Saturday, April 26, 2025

Chất Arsenic Gây Ung Thư Đang Tích Tụ Trong Gạo Của Thế Giới - Huỳnh Chiếu Đẳng


Nguồn tin và  chi tiết: https://gizmodo.com/cancer-causing-arsenic-is-building-up-in-the-worlds-rice-2000591855?utm_source=flipboard&utm_content=onelife007%2Fmagazine%2FInteresting+Spaces%21

HCD  tóm tắt bản tin:

Arsenic gây ung thư đang tích tụ (càng lúc càng nhiều) trong gạo của thế giới

Gạo nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Biến đổi khí hậu đang làm cho loại ngũ cốc được yêu thích này chứa đầy arsenic, tạo ra gánh nặng sức khỏe “đáng sợ”.

Trên khắp Đồng bằng sông Dương Tử, một khu vực ở miền Nam Trung Quốc nổi tiếng với sản lượng lúa gạo nông dân trồng gạo trong ruộng ngập nước, phương pháp nông nghiệp này chiếm ưu thế từ những cánh đồng trũng thấp ở Arkansas cho đến những ruộng lúa rộng lớn ở Việt Nam.

Khi hành tinh nóng lên, cách trồng lúa phổ biến này đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn theo nghiên cứu được công bố hôm thứ Tư trên tạp chí Lancet Planetary Health. biến đổi khí hậu dường như đang làm tăng lượng hóa chất arsenic độc có trong gạo.

Donming Wang, nghiên cứu sinh tiến sĩ sinh thái tại Viện Khoa học Đất, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc “Kết quả chúng tôi thấy rất đáng sợ”, “Đó là một thảm họa…”.

Ước tính có khoảng 40.000 loại gạo trên thế giới, được chia thành ba loại dựa trên chiều dài của hạt gạo. Gạo hạt ngắn, hoặc loại gạo dẻo thường được dùng trong món sushi; gạo hạt dài, bao gồm các loại gạo thơm như gạo basmati và gạo hoa lài. Gạo hạt trung bình, trong số này, gạo japonica hạt ngắn đến trung bình và gạo indica. Gạo hạt dài là loài chính của gạo trồng được ăn trên khắp châu Á. Bảy quốc gia tiêu thụ và sản xuất gạo hàng đầu châu lục: Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Philippines và Việt Nam. Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc nằm trong nhóm tám quốc gia dẫn đầu phần còn lại của thế giới về xuất khẩu gạo.

Các nhà nghiên cứu phát giác ra rằng sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và CO2 thúc đẩy sự phát triển của rễ, tăng khả năng hấp thụ arsenic từ đất. Các loại cây trồng giàu carbon dioxide được phát hiện là thu được nhiều carbon trong khí quyển hơn và bơm một số carbon đó vào đất, kích thích các vi khuẩn tạo ra arsenic.

Arsenic có ở nhiều dạng khác nhau. Arsenic vô cơ độc hại khét tiếng là thứ mà Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là “chất gây ung thư đã được xác nhận” và “chất gây ô nhiễm hóa học quan trọng nhất trong nước uống trên toàn cầu”. Nó có liên quan đến ung thư phổi, bàng quang và da, cũng như bệnh tim, tiểu đường, thai kỳ bất lợi, các vấn đề về phát triển thần kinh và hệ thống miễn dịch suy yếu, cùng với các tác động sức khỏe khác.

Tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã thiết lập mức hành động là 100 phần tỷ arsenic vô cơ trong ngũ cốc gạo dành cho trẻ sơ sinh.

Khi nhiệt độ toàn cầu tăng trên 2 độ C (3,6 độ F) và kết hợp với mức CO2 tăng thêm 200 phần triệu, mức arsenic vô cơ trong các giống gạo được nghiên cứu sẽ tăng vọt tới 44 phần trăm. Điều đó có nghĩa là hơn một nửa số mẫu gạo sẽ vượt quá giới hạn đề xuất hiện tại của Trung Quốc, giới hạn 200 phần tỷ đối với arsenic vô cơ trong lúa nước, với ước tính 13,4 triệu ca ung thư liên quan đến phơi nhiễm arsenic từ gạo.

Lewis Ziska, một nhà sinh học thực vật nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Columbia: "Bạn đang nói về một loại cây trồng chính nuôi sống hàng tỷ người, và khi bạn cân nhắc rằng lượng carbon dioxide cao hơn và nhiệt độ ấm hơn có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng arsenic trong loại cây trồng, hậu quả về sức khỏe liên quan đến điều đó là vô cùng to lớn".

Ziska nói “Nếu bạn nằm trong số phần lớn thế giới tiêu thụ gạo nhiều lần một tuần, sức khỏe đang bị arsenic rình rập bạn, nhưng nếu bạn ăn gạo một cách không thường xuyên, thì lượng arsenic vô cơ mà bạn có thể tiếp xúc sẽ không phải là "vấn đề lớn".

HCD: Các bạn có thể đọc thêm chi tiết ở link nầy của BBC https://www.bbc.com/future/article/20250417-how-climate-change-could-affect-arsenic-in-rice 

Các bạn cũng nên lưu ý rằng ăn gạo lức sẽ bị nhiễm arsenic nhiểu hơn ăn gạo trắng



Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)

No comments:

Post a Comment