Chàng
nghèo thật hết chỗ nói, cả sự nghiệp của
chàng chỉ có một bà mẹ già mà thôi.
Lâu lắm
người ta mới biếu cho chàng một cái búa để đề ơn cứu
sống một em bé chết đuối.
Được
búa, chàng đưa mẹ vào núi, tìm một hang đá, chàng lót rơm êm và có gió mát để
mẹ ăn ở; như thế chàng an tâm lắm.
Ngày ngày đi kiếm củi rồi về chợ đổi gạo, mặc dù ít tiền, chàng vẫn mua được
thịt để mẹ xơi. Tu Lại tên chàng chẳng những lan rộng với chữ hiếu, mà người ta
còn gọi chàng là tráng sĩ, vì chàng thường giúp đỡ nhân dân trong vùng ấy, bất luận gặp
một tai nạn gì chàng thường giúp đỡ họ
tận lực.
Vì
chàng ở núi, nên người ta đặt chàng những món tiền lớn để bắt các thú
rừng hiền lành như: nai, khỉ, chồn,
thỏ v.v… Tu Lại từ chối vì chàng là một Phật-tử chơn-chánh, không bao giờ
giết một sinh vật nào dù nhỏ. Chẳng
những chàng không bắt chúng mà còn yêu mến chúng nữa, nên lâu ngày chúng quen
và thường gần đến chỗ hai mẹ con chàng
ở. Cái hang ấy bao giờ thành vui, hoa lạ nở hai bên, những tổ chim làm gần gũi
đó.
Có
những đêm trăng sáng mẹ chàng mẹ Phật, chàng ngồi bên kết mấy thứ cỏ khô thành
áo để mặc mùa đông.
Nhưng
đã sáu ngày nay, trời mưa luôn không ngớt, gạo trong hang đã hầu cạn, chàng lo
ngại, nếu mưa cứ kéo dài. Hôm nay trời bừng sáng, Tu Lại sung sướng quá, chàng chào mẹ rồi vác búa ra đi,
đến chỗ thường đốn củi, thì xa xa có bóng ba thiếu
nữ. Thấy có người, ba bóng kia bỏ đi nơi
khác. Chàng để bầu nước xuống và sửa soạn vào việc thì ồ thật, một chiếc
kim thoa óng ánh “nằm ngã nghiêng bên tảng đá, không còn nghi vì nữa, chàng vội
nhặt lấy, rồi chạy theo ba thiếu nữ kia trả lại cho họ, người ta nhìn chàng
với cặp mắt cảm trọng. Nhưng người tráng sĩ không trả ân bằng tiền gạo được, vì
người ta biết tiếng chàng nhiều lắm. Nhưng, từ độ ấy về sau, nơi hang mẹ
chàng thỉnh thoảng có người đem biếu
gạo trắng thịt ngon, trong lúc chàng đi làm củi vắng, cứ thế, rồi một ngày kia…
Thiếp
là sương phụ đánh rơi chiếc kim thoa hôm nọ, được tráng sĩ cho lại, về nhà
thiếp suy nghĩ: “Ở đời giàu sang không phải chơn hạnh phúc, được gần bậc hiền
nhân mới chắc chắn sống
một lối sống của con người biết sống! Tiếng nay giàu có, của cải dư
dật, cha mẹ không, chồng chết, chỉ có
hai con thơ, nay thiếp đến đây nguyện theo chàng, mong chàng đừng phụ, thiếp
xin thay chàng hầu hạ mẹ già, và giúp chàng học
hành để thành danh đức,
hầu sau làm lợi ích cho đời, nếu
chàng cố chấp không nghe, thiếp rất
tiếc tài ba đức độ của chàng vùi sâu
trong hang thẳm”.
Tiếng
nàng trong và êm quá, trong như tiếng suối chảy, êm như tiếng chim kêu, nàng
nói với một vẻ thiết tha thành thật. Câu chuyện mới cắc cớ làm sao, mỗi lời nói của nàng như rót vào tai tráng sĩ.
Tu
Lại mơ màng như người trong mộng.
