(Mến tặng những người phụ nữ Việt Nam của mọi thế hệ)
Vào giữa thế kỷ hai mươi, lồng trong khung trời và xả hội châu Á mà sinh năm đẻ bẩy là lẻ thường, ba mẹ chúng mình có thể gọi là hiếm hoi chỉ có anh và em là con, nên từ lúc ấu thơ chúng ta đã khắn khít chia sẽ từng niềm vui, nổi buồn của trẻ thơ sống thời chinh chiến. Lớn lên, anh vào quân y, lăn lóc khắp chiến trường Việt Nam bảo vệ quê hương và cứu thương dân mình và người lính. Em noi bước anh, chọn đường y khoa, mong hàn gắng khổ đau cho quê hương. Chúng ta vẫn chia sẽ tâm tình như ngày còn bé.
Một ngày xa xưa, có một lần anh hỏi em làm sao người phụ nữ của nước Việt Nam chúng ta từ thể chất ngây thơ của nền giáo dục trang nghiêm ảnh hưởng Khổng Mạnh gia truyền chỉ trong vài năm có thể chuyển thành người goá phụ hay người nhận lảnh ngôi lảnh đạo trong gia đình để thay chồng nuôi nấng dạy dổ con nên người trong hoàn cảnh tột cùng bi thương của đời người.
Câu hỏi nầy em vẫn giữ trong tâm khảm và cho đến ngày nay vẫn chưa tìm được câu giải đáp hoàn hảo tương xứng, nhưng hôm nay anh không còn trong đời em nên em nguyện tìm hỏi qua đời sống cá nhân và gương những người đã để lại trong hành trình cuộc sống để góp vài ý niệm và cố gắng trả lời câu hỏi nầy.
Đây chỉ là ý riêng của em và xin hoàn toàn lảnh hội quan niệm của những người từng trãi với hiểu biết uyên bác có kinh nghiệm vượt thời gian về giáo lý, văn hoá quê hương để chúng ta cùng vinh danh gương người phụ nữ Việt Nam.
Có thể nói DNA của giống nòi từ thời Trưng, Triệu, truyền qua bao đời, kèm theo những truy rèn trong gian khổ, đã tạo nên lòng hy sinh vô bờ của người phụ nữ Việt Nam, tiềm tàng trong tâm hồn ngây thơ, và bộc phát khi cần, như trong câu nói "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh" hay "nước tới trôn phải nhẩy" hay trong chuyện ngắn của Khái Hưng "Anh phải sống", mà người thiếu nữ nầy đã tìm được sự cang cường quyết đấu và hy sinh cho sự sống còn của gia đình nói riêng và giòng giống theo nghĩa chung của sự sinh tồn trong thiên nhiên được chuyển giao mạnh mẻ qua tình mẹ của tất cả động vật trên thế gian nầy.
Trong lịch sử nhân loại, chưa có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam phải trãi qua cùng cực đau thương của ba thế hệ triền miên sống và chết trong khói lửa chiến tranh, cuối cùng phải lìa bỏ nơi chôn nhau cắt rún để tìm một quê hương thứ hai trong đời, để còn phương tiện duy trì những thế hệ sau được sinh ra và lớn lên trong tự do chính nghĩa.
Những thử thách và định mệnh đau thương nầy và sứ mệnh thiêng liêng đó phần lớn nằm trong tâm linh người phụ nữ Việt Nam. Có chịu được và sống được với định mệnh như thế thì mới thi hành được chức vụ của mình. Không để nước mắt và phủ phàng xóa nhiệm vụ của mình, người thiếu nữ sớm thành cô phụ lặn lội truông dài nguy hiểm thăm nuôi và duy trì ý chí của chồng trong trại giam cải tạo giữa trùng điệp núi rừng sống đời dã thú trong gông cùm chính trị dã man trừng trị những người sa cơ không cùng giới tuyến.
Không để sóng to, gió bảo trên biển thế gian và những nhục nhằn gian khổ của biển đời thiếu tình nhân bản nhận chìm quyết chí tạo tương lai cho đàn cô nhi không cha, không gia quyến trong đời sống bơ vơ nơi xứ người.
