Nếu thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của cơ thể thì dược phẩm cũng có vai trò rất quan trọng cho cơ thể đó, nhất là khi bịnh hoạn đau ốm cần điều trị bằng thuốc men.
Hai nhu cầu đều
có dụng ý tốt, nhưng dùng chung với nhau
đôi khi sẽ có những hậu quả không
hay. Ảnh hưởng này đã được
nghiên cứu rộng rãi, vì trong những
thập niên vừa qua, việc tiêu thụ dược
phẩm gia tăng và tai nạn do trị liệu
bằng các hóa chất này cũng thường
xẩy ra.
Dược phẩm là những hóa chất
hoặc thảo mộc được dùng để
chữa dứt hoặc làm giảm các triệu
chứng của bệnh. Dược phẩm cũng
được dùng để ngăn ngừa
sự xuất hiện của một số
bệnh.
Trong cơ
thể, dược phẩm được
sử dụng qua ba giai đoạn:
a-thuốc sẽ
được hòa tan trong bộ máy tiêu hóa;
b-rồi được
máu hấp thụ, chuyển vào các tế bào; và
c-sẽ có những
đáp ứng của cơ thể với tác
dụng của dược phẩm.
Dược phẩm
được phân phối nhiều nhất vào
các cơ quan như tim, gan, thận, não bộ;
một số nhỏ vào thịt, da, mỡ.
Dược phẩm có
thể làm tăng hoặc giảm sự dinh dưỡng.
Ngược lại, tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh có thể làm
giảm tác dụng hoặc làm tăng độc
tính của dược phẩm.
Thực phẩm có
thể làm trì hoãn hoặc gây khó khăn cho
sự hấp thụ dược phẩm, làm
sự chuyển hóa mau hoặc chậm, ngăn
chặn tác dụng của dược phẩm.
Ngược lại,
dược phẩm có thể làm giảm
khẩu vị, làm thực phẩm trở nên khó
tiêu, khó hấp thụ hoặc làm thất thoát
sinh tố, muối khoáng qua sự bài tiết phân
và nước tiểu. Hậu quả là tình
trạng suy dinh dưỡng của cơ thể.
A- Tương tác
của Dược Phẩm vào Dinh Dưỡng
1-Ảnh hưởng
vào sự ăn uống.
Rất nhiều dược phẩm có thể làm
giảm khẩu vị, mất sự ngon
miệng. Tác dụng này trở nên có ích khi ta
muốn giảm cân vì quá mập phì. Nhưng
đối với nhiều người thì tác
dụng lại không tốt và đưa tới
thiếu dinh dưỡng.
Sau đây là một
số thuốc làm giảm sự ăn ngon:
Sulfasalazine trị bệnh thấp khớp;
Colchicine chữa thống phong; Diabenese chữa
tiểu đường; thuốc hạ huyết
áp Furosemide, Hydralazine, Hydrochlorothiazide; thuốc
trị suy tim Digitalis; thuốc an thần Temazepam;
thuốc trị kinh phong Tegretol. Đặc
biệt là các hóa chất trị ung thư
khiến người bệnh buồn nôn,
giảm vị giác, thấy thức ăn không còn
hấp dẫn.
Các thuốc làm
giảm hoặc thay đổi vị giác thì
rất nhiều. Xin kể một vài thứ thường
dùng: thuốc ngủ an thần Meprobamate, Dalmane,
Triazolam; thuốc trầm cảm Lithium; kinh phong
Phenytoin; kháng nấm Griseofulvin.
Thuốc làm tăng
sự thèm ăn như Cyproheptadine ( Periactin) giúp
ăn ngon hơn và tăng sức nặng cho cơ
thể. Ngược lại, thuốc Amphetamine
lại làm giảm sự thèm ăn, nên
được người mập dùng để
có eo.
Các thuốc vừa
kể đều có tác dụng phụ nên
cần được dùng dưới sự hướng
dẫn của bác sĩ.
2-Ảnh hưởng
vào sự hấp thụ Thực Phẩm.
Hầu hết sự hấp thụ dược
thực phẩm đều diễn ra ở
ruột non. Do đó, sự tương tác
nếu có, sẽ là giảm khả năng
hấp thụ của màng niêm ruột và bao
tử, giảm thời gian thực phẩm
nằm trong ruột.
Lấy một thí dụ là thuốc nhuận tràng
dầu khoáng chất (mineral oil). Thuốc này
được bán tự do không cần toa bác sĩ
và nhiều người chúng ta thường dùng
để thông đại tiện. Sau khi
uống, thuốc hòa lẫn với thực
phẩm đã được tiêu hóa, vào bao
tử và ruột, làm lòng ruột trơn
nhờn . Một số sinh tố hòa tan trong
chất béo như A,D,E,K có thể được
hòa hợp vào dầu thuốc, chạy khỏi
ruột mà không được hấp thụ.
Hậu quả là thiếu sinh tố có thể
xẩy ra nếu ta dùng dầu xổ này quá thường
xuyên.
Giảm hấp
thụ thực phẩm cũng có thể do
thuốc làm giảm tác dụng của một vài
diêu tố như là mật trong sự tiêu hóa
mỡ béo. Chất béo không được
hấp thụ, thì các sinh tố hòa tan trong
mỡ sẽ mất đi. Thuốc hạ
cholesterol trong máu và kháng sinh neomycin đều
ảnh hưởng tới mật và gây khó khăn
cho sự tiêu hóa cũng như hấp thụ
chất béo.
Cimetidine chữa loét bao tử làm giảm acid
trong bộ máy tiêu hóa, đưa đến kém
hấp thụ sinh tố B 12 bằng cách không cho
sinh tố này tách ra khỏi thực phẩm.
Trường hợp
thuốc chống đau nhức Aspirin và các dược
phẩm có chất chua acid cũng đáng
nhớ. Các thuốc này làm hư hao màng niêm bao
tử và ruột khiến trở ngại sự
hấp thụ thực phẩm ở các bộ
phận này, nhất là khoáng calcium và sắt.
Thuốc Neomycin thay
đổi cấu trúc của niêm mạc làm cho
sự hấp thụ chất đạm, béo và các
muối sodium, potassium bị trở ngại. Nhưng
may mắn là khi ngưng thuốc thì mọi
sự trở lại bình thường.
3-Ảnh hưởng
tới sự chuyển hóa và phế thải
thực phẩm.
Sau khi hấp thu, chất dinh dưỡng sẽ
được chuyển hóa thành năng lượng
và các phần tử căn bản để
cấu tạo tế bào.
Sự chuyển hóa
chỉ xẩy ra dưới tác dụng của các
diêu tố (enzyme). Với số lượng
rất nhỏ, diêu tố có thể thúc đẩy
một phản ứng sinh học mà không bị
tiêu hao. Diêu tố được sản
xuất từ trong hoặc ngoài tế bào
với sự hiện diện của vài phần
tử dinh dưỡng như sinh tố.
Một số dược
phẩm ngăn chặn sự thành hình của diêu
tố bằng cách lấy đi vài hóa chất
cần thiết cho việc sản xuất diêu
tố. Các thuốc Methrotrexate chữa ung thư máu,
viêm thấp khớp và thuốc Pyrimethamine
chữa sốt rét ngã nước là hai loại
thuốc lấy đi folate acid trong DNA của diêu
tố khiến nó vừa không phân sinh vừa
bị tiêu hủy.
Thực phẩm và dược
phẩm có thể liên kết, tạo ra một
hợp chất mà cơ thể không dùng
được. Thí dụ khi uống INH để
chữa hoặc ngừa bệnh lao, ta thường
phải uống thêm sinh tố B 6 vì INH kết
hợp với Pyridoxine B 6 trong thực phẩm thành
một hợp chất mà cơ thể không dùng
được. Các thuốc này được
gọi là loại chống sinh tố anti vitamins.
Một số dược
phẩm làm tăng sự phế thải chất
dinh dưỡng. Thí dụ khi ta uống các
thuốc lợi tiểu tiện thì thuốc cũng
làm thất thoát calcium, potassium, zinc theo nước
tiểu và cơ thể sẽ thiếu những
khoáng này.
B-Ảnh hưởng
của Thực phẩm vào Dược phẩm
1-Ảnh hưởng
vào sự hấp thụ dược phẩm .
Hấp thụ dược phẩm là mang
thuốc vào mạch máu từ bao tử hoặc
ruột vì đa số thuốc được
uống dưới dạng viên hoặc dung
dịch. Sinh- hiện- hữu (bioavilability) là
số lượng thuốc sẵn sàng để
có thể được hấp thụ vào máu
sau khi uống hoặc chích.
Sự hấp thụ
tùy thuộc vào kích thước của các
hạt thuốc, lý hóa tính của thuốc,
dạng thuốc và nồng độ
thuốc. Ngoài ra sự hấp thụ cũng
chịu ảnh hưởng của mức độ
acid/kiềm ( pH) của môi trường, sự
co bóp của ruột, sự hiện diện
của thức ăn, khả năng hấp
thụ của tế bào ruột và số lượng
máu lưu thông ở ruột.
Một số chất dinh dưỡng trong
ruột có thể làm giảm hoặc trì hoãn
sự hấp thụ vài loại thuốc. Do
đó thuốc không đạt được
mức độ tối thiểu trong máu để
có hiệu quả. Đôi khi sự hấp
thụ chậm cũng kéo dài tác dụng của
thuốc.
Như trường
hợp của hầu hết thuốc kháng sinh,
khi uống chung với thức ăn thì tốc
độ cũng như số lượng
thuốc được hấp thụ đều
giảm. Vì thế, chỉ nên uống kháng sinh
khi bao tử không có thực phẩm, thí dụ
hai giờ trước hoặc sau khi ăn.
Calcium trong thực
phẩm ngăn sự hấp thụ thuốc
Tetracycline cho nên khi uống thuốc này thì không
uống sữa có nhiều calcium. Sữa cũng
làm độ acid trong bao tử lên cao khiến
cho các viên thuốc bọc (enteric coated tablets) tan
ra và làm bao tử xót, do đó sự hấp
thụ giảm đi rất nhiều.
Thuốc trị kinh
phong Phenytoin sẽ bị giảm hấp thụ
nếu thực phẩm có nhiều chất đạm
vì thuốc này sẽ bám chặt vào chất
đạm.
Thuốc nước
thường ít bị ảnh hưởng
của thực phẩm vì nó không cần
được làm hòa tan và có thể chuyển
dễ dàng sang máu.
Còn thực phẩm làm
tăng sự hấp thụ của thuốc thì
phải kể tới trường hợp
thuốc Griseofulvin. Thuốc này dùng để
chữa các bệnh về nấm ( fungal diseases).
Khi dùng chung với thức ăn nhất là có
nhiều mỡ béo, thì sự hấp thụ
của nó lại tăng lên rất cao. Lý do là
chất béo làm gan tăng sản xuất mật.
Thuốc hòa tan trong dầu mỡ cũng theo
mật để chuyển vào máu nhiều hơn.
Khi ăn no, thuốc
nằm lâu trong bao tử, hòa tan nhiều và
được hấp thụ tốt hơn.
2-Làm
giảm hiệu lực của thuốc.
Nếu là
một thuốc có công hiệu rất mạnh,
thì một vài thực phẩm có thể làm
giảm công dụng này và đưa tới
hậu quả không tốt cho bệnh nhân.
Một thí dụ là
thuốc Warfarin (Coumadin) để chống
lại sự đóng cục của máu trong
một vài bệnh. Tác dụng của Coumadin tùy
thuộc vào sự hiện diện của sinh
tố K. Dược lực giảm nếu người
bệnh ăn thực phẩm có nhiều sinh
tố K như gan, rau xanh. Hậu quả là
sự đóng cục của máu trở nên
trầm trọng hơn. Ngược lại, khi
bệnh đang ổn định với một
lượng Coumadin nào đó mà bây giờ
bệnh nhân giảm tiêu thụ thực phẩm
có sinh tố K thì tác dụng loãng máu của
Coumadin sẽ gia tăng. Xin nhắc lại là sinh
tố K giúp máu đông đặc, không bị
loãng và băng huyết.
3-Tăng và
giảm độc tính của thuốc
Một vài chất
dinh dưỡng có thể làm tăng độc
tính của thuốc.
Thí dụ thuốc
chữa trầm cảm và cao huyết áp MAO (
monoamine oxidase). Khi uống thuốc này thì không
được dùng thực phẩm có chất
Tyramine kẻo mà huyết áp sẽ vọt lên
rất cao.
