vụt.
Chúng tôi thường gặp mặt trò chuyện, ông đối với tôi càng lúc càng tin tưởng…Có lúc, còn gửi gắm tôi làm giúp một số việc.
Tôi tuy xuất thân từ ngành y, nhưng chưa thấy ai gầy như ông. Hai mắt hõm sâu vào trong hốc, xương má gồ lên, môi tái nhợt, xương sườn nhô cả ra, nhìn rõ từng chiếc. Lúc ông hít thở, xương nhô lên hạ xuống, nhìn có cảm giác như chỉ cần bị va chạm nhẹ là gãy ngay.
Chân
và tay càng khiến người ta không dám nhìn, ốm tong teo, không còn chút
thịt. Do mật kết sạn nên ông phải mổ. Do chứng bệnh tiểu đường nên
vết thương cứ dây dưa mãi chẳng lành, còn bị nhiễm trùng, lỡ loét
lây lan ra cả xung quanh.
Nhìn hình dạng ông giống như cái đầu lâu gắn trên bộ xương, đủ để người ta sợ đến tối ngủ còn thấy ác mộng!
Tôi điều tra quá trình bệnh của ông, thấy theo lẽ thường, nhưng người bệnh như ông – tạng khí suy kiệt, tim cũng chẳng còn sức để duy trì mạch đập – là khó sống nổi.
Thế mà ông vẫn cứ sống thật dai trong nỗi thống khổ, bị hành đau cùng cực mà không chết. Mặc dù ông thường bày tỏ với tôi, hiện giờ chỉ ước duy nhất một điều là…được chết!
Nếu mà chết được thì xem như rất hạnh phúc. Nhưng “phần thưởng” này “ông trời” cũng hà tiện, không hào phóng tặng cho ông, để ông phải sống mà mỗi giây mỗi phút đều bị giày vò thống khổ cực độ.
Có
lần thèm chết quá, ông bỏ ăn uống, nhịn đói suốt mười mấy ngày,
thân tâm suy đến cùng tận, bác sĩ cho rằng chắc chắn ông sẽ phải
chết không nghi ngờ gì nữa. Ai ngờ ông vẫn cứ sống, vẫn không thể
chết…thật lạ! Quả là địa ngục trần gian.
Bẵng
đi một thời gian dài, tôi bận công tác nhiều quá nên không đến gặp
ông. Thế rồi có một hôm, ông nhờ hộ lý gọi điện thoại mời tôi
đến.
Tối hôm đó, ông thu hết sức tàn, kể cho tôi nghe câu chuyện bí mật của mình bằng âm thanh yếu ớt:
“….Hơn
mười năm trước, lúc ông vừa bắt đầu khai thác quặng mỏ. Do không đủ
tiền nên phải nhờ người đi tới ga xe lửa, gạt những kẻ sống lang
thang khờ khạo không rành luật pháp, thuê họ xuống hầm làm việc cho ông.
Nhờ vậy, ông không phải trả lương gì cả, chỉ cần thuê mấy tên bảo vệ
trông chừng đám nhân công này là đủ.
Khi họ tích lũy cho ông thùng vàng đầu tiên rồi, để che giấu sự thật, ông cho lấp giếng than đó lại, bỏ mặc đám nhân công bị nhốt, đuối mệt, đói, khát trong cảnh tối tăm. Và….tất cả đều bị chết ngạt!...”
(Việc ông kể về sau đã được chứng thực, đó là khi công an tiến hành đến nơi đó để khai quật, quả nhiên đã mang lên được hai mươi mấy bộ xương).
Tiếp
đến, ông Triệu nằm Y viện gần nửa năm. Sáu tháng này, cơ hồ mỗi
phút mỗi giây ông đều trải qua nguy ách cực điểm. Nhưng bất kể xác
thân bị hành hạ giày vò đau đớn như thế nào, ông vẫn không
chết.
Toàn
bộ gia sản ông đều đổ hết vào viện phí, người nhà cuối cùng rồi
cũng bỏ mặc, chẳng thèm đến thăm ông nữa, dù nguy ách cao độ, ngày
đêm ông đau đớn kêu rên không ngừng, âm thanh nghe xé lòng.
Do hệ miễn dịch thiếu nghiêm trọng, vết thương trên thân chỗ nào cũng không lành, thảy đều bị nhiễm trùng lở loét nát rữa. Đến cuối cùng, trên mình ông không còn tìm ra chỗ nào lành lặn, toàn thân lở loét lầy lụa.
Sau
đó thì tôi không còn gặp lại ông nữa, nghe những y tá chăm sóc ông kể
lại rằng, sau khi ông chết rồi, lúc họ dùng tấm drap bọc thây ông
chuyển đi thì xương cốt gãy vụn, da thịt bị nát rữa ung mủ, hóa
thành một đống bầy nhầy. Trước khi bỏ thi thể ông vào nhà xác thì
hầu như nó đã biến thành đống xương mục rữa. Thật đáng kinh khiếp!
Trong kinh Phật từng dạy có những hạng người tạo ác nghiệp, khi quả báo đến rồi “cầu sống không được, cầu chết cũng không xong”.
Ông
Triệu rơi vào tình hình như vậy là do ông tạo sát nghiệp quá nặng.
Ông tuy giàu có, địa vị, nhưng hành động ác này đã làm phước báo
tổn thất vô cùng lớn. Việc này cho thấy rõ một điều, cho dù hiện
tại quý vị Giàu có, địa vị, quyền lực….bao nhiêu đi nữa, quý vị có
thể trốn thoát được pháp luật thế gian nhưng quý vị vẫn không qua nổi
Nghiệp lực.
Quý
vị nhìn bên ngoài thì cứ cho rằng người tạo ác nghiệp được giàu
sang, có quyền thế rồi thì sướng lắm, có tiền chạy lo nên không bị
tù, ở bệnh viện lại có người chăm sóc….. Thế nhưng ở hoàn cảnh như
ông Triệu, quý vị mới cảm nhận được quả báo không trốn đâu được cả,
mặt trong này quý vị không thể nào nhìn thấy thấu suốt được.
Tham lam, thủ đoạn, tạo ác nghiệp để hưởng thụ một chút, nhưng rồi Quả ác kéo đến thì đau khổ vô cùng tận…
Sát, đạo, dâm, vọng…những thứ này vô cùng đáng sợ, tất cả chúng ta cần phải tự phản tỉnh. Đừng để nước đến chân rồi mới nhảy, sẽ không kịp đâu.
Nhân Quả báo ứng là có thật, quý vị không thể không kinh sợ.
Nam
Mô A Di Đà Phật!
Nam
Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
(Trích
"Nhân Quả Giải Theo Phật Giáo")
-
Dịch giả: Ni Sư Hạnh Đoan -
- Pt Thu Dĩnh (09/07/2013) - Cảnh sát ngành giám định pháp y -
Đem chuyện này ra kể cho đám con cháu bác Hồ mong tụi nó sợ mà đỡ hút máu dân Nam..
ReplyDelete