Chàng suy nghĩ: “Không biết ta chiêm bao hay thật, mà nàng là người thật hay
ma”. Bỗng chàng nghiêm nét mặt và bảo: “Tôi xem nàng là người đoan chính lại giàu
sang là do phước báu của đời trước đã gây tốt nhiều, còn tôi chỉ là
một kẻ nghèo khổ, làm sao xứng đáng với
nàng và, theo tôi, một người sương phụ cần phải thờ
chồng, nuôi con, dạy vẽ cho con nên người, xứng
với ý nghiã con người mới
phải. Thiết thật hơn, tôi nay còn mẹ già, nếu tôi lập
gia đình, tình yêu mẹ sẽ san sớt, nàng còn có con thơ, nếu nàng lập gia đình tình yêu con sẽ không còn nguyên
vẹn, mẹ tôi cần có tôi mới vui, con nàng cần có nàng mới sống. Vì vậy tôi khuyên nàng trở về nuôi con và dứt bỏ câu chuyện này. Còn nàng sợ đức độ tài ba của tôi sẽ mai một, nếu tôi quả có đức
độ như nàng tặng, thì trong rừng sâu các loài cầm thú cũng cần có đức
độ để che chở cho chúng,
như thế có đức độthì ở đâu mà lại không
dùng được?
Nàng tiên ấy bay đi, trời
đương sáng bổng tối hẳn, người tráng sĩ cũng thấy nao nao trong lòng, nhưng rồi
chàng lại vui lên nhiều, vì chàng đã chiến thắng. Song không hiểu vì sao, những
chuyện kỳ lạ lại hay đến với người nghèo lạ ấy.
Một
hôm, có một người lạ mặt hốt hoảng chạy đến lôi ra một thoi vàng thắm, rồi thưa
với Tu Lại: “Thưa tráng sĩ, tôi xin biếu chút quà mọn nầy, nhờ tráng sĩ giúp
cho tôi một lời nói. Ngày mai đây, nếu có
ai hỏi: Có một đoàn người đi qua đây không? Thì tráng sĩ nói cho một tiếng
“có”, ở đây chỉ có tráng sĩ và tôi, ngoài ra không
còn ai hay chuyện này cả; vả lại tráng sĩ chỉ nói cho một tiếng cũng không
sao.”. Nói xong , người bỏ vàng lại đó, rồi chạy mất, Tu Lại chưa kịp suy nghĩ gì cả, nhưng chàng vội lượm vàng
rồi chạy theo thật nhanh mới kịp. Tu
Lại kéo tay người kia: “Không, không, vàng ông hãy cầm lấy, tôi không thể theo
lời ông được, tôi là một người Phật tử không
bao giờ làm việc ám muội, một lời nói của người quân
tử trọng hơn nghìn vàng, nhưng một lời
nói còn trọng hơn cả thân mạng,
nếu ông đem nghìn vàng hay dùng uy thế để hại mạng tôi, bảo tôi nói dối, thà chết chứ không bao giờ phạm giới cấm của Phật”, nói xong Tu Lại bỏ vàng
rồi chạy thẳng.
Tiếng tốt của người tráng sĩ bay xa
như ngọn gió mát vô tình thổi từ rừng sâu vào đến thâm cung. A Dục Vương là người hiếu kỳ, muốn thử chàng, nên những chuyện bỏ rơi và người cơn gái đến tận hang chàng chính
là cung nhơn của vua A Dục Vương. Sau
mấy lần thử thách, nhà vua biết Tu Lại là
bậc hiền nhân nên đem lòng đố kỵ sai người đến hại chàng. “Tôi vâng lệnh nhà vua đến giết tráng sĩ” người đao
phủ cầm gươm sáng bảo thế.
- Ồ,
thế thì tốt quá, tôi rất cám ơn Ngài đã vì tôi mà hủy giùm cái thân ô uế
đầy tội lỗi này. Song tôi còn chút mẹ
già nhờ ngài chiếu cố cho… Tên đao phủ ngạc nhiên trước thái độ thản nhiên củaTu
Lại.
