Sunday, October 25, 2015

Thực Cảnh Kinh Tế Trung Cộng - danlambao


Frank Langfitt * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - “Chính sách chi tiêu “Bá Hộ Sườn” của Trung Cộng: những thành phố mới không người ở, những phi trường mới vắng tanh khách và những nhà máy công xưởng mới nằm im quạnh quẽ.” - Frank Langfitt

Khi bạn lái xe trên đường xa lộ cao tốc đến phi trường mới xây tại thành phố Luliang (Lữ Giang) ở Trung Quốc, bạn sẽ có cảm giác mình như một con chim lẻ loi bị lạc đàn. Khi tôi lái xe ngang nơi này, một người nông dân ngồi trên chiếc xe bò ba bánh đi ngược chiều lại với tôi! Tuy nhiên, không cần phải lo lắng gì về an toàn cả! Cả một xa lộ vắng tanh không xe chạy!


Đơn giản là vì phi trường mới xây này của thành phố, tốn phí lên đến 160 triệu Mỹ kim, mở cửa hoạt động vào năm 2014, chỉ có khoảng năm chuyến bay mỗi ngày, có khi chỉ có ba chuyến bay mà thôi! Chính quyền cho xây phi trường này khi ngành khai thác than ở nơi này bùng phát. Thế nhưng kể từ sau đó, giá cả nguyên vật liệu trên toàn cầu rớt thê thảm vì nền kỹ nghệ lạc hậu của Trung quốc bị suy kiệt. Phi trường này trở thành lãng phí như kiểu ăn sài Bá Hộ Sườn!


Ông Wu Dexi (Vũ Đắc Thanh) tâm sự: "Bởi vì nơi này là nơi có kinh tế lạc hậu kém phát triển cho nên số người cần đi máy bay rất ít! Thu nhập của mọi người ở đây quá thấp, làm sao mà có thể mua nổi vé máy bay!". Ông Wu là một người nông dân trồng bắp và khoai lang ở vùng này, đã từng chở người mẹ của ông, đã 78 tuổi, ra phi trường vắng tanh để coi cho biết chiếc máy bay nó ra làm sao.

Không có quốc gia nào xây dựng rất nhiều cầu đường và sân bay nhanh như Trung Quốc. Nhiều dự án, bao gồm cả mạng lưới đường sắt cao tốc nổi tiếng, cũng ít nhiều đem đến lợi ích cho quốc gia.

Nhưng Anne Stevenson-Yang (Anne Dương) là giám đốc công ty nghiên cứu kinh tế ở Bắc Kinh có tên là J Capital Research, nói rằng chính phủ đã cho xây dưng nhanh quá trớn. Bà Yang cho biết sân bay lẻ loi vắng khách như phi trường ở Luliang không phải là duy nhất. Còn có nhiều phi trường vắng tanh khác cũng như thế ở phía tây bắc của Bắc Kinh, thuộc tỉnh Hebei (Hà Bắc), thị trấn Zhangbei (Giang Bắc).

Bà Yang tỏ bày như sau: "Đây là một vùng nghèo khó. Chính quyền cho xây phi trường nơi này mong tăng thu nhập nhưng chẳng ai muốn bay đến đó cả."

Nói một cách khác, phi trường ở Zhangbei không có một chiếc máy bay nào bay tới cả!

Bà giám đốc Yang khẳng định rằng giới viên chức chính quyền địa phương được bật đèn xanh cho xây hàng loạt các cơ sở hạ tầng không phải vì để giúp ích cho phát triển kinh tế dân sinh mà để chỉ gia tăng chỉ số tổng sản phẩm quốc dân. Và bây giờ, cũng theo lời bà Yang, hành động xây dựng bừa bãi lãng phí này quay ngược trở lại làm nền kinh tế trì trệ suy kiệt.

Bà Yang nói: "Đó là lý do tại sao, nền kinh tế của Trung Cộng sớm nở tối tàn, chỉ số tăng vọt tổng giá trị sản phẩm quốc dân (GDP) ở ngày hôm qua nhờ cho xây dựng đầu tư bừa bãi thì ngày hôm nay lại trở thành những tốn phí khổng lồ nhưng vô dụng làm kinh tế quốc dân suy sụp."

Kinh tế Trung Cộng hiện vẫn còn được cho là đang tăng trưởng dù gặp phải nhiều tình huống xấu gần đây như tin tức loan báo. Những dự án còn nằm im ngày hôm nay có thể sẽ được ầm ầm cho tiến hành vào ngày mai.

Wade Shepard là tác giả của cuốn sách "Những thành phố hoang của Trung Quốc: Câu chuyện của những thành phố không có người ở trong một quốc gia đông dân nhất thế giới". Gần đây, Shepard cùng với một nhóm nhân viên của đài truyền hình Nga đi quay phóng sự tại một thành phố bỏ hoang như thế ngay bên ngoài thành phố Shanghai (Thượng Hải).

Shepard tâm sự về chuyến đi này như sau: "Chúng tôi đang đi bộ nhìn xung quanh thì một cách rất bất ngờ, tôi nhìn thấy được xe chạy. Ồ thì ra cũng có người ở trong thành phố hoang này!"

Shepard còn nói tiếp: “Mười tháng qua kể từ khi lần đầu tôi đến thành phố hoang này, người ở mới bắt đầu đổ về. Thật là một sự thay đổi nhanh không ngờ."

Một dự án khác sẽ không có triển vọng sáng sủa như trên trong tương lai gần là dự án xây thành phố có biệt danh là "Liquor City" hay còn gọi là "thành phố Rượu." Đây là một khu kiến trúc theo lối Trung Hoa cổ truyền lớn bằng diện tích của cả mấy sân chơi banh cộng lại, có tường thành đang xây dang dở bao bọc xung quanh theo lối kiến trúc Vạn Lý Trường Thành.

Bên trong thành phố, các xí nghiệp nhẽ ra phải đang sản xuất hàng tấn rượu đế có tên là Baijiu (Báu Tửu) rất nổi tiếng của vùng này. Baijiu làm từ hạt gạo, đã có đăng ký chính thức và doanh thu đạt được lên đến 92 tỷ Mỹ kim vào năm 2012.


Và cho đến ngày hôm nay, Thành Phố Rượu (Liquor City) giống như là một phim trường bị bỏ hoang!
Tại sao?

Lý do là vì ngân quỹ dành cho dự án là lấy từ lợi nhuận khai thác than đá, vốn hiện đang bị lỗ lã trầm trọng do giá cả thị trường thế giới về nguyên nhiên liệu năng lượng sụt giảm nặng nề. Đó là chưa kể các công ty đầu tư cho dự án bị vướng vào sự thanh tra tham nhũng của Trung-ương hiện đang xảy ra lớn rộng chưa từng có trước giờ trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Cộng là Tập Cận Bình đã thúc đẩy một chương trình thanh trừng hối lộ, thanh trừng tham nhũng hồi ba năm về trước, nay lan sâu rộng khắp mọi nơi.

Một người bán rượu nơi này là ông Lu Cuie (Lữ Can) tâm sự: "Bây giờ mọi thứ điều ế ẩm! Rượu thượng hạng không bán được. Viên chức chính phủ không mua thì chẳng ai có tiền mà mua uống cả!"
Trước khi cao trào chống tham nhũng được lan rộng, Ông Lu có thể kiếm được 14 ngàn đô tiền bán rượu cho một chầu nhậu (từ các viên chức chính phủ) - một khoảng tiền vô cùng lớn cho vùng nghèo khó này.

"Thông thường, một viên chức chính phủ tổ chức đám cưới hay sinh nhật, tiệc tùng kéo dài ba đến bốn ngày" , ông Lu còn kể tiếp, "nhưng bây giờ thì khác, tiệc tùng của các viên chức chính phủ bị ngắn lại chỉ còn một ngày và nhỏ hơn"

Fenjiu, công ty nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng công trình “Liquor City” này, đã từ chối phỏng vấn về dự án. Lu và những người bán rượu khác ở nơi này nói rằng công ty đang gặp khó khăn và phải dựa vào vốn vay ngân hàng để trả tiền công cho nhân viên.

Khi gặp các viên chức quản lý bên ngoài cửa thành còn đang xây dang dỡ, tôi hỏi họ khi nào thì dự án hoàn tất và đi vào hoạt động. Họ lắc đầu một cách chán nản và cười mỉa mai.

Ghi chú: Frank Langfitt là một cây bút kỳ cựu của National Public Radio News (NPR News), chuyên viết về các vấn đề kinh tế chính trị nóng bỏng của Trung Quốc. Ông hiện đang làm việc tại Thuợng Hải. NPR News là một tổ chức thông tấn do Hoa Kỳ và nhiều tổ chức phi chính phủ NGO (Non – Government Organization ) tài trợ.

Xin vào link: China's White Elephants: Ghost Cities, Lonely Airports, Desolate Factories để đọc bài viết của tác giả bằng Anh ngữ.

(*) Tựa đề do tác giả đặt

1 comment: