Tỳ Khưu Thích Chân Tuệ
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tâm buồn chẳng nói lời nào,
Tâm vui lời nói ngọt ngào dễ thương.
Có thương yêu, bao nhiêu cũng được,
Hết thương rồi, nói ngược nói xuôi.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tâm buồn chẳng nói lời nào,
Tâm vui lời nói ngọt ngào dễ thương.
Có thương yêu, bao nhiêu cũng được,
Hết thương rồi, nói ngược nói xuôi.
Lời nói dễ mích lòng nhau.
Lời nói chân thật ngọt ngào tình thương.
Có tình thương nói gì cũng dễ.
Hết thương rồi bất kể nói chi.
Nói nhiều tâm khởi sân si.
Bằng như không nói từ bi ai tường.
Lời nói chân thật ngọt ngào tình thương.
Có tình thương nói gì cũng dễ.
Hết thương rồi bất kể nói chi.
Nói nhiều tâm khởi sân si.
Bằng như không nói từ bi ai tường.
-oOo-
Trong cuộc sống hằng ngày,
để có thể hiểu nhau biết nhau, trao đổi tin tức, phổ biến văn hóa, con người
dùng ngôn ngữ, tức là: chữ viết và tiếng nói. Ðôi khi, không cùng chữ viết,
cũng không cùng tiếng nói, nhưng con người cũng có thể hiểu biết nhau qua dáng
điệu, cử chỉ, nét mặt, thái độ, hay giọng nói. Một vấn đề lớn đối với các gia
đình người Việt sống ở hải ngoại chính là: Vấn Ðề Ngôn Ngữ. Ðối với thế hệ
trước, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, cho nên rành rẽ rõ ràng, còn tiếng địa phương
thì không thông thạo.
Ðối với thế hệ sau,
tiếng địa phương thì thông thạo, tuy tiếng Việt cũng là tiếng mẹ đẻ, nhưng nói
thì vấp váp, gượng gạo, ngọng nghịu. Tại sao như vậy? Bởi vì thế hệ sau hấp thụ
văn hóa tây phương, tiếp xúc với xã hội bên ngoài nhiều hơn, còn trong gia
đình, thế hệ trước muốn tập nói tiếng địa phương với thế hệ sau, cho nên thế hệ
trước quên lửng chuyện dạy dỗ tiếng Việt cho thế hệ sau, dù người mẹ đẻ là
người Việt. Hai thế hệ nói hai thứ tiếng khác nhau, tiếng Việt và tiếng địa
phương, cho nên không thể thông cảm nhau dễ dàng. Chuyện không cảm thông nhau
thường đưa tới việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình, tức nhiên cuộc sống phiền não khổ
đau, không sao tránh khỏi được.
Hai người nói hai thứ
tiếng khác nhau, thực khó cảm thông nhau như vậy. Còn hai người cùng nói một
thứ tiếng thì sao, có dễ cảm thông nhau chăng, hoặc là ngược lại, có dễ đụng
chạm nhau chăng? Tại sao như vậy? Bởi vì, tuy cùng nói một thứ tiếng, nhưng tùy
theo lời nói, tùy theo giọng nói, hay tùy theo cách nói, hai người có thể cảm
thông nhau, hoặc là đụng chạm nhau. Lời nói có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh
hoạt đời sống của mọi người trên thế gian này. Dù quen biết trước, hay chưa
quen biết, khi gặp mặt nhau, con người thường hay: chào hỏi với nhau. Một lời
chào hỏi, khéo léo lịch thiệp, vui vẻ cởi mở, có thể khởi đầu, một mối quan hệ,
tốt đẹp lâu dài.
Có người mở miệng nói,
dù chỉ một lời, người nào cũng ưa, cũng thương cũng mến, cũng có cảm tình, cũng
tin tưởng được, cũng đều nghe theo. Cũng có người mở miệng nói, dù có nói
nhiều, cũng không ai tin, cũng không ai nghe, cũng không ai ưa, cũng không ai
thích. Có những lời nói đem lại sự mát dịu trong tâm hồn người nghe. Người nghe
có cảm giác như vừa uống được một ngụm nước cam lồ tươi mát. Cũng có những lời
nói khiến người nghe phải đi xức dầu cù là, hoặc là, phải uống thuốc nhức đầu,
có khi ngất xỉu, hay là, nghỉ thở luôn!
Như vậy, chúng ta đồng ý với nhau rằng: lời nói rất là quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn lao, trong cuộc sống hằng ngày của tất cả mọi người chúng ta. Nếu người nào cảm thấy cuộc đời nhiều đau khổ, lắm thương đau, không vui vẻ, chẳng bình yên, tức là chính người đó cần phải điều chỉnh lại lời nói, cho vừa dễ nghe, cho vừa dễ thương. Tại sao như vậy? Bởi vì, chính người đó cũng muốn nghe những lời nói dễ nghe dễ thương như vậy. Hoặc là, người đó cần phải điều chỉnh lại âm thanh, cho vừa đủ nghe, để khỏi làm phiền lòng người khác, đang cần sự yên tĩnh, để tâm hồn được thanh tịnh, hay để nghỉ ngơi được thoải mái.
Theo các sách vở chỉ dạy cách xử thế của người đời, có rất nhiều phương pháp để thu phục nhân tâm, bằng lời nói. Chẳng hạn như: Làm sao khuyên bảo người khác, khi biết họ làm sai, nói sai, hay nghĩ sai? Chẳng hạn như: Nói cách nào cho khỏi phiền lòng người nghe? Chẳng hạn như: Có nên nói cho gia đình người khác biết, khi một người trong gia đình đó đang làm một việc sai trái? Có hàng bao nhiêu nguyên tắc, bao nhiêu phương pháp, bao nhiêu kỷ thuật, bao nhiêu sách vở, bao nhiêu tác giả, đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trong đạo Phật, vấn đề này được giải quyết một cách đơn giản hơn:
Nếu muốn nói với tâm Phật, tức là tâm từ bi hỷ xả, hay tâm thanh tịnh, thì chúng ta nên nói. Nếu muốn nói với tâm ma, tức là vọng tâm hay ác tâm, thì chúng ta không nên nói. Tại sao như vậy? Bởi vì, khi chúng ta bị tâm ma điều khiển để nói năng, tức là chúng ta đang tạo khẩu nghiệp, để rồi mãi mãi, chính chúng ta bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi, khổ đau nhiều kiếp. Mình còn chưa giúp gì được cho mình, làm sao giúp gì được cho ai đây? Sách có câu: "Chuyện ai nấy lo. Ðèn nhà ai nấy sáng" chính là nghĩa
đó vậy.
* * *
Trong phạm vi bài này, chúng ta xét vấn đề lời nói, qua giáo pháp của nhà Phật mà thôi. Trong giáo lý của đạo Phật, vấn đề lời nói được đề cập đến nhiều nơi: Một là trong Tứ Nhiếp Pháp, đó là: "Ái Ngữ". Hai là trong Bát Chánh Ðạo, đó là: "Chánh Ngữ". Ba là trong Pháp Tứ Y, đó là: "Y Nghĩa Bất Y Ngữ".
*1) Trước hết, chúng ta tìm hiểu lời nói qua Tứ Nhiếp Pháp. Tứ Nhiếp Pháp là pháp môn có công năng nhiếp phục nhân tâm, gồm có bốn điều: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Chúng ta hãy xét qua: Thế nào là "Ái Ngữ"? -- Ái ngữ chính là: lời nói dịu dàng, êm ái ngọt ngào, dễ nghe dễ thương, phát xuất từ lòng từ bi hỷ xả, phát xuất từ tâm thanh tịnh, phát xuất từ tấm lòng thương người như thể thương thân. Ái ngữ không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi, không phải là lời nói hoa mỹ, không phải là lời nói tâng bốc khách sáo, cốt sao cho đẹp lòng người nghe, một cách không thực, đôi khi hàm chứa dụng ý bên trong. Ái ngữ có tác dụng đem lại an vui, bình yên thanh
thản cho người nghe. Ái ngữ có tác dụng an ủi vỗ về những tâm hồn nhiệt não, âu lo sợ sệt.
Bởi vậy, chúng ta biết lời nói, cũng như tiếng cười, có khi gây được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Chỉ cần lỡ một lời nói, có khi hư hỏng việc lớn. Chỉ cần lỡ một lời nói, có khi bị vạ lây, bị thưa kiện, thậm chí, bị tù tội, chỉ vì người nghe không vừa tai, cho nên đặt điều đi cáo gian! Ðiều này cũng tùy người, tùy lúc, tùy tâm trạng, hay tùy cảm giác của người nghe nữa.
Trong sách có câu: "Bệnh tòng khẩu nhập. Họa tòng khẩu xuất". Nghĩa là các bệnh, thường từ cửa miệng, nhập vào cơ thể, gây nên tác hại. Tai họa xảy đến, thường do lời nói, từ cửa miệng ra, gây nên tác hại.
Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi, trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói. Hai người nói chuyện, với nhau một lúc, không nhường nhịn nhau, không nhượng bộ nhau, chắc chắn đưa tới, tranh chấp cãi vã.
Người có trí tuệ là người thực hiện được điều sau đây:
Lời nói chẳng động tâm ta.
Dù lời nói ngọt hay là đắng cay.
Sưu tầm
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment