Người
Việt mê nhậu, người Việt ham bóng đá, người Việt thừa thời gian để ngồi
quán cà phê từ sáng tới chiều, người Việt thích tiểu tiện ngoài đường,
người Việt thích trộm cắp ở siêu thị nước ngoài, người Việt không yêu
nước… bla, bla… Tất cả những nhận xét trên đây về người Việt, có vẻ như
không sai! Vì sao? Và tại sao một đất nước tự xem mình có đến bốn ngàn
năm văn hiến lại ra nông nỗi như vậy?
Ở câu hỏi thứ nhất, vì sao người Việt lại trở nên xấu xí trong con
mắt người nước ngoài và người Việt bỗng dưng không yêu nước? Để trả lời
câu hỏi này, thử xem lại người Việt trước đây chừng 150 năm trở lại có
những tính xấu xí này không?
Và câu trả lời là từ 150 trở lại thời Việt nam Cộng Hòa, đã có rất
nhiều người Việt đi ra nước ngoài để làm ăn, học hành, họ chỉ để lại
những hình ảnh đẹp và chí ít cũng học được một món nào đó của thế giới
tiến bộ để mang về Việt Nam. Cụ Phạm Phú Thứ không học được kĩ thuật làm
xe đạp nước là gì? Cụ Phan Châu Trinh không học được tư tưởng canh tân
để tổng hợp thành hệ thống tư tưởng cho Việt Nam là gì? Và còn rất nhiều
thanh niên, trí thức Việt Nam sang nước ngoài để học, làm việc hay buôn
bán, làm ăn, lại những dấu ấn đẹp trên xứ người. Câu chuyện ăn cắp ở xứ
người chỉ mới xuất hiện trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là thời gian gần đây.
Câu chuyện trộm cắp này xảy ra song hành với tính khí thay đổi một
cách dị hợm của số đông người Việt như hôi của người bị nạn, mê nhậu,
ham mê bóng đá, thừa thời gian để ngồi quán cà phê từ sáng tới chiều,
thích tiểu tiện ngoài đường, không yêu nước… Sở dĩ có mối tương trùng kỳ
quái như vậy là vì các lý do: Người Việt đã sống quá lâu trong khuôn
khổ độc tài, toàn trị; Người Việt đã bị giam hãm trong một bầu khí quyển
sắt máu và tàn bạo; Người Việt đã bị tịch thu mọi thứ quyền và; Quyền
lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, lương tri, nếu bị tước đoạt quyền lợi,
sau đó tước đoạt cả trách nhiệm thì lương tri sẽ bị méo mó.
Và vấn để đáng bàn ở đây lại nằm ở chỗ tại sao người Việt trở nên
dửng dưng với hiện tình đất nước? Giữa những đổ đốn và thói dửng dưng,
không yêu nước có quan hệ gì với nhau?
Thực ra, người Việt vẫn chưa bao giờ xấu xa như người ta nhìn thấy
hiện nay, và người Việt cũng không dửng dưng với chính sự với mức như
đang thấy. Vấn đề nằm ở chỗ người Việt đã phải đấu tranh sinh tồn ngay
trong gia đình với những chiêu trò đấu tố của đảng cầm quyền, để rồi
tiếp theo đó là sống dấm dúi, giấu cái ăn, giấu cái mặc và giấu mọi thứ
có được do mồ hôi, nước mắt làm ra để phòng tránh bị đảng Cộng sản cướp
trắng bằng chiêu bài trưng thu, sáp nhập tập thể. Và thói quen dấm dúi,
cạnh khóe, đội trên đạp dưới không phải là bản chất nhưng theo thời gian
mà hình thành để thích nghi, tồn tại.
Bên cạnh đó, một hệ thống giáo dục tồi với hàng trăm vấn đề cặn bã,
dốt nát ẩn náu bên trong cũng như quan niệm giáo dục cũ kĩ, thiếu triết
lý giáo dục dẫn đến thiếu tri chất giáo dục và kéo theo hệ quả hàng
nhiều thế hệ phải mắc kẹt trong sự tụt hậu của nền giáo dục xã hội chủ
nghĩa, hiếm có người may mắn thoát ra khỏi tình trạng này. Và những gì
nó để lại, chúng ta đang nhìn thấy.
Thử nghĩ bạn đang sống trong một đất nước mà mở miệng nói cũng có thể
bị vạ, tài sản làm từ mồ hôi, nước mắt của bản thân và của cả gia tộc
cũng có thể bị nhà cầm quyền tìm cách này hay cớ khác mà trưng thu,
nhũng nhiễu, khi thấy đất nước lâm nguy, bày tỏ thái độ chống ngoại xâm
bằng biểu tình thì bị đánh đập, bị nhốt tù… Mọi quyền được ăn được nói
được gói được mở bị giới hạn đến mức tối thiểu. Mọi quyền lợi và trách
nhiệm cũng bị lấy mất vì đất nước không có dân chủ, thì bạn sẽ làm được
gì?
