Vượt trùng dương, ngàn
cơn bão, em đã đến Nam Dương, đất nước ngàn, vạn đảo; em chạm cửa thiên đường,
cửa chưa mở; cơn sốt rừng ập đến, chiều thu buồn, em nằm lại Kuku!
Hòm Cao ủy, phủ thân
người yêu dấu, thay vòng tay anh ấm: tấm nilong! Mộ chí đề tên, ngày em mất, mả
lạn tàn phai sương gió thời gian; mộ chí khắc bằng dao để lòng đau, anh nhớ!
Rượu cay đắng mang
theo, rửa cốt người yêu dấu, chiếc nhẩn cưới còn đây, thương hoài tay áp út!
Anh hú, anh kêu: tiếng
hú chiều tuyệt vọng …Ôi em ơi! Ôi Đất hỡi; Trời ơi ! Sao nỡ đóng cửa thiên
đường khi bàn tay em chạm tới.
Ba mươi năm về lại Ku
Ku; chiều thu lá rụng; sóng biển khóc, khóc thương người uổng tử ! Rụng lá
vàng, sao nỡ rụng lá xanh?
Bài thơ khóc em chiều
Kuku ngàn thu vĩnh biệt; anh mang tro cốt em theo mình vĩnh biệt Kuku!
Tháng Sáu, năm 1982,
sau một chuyến hải hành gian nan đã đến được Kuku, Nam Dương. Mừng vì đến được
bến bờ tự do chưa thỏa thì đau đớn thay chỉ hai tháng sau, cơn sốt rừng ác tính
đã mang vợ tôi đi mãi mãi!”
Triệu, một thuyền nhân
tỵ nạn ở Ku ku ngày xưa hồi tưởng: “Tôi đã chôn theo em gương, lược, áo quần! Chiếc nhẫn cưới em
vẫn còn đeo trên ngón tay áp út!”
Mộ em trên sườn đồi,
cạnh bãi đáp trực thăng, là một vùng đất sét pha cát, khá xốp, chứ không phải
đá núi nên chiếc quan tài của Cao ủy trong đó xác bọc bằng một tấm ni long lúc
hạ huyệt cũng sâu tới hai thước đất. Một chiếc thánh giá bằng gỗ đơn sơ, tên em
và ngày mất được khắc lên trên đó.
Giờ khai quật, cẩn
trọng đào xuống gần hai tiếng đồng hồ, chiếc áo quan hiện ra, nắp ván thiên đã
mục rã thành cát bụi sau thời gian dài đăng đẳng. Trên nền xi-măng của bãi trực
thăng dưới cơn mưa nặng hạt, tôi thu nhặt toàn bộ mẩu xương cốt, những di vật,
gương lược và chiếc nhẫn cưới ngày xưa trên ngón tay áp út tôi đã từng chôn
theo em, được bỏ trong chiếc bọc ni long.
Hài cốt được hỏa thiêu
dần dần biến thành tro trắng! Cát bụi đã trở về cát bụi!
Nhìn lên đỉnh đồi phủ
mờ mây trắng như một dải khăn tang nghìn trùng xa cách
Xin tạ ơn đất trời
Kuku, dẫu quê người, vẫn rộng lượng cho xác thân em tạm nương náu suốt 37 năm
qua.
Ngày xưa, khi chiếc
tàu Cao ủy xa dần Kuku, tôi đã thầm nói lời từ biệt với em và hẹn ngày trở lại.
Bây giờ tôi trở lại vì ai nỡ bỏ em mồ hoang cỏ lạnh cho đành!
Trời Kuku bỗng đổ một
cơn mưa rừng nhiệt đới! Cơn mưa rừng nhiệt đới ngày xưa phân ly, tôi đi, em ở!
Và cơn mưa rừng nhiệt đới chiều nay tôi trở về Ku Ku để tìm lại em…”
Xin hãy rót xuống một
giọt rượu để giải oan cho những cái chết tức tưởi trong cuộc biển dâu nầy!
Đoàn Xuân Thu
Melbourne
Những người chạy trốn vc ngày trước có còn mấy người muốn nhớ đến những kẻ đã bỏ thây trên đường đi tìm tự do? Họ đã và đang tận hưởng những tiện nghi của cuộc sống và ngay cả còn về lại nơi họ đã liều chết ra đi, để đem theo lũ quỷ đỏ đã gây ra những cái chết thảm khốc cho gia đình của họ… nếu họ được cho một ít tiền.
ReplyDelete