Trong năm sáu năm qua, chính sách của Hoa Kỳ và các đồng minh thân
cận trên Biển Đông đã thất bại. Khi tìm cách giảm nguy cơ đối đầu với
Trung Cộng ở từng giai đoạn, Hoa Kỳ và các đồng minh trên thực tế đã đầu
hàng Trung Cộng một cách tiệm tiến.
Một tiền lệ xấu đã được đặt ra, và tại một phần của Thái Bình Dương Mỹ
đang có nguy cơ bị mất vị trí đã có lâu nay đối với các đồng minh là vị
trí đối tác an ninh khả tín.
Cũng trong khoảng thời gian ấy, Trung Cộng đã tiến hành một cách khôn
khéo một loạt các động thái từ thấp đến cao, mỗi bước đều dưới cái
ngưỡng có thể kích hoạt phản ứng đáp trả ̉mạnh mẽ của Hoa Kỳ, nên ngày
nay Bắc Kinh đã có những thiết trí quan trọng trên 12 đảo nhân tạo ở
Biển Đông và có sự hiện diện quân sự quy mô nhất trong khu vực.
Những khả năng quân sự mới của Trung Cộng tại Biển Đông
Trong số những khả năng quân sự mới của Trung Cộng hiện nay tại Biển Đông phải kể:
Các đảo trong quần đảo Hoàng Sa chiếm đoạt của Việt Nam hiện nay đã có
những phi đạo dài trên 3000m, các kho chứa nhiên liệu, các thiết bị hậu
cần mở rộng. Máy bay của Trung Cộng cất cánh từ đây có thể bay nhanh
chóng và dễ dàng tới Bắc Úc vả tới căn cứ Guam của Mỹ. Các đảo này cũng
đã được bố trí nhiều tên lửa hành trình có thể bắn vào các mục xa đến
tận biển Sulu của Philippines hay Singapore tại miền Nam Malaysia.
Mấy đảo trong quần đảo Hoàng Sa sẽ là nơi phân tán và cất giấu hầu hết
các tài sản của quân đội Trung Cộng nếu xung đột bùng nổ, Ngoài ra,
những đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), đá Subi (Subi Reef), có thể so
sánh với căn cứ hải quân Trân Châu Cảng. Đá Vành Khăn (Mischief Reef) có
diện tích rộng hơn quận Columbia của Mỹ. Hậu quả là con đường Biển Đông
đối với Bắc Kinh hiện nay đã trở thành con đường hàng hải nội bộ được
vũ trang đến tận răng.
Tất cả những trang bị quân sự nói trên đã trở thành hiện thực mặc dầu
Toà Trọng Tài Thường Trực La Haye, ngày 12/7/2016, đã tuyên bố là chủ
quyền lịch sử mà Bắc Kinh đòi hỏi ở Biển Đông là vô căn cứ. Trước lời
tuyên bố này, Trung Cộng cứ giả ngơ giả điếc như không nghe thấy và tiếp
tục lạm quyền coi thường thiên hạ.
Thái độ hung hăng và ngạo mạn của Bắc Kinh đến từ các loại biện luận
mang tính dọa nạt như sau: Hoa Kỳ không nên đối đầu với sự bành trướng
của Trung Quốc, trừ phi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ muốn nước Mỹ phải đối
phó với một cuộc chiến tranh nguyên tử để duy trì vai trò lãnh đạo của
Mỹ ở Châu Á.
Các phân tích như thế phản ánh những đánh giá quá cao và sai lầm về sức
mạnh của Bắc Kinh, và đồng thời không nhận định đúng mức tầm vóc của sự
hình thành chiến lược nhằm ngăn chặn cuồng vọng của Trung Quốc.
Đã đến lúc phải làm cho Bắc Kinh thức tỉnh
Lợi ích cốt lõi của khối đồng minh Mỹ-Nhật-Úc là không để cho Trung Cộng
thống trị Biển Đông và cản trở tự do lưu thông hàng hải quốc tế tại
vùng này. Đó là lợi ích căn bản và chủ chốt.
Lợi ích thứ hai là phải hạn chế khả năng lấn chiếm của Trung Cộng trên
Biển Đông. Khả năng này tạo tiền lệ cho những hành vi bất hợp pháp và
hung hăng hơn của Bắc Kinh trong thời gian trước mắt và về lâu về dài.
Lợi ích thứ ba là không cho Trung Cộng lập đi lập lại các vi phạm Công
Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) và làm ngơ trước phán quyết của Tòa Trọng
Tài Thường Trực La Haye, nghĩa là trực tiếp thách thức luật pháp quốc
tế.
Các lãnh đạo Mỹ và đồng minh cần có một chiến lược rõ ràng để chỉ đạo
chiến dịch đối phó, một chiến lược buộc phải trả giá. Chiến lược này chủ
yếu phải là một liên minh quân sự mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn tại Tây
Thái Bình Dương.
Trong một thập kỷ qua, lẽ ra Mỹ và đồng minh đã phải tiến xa hơn những
cái được gọi là “xoay trục” hoặc “tái cân bằng”, để chuyển sang cái được
gọi là “Chương Trình Đối Tác An Ninh Khu Vực”. Mục đích chính của
chương trình này là dùng ưu thế vượt trội về quân sự để răn đe các hành
động phiêu lưu của Trung Cộng và củng cố lòng tin của các đối tác Châu Á
và sự an tâm của Tây Phương.
Chiến lược đồng minh mang tính sáng tạo nhất là sự “bất đối xứng”. Nói
khác, để chống lại Bắc Kinh, phương thức hiệu quả nhất là tập trung áp
lực đủ loại vào những điểm yếu kém nhất của Trung Cộng trên mọi lãnh
vực. Các biện pháp này vượt ra khỏi lãnh vực ngoại giao và quân sự khuôn
mẫu. Và nó cũng chưa thể đưa tới một cuộc chiến tranh nguyên tử như Bắc
Kinh đe dọa vì nếu nói về thế trận này thi Hoa Kỳ vẫn còn ở vị trí
thượng phong trên Bắc Kinh nhiều lắm.
Những hậu quả tai hại nếu Hoa Kỳ và đồng minh án binh bất động
Nên nhớ rằng nếu Hoa Kỳ và các đồng minh án binh bất động để mặc cho
Trung Cộng tung hoành như trong thời gian qua thì hậu quả sẽ vô cùng
nghiêm trọng không những chỉ cho an ninh của Á Châu-Thái Bình Dương mà
còn cho cả an ninh của thế giới.
Hậu quả nghiêm trọng thứ nhất là toàn bộ Biển Đông sẽ bị nhường lại cho
Trung Cộng. Bối cảnh an ninh tại Tây Thái Bình Dương sẽ bị đảo lộn gây
phức tạp cho nhiều dạng thức hoạt động của đồng minh.
Hậu quả nghiêm trọng thứ hai là luật pháp quốc tế sẽ bị coi thường. Đây
là đấu hiệu cho thấy các đồng minh Tây Phương của Hoa Kỳ không chuẩn bị
cho việc bào vệ luật quốc tế.
Hậu quả nghiêm trọng thứ ba là nguy cơ Trung Cộng sẽ mạnh dạn tung ra
những hoạt động xâm lăng quan trọng hơn và trở thành hiếu chiến hơn
trong những năm tới. Những xung đột này sẽ dữ dội hơn và khó tránh khỏi.
Hậu quả nghiêm trọng thứ tư là tất cả những sự việc này sẽ tạo ảnh hưởng
xấu cho các hoạt động răn đe. Không những Bắc Kinh sẽ không sợ răn đe
nữa mà cả Moscow và Bình Nhưỡng cũng sẽ nhờn mặt đối với Hoa Kỳ.
Hậu quả nghiêm trọng thứ năm là nếu Hoa Kỳ bình chân như vại thì sẽ
khiến các đồng minh thân hữu tại Tây Thái Bình Dương bắt buộc phải tái
cấu trúc về quốc phòng và an ninh quốc gia họ.