Câu hỏi của người trẻ đưa ra, người già đặt lại đều rơi vào bế tắc.
Bởi một khi mọi quyền lợi, trách nhiệm công dân đều bị thâu tóm bởi một
nhóm cầm quyền, người dân không được tham dự, tham gia bất kì hoạt động
chính trị nào nếu chưa có định hướng của đảng cầm quyền, thì liệu người
ta có còn giữ được lương tri, phẩm chất yêu nước của mình?
Điều này hoàn toàn khó và sẽ không thể xảy ra. Bởi người ta đã bị cắt
mất quyền yêu nước, thậm chí quyền yêu thương cũng bị giới hạn tối đa
do yếu tố lý lịch, xét gốc. Cũng đã từng có nhiều nhóm trí thức, văn
nghệ sĩ và thanh niên quyết vượt qua mọi rào cản để đấu tranh, để biểu
tình, phát động kêu gọi lòng yêu nước. Nhưng tiếng nói của họ rơi vào
thinh lặng và họ bị cô lập.
Trong tình hình hiện nay, rất có thể xảy ra tình trạng Trung Cộng tấn
công Việt Nam và sẽ không có người yêu nước nào cất lên tiếng nói của
mình nữa. Họ không nói bởi vì họ hết yêu nước mà vì họ hết tin vào chế
độ Cộng sản. Bởi dù sao, danh nghĩa quốc gia cũng được nhìn nhận bằng hệ
thống nhà nước trên phương diện quốc tế. Người ta liên lạc với quốc gia
nào đó thông qua hệ thống nhà nước của quốc gia này. Yêu nước cũng là
yêu cả hệ thống nhà nước.
Với một hệ thống nhà nước độc tài, toàn trị và dối trá như đang có,
Việt Nam chắc chắn sẽ không còn người yêu nước. Nhưng điều này không hẳn
xấu, sự dửng dưng hiện tại manh nha và huông đúc một cuộc cách mạng
trong một sớm một chiều. Người ta buộc phải thay đổi hệ thống nhà nước
để phục hồi và bảo lưu tình yêu dành cho quốc gia. Bởi đây là điêuì cần
thiết.
Bởi nhà nuốc chỉ là phần rất nhỏ, mang tính chất đại diện của một
quốc gia. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước là một đại thể. Người ta
không dễ gì đánh đổi đại thể đ0ể chấp nhận một thứ tiểu thể ngược qui
luật. Có lẽ cũng chính vì điều này mà đảng Cộng sản luôn cố gắng đồng
nhất họ với dân tộc, quốc gia. Điều này cho thấy họ đã nhận thức được sự
nguy hiểm đang rình rập họ và cũng cho thấy sự thoái trào, tan rã của
họ là chuyện không thể tránh.
Hiện nay, tìm một người yêu nước sẽ rất khó, bởi họ chẳng dại gì biểu
lộ điều đó. Nhưng tìm những nhân tố hình thành cách mạng thì có vẻ như
không còn là chuyện bí mật, khó nói như trước đây. Bởi nhân tố cách mạng
nằm ngay trong thái độ dửng dưng, không cần bày tỏ lòng yêu nước và
không còn tin tưởng gì vào hệ thống cầm quyền cũng như sự phản tư đi từ
trong bếp ra tới chợ, trường học, bệnh viện và (có thể) cả trong các
quân nhân.
Và hơn hết, kinh nghiệm lịch sử cho thấy bất kì nhà nước phong kiến
nào, dấu hiệu trước khi sụp đổ của họ là sự quay lưng của họ đối với
nhân dân và sự dửng dưng của nhân dân dành cho họ. Thời nhà Nguyễn,
người dân đã đứng xem lính nhà Nguyễn và quân Pháp đánh nhau như xem đá
banh. Thời bây giờ cũng chẳng khác chi mấy một khi nhân dân chẳng còn
tin vào nhà nước, đảng cầm quyền. Nhưng có một điểm khác biệt rất cơ bản
là thời này, người ta có thể động viên, rút con em của mình ra khỏi
quân ngũ nếu thấy cần thiết và thời cơ đến.
Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể họ còn tồn tại rất lâu, bởi cho dù sau
này Việt Nam có đầy đủ dân chủ đa nguyên thì cơ hội tồn tại của họ cũng
còn rất mạnh. Vấn đề là họ tồn tại để làm gì trước pháp đình dân tộc?
Và họ tồn tại thêm được bao lâu. Bởi họ đã làm thất lạc chút niềm tin
cuối cùng mà dân tộc Việt nam dành cho họ thông qua lòng yêu nước!
No comments:
Post a Comment