Không để ngôn ngữ, chính trị, văn hoá xa lạ chồn chân và trói tay mình, người cô phụ Việt Nam phấn đấu trong mọi môi trường, luôn quên mình và lúc nào cũng để trọng tâm về những người chung quanh từ gia đình đến người bàng quang cần được giúp đở.
Ngày gia đình đã vửng chắc, họ hướng tâm hồn về người cùng khổ ở quê hương mới và dân tình, thương phế nhân nơi phần đất quê nhà ngày xưa.
Qua những gương rạng rở tuy âm thầm, em xin nêu vài trường hợp điển hình sau đây.
Theo lời kể của một người anh, những ngày cuối cùng của Saìgòn thất thủ, dù không phải là chiến binh dã chiến, dù đường dao mủi kéo là dụng cụ chiến đấu của anh, người y sĩ quân y dành sự sống cho binh sĩ từ lưởi hái tử thần chinh chiến, để dân mình còn có thế hệ mai sau, dù thiếu súng đạn và kinh nghiệm chỉ huy, anh đã cang cường cầm súng và điện thoại binh chũng để chận đường tiến quân của giặc tràn về thủ đô miền Nam.
Cuối cùng các anh thất trận. Anh bị hôn mê vì thương tích trầm trọng, nhưng nhờ người bàng quang thương tình, cô thôn nữ đã che dấu anh và tìm cách chuyển anh về Sàigòn để tránh sự truy lùng cấp bách của địch.
Những ngày hôn mê không nhà không cửa nơi thành đô, anh vất vưởng đầu đường xó chợ không ai trợ giúp, nhưng anh còn sống vì tình nhân bản của cô thiếu nữ vùng quê binh biến không quảng gian nguy giúp anh thoát hiểm. Tình người cao quý !
Những năm dài trong lao tù cộng sản, không một thân bằng quyến thuộc ở Việt Nam vì cả gia đình anh đã di tản ngày tháng tư đen, anh lại có thiên thần giúp đở qua tình người bạn gái còn ở lại miền Nam.
Qua những ngày đêm nửa tỉnh nửa hôn mê sau những trận tra tấn trong trại tù cải tạo, những đêm ngày đói khát, lạnh cao nguyên run vào tận xương tủy, nắng miền nhiệt đới đốt cháy da thịt trong thùng conex, anh cảm tình và yêu người bạn gái lặn lội gian nan nuôi nấng và thương yêu anh tột cùng. Người thiếu nữ Việt Nam chân thành nầy đã thành người bạn đời chung thủy của anh sau những năm dài nhọc nhằn suốt thời gian ngục tù của anh và sau ngày anh được thả về đời sống thường dân. Tình người chung thủy !
Một cô bạn của em, sau năm năm sống dưới chế độ cộng sản sau ngày ta mất nước, đã cùng gia đình vượt biên, lênh đênh trên biển cả suốt mười bẩy ngày, vất vả vì thiếu ăn, thiếu nước lại gặp hải tặc Thái Lan. Kinh hoàng nhưng còn rất nhiều may mắn vì hải tặc nầy còn chút lòng nhân chỉ cướp của nhưng không giết người.
Lúc hải tặc lên thuyền, đoàn người vượt biên gồm khoảng trên dưới ba chục người "đề cử" cô bạn 28 tuổi nầy làm người "ngoại giao" với hải tặc để mua đường sống cho mọi người trên thuyền.
Sau khi thương thuyết thành công, chúa hải tặc đồng ý cho mọi người tiếp tục cuộc hành trình nhưng đòi cô bạn ở lại làm vợ ông ta. Em không hiểu nhờ tài bách biến phi thường nào hay chỉ là phúc đức còn lại trong gia đình hoặc cả hai gồm lại khiến bạn em năn nỉ thành công để được theo chồng con tiếp tục ra đi trên con thuyền.
Những ngày lênh đênh trên biển cả, đoàn người di tản nầy lại dựa trên sự hiểu biết đơn sơ của cô bạn nầy về phương hướng các vì sao trên nền trời để hướng thuyền về bờ biền Mã Lai, một hiểu biết mà cô học được trong những ngày thơ theo đoàn hướng đạo cắm trại trong những vùng tương đối an toàn của đất nước.
Cuối cùng họ đến được Mã Lai. Mới hay nhờ ơn trên và phần nào do khí cương nhu và sự can đảm của cô bạn nầy !
Trong những khu tỵ nạn ở Thái Lan, Mã Lai vân vân, còn bao nhiêu gương cang cường và nhẩn nại, hy sinh của người thiếu nữ, phụ nữ Việt Nam giúp chồng xây lều ở, chia sẽ miếng ăn quý báu, viên thuốc hiếm hoi với người hoạn nạn hơn mình, an ủi những tâm hồn hoang lạnh, nâng đở, truyền chí phấn đấu cho những người không còn gì để sống cho, thắp lên le lói niềm hy vọng để họ không bỏ cuộc.
Ngày họ đến được bến bờ tự do, những người phụ nữ Việt Nam như một người bạn của em đã viết trong sách "Vùng Biển Sáng" "em đi mang theo cả quê hương". Họ là những người em, người yêu, người chị, người mẹ, người cô, bà nội, bà ngoại, người bạn đời sống chết cùng nhau.
Và như chim phượng hoàng, họ vươn lên từ hoang tàn bèo bọt để dựng lại tương lai. Họ là gương sáng của người phụ nữ Việt Nam. Như người phụ nữ Do Thái vươn lên từ địa ngục Auschwitz, Dachau, về mảnh đất khô cằn sa mạc của xứ Israel, quê hương tạo dựng của họ, ngày đêm cầm súng ngăn chận đoàn quân Á Rập miền Trung Đông, người phụ nữ Việt Nam vươn lên từ đồng hoang lửa cháy của quê hương bỏ lại, từ biển Thái Bình mùa sóng to, bảo dử, từ những nảo nề của các trại tỵ nạn, để xây lại quê hương thứ hai trên khắp vòm trời vũ trụ.
Họ duy trì nòi giống cang cường từ thuở Lạc Long. Họ mang hy vọng cho ngày quê hương đổi mới. Và trong suốt hành trình nầy, người phụ nữ Việt Nam biết cảm kích tình tương trợ khắp nhân gian cho dân mình còn đường sống và đấu tranh.
Họ là gương sáng xứng danh nòi giống Trưng, Triệu quật cường. Họ là con cháu Âu Cơ cùng chồng Lạc Long Quân lập quốc xây nhà, tạo dựng quê hương xứ sở. Họ là tiềm tàng lòng quả cảm của người dân Giao Chỉ vùng lên, của triểu đại Lê, Trần anh minh, của bô lảo Diên Hồng bất khuất, của cờ lau Đinh Bộ Lỉnh oai hùng, của lập quốc công thần Nguyễn Trãi, của nữ tướng Bùi Thị Xuân tiết liệt anh hào không sợ voi dày ngựa xéo, của chí khí Quang Trung Nguyễn Huệ, vân vân và vân vân.
Họ là người thiếu nữ thơ ngây, người thôn nữ chất phác, người cô phụ đảm đang, người nữ chiến binh can đảm, người mẹ hy sinh, người y sĩ tận tụy, người thi sĩ, họa sĩ dựng nền văn hóa, người văn sĩ với ngòi bút kêu gọi tình dân tộc và duy trì chính nhân chính nghĩa, phương châm làm người.
Họ là giòng máu anh hào của lịch sử quê hương, nhân chứng nảo nề của hiện tại, đuốc thiêng âm thầm của những thế hệ tương lai của giống nòi Hồng Lạc, giòng giống tiên rồng.
Họ là người phụ nữ Việt Nam nhân từ, khả ái, cang cường và đáng kính.
Rất hãnh diện và vinh dự là một người phụ nữ Việt Nam,
Huỳnh Anh Trần-Schroeder
PS: Xin
thứ lổi những khiếm khuyết về từ ngữ, văn phạm, dấu hỏi ngả, vân vân
No comments:
Post a Comment