Cho nên cần nhắc lại rằng vấn đề an ninh ở Tây Thái Bình Dương là lợi
ích cốt lõi của Hoa Kỳ và của các đồng minh thân thiết. Tổng thống
Donald Trump nhất thiết phải dành ưu tiên hàng đầu cho một chiến lược
đối phó hiệu quả với Bắc Kinh.
Nếu chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra thế giới sẽ ra sao?
Nếu chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra ở Biển Đông thì hậu quả sẽ rất là trầm
trọng. Nhiều người đã nêu lên câu hỏi này vì trong thời gian gần đây họ
đã thấy Trung Quốc có những hành vi quá ngông cuồng tại Biển Đông trong
khi Hoa Kỳ thì cứ cắn răng chịu trận.
Để trả lời câu hỏi đó, một số chuyên gia nghiên cứu về khoa học quân sự đã đưa ra một thí du: “Chiến
tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nếu xảy ra bây giờ thì có thể ví như
chiến tranh giữa á thần Hy Lạp Achilles đánh nhau với nông dân được
tuyển mộ từ đồng ruộng vừa bỏ cày cuốc để chuyển sang tập cầm súng”.
Họ cũng nhận định thêm: “Mỹ có thể tổn thất hàng vạn quân nhưng Trung
Quốc thì sẽ tan tành ra tro. Mỹ sẽ dồn tổng lực để làm việc này với một
sự quyết liệt và sức mạnh như chưa bao giờ xảy ra trong dĩ vãng”.
Mỹ có lợi thế hơn Trung Quốc nhờ vào sự ưu việt trong công nghệ quân sự
và nhờ vào sự phối hợp nhuần nhuyễn trong nhiều năm kinh nghiệm chiến
đấu giữa bốn lực lượng lục quân, không quân, hải quân và thủy quân lục
chiến.
Mỹ sẽ thắng trong cuộc chiến (nếu có) với Trung Quốc và thắng một cách
chớp nhoáng chứ không để chiến tranh kéo dài theo lối mèo vờn chuột. Mỹ
sẽ dứt điểm thần tốc để ổn định khu vực sau chiến tranh. Lúc đó, không
ai hình dung được Trung Quốc sẽ ra thế nào, sẽ đi về đâu và sự tổn hại
sẽ quan trọng đến mức nào.
Nhiều nhà nghiên cứu khác lại còn đưa ra những nhận định chính xác hơn: “Không
chừng Trung Cộng sẽ bị diệt vong. Sự biến mất một nước đông dân nhất
trên địa cầu có nhiều phần trăm sẽ xảy ra. Nhân loại sẽ phải hình thành
một thế giới mới vì nước Đại Hán không còn nữa”.
*
Từ ngày tổng thống Donald Trump lên nắm chính quyền thì nhịp điệu hung
hãn đầy thách thức của Bắc Kinh đã giảm thiểu một cách đáng ngạc nhiên.
Tập Cận Bình đã phái Dương Kiết Trì sang Mỹ với thông điệp “không xung
đột - không đối đầu”. Dương Khiết Trì đã được bộ trưởng ngoại giao Mỹ
tiếp đón, rồi đưa vào Toà Bạch Ốc. Tại đây, Dương Khiết Trì chỉ được nói
chuyện với tổng thống Trump có năm phút. Nội dung cuộc nói chuyện cũng
không được tiết lộ.
Ngoài trời thì tại Biển Đông, một cơn bão dữ dội đã phá nát mấy đảo đá
nhân tạo của Bắc Kinh. Điềm gì đây? Người Á Châu hay tin vào những hiện
tượng thiên nhiên mang tính thông báo trước những điều không hay, nhưng
người Mỹ và người Tây Phương thì không tin nhiều lắm. Họ chỉ tin vào sức
lực của họ, sau khi họ đã nghiên cứu kỹ càng cái thế “được-thua” khi
phải đối phó với Trung Quốc vào lúc này.
16.03.2017
No comments:
Post a Comment