- Ông
là vô tội, nhà vua vì lòng đố kỵ sai
tôi đến hại ông, vậy ông không giận nhà vua sao?
-
Không, tôi không giận mà còn thương hại nhà
vua đã gây nhiều nghiệp ác, trước khi chết
tôi xin cầu Đức Phật cho nhà vua phát Bồ Đề tâm hồi hướng thiện
niệm.
Tên đao phủ mím môi, đỏ mặt đưa
gươm lên cao dán xuống đầu chàng… nhưng lưỡi gươm kia xuống từ từ rồi chui
thẳng vào vỏ kiếm…
Sáng
hôm sau vua A Dục lên tận hang chàng
ở, đến nơi, chàng đi làm củi sớm, vua chờ trọn ngày mới gặp. Vua A Dục từ tốn bảo: “Trẩm làm vua, trong nước
có hiền tài mà Trẩm biết chậm thật là đáng tiếc! Ngày nay nước nhà loạn lạc Trẫm mong tráng sĩ về triều cùng Trẫm
chăm lo việc nước, được vậy thật là hạnh cho nhân dân”. Chàng từ chối năm bảy
dạo, vua nài nỉ đôi ba phen, cuối cùng chàng hẹn trong bảy ngày sẽ trả lời.
Trong
bảy ngày, ba lần vua đến thăm ba lần vua cho người lên thăm hỏi. Tu Lại hỏi ý
kiến mẹ, mẹ chàng bảo:
“Hiện
nay mẹ trong nước, nhà vua thì lãng mạn,
hoang hung, hà khắc dân tình, nhân dân oán thán đến nổi họ đặt tên nhà vua
là Chiên Đà La A Dục (ông vua hung tợn
như người hàng thịt). Triều đình nịnh thần ô lại; ngoài thì vua hung tàn,
con ngỗ nghịch, vợ bất chánh, chồng bất lương… đạo đức hầu như mất hẳn tất cả tâm niệm xấu xa độc ác kết hợp lại
do đó giặc cướp nổi lung tung. Con nay chấp
kinh cũng phải tùng quyền, vậy nhân cơ hội này con có dịp đem giáo lý của Đức Phật để cảm hóa quần sanh hầu
mong cứu vãn nhân
tâm, đưa lại sự an ninh cho
nhân loại”.
Vâng lời mẹ Tu Lại về triều, vua A Dục lấy hai chữ Quốc Bửu (vật quí của nước)
tặng chàng làm tên.
Trước
hết Quốc Bửu đem ba pháp quy y, năm
điều cấm giới cảm
hóa vua. Vua A Dục từ khi
biết quy đầu về Phật không bao lâu trở thành một
vị minh quân. Ông đổi hẳn chính sách,
lấy đức độ trị dân, không dùng oai thế
tàn bạo như trước nữa. Vì thế mà nhân dân trong
nước trở lại cảm
phục vua, từ đó đặt tên vua là Thích
Ca A Dục (ông vua hay làm đìều nhân từ).
Trong
nước nhà vua trọng những người hiền hiếu, trừng
trị kẻ hoang dâm, cấm hẳn sự xa hoa cờ
bạc, săn bắn, triệt để không rựợu chè
đàng điếm, người già cả bệnh hoạn được săn sóc chu đáo, nhà nhà đều thờ Phật, trọng Tăng tu
Pháp “Thập thiện”*. Nếu ai phạm một trong năm đìều răn phải bị trục
xuất ra khỏi nước. Nhờ vậy, không bao lâu trong nước trở lại thái bình an lạc.
Thuật giả: Thể Quán
*Thập
thiện: Mười điều lành. Thân không giết hại,
không trộm cướp, không tà dâm. Miệng
không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói độc ác. Ý không tham lam,
không giận dữ và không si mê.
“Thắng lợi chân chánh là ở
Phật-giáo chứ không phải vũ khí”
A Dục.
Minh Chiếu sưu tầm
Lê Hoàng Ân chuyển
No comments:
Post a Comment