Ảnh minh hoạ
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm
xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham
gia vào cuộc chiến trước 75,
nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn
gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một
thoáng hơi cay?
Có khi nào bạn đọc ngồi một mình
chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy,
nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu
nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi.
Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu.
Rượu cũng kỳ diệu không
kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng
thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi
nhớ lại, có gì đó đã đổi thay,
dường như một cảm giác
đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che
phía sau một thiếu phụ trẻ đang
khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu
Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc
nữa. Chỉ làm đất trời thêm
chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó,
chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Chiếc xe GMC trần trụi chở một bầy trai
non, có dân chơi thành phố, tóc bờm xờm; có học sinh
mới lớn còn ngớ ngẩn; có
sinh viên bị đôn quân, dạn dĩ kiểu đàn
anh; có dân quê nhập ngũ, lúng túng; có kẻ trung
người tây, chúng tôi chen lấn ngồi hai
hàng đối diện. Xe băng qua thành phố. Mọi người sinh
hoạt bình thường. Không ai lưu tâm những
chàng trai trẻ, xếp bút nghiên theo việc đao
cung. Xa xa, sau lưng chợ là nhà tôi. Mẹ giờ này
đang chuẩn bị cơm trưa. Bỗng dưng, một anh
nào đó, cất tiếng hát:
Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên
tôi (1)
Bạn ơi! Hãy nói “khoác chiến y” rồi
Lập tức cả bọn hùa theo.Làm như có tập dợt trước. Ai cũng hăng say, dù thuộc lời hay
không.
Người thư sinh ấy đã xếp bút
nghiên
giã từ trường yêu
với bao nhiêu bạn hiền
cất giọng trọ trẹ nghe
như than thở:
Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân
tôi,
Thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
Diệt thù lập công cho xứng tài
trai,
Sắt son ghi lòng chớ phai.
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,
Con đi chinh chiến để nước yên
vui
Lời mẹ hiền khuyên nguyền khắc trong
tim.
Rồi anh bật lên khóc giữa lúc mọi người đang
hồ hỡi, khiến chúng tôi lặng
thinh, thông cảm. Chỉ còn nghe tiếng máy xe
rú và bánh xe ầm ầm nhồi ổ gà.
Trong lúc có vẻ thành tâm, một anh
dân chơi phá lên. Có đứa phát
cười. Có đứa cau có:
Bạn ơi, quan tài xin cạn chén
đi thôi
Ngày mai tôi đã, đã đi xa rồi.
Một giọng khác lớn hơn chiếm lại ưu thế, vài
người hùa vào:
Bạn ơi! Khi nào ai hỏi đến tên
tôi
Đời tôi lính chiến cánh
chim tung trời.
Ngày nào khi đất nước hết binh
đao
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô nắm tay
ta mừng nhau.
Tôi bắt đầu sự nghiệp lính
như vậy.
Đại đội của chúng tôi gồm có
110 đứa. Ra trường vào mùa hè đỏ lửa 1972.
Một năm sau, kêu gọi, hẹn hò, gặp lại nhau,
chỉ còn một nửa. Năm
đó, bạn tôi, chuẩn úy thủy quân
lục chiến tham gia trận đánh
chiếm lại Cổ thành Quảng Trị và anh
đã lên lon cố thiếu úy.
Bạn tôi hát rất hay.
Những đêm nghỉ học ở quân
trường, anh ôm đàn thùng, mơ màng những lời truyền cảm, đúng
tâm sự, cả bọn ngồi nghe, mịt mờ, say
sóng. (2)
Những ngày xưa thân ái, anh gửi lại cho
ai?
Gió mùa xuân êm đưa rung
hàng cau
lưa thưa
Anh cùng tôi bước nhỏ, áo quần nhăn
giấc ngủ
Đi tìm chim sáo nở, ôi
bây giờ anh còn nhớ?
Những ngày xưa thân ái, anh gửi lại cho
ai?
………
Thời gian qua mau, tìm anh nơi đâu?
Tôi về qua xóm nhỏ, con
đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã,
dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương
Những đường xưa phố cũ, ôi nỡ đành
quên sao?
Xin gọi lại tên
anh giữa trời sao long lanh
Anh giờ yên giấc ngủ, tôi nằm nghe
súng nổ
Như lời anh nhắc nhở, ôi
căm hờn dâng ngập lối
Những ngày xưa thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi, tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng nhỏ giữa rừng sâu
giết thù
Những ngày xưa thân ái xin gửi lại cho
em
Anh có một người yêu
xinh xắn. Chúng tôi xem được hình.
Không biết rồi anh sẽ gửi cho
ai.
