Đau vai gáy là một triệu chứng thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới...
Nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng
thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau
lan xuống bả vai, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay.
Triệu chứng này có thể
trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng... Đây là một triệu chứng thường gặp,
xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới... Bệnh tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ
ngơi. Hội chứng đau vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra
nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và
chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây đau vai gáy
Nguyên nhân của các
bệnh đau cổ, đau vai gáy thường gặp nhất là gối đầu cao khi ngủ hoặc kê đầu
trên vật cứng một thời gian dài vài tiếng như: khi đi xe đò ngủ đầu tựa trên ghế
dựa, nằm xem tivi... bệnh rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung
niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi.
Ngoài ra nguyên nhân
dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp của cột sống cổ
như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật,
viêm, chấn thương vùng cổ, ung thư, lao, u hố sau..., hoặc do công việc hàng
ngày dẫn đến những chấn thương nhỏ nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần như lái xe,
sơn trần, làm việc với máy vi tính.
Bệnh hay gặp ở những
người hay nằm nghiêng, co quắp, ngồi làm việc, sinh hoạt sai tư thế; khi cơ thể
yếu mệt, tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu và trao đổi
ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy. Đôi khi có những trường
hợp hội chứng đau vai gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện rõ nét nhất
của hiện tượng tổn thương đốt sống cổ hoặc bị chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu
máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất
hiện vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy hoặc ngồi làm việc ở bàn giấy nhiều thời gian
như đánh máy, cúi xuống đọc văn bản hoặc sửa chữa văn bản, soạn giáo án (các thầy
cô giáo) trong một thời gian dài trong một buổi hoặc trong một ngày và có thể
kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng... Nhiều trường hợp ngoài đau vai
gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay, nặng tay cho nên khi làm các động tác dùng một
hoặc hai tay nâng đỡ hoặc khi lái xe (xe máy, xe ô tô) phải làm động tác đổi
tay cầm lái vì tay kia bị mỏi, nặng rất khó chịu.
Tùy theo từng mức độ
của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Cơn
đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh
hưởng tới tư thế đầu – cổ. Cũng có thể cơn đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh
tay ở một bên hay cả ở hai bên.
Có trường hợp cơn đau
bả vai cánh tay ở một bên sau một thời gian người bệnh có cảm giác tê mỏi ở tay
bên đau – đây có thể là biểu hiện của rối loạn phản xạ gân xương. Cũng có những
người bị đau lan sang hai bên và kèm theo cảm giác chóng mặt, hoa mắt, ù tai,
đi đứng loạng choạng, khó nuốt (uống nước sặc, nghẹn), đồng thời có thể xảy ra
rối loạn chức năng, liệt các dây thần kinh VIII, X, XI…
Cơn đau nhức có thể
xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh.
Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường
có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống
cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.
Để chẩn đoán nguyên
nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán
bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống
cổ.
Nhiều trường hợp tình
trạng đau vai gáy kéo dài dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó
chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người
bệnh.
Điều trị và dự phòng như thế nào
Nếu bệnh nhẹ, cơn đau
không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng
cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần
để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Đông y để
xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.
Thuốc thường dùng
trong điều trị hội chứng đau vai gáy bao gồm thuốc giảm đau chống viêm, phong bế
thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân, các bác sĩ sẽ
có những phương pháp xử trí khác nhau. Nếu đã loại trừ được những nguyên nhân
chèn ép, có tổn thương thì điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm đau thông thường,
có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E
400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ
nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nhớ rằng,
không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính. Một số
trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật: thoát vị đĩa đệm, trượt
đốt sống, vẹo cột sống...
Nên phòng đau cổ,
vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải
đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý
sau gáy, phần trên của vai phải đặt ở trên gối để tránh cột sống cổ và các cơ bắp
bị kéo giãn. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế,
cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ. Nghe điện thoại nên cầm
ở tay, không nên kẹp vào vai, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ
và bả vai... Những người lao động hay phải cúi (như diễn viên xiếc, đánh máy,
phi công, tài xế...) nên có những bài tập riêng hàng ngày để khôi phục lại chức
năng của các dây thần kinh vai, gáy.
Khi bị đau vai, gáy
nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể
như calci, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ
đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh
nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động,
nghỉ ngơi, giải lao giữa giờ làm việc, nên giải lao khi phải ngồi kéo dài;
tránh căng thẳng; luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ,
cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải,
xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống... thường xuyên sẽ phòng và làm giảm
các triệu chứng của bệnh.
Khi đau cổ, vai, gáy
không xoay, vặn mạnh vì dễ gây tổn thương nặng các dây thần kinh. Không uống
thuốc tùy tiện mà phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng.
Khi triệu chứng
thuyên giảm việc luyện tập dưỡng sinh sẽ giúp chúng ta vận động khớp cổ một
cách nhẹ nhàng để giảm đau và nhanh chóng phục hồi. Nhằm phòng ngừa chứng đau cổ
vai, chúng ta có thể tập hai động tác dưỡng sinh: ưỡn cổ, vặn cột sống cổ ngược
chiều.
Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu
Các phương pháp nhiệt
có tác dụng giảm đau chống co cứng cơ giãn mạch tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng
như: hồng ngoại, chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng.
Các phương pháp điện
trị liệu như: Sóng ngắn có tác dụng tạo nhiệt nóng ở trong sâu, tăng cường chuyển
hóa, chống phù nề, chống viêm giảm đau. Dòng xung điện có tác dụng kích thích
thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa. Dòng Gavanic và Faradic làm tăng
cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh đưa thuốc giảm đau vào vùng tổn
thương.
Laser làm mềm, giảm
đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.
Siêu âm làm mềm tổ chức
tổn thương xơ sẹo trong sâu, chống viêm, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng
tải tạo tổ chức.
Kéo giãn cột sống bằng
hệ thống kéo giãn kỹ thuật số: Đây là phương pháp điều trị bệnh sinh thoát vị
đĩa đệm/thoái hóa đĩa đệm/thoái hóa cột sống căn bản nhất vì mục đích của
phương pháp là tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều
kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch hướng tâm trở về vị trí ban đầu, tăng cường
các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức.
Đa số bệnh nhân thoát
vị đĩa đệm cột sống cổ điều trị bảo tồn bằng phương pháp vật lý trị liệu sẽ phục
sau 4 – 6 tuần trị liệu.
(theo Nang magazine)
No comments:
Post a Comment