Tyramine có trong
thực phẩm như pho mát, sữa chua,
chuối, dầu đậu nành, la de, rượu
vang đặc biệt là tim động vật.
Trái lại, vài
chất dinh dưỡng lại làm giảm tác
dụng xấu của thuốc. Thí dụ,
nếu uống thuốc trị nhiễm trùng
Nitrofurantoin lúc bụng đói thì thấy
ruột cồn cào khó chịu, mà uống chung
với một ít sữa hoặc ăn một chút
thực phẩm thì tránh được khó
chịu này.
4-Tác
dụng trên sự chuyển hóa dược
phẩm.
Chuyển hóa là
sự thay đổi hóa chất của thuốc
với nhiều mục tiêu khác nhau: a)để
phế thải sau khi thuốc được dùng;
b)với chuyển hóa, thuốc sẽ tăng
hoặc mới có tác dụng và c) chuyển hóa
làm tăng dược tính của thuốc.
Sự chuyển hóa tùy thuộc phần lớn vào
số lượng các chất dinh dưỡng chính
là chất đạm, chất béo và carbohydrates.
Đa số phản ứng chuyển hóa
thuốc xẩy ra ở gan, nhưng cũng có
thể ở một số cơ quan khác.
Thuốc thường
bám vào các chất dinh dưỡng. Phần
thuốc lưu hành tự do trong máu không bám vào
thực phẩm mới có công dụng trị
bệnh. Chẳng hạn khi chất đạm
albumin giảm vì suy dinh dưỡng hay suy gan,
thuốc không có chỗ bám, sẽ lưu hành
nhiều trong máu và dược tính của
thuốc gia tăng. Thực phẩm nhiều
chất béo sẽ làm chất béo acit fatty acids
trong máu gia tăng. Fatty acids chiếm hết
albumin, thuốc tự do có nhiều và tác
dụng thuốc mạnh hơn.
Nói chung, bất
cứ chất gì có thể thay đổi tỷ
lệ bám/ không bám với dược phẩm
đều có thể thay đổi dược
lực.
Ngoài ra, sự
chuyển hóa cũng tùy thuộc vào tốc độ
hấp thụ thuốc ở ruột chuyển
sang gan; tùy theo tình trạng tốt xấu các
chức năng gan và tùy theo các bệnh của cơ
thể cũng như tình trạng dinh dưỡng.
5-Tác dụng trên sự phế thải của dược
phẩm.
Thuốc được
thải theo nhiều đường dây: qua
thận, gan, hệ tiêu hóa và qua sữa mẹ. Các
chất dinh dưỡng có ảnh hưởng trên
sự thải bỏ này bằng cách thay đổi
độ acid của nước tiểu.
Thực phẩm làm nước
tiểu kiềm sẽ tăng thải thuốc có
tính acid như phenobarbital; thực phẩm làm nước
tiểu acid sẽ tăng loại bỏ thuốc
alkaline như amphetamine.Thực phẩm có
nhiều đạm sẽ tăng thải
barbiturates, theophylline, phenytoin từ thận.
Thực phẩm có nhiều chất xơ tăng
thải thuốc hòa tan trong chất béo. Thiếu
muối sodium sẽ tăng tái hấp thụ
thuốc lithium làm tăng độc tính
thuốc này.
Rượu được
xếp vào loại dược phẩm nhưng
lại được nhiều người
uống như một thực phẩm. Khi dùng
kinh niên, rượu có thể tăng chuyển hóa
thuốc, đưa đến giảm tác
dụng của thuốc. Ngược lại, khi
uống nhiều mà chỉ uống một vài
lần thì rượu lại ngăn sự
chuyển hóa thuốc, thuốc tăng công
hiệu.
C-Giảm
sự hấp thụ của cả thuốc và
chất dinh dưỡng.
Một đôi khi, tương
tác giữa thuốc và chất dinh dưỡng
đưa tới suy giảm hấp thụ
của cả hai thứ phẩm vào máu.
Thí dụ kháng sinh
Tetracycline là loại thuốc rất thường
dùng, có thể liên kết với các khoáng
calcium, magnesium, sắt thành ra hợp chất không
hòa tan và không được hấp thụ.
Thuốc và chất dinh dưỡng bị
phế thải hết. Thành ra, nên uống
tetracycline khi bụng đói. Mà khi bụng đói
thì thuốc lại cồn cào ruột. Muốn
tránh, có thể uống một ly nước
đầy.
Không nên uống
sữa hoặc phó sản của sữa với
tetracycline, vì calcium trong các thực phẩm này và
thuốc sẽ kết hợp thành hợp
chất không hòa tan và thuốc thành vô dụng.
D-Một số
thuốc và thực phẩm gây tương tác.
Sau đây là một
số thuốc và dược phẩm thường
gây tương tác.
1-Thuốc
chống đau nhức.
Nói chung các thuốc này đều kích thích niêm
mạc bao tử, vậy không nên dùng chung
với rượu hoặc nước trái cây mà
có thể ăn một chút thực phẩm.
Thuốc chống đau thường dùng là
Aspirin, Ibuprofen, Corticosteroids, Indomethacin
2-Thuốc
chữa cao huyết áp.
Nên hạn chế muối để thuốc công
hiệu hơn.
3-Thuốc
chống máu cục
như Warfarin, Coumadin. Không nên dùng nhiều
thực phẩm có sinh tố K vì sinh tố này
tạo ra chất làm máu đông lại. Sinh
tố K có trong rau spinach, khoai tây, lòng đỏ
trứng, dầu thảo mộc, cauliflower,
bắp cải chồi ( brussel sprout).
4- Thuốc
thông tiểu tiện
như Lasix, Furosemide, Esidrex, Hydrodiuril làm mất
potassium nên thường phải dùng thêm khoáng này.
K có nhiều trong chuối, cam trái.
5- Thuốc
chống dị ứng
như Benadryl, Chlotrimeton, Dimetane. Không dùng chung
với rượu, vì cả hai loại đều
làm tăng ngất ngây, buồn ngủ, chậm
phản ứng.
6-Thuốc
suyễn
làm mở cuống phổi như Theodur,
Aminophylline đều không nên dùng chung với
thực phẩm nước uống có nhiều
caffeine, để tránh kích thích thần kinh.
7- Thuốc
kháng sinh
nhóm Penicillin như Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin G và
V khi ăn no thường kém hiệu nghiệm vì
giảm hấp thụ. Sulfa khi dùng chung với rượu
gây ra buồn nôn; nên tránh uống kháng sinh
tetracycline với sữa, sữa chua, pho mát
hoặc khi đang dùng thêm khoáng sắt , calcium
8- Thuốc
ngủ
hoặc thuốc trị bệnh tâm thần đều
có tương tác với rượu, gây ngây
ngất, buồn ngủ, nên tránh dùng chung. Đặc
biệt thuốc trị trầm cảm Monoamine
oxidase không được dùng với thực
phẩm có tyramine, vì huyết áp sẽ tăng
rất cao. Thực phẩm có nhiều tyramine là
pho mát, súc cù là, gan gà và heo, rượu vang.
9- Thuốc
nhuận trường,
mà đa số đều mua tự do không
cần toa bác sĩ, nếu dùng thường xuyên
có thể làm mất sinh tố và khoáng chất.
Kết
luận.
Cả hai thứ
thực phẩm và dược phẩm đều
cần thiết cho cơ thể nhưng đôi
khi sự hòa lẫn hai thứ đưa tới
vài khó khăn.
Nguy cơ gây tương
tác giữa thực phẩm và dược
phẩm tùy thuộc vào tình trạng sức
khỏe tổng quát của cơ thể,
bệnh hoạn kinh niên, chế độ kiêng
khem, ăn uống, lạm dụng rượu,
thuốc gây ghiền, sử dụng nhiều
loại dược phẩm.
Để tránh
hậu quả tương tác, người
bệnh cần thông hiểu cái hay cái dở
của thuốc; người thầy thuốc, nhân
viên dược phòng cũng dành thì giờ căn
dặn, chỉ dẫn bệnh nhân cách dùng
thuốc.
Được như
vây, thì ăn uống an toàn, thuốc men hiệu
quả, cuộc đời sẽ an lành hơn.
Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
No comments:
Post a Comment