Từ
vài chục năm nay, kỹ nghệ nước đóng chai đã không ngừng phát triển
một cách rất mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Chỉ riêng trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2010, sự tiêu thụ nước
đóng chai trên thế giới đã tăng 7,6% mỗi năm., từ 130,95 tỉ lít lên
188,8 tỉ lít.
Năm 2012, Canada tiêu thụ 23 tỉ lít.
Hoa kỳ tiêu thụ 33,4 tỉ lít,
Tại Canada, năm 1999 mỗi người dân tiêu thụ trung bình 24,4 lít/năm. Đến
năm 2005 tăng lên 60 lít/năm, và có một thương vụ là 652,7 triệu
dollars.
*
* *
Theo International Bottled Water Association (IBWA) dân chúng ưa chuộng nước
đóng chai vì nó không gắt mùi chlorine như nước máy. Ngoài ra nó cũng
có vẻ tinh khiết và bổ dưỡng cho sức khỏe nữa (?).
Bên cạnh các loại nước đóng chai đa dạng, đủ kiểu, đủ cỡ, đồng thời
chúng ta cũng thấy xuất hiện các ngành kỹ nghệ phụ thuộc, như những
máy lọc, những máy làm lạnh nước, những dụng cụ khử trùng và khử
chất bẩn trong nước uống.
Nước được đựng trong các chai rất đẹp mắt, tiện lợi, dễ mang theo và
cũng rất dễ tìm. Bởi những lý do nầy, nên nhiều người đã chọn nước
đóng chai hoặc nước lọc để uống, tuy vậy cũng có một số người thì
lại nghĩ rằng uống nước đóng chai hay uống nước máy thì cũng vậy
thôi, không có gì khác biệt với nhau hết…
Ngoài ra cũng có người còn nói là chất plastic của chai nước rất
độc hại cho sức khỏe và việc sản xuất quá quy mô của kỹ nghệ nưóc
đóng chai có thể làm tổn hại đến môi trường thiên nhiên…
THẾ NÀO GỌI LÀ NƯỚC ĐÓNG CHAI?
Đây là nước uống đã được vô chai sẵn, đóng nút kỹ lưỡng và có nhãn
hiệu đàng hoàng. Tại Canada, danh xưng của các nước đóng chai được
luật quy định rõ rệt, và gồm có nhiều loại:
Nước suối thiên nhiên (natural spring water). Được khoan rút từ các suối
ngầm chảy trong lòng đất. Nước phải trong lành và chứa một nồng độ
chất khoáng không được hơn 500 ppm/lít.
Nước khoáng thiên nhiên (natural mineral water), cũng được hứng từ những
mạch ngầm dưới đất, và có một nồng độ chất khoáng rất cao. Canada
ấn định nồng độ nầy phải từ 500 ppm/lít trở lên (còn ở Hoa kỳ thì
trên 250 ppm/lít). Thông thường nồng độ khoáng chất hòa tan trong loại
nước nầy thường ở vào khoảng 700-800 ppm, tuy nhiên cũng có loại có
thể chứa trên 3000 ppm chất khoáng. Đối với 2 loại nước suối và nước
khoáng vừa kể, nhà sản xuất không có quyền làm thay đổi thành phần
chất khoáng tiên khởi có sẵn trong nước ngầm, ngoại trừ họ có thể
cho thêm khí CO2 (carbon dioxide), hoặc thêm chất fluoride. Ngoài ra họ
cũng có thể sử dụng phương pháp khử trùng bằng ozone.
Nước đã qua giai đọan gạn lọc (treated water). Đây không phải là những loại nước
lấy từ nguồn nước ngầm, nhưng là nước của thành phố, tức được hứng
từ vòi robinet.
Thông thường là nước sông hoặc nước ao hồ được lắng lọc, làm cho
trong, và khử trùng bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng tia cực
tím (ultra violet), ozone, thẩm thấu ngược (reverse osmosis) hoặc sử
dụng cách lọc đặc biệt gọi là absolute micron filtration.
Lọai nước này có thể là nước cất (distilled water), nước vô khoáng
(demineralized water), và nước có gaz (carbonated water)...
*Nước cất có được qua phương pháp làm bốc hơi và sau đó làm cô động
lại thành nước. Nước cất không có chứa chất khoáng hoặc chỉ chứa
một nồng độ chất khoáng thật thấp dưới 10 ppm/lít...
*Nước vô khoáng là nước đã được rút bớt chất khoáng ra bằng một
phương pháp nào đó ngoại trừ cách cất nước. Nồng độ chất khoáng
của nó rất ư là thấp và phải dưới 10 ppm/lít. Nước vô khoáng có
thể được dùng để uống, để chế vô các dụng cụ điện như bàn ủi,
bình batterie, để gội đầu các trẻ sơ sinh, tráng phim hoặc để dùng
trong các phòng thí nghiệm. Tại Canada, loại nước vô khoáng thường
thấy bán trong các pharmacies …
* Nước có gaz để tạo bọt nhỏ li ti (sparkling) gây the the chích lưỡi
và coi rất đẹp mắt
NƯỚC ĐÓNG CHAI CÓ CHỨA VI KHUẨN KHÔNG?
Nước đóng chai không phải là nước hoàn toàn vô trùng (sterile)... Nó
vẫn có thể có chứa một ít vi khuẩn nào đó, nhưng điều quan trọng
nhất là nó không được chứa các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe.
NƯỚC ĐÓNG CHAI CÓ TỐT HƠN NƯỚC MÁY KHÔNG?
Trên nguyên tắc, nhà sản xuất cũng như nhà nhập cảng phải chịu trách
nhiệm và bảo đảm sản phẩm của họ phải đáp ứng đầy đủ các quy
định về vệ sinh cũng như tính chất trong lành ấn định bởi cơ quan
Health Canada. Điều kiện nầy cũng áp dụng cho cả nước robinet của
thành phố nữa. Đến nay, tại Canada chưa thấy có báo cáo nào nói lên
các trường hợp bệnh hoạn gây nên bởi nước đóng chai cả.
NÊN DÙNG LOẠI NƯỚC ĐÓNG CHAI NÀO?
Các cụ lớn tuổi, các người bệnh hoạn lâu ngày, có hệ miễn dịch bị
suy yếu sẵn, và các cháu bé nhỏ tuổi nên uống nước đóng chai đã
được khử trùng bằng phương pháp ozone...Để thay thế, họ cũng có thể
dùng nước có gaz. Loại nước nầy có tính hơi acid nên vi khuẩn khó
phát triển được trong đó…Bình thường, chúng ta nên mua những loại
nước có nồng độ sodium thật thấp, trên chai có đề câu sans sodium /
sodium free hoặc faible en sodium / low in sodium.
TRÊN CHAI NƯỚC CẦN PHẢI CÓ GHI NHỮNG CHI TIẾT GÌ?
Theo luật Canada, cần phải có: tên sản phẩm, thành phần và nồng độ
các loại khoáng chất, cách lọc và phương pháp khử trùng ra sao, như
ozone, thẩm thấu ngược (reverse osmosis), v.v… và có thêm chất fluoride
vào hay không. Nguồn nước lấy từ đâu và địa chỉ nơi sản xuất.
NƯỚC ĐÓNG CHAI CÓ CHỨA NHỮNG CHẤT GÌ?
Tạp chí Protégez vous cho biết nước đóng chai bán tại Québec không có
chứa hoặc chứa rất ít chất Arsenic (As), Đồng (Cu), Kẽm (Zn) và
Potassium (K). Các chất sau đây thường được thấy ghi trên nhãn hiệu:
Calcium (Ca): tốt cho xương, ngừa chứng loãng xương (osteoporosis). Các hiệu sau đây có chứa những lượng calcium đáng kể: Abenakis (540 ppm), Ferrarelle (368 ppm), San Pellegrino (208 ppm), Perrier (147 ppm) và Vichy Celestins (94 ppm).
Sodium (Na): đa số nước suối thiên nhiên đều chứa rất ít sodium. Ngược lại, nước khoáng thiên nhiên lại chứa rất nhiều sodium. Abenakis (4300 ppm), Vichy celestin (1196 ppm). Bởi lẽ nầy, các loại nước khoáng thường có vị hơi mặn. Đôi khi chúng ta thấy có đề câu Sans sodium/ Sodium free, đây không có nghĩa là hoàn toàn không có sodium, nước vẫn có thể có chứa chút ít sodium nhưng chất nầy phải ít hơn 5 mg cho 100 ml. Các người có bệnh tim, cao áp huyết, hoặc đau thận thì không nên dùng nước có chứa trên 10mg sodium trong 1 lít.
Chorure, Chloride (Cl): Nước suối chứa rất ít chloride, trung bình 18 ppm, ngược lại nước khoáng chứa rất nhiều chloride, thường ở vào khoảng 350 ppm.
Magnesium (Mg) & Sulfate (SO4): Sulfate thường kết hợp với Calcium hoặc với Magnesium…Sulfate có tính nhuận trường. Uống nhiều có thể làm xót ruột và gây ra tiêu chảy. Magnesium giúp củng cố sức miễn dịch, giúp tim hoạt động tốt và điều hòa áp huyết động mạch. Luật Quebec, Canada ấn định nước suối không được chứa hơn 500 ppm sulfate. Tuy vậy, 2 hiệu sau đây đều có chứa một lượng sulfate rất cao, đó là Abenakis (750 ppm), và San Pellegrino (459 ppm).
Nitrate (NO3): Ngược với Sulfate, Nitrate rất độc và có thể gây hại cho sức khỏe. Trong cơ thể Nitrate chuyển thành Nitrite (NO2) và ngăn trở việc chuyển vận oxy trong máu, gây ngạt thở và làm tím da, thường là vùng quanh miệng, và da ở 2 bàn tay và ở 2 bàn chân. Hiện tượng nầy thường xảy ra ở các cháu bé dưới 6 tháng tuổi, người ta gọi đây là Blue baby syndrome hay methemoglobinemia. Dùng nước có chứa quá nhiều Nitrate để pha sữa có thể đưa đến hiện tượng nầy. Phụ nữ đang mang thai cũng cần nên để ý tới Nitrate… Có người còn nghi Nitrate có thể gây ra cancer nữa. Đa số nước đóng chai đều không có hoặc có rất ít Nitrate… Nitrate cũng hiện diện khá nhiều trong một số rau cải, như carrot, và rau mồng tơi.
Bicarbonate (HCO3): Đây là chất kháng acid (antacid), làm giảm độ chua của bao tử. Ở nồng độ 600ppm, Bicarbonate có thể làm giảm thiểu chứng xót dạ dầy và bụng đầy hơi. Bicarbonate có rất nhiều trong các loại nước khoáng, dẫn đầu là Vichy celestins (3026 ppm Bicarbonate).
Fluoride (F): giúp vào sự phát triển của xương cũng như ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em. Việc lạm dụng hay thặng dư Fluoride sẽ dẫn đến tình trạng các men răng có đóm trắng đóm nâu làm mất vẻ thẩm mỹ, khoa học gọi tình trạng nầy là dental fluorosis. Ở người lớn không thấy xảy ra hiện tượng nầy, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều fluoride trong một thời gian lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức xương và khớp. Nên nhớ là fluoride cũng hiện diện trong kem đánh răng và trong một số thực phẩm nữa. Thường thì nước đóng chai có rất ít chất fluoride ngoại trừ một vài hiệu như Vichy celestin (6.1 ppm fluoride).
NHÀ SẢN XUẤT CÓ THỂ DÙNG NƯỚC MÁY ĐỂ VÔ CHAI HAY KHÔNG?
Canada cho phép. Nhưng trường hợp nầy không thể sử dụng danh từ nước
suối hay nước khoáng thiên nhiên được. Nhà sản xuất có quyền được
dùng nước máy (tap water), đem cất, lọc, khử trùng, làm cho bớt mùi
chlore và sau đó vô chai đem bán.
NƯỚC ĐÓNG CHAI
CÓ THỂ TỒN TRỮ ĐƯỢC TRONG BAO LÂU?
Để giữ sự trong lành, một khi chai nước đã được khui ra, uống không
hết nên cất vào tủ lạnh ngay. Vì thời gian tồn trữ nước đóng chai
thường trên 90 ngày, nên luật Canada không bắt buộc nhà sản xuất phải
ghi ngày vô chai và ngày giới hạn sử dụng (Best before).
Thông thường thời gian tồn trữ nước đóng chai là 2 năm kể từ ngày vô chai với điều kiện là nắp chai vẫn còn nguyên vẹn và nước được cất giữ ở nơi tối, mát mẻ…
Đối với những loại nước mà chúng ta tự hứng vô bình tại các siêu
thị, thì cần nên sử dụng càng sớm càng tốt.
Tránh cất giữ nước đóng chai nơi ẩm nóng, dưới ánh sáng mặt trời
hoặc để gần nơi cất giữ xăng dầu, savon và các loại hóa chất chùi
rửa…
Canadian Bottled Water Association (CBWA) khuyên chúng ta không nên dùng các
chai plastic đựng nước để đựng các loại thức uống khác. Các chai nầy
chỉ nên sử dụng một lần duy nhất mà thôi (usage unique) vì chất
plastic có chứa chất polyethylene terephthalate (PET). Xài đi xài nhiều
lần, plastic sẽ biến ra thành những chất độc có hại cho sức khỏe.
Đối với các bình lớn, loại 18 lít, chúng được làm từ chất polycarbonate rất cứng chắc nên nhà máy có thể sử dụng đi sử dụng lại 40-50 lần để đựng nước. Tại nhà máy, bình được rửa lại cẩn thận, tiệt trùng, chăm đầy nước và niêm nấp lại kỹ lưỡng trước khi đem bán cho người tiêu thụ.
ĐẮT NHƯ VÀNG
Chai nước có màu xanh lơ, nhãn hiệu cũng cùng một màu, và kèm theo
lời quảng cáo thật là hấp dẫn: Nước xử lý có chứa muối khoáng,
một món giải khát thật tinh khiết (Pure refreshment - Mineralized Treated
Water), được lọc và khử trùng qua phương pháp thẩm thấu ngược hay
phương pháp ozone. Đó chẳng qua là nước robinet mà thôi, do Cty Coca Cola
sản xuất và mang tên là Dasani, giá bán 1$/1 lít...Vậy, nguồn nước
đã được lấy từ đâu? Xin thưa, tại Canada, nước lấy tại thành phố
Calgary (Alberta) và tại thành phố Brampton (Ontario), còn ở Hoa Kỳ
nước được hứng tại một thành phố nào đó ở Kansas và Pennsylvania.
Tất cả đều đúng luật định, không có gì sai trái cả.
Những năm gần đây, thị trường nước ngọt có mòi xuống dốc vì thiên hạ sợ uống ba cái thứ nước ngọt nhiều đường, nhiều caffeine sẽ không tốt cho sức khỏe. Thôi thì uống nước lã đóng chai là thượng sách rồi. Các Cty nước ngọt chụp lấy thời cơ xoay qua việc sản xuất nước đóng chai. Bán 1 vốn 10 lời.
Năm 2001, Hoa Kỳ đã tiêu thụ 20 tỉ lít nước vô chai.Theo Bewerage Digest,
kỹ nghệ nước đóng chai Hoa Kỳ đã thu vào trên 7.5 tỉ $ / năm…Riêng
Canada, với khoảng 31 triệu dân, từ năm 1995 đến năm 2000 lượng nước
tiêu thụ đã nhảy vọt từ 527 triệu lít lên 850 triệu lít /năm. Nước
đóng chai đắt gấp cả trăm lần hơn nước robinet...Tại Canada, phần lớn
các hiệu nước đóng chai đều nằm trong tay của các đại công ty quốc
tế như: Nestlé (Montclair, Perrier), Danone (Labrador, Evian, Naya), CocaCola
(Dasani) và PepsiCola (Aquafina, sản xuất từ nước robinet của thành
phố).
Mấy năm gần đây, kỹ nghệ nước uống còn sáng tạo thêm những loại nước uống rất đặc biệt. Đó là những thứ nước uống có “trị giá tăng thêm” (à valeurs additionnelles), nghĩa là được trộn thêm những chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamines, hydrogen(?), oxygen, hoặc cả chất chlorophylle nữa.
Hiệu Oxygizer là loại nước có thêm oxygen và được nhập cảng từ Áo quốc. Giá bán rất “bình dân”, chỉ có 4.50$ cho một chai ½ lít mà thôi. Nước có thêm oxygen (oxygenatad water) nhờ được trình bày rất đẹp mắt, quảng cáo tinh vi nên đã trở thành một mặt hàng rất phổ thông à la mode nhất là đối với giới trẻ. Thấy có ăn, rất nhiều công ty đã nhảy ra sản xuất mặc hàng nầy.
Quảng cáo của các nhà sản xuất rất táo bạo, thí dụ như nước có oxygen sẽ giúp tăng thành tích của những người chơi thể thao… Có thật vậy không? Sự thật thế nào thì phải hỏi lại! Theo tạp chí Journal of American Association Nov 2003, thì dù cho có uống nước pha oxygen đi nữa thì thành tích của một người vận động viên cũng không thấy gì thay đổi hết!
NHỮNG MÁY LỌC NƯỚC TẠI NHÀ
Để giải quyết phần nào vấn đề ô nhiễm của nước uống, bạn cũng có
thể sử dụng các máy lọc hiện có bán trên thị trường. Mỗi loại máy
đều có tính chất và đặc điểm riêng rẽ, và giá cả cũng khác biệt
nhau. Không có điều luật nào của chính phủ chi phối và kiểm soát sự
công hiệu của các loại máy nầy hết.
Chúng ta chỉ còn biết trông cậy vào những lời quảng cáo mà thôi. Nhưng
có một điều chắc chắn, là nếu sử dụng không đúng cách và không năng
chùi rửa, tẩy trùng thường xuyên các bộ phận chứa nước thì chắc
chắn rong rêu và vi khuẩn sẽ bám đầy trong đó và máy lọc sẽ trở nên
một ổ chứa vi trùng khổng lồ mà thôi.
NƯỚC ROBINET HAY NƯỚC MÁY
Tại các thành phố và thị trấn lớn, nước sông, rạch, ao hồ được đưa
về trữ trong những bể khổng lồ tại các nhà máy nước. Sau đó, nước
được lắng lọc, pha trộn hóa chất để làm trầm hiện các chất hữu cơ,
giúp nước được trong, đồng thời để khử các loại vi khuẩn, virus và
ký sinh trùng.
Chlore (Chlorine) là chất thường được dùng nhiều nhất để khử trùng
nước uống. Trở ngại chính của chlore là làm cho nước có mùi gắt,
uống không ngon.
Ngoài ra hóa chất nầy cũng có thể tác dụng với các chất hữu cơ, chẳng hạn như lá cây mục rác rến, để tạo ra những phế chất nhóm Trihalomethanes (THM). Người ta nghi về lâu về dài THM có thể gây ra cancer (ruột và bọng đái) hoặc gây xảo thai...
Để làm mất mùi chlore, chúng ta có thể đun nước cho sôi lên để làm mùi bay đi. Chúng ta cũng có thể hứng nước vào bình, không đậy nấp và đem cất qua đêm trong tủ lạnh, hôm sau sẽ bớt mùi chlore...Health Canada cho phép nước robinet có thể chứa một nồng độ THM tối đa là 0.1mg/lít.
Cũng có một số ít nhà máy sử dụng ozone để khử trùng nước uống.
Phương pháp nầy rất hữu hiệu nhưng rất tốn kém. Trở ngại chính là
ozone dần dần sẽ mất tác dụng trong hệ thống phân phối nước, trong
khi chất chlore rất ổn định và bền bỉ trong nước suốt từ nhà máy
đến nơi tiêu thụ.
Tại Canada, 40% thành phố đã cho thêm chất Fluoride vào nước robinet.
Phương pháp nầy nhầm giúp ngừa sâu răng đồng thời cũng giúp cho răng
phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không đồng ý và
chống đối phương pháp thêm Fluoride vào nước. Họ sợ một sự thặng dư
Fluoride sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe thậm chí còn có thể gây
ra cancer nữa. Health Canada cho phép nước robinet được chứa một nồng
độ Fluoride là 1.0 mg trong 1 lít...
Các tests xét nghiệm về vi trùng học, virus, ký sinh trùng học, kim
loại nặng và các hóa chất độc vẫn thường được thực hiện tại các
nhà máy nước uống. Kết quả cho thấy là nước robinet ở Canada rất
tốt và có thể uống được một cách an toàn không nguy hiểm.
Tuy vậy, thỉnh thoảng chính quyền địa phương vẫn ra thông báo khuyên người dân phải đun nước cho sôi rồi hãy uống với lý do là nước đã bị nhiễm vi trùng đường ruột (coliformes) khá cao trên mức quy định...Còn nhớ, tháng 5 năm 2000, tại thành phố Walkerton Ontario cũng đã xảy ra vụ tai tiếng nước robinet bị nhiễm khuẩn E.coli 0157:H7, còn gọi là khuẩn bệnh Hamburger. Biến cố nầy đã khiến trên 2000 dân địa phương phải đến bệnh viện để được điều trị chứng đau bụng và tiêu chảy. Cuối cùng cũng có 7 nạn nhân chẳng may đã thiệt mạng, đa số là những người lớn tuổi...
