Ở những nước nghèo nhất trên thế giới, sự hài lòng với cuộc
sống được dự đoán tăng cùng với sự giàu có của đất nước. Tuy nhiên, điều này
không đúng với các nước giàu có.
Thay vào đó, sự hài lòng của những cư dân nơi đây đạt đỉnh
khi họ có mức thu nhập hàng năm trung bình khoảng 36.000 USD (tương đương 759
triệu VND).
Đây chính là kết quả nghiên cứu của nhà kinh tế học Eugenio
Proto thuộc ĐH Warwick (Anh).
Nhà nghiên cứu cho biết: "Phân tích của chúng tôi chỉ
ra sự khác biệt giữa thu nhập thực thế và thu nhập mong muốn, điều này phần nào
ảnh hưởng tới mức độ hài lòng cuộc sống ở mỗi người".
Eugenio Proto cùng đồng nghiệp đã chọn lọc dữ liệu về nguồn
thu nhập ở nhiều nước. Kết quả là, 12% người ở những nước có GDP bình quân đầu
người dưới 67.000 USD (khoảng 1,4 tỷ VND) ít cảm thấy hài lòng hơn so với những
người sống ở nước có GDP bình quân đầu người khoảng 18.000 USD (tương đương 379
triệu VND).
GDP bình quân đầu người là giá trị nhận được khi lấy tổng
sản phẩm quốc nội - GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó chia cho
số dân.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra, sự chênh lệch về mức độ
hài lòng trong cuộc sống ở quốc gia có GDP bình quân đầu người 20.400 USD
(khoảng 430 triệu VND) và 54.000 USD (khoảng 1,1 tỷ VND) chỉ là 2%.
Theo số liệu thống kê tính đến tháng 8/2013, GDP bình quân
đầu người của Việt Nam đang tiến tới mốc 1.900 USD (khoảng 40 triệu VND), so
với các nước ở trong khu vực, đây là một mức thấp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng, "tiền có
thể không trực tiếp mua được hạnh phúc, nhưng nó là một yếu tố quan trọng giúp
ta thỏa mãn với cuộc sống". Điều này cũng đồng nghĩa, bất cứ người dân nào
cũng thích sống ở một đất nước giàu dù với mức thu nhập cao cho mức độ hạnh
phúc, hài lòng với cuộc sống có thấp hơn những nước khác.
No comments:
Post a Comment