Tôi rời quân đội sớm. Trở về trường luật để tiếp tục chuẩn bị ra trường. Hôm
chia tay với các bạn trong đại đội. Người thiếu phụ đó lại khóc
lên, thật mủi lòng. Tôi vẫn nhớ mãi
anh chàng nhỏ nhắn cùng tiểu đội, da
trắng và ẻo ẻo như con gái. Khi tôi làm trưởng ban
văn nghệ thực hiện lễ ra trường gắn Anh
Pha, tôi bắt anh giả gái, đội tóc
giả màu nâu đậm, kiểu
Sylvie Vartan, mặc áo đầm, múa vũ khúc “Ác Quỷ và
Giai Nhân” thật là đẹp, thật là
vui. Thật khó hiểu, khi bắt anh
mang cái nịt vú của chị tôi, rồi xoay
mấy vòng, trông anh như một vũ nữ. Một năm
sau, cô vũ nữ đã theo chồng sang
bên kia thế giới trong trận chiến ở Bình
Long.
Chai rượu đã gần cạn. Một mình
uống rất dễ say.
Nhưng tôi chưa say vì bận rộn nhớ lại những bài
nhạc, một lịch sử nghệ thuật vừa hiện thực vừa lãng
mạn, có lẽ chỉ có
trong một đất nước chiến tranh dai dẳng với những tâm
hồn đa cảm.
Nếu biết rằng tôi
đã bỏ cố hương
Khoát áo đời trai
đi ngựa lên đường
Tôi tin rằng người ấy thêm
thương
Vui lòng cho kẻ phong
sương
Dấn thân ngoài súng đạn sa trường. (3)
Tức cười nhất là những ca từ mang ẩn ý thấm nhuần hành
vi tuổi trẻ và của lính
về thành phố, chớp
nhoáng, thăm người yêu.
Những ngày chưa nhập ngũ, (4)
Anh hay dắt em về vùng
ngoại ô có cỏ bông may.
Ở đây êm vắng thưa người, còn
ta với trời,
….
Sợ khi người đi để thương, để nhớ
Tiếng yêu đương ai nỡ chối từ.
………….
Những ngày anh đi khỏi
Xin em chớ đi lại vùng
tình yêu lắm bẫy nhân gian,
Một trong số bài hát mà hầu hết người lính
đều ưa thích, dù không biết hát cũng lầm bầm vài
câu. Diễn tả nỗi say mê thắm thiết “Cửa tâm tư là mắt, nên
khi đối mặt, chuyện buồn dương gian
lẫn mất…” vừa văn vẻ vừa cảm động vừa đúng
chóc, không thể nào nói hay hơn. Rồi, cái
cảnh tưởng tượng “vụng về ngôn
ngữ tình, làm bằng dấu đôi
tay,” nhạc sĩ Trúc Phương thật là
lão luyện tâm lý.
Từ xa tôi về phép (5)
Hai mươi bốn giờ tìm người thương
trong người thương
Chân nghe quen từng viên
sỏi đường nhà
Chiều nghiêng nghiêng nắng đổ
Và người yêu đứng chờ ngoài
đầu ngõ bao giờ
Cửa tâm tư là mắt
Nên khi đối mặt chuyện buồn dương gian
lẫn mất
Đưa ta đi về nguyên
thuỷ loài người
Mùa yêu đương muốn ngỏ
Vụng về ngôn ngữ tình
làm bằng dấu đôi tay
Bốn giờ đi dài thêm bốn giờ về
Thời gian còn lại, anh
cho em tất cả em ơi
Ta đưa ta đến vùng
tuyệt vời
Đêm lạc loài giấc ngủ mồ côi
………………………..
Ảnh minh hoạ
Người thiếu phụ đó không còn khóc nữa. Có lẽ đã quá mệt mỏi, đã cạn nước mắt, gục đầu lên mặt bàn. Quê hương chinh chiến của tôi có biết bao nhiêu thiếu phụ mất chồng. Nỗi đau lòng buồn thảm đó là một thế giới khác. Thế giới của mất mát, ly tan, của những tâm hồn bị cướp giật yêu thương, bị xô ngã giữa đời sống vẫn tiếp tục đạp lên và không nhìn lại.
Rồi sau 30 tháng 4, họ phải làm
gì với thân phận đó? Lấy chồng khác
hay ở vậy nuôi con? Khốn khổ nói
sao cho hết lời. Cay đắng kể sao
cho ai hiểu. Đập chữ vỡ ra, có
thấy máu chăng?
Đời của mỗi người, ai cũng có một số điều may mắn. Một trong
những may mắn mà tôi ghi khắc trong
trí nhớ, đó là lần gặp lại những người bạn thân
từ thời trung học. Thi tú tài xong, mỗi đứa mỗi nơi, mỗi binh
chủng, mỗi vùng chiến tuyến. Vậy mà
may mắn thay, bốn anh bạn này
đi phép, trở về thành phố Nha Trang, thăm nhà, có được hai
ngày trùng lập với nhau. Chúng tôi hẹn ở một quán
cà phê nhỏ, vắng vẻ, sau 8 giờ chỉ còn
chúng tôi, uống bia và làm nhiều chuyện ngớ ngẩn, trẻ thơ, rồi ca
hát, say mèm. Sáng hôm sau, chia xa, trở về đơn vị, tôi ở lại thành
phố. Điều may mắn đó có
thể là không may mắn. Mỗi khi
nhớ lại, không biết gọi nó là
gì, ngôn ngữ thiếu hụt, đành
gọi là may mắn.