Bên cạnh vi khuẩn ra, nước cũng có thể bị nhiễm bởi 2 loại ký sinh
trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật (protozoa), đó là Giardia và
Cryptosporum. Các ký sinh trùng nầy, dưới dạng bào tử (spores), có
thể sống rất dai trong môi sinh...Giardia được tìm thấy trong phân
người, chó, hải ly (castor, beaver) và chuột xạ. Bị nhiễm Giardia,
chúng ta sẽ bị đau bụng và tiêu chảy dây dưa cả tuần lễ...
Cryptosporum cũng được thấy trong phân người và trong phân của gia súc
như bò chẳng hạn. Cryptosporum có thể nhiễm vào nguồn nước, kể cả
nước giếng. Đau bụng và tiêu chảy là triệu chứng chính của nước đã
bị nhiễm Cryptosporum. Bệnh có thể rất nặng ở các cháu bé nhỏ tuổi
và ở các bác lớn tuổi.
Đun nước cho sôi là cách hữu hiệu nhất để diệt vi khuẩn, virus và ký sinh trùng trong nước uống.
Nhưng điều e ngại nhứt của mọi người vẫn là các hóa chất ô nhiễm
trong kỹ nghệ và canh nông có thể có trong nước sông và từ đó mà
nhiễm vào hệ thống nước robinet của thành phố…
Chất diệt cỏ Atrazine là một trong nhiều loại ô nhiễm hóa học được
phát hiện trong nước sông ở Québec... Atrazine có thể gây ung thư...
Nhiễm chì (Pb) cũng là một vấn đề quan trọng của nước robinet. Nước
máy có thể bị nhiễm chì từ hệ thống ống nước bằng chì thường
thấy ở các nhà được xay cất cách nay 5-6 chục năm. Cũng may là ngày
nay, luật Canada cấm sử dụng ống nước bằng chì trong việc xây dựng
nhà cửa. Nhiễm chì trong thời gian lâu dài rất có hại cho hệ thần kinh
trung ương, nhất là đối với các cháu bé. Để ngăn ngừa vấn đề nầy,
người ta khuyên chúng ta mỗi buổi sáng nên mở xả bỏ nước robinet cho
chảy tự do trong vòng một phút rồi hãy uống.
Nước robinet đôi khi cũng có màu sắc khác thường, như hơi đỏ nâu. Đây
có thể là thùng nước nóng đã bị rỉ sét, hoặc có người đang sửa
chữa hệ thống ống dẫn nước trong khu vực của mình.
Vào những ngày mùa đông lạnh lẻo, khi mở robinet, đôi lúc nước có
màu trắng đục. Đây là hiện tượng rất bình thường mà thôi. Bọt khí
được giữ trong ống, lúc được mở ra, nhiệt độ cũng như áp suất bị
thay đổi đột ngột làm cho nước tạo ra những bọt nhỏ li ti. Hứng trong
ly, nước có màu trắng đục, nhưng để yên một lúc thì nước sẽ lần
lần trong trở lại bắt đầu từ dưới đáy ly lên trên.
Nên nhớ là đừng bao giờ sử dụng nước nóng hứng từ robinet để uống,
để pha sữa hoặc để nấu ăn, vì nước nóng có thể tích lũy nhiều
chất kim loại, như chì và đồng cũng như các chất rỉ sét xuất phát
từ bồn chứa.
UỐNG NƯỚC GIẾNG CÓ
BẢO ĐẢM KHÔNG?
Tại Canada, dân sống xa thành thị, bắt buộc phải đào giếng để có
nước mà xài. Có 2 loại giếng: giếng cạn dưới 30 mét, và giếng sâu
từ 30 mét trở lên. Giếng cạn dễ bị ô nhiểm hơn giếng sâu. Như nước
sông, nước giếng tự nó củng không hoàn toàn tinh khiết trong lành.
Các loại vi khuẩn, như E.coli, và ký sinh trùngCryptosporidium từ phân
gia súc có thể nhiễm vào đất và ngấm vào thủy cấp... Chất nitrate
có thể xuất phát từ tác động của vài loại vi khuẩn trên các chất
phế thải gốc thực vật và động vật, củng như nitrate từ phân bón hóa
học tan trong nước mưa và sau đó nhiễm vào nước giếng. Các hóa chất
nông dược, thuốc trừ sâu, và thuốc diệt cỏ đều là nhửng mối đe doạ
cho nước giếng. Tính chất và độ trong lành của nước giếng cũng rất
thay đổi tùy theo nơi. Có nơi nước giếng có thể chứa 1 tỉ lệ muối
calcium, magnesium và sắt khá cao. Người ta gọi đây là nước cứng (hard
water), uống không ngon, giặt rửa quần áo củng khó sạch vì làm savon
ít tạo bọt được.
Nước nặng vì chứa nhiều muối khoáng nên thường làm đóng quầng bồn tắm và lavabo. Để giải quyết vấn đề nầy, người ta phải dùng mọt loại máy để khử bớt chất khoáng cho nước trở nên mềm (soft water) rồi mới xài. Đôi khi nước giếng có mùi hôi thum thũm như trứng gà ung. Hiện tượng này do nước có quá nhiều chất lưu hùynh (sulfur) hoặc do khí hydrogen sulfide ( H2S ) tạo nên bởi 1 số vi khuẩn. Mổi năm, mẩu nước giếng cần nên được gởi đi xét nghiệm về mặt hóa học và vi trùng học. Tốt hơn hết là nên đun sôi nước giếng rồi hãy uống.
Nước nặng vì chứa nhiều muối khoáng nên thường làm đóng quầng bồn tắm và lavabo. Để giải quyết vấn đề nầy, người ta phải dùng mọt loại máy để khử bớt chất khoáng cho nước trở nên mềm (soft water) rồi mới xài. Đôi khi nước giếng có mùi hôi thum thũm như trứng gà ung. Hiện tượng này do nước có quá nhiều chất lưu hùynh (sulfur) hoặc do khí hydrogen sulfide ( H2S ) tạo nên bởi 1 số vi khuẩn. Mổi năm, mẩu nước giếng cần nên được gởi đi xét nghiệm về mặt hóa học và vi trùng học. Tốt hơn hết là nên đun sôi nước giếng rồi hãy uống.
LẠY TRỜI MƯA XUỐNG LẤY NƯỚC TÔI UỐNG.
Tại nông thôn Vn củng như tại các quốc gia đang phát triển, nước mưa
thường được người dân hứng lấy để uống. Riêng tại Canada, người gõ
chưa bao giờ nghe ai nói đến việc uống nước mưa hết.
Xét cho kỹ thì nước mưa thật sự không hoàn toàn tinh khiết như mọi
người lầm tưởng. Nước bốc hơi từ ao hồ, sông rạch và bể cả, tạo
thành mây. Từ trên cao mưa rớt xuống xuyên qua biêt bao tầng lớp không
khí đầy bụi bậm, rồi rớt lên mái nhà, chảy vào máng xối đầy chất
bẩn.
Đó là chưa kể vô số chất ô nhiểm từ khói xe hơi, từ các óng khói các khu kỹ nghệ, v.v… quyện vào mây và nhiễm vào nước mưa. Nước mưa củng có thể nhiễm khuẩn như bất cứ loại nước nào khác.
Nước mưa thuộc loại nước mềm, nhờ chứa ít muối khoáng nên nó rất
thích hợp để dùng pha trà hoặc để tưới hoa kiểng trong nhà. Để cẩn
thận, nước mưa cần được đun sôi trước khi uống.
NƯỚC ĐÓNG CHAI TẠI VIỆT NAM THÌ SAO?
Theo các báo bên nhà cho biết:
“Tại Việt Nam, thị trường nước uống đóng chai chủ yếu có hai loại
là nước tinh khiết và nước khoáng. Trong đó thị trường nước uống
tinh khiết đóng chai chiếm 22% sản lượng toàn bộ sản lượng thị
trường nước giải khát ở Việt Nam. Dự báo cuối năm 2014, thị trường
nước uống đóng chai Việt Nam sẽ đạt tổng doanh thu khoảng 279 triệu
USD, tăng trưởng 6%/năm trong giai đoạn 2009-2014.” (Ngưng trích Xuân
Đức-Thị trường nước uống đóng chai Việt Nam sẽ đạt tổng doanh thu
khoảng 279 triệu USD-BaoMoi.com 10/7/13)
“TP - Năm lần bảy lượt bị xử phạt, nhiều cơ sở nước uống đóng chai,
đóng bình tại TPHCM vẫn tìm mọi cách luồn lách cho ra thị trường
những bình nước bẩn. Ngay cả nước uống nhiễm trực khuẩn mủ xanh cực
độc, gây bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp… còn hiện diện ở bệnh
viện và trường học, dù đã bị đình chỉ.” (Ngưng trích, Lê Nguyễn-
Tái xuất hiện nước đóng chai bẩn,Tiền Phong online
KẾT LUẬN
Thật ra, sống tại Canada và Hoa kỳ thì vấn đề nước uống cũng không
đến đổi nào tệ lắm.
Chính người gõ đôi khi cũng thường hay uống nước robinet ở nhà. Lúc
đi chơi xa thì dùng nước chai cho nó tiện.
Vòi nước uống miễn phí tại hải ngoại.
Ở sở, ở hãng thì có bình nước tự động. Tại các công viên, trong
hội trường, trường học, thương xá, phi trường… hoặc các nơi công cộng
cũng thường có các vòi nước để cho mọi người uống miễn phí, tuy hơi
hôi ten một chút nhưng chả sao. Có cái lạ, là hầu như đa số vòi nước
thường được dặt ngay phía ngoài và không mấy xa cửa ra vào khu toilet.
Chúng ta đi ăn tiệm, ly nước đá lạnh mà mình uống trong bữa ăn chắc
chắn cũng là nước máy mà thôi...
Nếu bạn không ưa “gu”, ưa mùi của nước máy, không tin tưởng và tín
nhiệm các nhà máy lọc của chánh phủ, và nhất là để được an tâm
khỏi hồi hộp thì bạn nên uống nước chai hoặc nước lọc cho chắc ăn.
Còn muốn tiết kiệm và nếu siêng thì mỗi ngày bạn hãy nấu nước sôi
đổ vào bình chứa và đem cất trong tủ lạnh để uống dần. Đây là
phương pháp rẻ tiền và an toàn nhất.
Không ít nhà có trang bị máy làm lạnh nước, máy nấu nước tự động
và cũng không thể quên nồi cơm điện.
Còn muốn tiện, thì mua vài thùng nước đóng chai loại nhỏ để dành
uống từ từ. Thùng 24 chai giá 5-6$.
Trong xe, thì lúc nào mình cũng có thủ sẵn vài ba chai nước. Khi nào
khát là có sẵn nước bên cạnh khỏi cần phải ghé vô tiệm mua coke hay
pepsi, vừa hao tài và cũng vừa không tốt cho sức khỏe.
Chuyện nước nôi coi vậy mà rất quan trọng trong đời sống của chúng
ta. Uống nước nào, chuộng loại nước nào, đó là tùy theo sở thích
và quyền lựa chọn của mỗi người./.
Tài liệu tham khảo:
*** Vidéo nên xem: Drinking water treatment plant, Winnipeg. - nước từ ao
hồ đến nhà bạn
Vidéo Automatic bottled water production line (nước đóng
chai)
http://www.hc-sc.gc.ca/fn-an/securit/facts-faits/faqs_bottle_water-eau_embouteillee-fra.php Santé
Canada. Innocuité de leau embouteillée
http://www.hc-sc.gc.ca/hl-vs/iyh-vsv/food-aliment/bottled-embouteillee-fra.php Passeort
Santé. Net 2005.Eau en bouteille ou eau filtrée
http://www.passeportsante.net/fr/Actualites/Dossiers/ArticleComplementaire.aspx?doc=eau_filtree_embouteillee_do Bottled
water: Better than the Tap? By Anne Christiansen Bullers, FDA Consumer
Magazine, July 2002.
http://www.ncsu.edu/project/bio183de/Black/chemreview/chemreview_news/402_h2o.html JAMA,
Oxygenated Water and Athletic Performance, vol. 290 No.18,Nov12, 2003
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2564385/ -
CBWA, Frequently asked questions
www.cbwa-bottledwater.org -
Natural Resources Defense Council: Bottled water, Pure Drink or Pure Hype?
http://www.nrdc.org/water/drinking/bw/bwinx.asp Montreal.
Nov 2013
Nguyễn Thượng
Chánh, DVM
No comments:
Post a Comment