Thái Hà (13.03.2017) - Kỷ niệm 426 năm ngày sinh Cha Alexander Rhodes, người khai sinh chữ Quốc ngữ (15/3/1591 – 2017)
Khi
đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của
các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio
Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ
đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.
Với
linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh
mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục
Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để
chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở
vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh
mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu
tiên cho quốc ngữ Việt Nam.
Với linh
mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu
trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt –
Bồ – La.
Thực tế, chính việc bổ sung
phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan
trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó
nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.
Đánh
giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh
nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên
người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của
ông, đại lược như sau: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha
Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.
Quả
vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các
sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha
Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.
Bởi
lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người
Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ
nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không
lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không
theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau
nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã
phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người
Tàu.
Trong khi đó, chính người Tàu
dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các
mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn
chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre
De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 –
1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện
nay.
Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng
mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các
cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát
âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha
Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra
chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt –
Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.
Thế
nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ
viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của
chữ quốc ngữ Việt Nam.
Theo đó, chữ
viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho
việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân
Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc
ngữ.
Ghi nhận công nghiệp của cha
Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân
ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước
cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của
chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.
Chính
quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh
Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn
Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ
Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn
Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con
đường này.
Về tiểu sử: Nguyên, cha
Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593?) tại vùng
Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố
Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của
Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc
truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Đầu
năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha
bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở
thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở
đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến
năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất
ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.
Hiện
nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của
cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số
họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là
để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không
vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam
đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức
của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo,
thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển
tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức
đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là
chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]
Riêng đối với công chúng, thì:
– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;
–
Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên
trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …
–
Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch
Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …
–
Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều
quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi
Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);
Thì
người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở
mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể
đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !
Và với chế độ :
– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;
– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;
– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …
– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;
– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;
Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha
Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm
nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân
tộc này thì thật là đáng thất vọng !
Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân!
LS Đặng Đình Mạnh
12-3-2017
12-3-2017
Nguồn @Đinh Hữu Thoại
No comments:
Post a Comment