Chúng ta hãy nói, hãy nhắc nhở với
nhau rằng: Chỉ khi chúng ta có quyền làm người, hành xử như quyền con
người, chúng ta mới có một đời sống đáng sống. Chỉ khi chúng ta cùng lên
đường, mới có một ngày thành công. Cũng thế, chữ Tự Do, nghĩa của Độc
Lập, của Công Lý và Nhân Quyền không phải là báu vật để cho không, biếu
không. Không một ai có thể đơn lẻ van xin được Độc Lập, Tự Do và Công
Lý. Nhưng phải đòi hỏi bằng sức mạnh của cả dân tộc mình. Như thế, nếu
chúng ta cùng đứng dậy bên nhau hôm nay là chúng ta đưa chúng ta và con
cháu chúng ta vào cuộc tiếp nối, và phát triển quyền làm người của con
người. Ở đó, chúng ta sẽ có một đời sống đáng sống trong một đất nước
Độc Lập, Tự Do, Hòa Bình và Công Lý. Ngoài ra, chỉ có một cái vòng đỏ
với hai chữ Việt Cộng xiết vào cổ chúng ta và con cháu chúng ta mà thôi.
*
Theo định nghĩa của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và của bản Tuyên Ngôn
Quốc Tế Nhân Quyền, chúng ta thấy những quyền làm người của con người đã
được xác định như sau.
Điều 2. Mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu trong bản
Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc,
màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan
điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân
hay các địa vị khác.
Điều 3. Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Điều 4. Không ai bị bắt làm nô lệ hoặc bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.
Điều 5. Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. (TNQTNQ).
Từ bảng chỉ dẫn này, chúng ta hãy thử tìm hiểu xem cơ bản luật pháp của
Việt Nam từ 1954 đến nay ra sao? Và xem, ở nơi đó họ hiểu và định nghĩa
quyền làm người như thế nào? Hơn thế, để xem chúng ta có năng quyền của
con người hay không?
I. Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa (1956) xác định rằng:
“Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ
Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan; Nguyện vọng ấy là: Củng cố Độc lập chống mọi
hình thức xâm lăng thống trị; Bảo vệ tự do cho mỗi người và cho dân
tộc;”
Điều 9: Mọi người dân đều có quyền sinh sống tự do và an toàn.
Điều 10: Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ tù đày, một cách trái phép.
Điều 11: Không ai có thể bị tra tấn hoặc chịu những hình phạt hay những cách đối xử tàn bạo, bất nhân, hoặc làm mất phẩm cách.
Điều 16: Mọi người dân có quyền tự do ngôn luận. Quyền này không được
dùng để vu cáo, phỉ báng, xâm phạm đến nền đạo lý công cộng.
Mọi người dân đều được hưởng quyền tự do báo chí để tạo thành một dư
luận xác thực và xây dựng mà Quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ chống lại mọi
hành vi xuyên tạc sự thực.
Điều 17: Mọi người dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo,
và tự do truyền giáo, miễn là sử dụng quyền ấy không trái với luân lý và
thuần phong mỹ tục.
II. Hiến pháp Đệ Nhị Cộng Hòa (1967)
“Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân và
chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý
chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một
chánh thể Cộng Hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết
dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công
bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.
Điều 4. 1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức.
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ.
Điều 6. 1- Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm.
2- Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân.
Điều 9. - Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do
truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến
quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và
không trái với thuần phong mỹ tục.
Điều 12. 1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận,
báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại
đến danh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹ tục.
Điều 13. 1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định.
Xem ra, dù thời gian là ngắn ngủi nhưng dưới triều đại của Việt Nam Cộng
Hòa đã vẽ được những nét đẹp, rất khởi sắc và người dân miền Nam Việt
Nam được hưởng khá đầy đủ những quyền hạn được quy định trong Hiến Pháp
và bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Điển hình, các cuộc biểu tình, kéo
nhau xuống đường đả đảo, hoan hô, kể cả việc chống chính phủ, chống
chiến tranh, không một cảnh sát nào dám bắt người, đánh người trong
những cuộc biểu tình. Ngoại trừ biết rõ chúng lạm dụng hai chữ tự do,
hoạt động cho Việt cộng như trường hợp của Huỳnh tấn Mẫm, Thích trí
Quang, Lê văn nuôi, Thích đôn Hậu, Trương bá Cần… hay bọn Hoàng phủ ngọc
Tường, ngọc Phan, thị Trinh và băng đảng giết người tại Huế vào dịp tết
mậu thân 1968, sẽ bị truy đuổi, bị bắt. Lý do, chúng hoạt động cho CS,
chống lại an ninh của đồng bào, chống lại luật pháp của quốc gia. Ngoài
những trường hợp cá thể này, nhìn chung, quyền của con người được tôn
trọng và được bảo vệ trong thời Việt Nam Cộng Hòa.
III. Quyền con người trong thời Cộng sản, còn gọi là thời đại Hồ Chí Minh (Hồ Quang) thế nào?
Trước hết, ngay sau khi chiếm được miền bắc, Hồ Chí Minh cũng chế tác ra
các bản văn gọi là Hiến Pháp vào các năm 1946, 1959, 1980 (sửa đổi
2001) và 2013. Những bản văn có trước 1975 chỉ áp dụng cho miền bắc Việt
Nam, bản văn từ 1980 về sau được áp đặt trên toàn thể lãnh thổ Việt
Nam:
Điều 2: 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Trung
quốc. (1)
Điều 3: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện… ở hải ngoại.(2)
Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này
là... ở hải ngoại. (3)
Điều 24: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật…
ở ngoại quốc.(4)
Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… ở hải ngoại. (5). (Những chữ
nghiêng trong ngoặc (1 đến 5) mang tính thực tế áp dụng hơn là có ghi
chép trong bản văn.)
IV. Sinh hoạt của những quốc gia tiêu biểu trên thế giới và phúc lợi của dân:
1. Hoa Kỳ:
Quốc gia này có hơn 300 triệu dân, chính phủ gồm: 1 tổng thống, 1 phó
tổng thống, 15 bộ trưởng, 14 thứ trưởng (bộ Giáo Dục không có thứ
trưởng). Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng
tiền ngân sách nhà nước.
2. Nhật Bản:
Một quốc gia tại Châu Á, có hơn 120 triệu dân. Chính phủ bao gồm 1 thủ
tướng, 1 phó thủ tướng (kiêm bộ trưởng), 16 bộ trưởng, 16 thứ trưởng.
Các đảng phái hoạt động độc lập và không bao giờ được sử dụng tiền ngân
sách nhà nước.
3. Việt Nam Cộng sản:
Đây là một quốc gia có hơn 90 triệu dân, theo chế độ cộng sản tại Á
Châu. Nhà nướcgồm: 1 chủ tịch nước, 1 phó chủ tịch nước; 1 thủ tướng, 5
phó thủ tướng, 19 bộ trưởng, 122 thứ trưởng. Đảng Cộng Sản trực tiếp
lãnh đạo chính phủ (qua Ban cán sự đảng) và đảng Cs toàn quyền sử dụng
ngân sách nhà nước trong việc điều hành đảng, kể cả việc trả lương cho
các đảng viên!
4. Kết quả: phúc lợi cho người dân.
- Tổng thu nhập quốc nội trên đầu người dân (GDP per capita) ở Hoa Kỳ là
$53,041.98 USD/năm. Tỷ lệ thất nghiệp hưởng trợ cấp xã hội 6.1%.
- Tại Nhật Bản, thu nhập trên đầu mỗi công dân bình quân $38,633.71 USD/năm. Tỷ lệ thất nghiệp 3.6%. hưởng trợ cấp xã hội.
- Việt Nam CS thu nhập trên đầu mỗi công nhân là: $1,910.50 USD/năm.
Theo báo cáo không thể kiểm tra của nhà nước Việt cộng, tỷ lệ thất
nghiệp ở Việt Nam chỉ là 3.1%? Không có trợ cấp thất nghiệp.
5. Thực tế sinh hoạt trong đời sống và chính trị.
Ở Hoa Kỳ và Nhật Bản, Anh, Pháp… người dân được tự do biểu tình về việc
đòi tăng lương hay phản kháng những vần đề chính trị, kể cả việc phản
đối chính sách của chính phủ đưa ra. Họ có quyền nêu đích danh những
nhân vật đang lãnh đạo đất nước ra trong các biểu ngữ khi đi biểu tình.
Họ không thể bị truy cứu vì các cuộc biểu tình.
Riêng tại Việt Nam, biểu tình bất cứ dưới hình thức nào, kể cả việc
chống lại những cơ sở của ngoại quốc hà hiếp công nhân, hay phá hủy môi
trường sống của người dân đều bị cản trở. Ở đây có hệ thống là bảo vệ,
an ninh, công an sắc phục của nhà nước được tự do đánh đập và bắt bớ
người đi biểu tình. Người đi biểu tình có thể bị bắt tại chỗ hay tại tư
gia. Khi bị bắt có thể bị đưa ra toà và có thể bị kết án là chống chính
quyền.
