Đi tiêu thường được xem là chuyện tự nhiên, nhưng khi “chuyện ấy”
không xảy ra tự nhiên được thì đó là một vấn đề lớn chứ không nhỏ.
Thật vậy, có rất nhiều chi tiết, dấu hiệu về tình trạng sức khỏe được
biểu hiện qua chuyện đi tiêu. Một chuyện chúng ta “làm” đều đặn nhưng
không ai muốn hỏi khi có chuyện, vì là chuyện riêng tư, và đây không
phải là đề tài thú vị cho lắm.
Tình thật mà nói, có rất nhiều điều mà ai cũng muốn biết, muốn hỏi,
nhưng lại ngại ngùng không thể nói ra. May mắn thay, có rất nhiều chuyên
gia chuyên trị về vấn đề này đã trả lời cho những câu hỏi thường được
nêu lên.
1. Phân không được nhuyễn nhưng có những vụn nhỏ trong đó, có bình thường hay không?
Trước hết là do nhai không kỹ, hoặc có vấn đề với răng miệng, như bị
thưa răng, sún răng chẳng hạn. Khi chúng ta thấy những mảnh vụn trong
phân, phần nhiều là do tiêu hóa không được, nhất là rau cải. Hầu hết
những loại rau cải, đậu, củ, thí dụ như bắp ngô, hay nấm, được bao bọc
bởi những màng cellulose mà con người không thể tiêu hóa được. Chỉ có
những loại động vật như trâu, bò ngựa… mới có thể tiêu thụ được những
màng cellulose này.
Thức ăn không tiêu còn tồn tại trong phân không phải là điều đáng lo
ngại, chỉ trừ trường hợp có kèm theo triệu chứng bất thường. Trung bình,
thức ăn tốn khoảng 8 tiếng để đi qua bao tử và xuống ruột non, sau đó,
khoảng 24 đến 36 tiếng để ra ngoài. Có người có thể đi vài ba lần trong
một ngày vẫn là bình thường. Trong trường hợp có triệu chứng như phân
nổi lều bều, có nhiều dầu mỡ, hay đau bụng từng cơn khi đi, là do cơ thể
có vấn đề hấp thụ chất bổ, hay bị dị ứng với thức ăn. Nếu hiện tượng
xảy ra thường xuyên thì nên tham khảo bác sĩ.
2. Thế nào là mùi bình thường?
Phân thường thường có mùi riêng biệt, “của người nào người ấy… thơm”.
Thật ra mùi có thể từ nhẹ đến… nặng tùy theo mỗi cá nhân, trừ trường
hợp mùi ấy thay đổi đột ngột, và thật nặng đến độ mọi người phải di tản
hay phải kêu xe chữa lửa cứu cấp, thì đó là do ăn không tiêu.
Một khi thức ăn không tiêu sẽ bị sình thối bên trong ruột. Một số
bệnh khó tiêu thức ăn gồm có: Celiac disease, bệnh ký sinh trùng sán
lãi, viêm sưng tuyến pancreas, không tiêu được sữa tươi, hay dị ứng với
thức ăn.
Một số thuốc men có thể làm cho mùi của phân thay đổi. Phần nhiều là
do chất sorbitol, được trộn trong vỏ bọc của viên thuốc. Sorbitol là một
loại đa đường mà cơ thể không tiêu hóa được. Nếu mới uống thuốc mà phân
bị thay đổi mùi, nên tham khảo với bác sĩ.
3. Đi tiêu ra máu có bình thường hay không?
Bác Sĩ Minh đã đề cập về vấn đề nầy trong một số bài viết trước đây.
Câu trả lời ngắn gọn, tuyệt đối là không. Cho dù đa số mọi trường hợp đi
tiêu ra máu là do bệnh trĩ, nhưng hiện nay càng nhiều người trẻ tuổi bị
ung thư ruột già, do đó thấy máu trong phân là điều cần quan tâm và đi
khám bác sĩ ngay.
4. Ngồi ở tư thế nào là tốt?
Một điều ngạc nhiên nhưng suy nghĩ cho cùng lại rất là logic, đó là, tư thế ngồi xổm là tốt nhất.
Ngày xưa, bàn cầu thiết kế theo tư thế ngồi xổm, ngày nay được cho là lạc hậu, nhưng đúng ra, ngồi trong tư thế này ruột già được kéo giãn thẳng ra, và các bắp thịt bàn tọa được kết hợp rất nhịp nhàng để tống phân ra ngoài hoàn toàn, không bị sót. Nói cho đúng, ông bà tổ tiên loài người đã ngồi trong tư thế này cả triệu năm, cũng có cái lý của nó. Vấn đề có quay trở lại kiểu ngồi xổm hay không, thì tùy theo định nghĩa của mỗi cá nhân, thế nào là thoải mái?
Ngày xưa, bàn cầu thiết kế theo tư thế ngồi xổm, ngày nay được cho là lạc hậu, nhưng đúng ra, ngồi trong tư thế này ruột già được kéo giãn thẳng ra, và các bắp thịt bàn tọa được kết hợp rất nhịp nhàng để tống phân ra ngoài hoàn toàn, không bị sót. Nói cho đúng, ông bà tổ tiên loài người đã ngồi trong tư thế này cả triệu năm, cũng có cái lý của nó. Vấn đề có quay trở lại kiểu ngồi xổm hay không, thì tùy theo định nghĩa của mỗi cá nhân, thế nào là thoải mái?
5. Có cần phải đi ngoài mỗi ngày hay không?
Không cần thiết cho lắm. Mỗi cá nhân có một “nhịp điệu” khác nhau. Có
khi vài lần trong một ngày hay vài lần trong một tuần vẫn kể là bình
thường, miễn sao đó là nhịp điệu đều đặn ít khi thay đổi. Táo bón chỉ
xảy ra khi nhịp độ đi ngoài ít hơn bình thường. Hầu hết đều đi mỗi ngày
một lần, và dễ nhớ, dễ theo dõi tình trạng sức khoẻ và là một thói quen
có thể tập được.
6. Có nên đọc iphone, ipad khi ngồi trên “ngai” hay không?
Tôi đọc được đâu đó, giây phút thần tiên nhất là khi được “ngồi lên
ngai” không khác gì “ngài lên ngôi”! Trong thời đại Internet, để kéo dài
giây phút thần tiên ấy, rất nhiều người mang theo điện thoại cầm tay
khi đi làm “công chuyện,” để có thể lướt mạng, đọc mạng xã hội, hay chơi
game… Có người cho rằng mang theo iphone khi ngồi suy gẫm chuyện thời
sự trên “ngai vàng” sẽ làm cho tâm tư thoải mái và dễ… đi hơn. Nhưng
nghiên cứu cho thấy không đúng như vậy. Sử dụng điện thoại khi đi ngoài
sẽ kéo dài thời gian hơn, lâu dần trở thành thói quen, dễ tăng thêm cơn
ghiền. Hơn thế nữa, do ngồi lâu trên bàn cầu, máu dồn xuống hậu môn, dễ
tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
Lần tới khi đi ngoài thì nên bỏ vài phút để nhìn xuống dưới để thấy rằng mình rất diễm phúc, vì sức khoẻ hãy còn tốt.
BS Hồ Ngọc Minh
www.nguoi-viet.com
www.nguoi-viet.com
No comments:
Post a Comment