Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của Phật Giáo quốc doanh. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh, chỉ có ở những nước Cộng Sản. Không phải ở đâu người ta cũng "hành đạo" một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.
Sân chùa
Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi
vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù.
Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, từ bỏ những hệ lụy vật chất.
Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn; để cái
nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi
phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá,
với Phật. Với mình
Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật,
phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. Mỗi cử chỉ
nhỏ là một biểu tượng. Những luống đá, sỏi trên sân chùa là một trạng
thái của tâm hồn. Cào sân là một cách thiền.
Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để
lau chùi, quét dọn và kinh kệ. Tham dự vào đời sống hàng ngày cũng thuộc
hoạt động của người tu hành.
Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho
có. Đọc kinh mỗi ngày khi hiểu kinh để những lời kinh thấm vào đầu óc,
thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng. Cũng không
phải cầu xin gì, ngoài việc nhờ Phật giúp mình tìm cái thanh tịnh cho
tâm hồn.
Bữa ăn cực kỳ thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy
xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu
nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền, đùa giỡn như vỡ chợ.
Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý
nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên, về môi trường đã cho cây quả,
cơm gạo. Bởi vì Phật tử phải biết sống giây phút hiện tại. Chẻ một sợi
rau, rửa chén bát phải đặt hết tâm vào chuyện rửa chén, chẻ rau. Tìm cái
vui, cái hạnh phúc trong mỗi cử chỉ nhỏ hàng ngày.
Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm. Một chú tiểu đi
thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc. Bởi vì khi ăn, khi
hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh. Người tu hành không sống một mình,
không sống cho mình.
Phật tại tâm
Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hòa hợp với
thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi
dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.
Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả đã giúp đở phát biểu những nhận xét này.
ReplyDeleteLĐ