6. Công Quyền của người dân dưới trào cộng sản.
Ở Việt Nam nhà nước CS không đưa ra lệnh cấm, trái lại, trong văn bản
gọi là hiến pháp của họ còn công nhận quyền biểu tình của người dân. Tuy
nhiên, cho đến nay, chưa có một cuộc biểu tình nào, dù lớn dù nhỏ, mà
nhà nước này không ngăn cản phá hoại và bắt bớ người đi biểu tình, mặc
dù những cuộc biểu tình ấy là ôn hòa, chống các tập thể kinh tế phá hoại
cuộc sống của người dân hay việc láng giềng xâm lấn bờ cõi Việt Nam.
Người đi biểu tình ở đây, không bao giờ dám căng lên những biểu ngữ
chống nhà nước CS, hay nêu đích danh những tội phạm trong giới cầm quyền
với những tệ nạn của nó gây ra. Tệ hơn, tất cả những cuộc gọi là biểu
tình, tụ họp đông người đều bị công an CS đàn áp tàn bạo và bị bắt bớ.
Bị đánh đập và bị quy kết vào những tội như xâm phạm an ninh quốc gia
với những bản án nặng nề. Điển hình là trường hợp của lớp sỹ phu, trí
thức như Nguyễn văn Đài, Lê thị công Nhân, Lê công Định, Duy Thức, Tạ
phong Tần… là những bằng chứng.
Trong khi đó, những trường hợp này ở vào thời trước 30-4-1975, nếu có
cho thêm tiền thì chính quyền của miền nam, một chính quyền mà tập đoàn
CS miền bắc phùng mang, trợn mỏ lên rêu rao là theo chân đế quốc, làm
hại đồng bào thì tập đoàn ấy cũng xin chắp tay bái chào. Các ông muốn đi
đâu, nói gì thì nói, không một viên Cảnh sát nào dám đụng vào. Đã thế,
tất cả báo chí của miền nam còn ghi chép từng lời nói, từng bước chân
của họ cho mọi người biết. Nay dưới thời đại “quang vinh của Hồ Quang”
cũng gọi là Hồ chí Minh và chị em ta từ Tàu sang thì tù… tù…. vào tù
tuốt. Riêng báo chí VC thì chỉ có một con đường để đi: Tiếp tay lên án,
không hề có lấy một chữ công đạo, làm người.
Theo đó, trong hơn 60 năm sống dưới chế độ bạo tàn CS, chưa hề có một
cuộc biểu tình nào mang tính chính trị chống đối nhà nước CS mà người
dân ở đây dám biểu lộ. Nếu loại biểu tình này được tôn trọng như ở Hoa
Kỳ, như ở miền Nam trước 1975 thì tôi dám khẳng định là, chỉ cần trong
vòng ba mươi ngày sửa soạn, tất cả mọi đường phố của Việt Nam từ bắc chí
nam, từ đồng bằng lên cao nguyên, không còn có một chỗ trống để trương
lên những biểu ngữ, hình ảnh đả đảo Việt Cộng, đả đảo bọn HCM bán nước,
đả đảo Trung cộng xâm lược. Và dĩ nhiên, chẳng có một người Việt Nam nào
vắng mặt trong các cuộc biểu tình này, kể cả một số lớn cán cộng và vợ
con của họ nữa. Trái lại, tất cả mọi người sẽ xuống đường vì nghiệp
nước. Họ sẽ đi từ bắc chí Nam để nói lên tiếng nói của dân tộc mình và
nhà nước CS sẽ không thể tồn tại sau 30 ngày này.
Từ đó, không phải riêng ai, nhưng mọi người đều biết rõ rằng: Con người
sống dưới chế độ cộng sản, xem ra không có quyền làm người. Họ chỉ có
một cái quyền làm nô lệ cho cộng sản mà thôi, ngay cả đoàn đảng viên
cộng sản cũng không có ngoại lệ. Đảng là kẻ muốn nắng có nắng, muốn mưa
có mưa. Luật lệ của xã hội tuy có được viết ra, nhưng không được tôn
trọng và thi hành. Trái lại nó nằm trọn trong tay bọn hạ cấp từ trung
ương cho đến phường khóm, xã thôn. Từ đó, quyền công dân, quyền làm
người của người Việt Nam trong thời Cộng sản chỉ là chuyện của những kẻ
áo rách, lê la đến trước cửa nhà đại phú, giàu có để xin chút cơm thừa
canh cặn. Thích thì nó bảo đầy tớ ra cho chút ít. Lúc khó chịu thì nó
sai đầy tớ, xua chó ra đuổi đi. Cuộc sống của người dân là bắt buộc phải
có chữ gian truân và khốn nạn do CS cấp phát.
V. Việt Nam ngày mai?
Nếu như hôm nay chúng ta không dám có một lần đứng dậy mà đi. Không dám
trả lời cho những hành động bạo cuồng của tập đoàn cộng sản này thì con
cháu chúng ta sẽ là những thân giun thế chỗ chúng ta để cho tập đoàn CS/
HCM, rồi Tàu cộng dày xéo mà thôi. Ngoài ra, không có một ngoại lệ nào
khác. Bởi lẽ:
Ở đâu có cộng sản, ở đó không có quyền con người.
Ở đâu có cộng sản, nơi đó không có tự do, công bằng, công lý.
Ở đâu có cộng sản, ở đó không có độc lập tự chủ.
Ở đâu có cộng sản, ở đó chỉ có gian trá và tội ác.
Ở đâu cộng sản nắm quyền, ở đó chỉ có nô lệ.
Ở đâu có cộng sản, ở đó vĩnh viễn có lầm than.
Ở đâu có cộng sản, ở đó không còn luân thường đạo lý.
Ở đâu có cộng sản, ở đó nhân bản tính của con người bị hủy diệt.
Ỡ đâu có cộng sản, ở đó không có chữ bình an.
Ở đâu có cộng sản, ở đó ước muốn Tự Do, Công Lý sẽ gặp ngục tù…
Đó là những sự thật đã được minh chứng trên phần đất Việt Nam trong hơn
70 năm qua, mà tất cả mọi người Việt Nam đều nhận biết. Từ đó, tôi thách
thức tất cả mọi kẻ tự xưng là lãnh đạo CS, là lý thuyết, là nhà “trí
thức” của môn phái tàn độc này, dám công khai phản chứng được một trong
những điều tôi viết trên đây là sai, trái. Nếu chứng minh được, tôi sẽ
công khai xin lỗi mọi người và bẻ bút. Nhưng nếu không dám minh chứng,
hoặc không chứng minh được thì qúy vị nếu còn một chút nhân tính, cũng
nên tự thiến đi thì hơn!
Hỡi đồng bào Việt Nam, đến nay chúng ta chỉ còn một lối đi duy nhất mà
thôi. Hãy một lần nắm lấy tay nhau, khởi đầu từ láng giềng, bằng hữu rồi
trải rộng trên khắp sông nước Việt Nam, rồi cùng nhau đi lên, tái lập
lại quyền làm người của chúng ta. Hãy nhớ, Tổ Quốc này thuộc về chúng ta
và con cháu chúng ta. Tổ Quốc này thuộc về con người và những người bảo
vệ quyền con người. Tổ Quốc này không thuộc về CS và lý thuyết bởi khỉ
mà ra. Theo đó, nếu chúng ta cúi đầu trước bạo quyền CS là chính chúng
ta từ bỏ quyền làm người, rồi tự đưa con cháu chúng ta vào vòng nô lệ,
bạo tàn của chúng.
Chúng ta hãy nói, hãy nhắc nhở với nhau rằng: Chỉ khi chúng ta có quyền
làm người, hành xử như quyền con người, chúng ta mới có một đời sống
đáng sống. Chỉ khi chúng ta cùng lên đường, mới có một ngày thành công.
Cũng thế, chữ Tự Do, nghĩa của Độc Lập, của Công Lý và Nhân Quyền không
phải là báu vật để cho không, biếu không. Không một ai có thể đơn lẻ van
xin được Độc Lập, Tự Do và Công Lý. Nhưng phải đòi hỏi bằng sức mạnh
của cả dân tộc mình.
Như thế, nếu chúng ta cùng đứng dậy bên nhau hôm nay là chúng ta đưa
chúng ta và con cháu chúng ta vào cuộc tiếp nối, và phát triển quyền làm
người của con người. Ở đó, chúng ta sẽ có một đời sống đáng sống trong
một đất nước Độc Lập, Tự Do, Hòa Bình và Công Lý. Ngoài ra, chỉ có một
cái vòng đỏ với hai chữ Việt Cộng xiết vào cổ chúng ta và con cháu chúng
ta mà thôi.
10-3-2017
No comments:
Post a Comment