Tôi lại gặp anh
(6)
Người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước lê
qua đường phố
Tôi lại gặp anh
Giờ đây nơi quán nhỏ
Tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
[Ngón đàn bolero của Sơn vẫn ngọt lịm như ngày nào. Giọng hát
của Phương giờ đây
thêm nhiều nhựa thuốc lá và
thanh quảng mòn mài rượu đế.
Khi chúng tôi mang đàn vào quán, cô thu ngân đã chú ý những anh
lính này. Chắc cô đã quen lính tráng nhậu nhẹt, có hung
thần, có ma quỉ, có thư sinh,
có nghệ sĩ. Và cô phải chịu đựng những gì xảy ra, kể cả việc súng
nổ, chai bay. Miếng cơm manh áo có đáng hay không? Không có câu trả lời chính
xác vì không thể làm gì khác hơn. Nhưng đêm nay, cô thu ngân, tên Phương Hạnh, ánh
mắt trẻ mà ngấm buồn, mái
tóc nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, nghiêng
nghiêng dưới ánh đèn mờ, rất ấn tượng, nhưng chúng tôi bận hát,
bận sống cho hết đêm. Mới đầu, thỉnh thoảng Hạnh liếc nhìn
về hướng bàn bốn anh lính và một anh
dân sự chìm sâu trong góc tối rồi quay
đi sợ họ trông thấy, mặc dù,
tai vẫn lắng nghe. Một lát
sau, khi quán không còn ai, chỉ còn vỏ chai
bia và lính, Hạnh dạn dĩ chống tay
lên cằm ngồi thưởng thức tiếng hát
của anh thiếu úy rằn ri nhưng đẹp trai
với hàng lông mày rậm.]
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé tươi sau
ngàn lá
Tôi lại gặp anh
Đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn
đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm
nay
Với bọn mình đêm nay
[Đêm càng tối, lòng
càng bay bổng một cách nặng nề. Không
có tâm sự nào rõ ràng, chỉ cảm thấy xúc động với đời với người với bạn, kể cả với Hạnh, giờ này,
không còn là chủ quán, cô đã trở thành
một em gái nhỏ, hậu phương, đang chia xẻ với các
anh lính từ tiền đồn về phố. Dường như sáu người chúng
tôi đang cảm buồn về những điều gì xa
xăm. Gần giống thôi nhưng không hẳn là niềm chia
tay, nỗi chết, chỉ là một cảm nhận, một thứ gì mơ hồ bao
quanh rồi tràn ngập cả quán.
Tất cả những đèn trên tường trên
bàn đã tối, giờ còn tối thêm.
Hùng có lẽ đã say mê, không phải Hạnh, chỉ một người nữ cần thiết xuất hiện
thoáng qua, đậm đà cảm xúc cho anh lính biệt động đang
la đà trong câu hát “Và phương đó em ơi có gì vui xin biên thư về cho
anh. Nhớ thương vơi đầy, đêm
nay trên đồn vắng, thương em anh thương nhiều lắm, em ơi biết cho
chăng, tỉnh lẻ đêm buồn… “(7)
Đời người dễ được mấy khi sống trọn vẹn buông
thả, chúng tôi không còn nhớ thời gian.
Hạnh cũng quên đóng cửa
quán.]
Anh sống đời trai
giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Cây súng anh gìn giữ
Cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn
trên hè phố
Thôi mình chia tay
Rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép
bài thơ
Nắng đẹp của bình
minh đang hé chờ
Nỗi buồn vui biệt ly chưa xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu
vẫn còn đó
[Đột nhiên tiếng còi
giới nghiêm hú lên. Một tiếng hú
không đúng lúc, phá vỡ một thế giới tình
tự lãng mạn. Hạnh trở về với cô chủ quán.
Chúng tôi trở về với chiến tranh. “Cảm ơn Hạnh,” Chỉ có
Hùng nói như vậy.
Năm đứa tôi đi ra đầu đường, Tôi
và Thành về chung một hướng, ba
người kia mỗi người mỗi ngả.]
Đừng lưu luyến gì
đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay.
[Chia xa. Mỗi người trở về đơn vị của mình.
Tôi ở lại thành phố. Và vĩnh viễn không
còn trông thấy nhau nữa.]
Viết trong khi chờ 30
tháng 4, 2024
Ghi:
(1) Biệt Kinh Kỳ của Minh Kỳ.
(2) Những Ngày
Xưa Thân Ái của Phạm Thế Mỹ.
(3) Gõ Cửa của Anh Bằng.
(4) Bông Cỏ May của Trúc
Phương.
(5) 24 Giờ Phép của Trúc
Phương.
(6) Trăng Tàn Trên Hè Phố của Phạm Thế Mỹ.
(7) Đêm BUồn Tỉnh Lẻ của Tú
Nhi.
No comments:
Post a Comment