A20 Lê Hoàng Ân
Lê Hoàng Ân, cựu Đại Uý QLVNCH, khoá 25 SVSQ Thủ Đức, từ 1968, là giảng viên Anh Văn Trường Sinh Ngữ Quân Đội.; Từ 1971 tới 75, là Sĩ Quan Liên Lạc Văn Phòng Phủ Tổng Thống. Đi tù VC gần 6 năm rưỡi (2296 ngày). Qua Mỹ theo chương trinh HO 12 ngày 06 tháng 07 năm 1992, hiện là cư dân Austin, TX và làm việc cho Motorola.
Ngày 28 tháng Năm, 2008 tác giả có dịp nói chuyện bằng tiếng Anh tại Viet-Nam Center and Archives thuộc Trường Đại-Học Kỹ-Thuật Lubbock, TX (Texas Tech. University), nhân dịp khai mạc cuộc triển lãm và lưu trữ hồ sơ của Hội Gia Đình những cựu Tù Nhân Chính Trị do bà Khúc Minh Thơ làm Chủ Tịch. Bài viết sau đây là bản dịch từ nguyên bản Anh ngữ do tác giả thực hiện.
*****
Ngay
từ khi tôi còn nhỏ, cha mẹ tôi đã luôn luôn dạy cho tôi ý nghĩa của hai
chữ “Tự Do”. Năm 1954, khi tôi được 12 tuổi rưởi, gia đình tôi rời Hà
Nội thuộc miền Bắc Việt Nam để di cư vào Sài Gòn thuộc miền Nam Việt Nam
trong công cuộc đi tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” đó. Thêm một
lần nữa, vào tháng Bảy năm 1992, gia đình tôi và tôi lại rời bỏ Sài Gòn
để đến định cư tại Austin, thuộc tiểu bang Texas cũng trong công cuộc đi
tìm cái nền tảng của hai chữ “Tự Do” này. Chúng tôi đang sống và thụ
hưởng cái khái niệm của hai chữ “Tự Do” ở đây, ngay tại Hợp Chủng Quốc
Hoa Kỳ này. Tôi cầu mong gia đình tôi không bao giờ phải tái định cư
thêm một lần nữa để mong được thụ hưởng hai chữ “Tự Do” này.
Tôi
đã và vẫn là con trai duy nhất của cha mẹ tôi. Điều này làm cho tôi
đương nhiên được hưởng quy chế miễn dịch, nhưng tôi không thể nào ngồi
im nhìn đất nước tôi bị các lực lượng Cộng Sản xâm chiếm. Tôi quyết định
gia nhập hàng ngũ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà để bảo vệ Tổ Quốc của tôi
và gia đình tôi chống lại sự thống trị của quân cộng sản. Sau hơn 9 năm
phục vụ, tôi đã mang cấp bậc Đại Uý. Từ 1970 đến 1975, tôi phục vụ Tổ
Quốc với tư cách là Sĩ Quan Liên Lạc cho Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.
Tôi
đang làm việc trong văn phòng của tôi tại Phủ Tổng Thống thì Sài Gòn
thất thủ. Quý vị có thể đã được coi những đoạn phim thời sự chiếu cảnh
những chiếc xe thiết giáp cộng sản vượt qua những cánh cổng của dinh.
Tôi nhìn thấy những chiếc xe đó đến gần từ phía bên trong của dinh. Tôi
rời bỏ dinh vào lúc đó bằng cách nhẩy qua bức tường phía sau dinh. Tôi
trở về nhà và gặp hai người anh vợ của tôi. Chúng tôi bàn tính, với tư
cách là quân nhân, là làm thế nào để vào bưng và tiếp tục chiến đấu
chống cộng sản cùng với các anh em đồng đội khác.
Qua
nhiều ngày tìm tòi, chúng tôi không gặp bất kỳ một ai cả, chúng tôi ra
cả ngoài biển để tìm cách ra đi, nhưng cũng không xong, do đó chúng tôi
tìm cách lẩn về nhà. Chúng tôi nghĩ là chúng tôi đã tìm không đúng chỗ,
do đó đã không gặp được các đồng đội khác.
Sau
khi chúng tôi về nhà được vài tuần lễ, tụi cộng sản đến tận nhà và bắt
chúng tôi đi với vấn đề là trong khi chúng tôi “phục vụ đất nước” lại là
cái mà chúng gọi chúng tôi là “những kẻ phản bội”. Chúng tôi đã không
đầu hàng và chúng tôi đã không tự nguyện đi trình diện tụi cộng sản để
chấp nhận có chỗ đứng trong cái mà chúng gọi là “trại cải tạo”.
Chúng
nhốt tôi qua 7 trại lao động khổ sai khác nhau. Tôi đã trải qua trên 6
năm (chính xác là 2296 ngày và 12 tiếng đồng hồ) trong những trại khủng
khiếp đó, nơi mà chúng muốn tẩy não chúng tôi. Tôi chưa hề đầu hàng.
Tôi
bị chúng biệt giam một năm trời vì bằng lời nói tôi đã chống đối những
chủ thuyết của chúng. Những tên cai tù nói là tôi sẽ được tha nếu tôi
chấp nhận chế độ cộng sản để trở thành một công dân tốt thuộc chế độ
này. Tôi từ chối, do đó, ngoài một năm biệt giam, tôi còn bị chúng đưa
ra một trại trừng giới tại miền Trung Phần Việt Nam trong gần 3 năm.
Trại đó mang tên là Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước, mang một biệt danh khiếp đảm là Thung Lũng Tử Thần A.20. Trại này thật khủng khiếp và tôi đã mất 7 người anh em khi họ trốn trại và bị phát hiện và 6 bạn bị bắn chết, còn lại 1 anh thì vì bị đau cuối cùng không đi nhưng cũng có tên nên chúng kêt án tù chung thân. Hiện nay anh ta đang ở Hoa Kỳ nhưng bị bệnh hoạn là hậu quả của nhiều năm tù đầy của nguỵ quyền cộng sản.
Một trong hai người anh vợ tôi (Đại Uý Đỗ Văn Ưng, Trưởng Khối Tù Binh Phiến Cộng – Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh) đã bỏ mạng trong một trại tù giống như những trại đã nhốt tôi. Người anh kia (Trung Tá Phạm Đăng Long, Trưởng Khối Chiến tranh Chính Trị Sư Đoàn 7 BB) đã sống sót sau trên 13 năm trải qua những “trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị di chuyển trại hằng mỗi 6 tháng cho đến 1 năm, ngoại trừ trại trừng giới A.20 Xuân Phước, bởi vì chúng sợ là nếu nhốt lâu tại một chỗ chúng tôi có thể trở thành bạn thân với nhau và sẽ cùng nhau cố nổi loạn chống chúng hoặc trốn trại để đánh lại chúng. Còn A.20 Xuân Phước thì là một lòng chảo, chỉ có một đường ra vào mà chúng nó chiếm đóng nên không có cách nào trốn trại được.
Trại đó mang tên là Trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước, mang một biệt danh khiếp đảm là Thung Lũng Tử Thần A.20. Trại này thật khủng khiếp và tôi đã mất 7 người anh em khi họ trốn trại và bị phát hiện và 6 bạn bị bắn chết, còn lại 1 anh thì vì bị đau cuối cùng không đi nhưng cũng có tên nên chúng kêt án tù chung thân. Hiện nay anh ta đang ở Hoa Kỳ nhưng bị bệnh hoạn là hậu quả của nhiều năm tù đầy của nguỵ quyền cộng sản.
Một trong hai người anh vợ tôi (Đại Uý Đỗ Văn Ưng, Trưởng Khối Tù Binh Phiến Cộng – Bộ Chỉ Huy Quân Cảnh) đã bỏ mạng trong một trại tù giống như những trại đã nhốt tôi. Người anh kia (Trung Tá Phạm Đăng Long, Trưởng Khối Chiến tranh Chính Trị Sư Đoàn 7 BB) đã sống sót sau trên 13 năm trải qua những “trại cải tạo” ở miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi bị di chuyển trại hằng mỗi 6 tháng cho đến 1 năm, ngoại trừ trại trừng giới A.20 Xuân Phước, bởi vì chúng sợ là nếu nhốt lâu tại một chỗ chúng tôi có thể trở thành bạn thân với nhau và sẽ cùng nhau cố nổi loạn chống chúng hoặc trốn trại để đánh lại chúng. Còn A.20 Xuân Phước thì là một lòng chảo, chỉ có một đường ra vào mà chúng nó chiếm đóng nên không có cách nào trốn trại được.
Tôi được thả từ một trong những “trại cải tạo” đó là trại Trừng Giới A.20 Xuân Phước vào tháng 11 năm 1981. Sau nhiều năm chờ đợi, vào năm 1984 tôi đã nộp tất cả những giấy tờ cần
thiết để xin sang Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với tư cách là một tù nhân chính
trị. Thủ tục rườm rà và kéo dài đã giữ tôi tại Việt Nam cho đến tháng 7
năm 1992. Nhờ những sự vận động tích cực của những nhà đấu tranh Việt
Nam tại Hoa Kỳ như Bà Khúc Minh Thơ, hôm nay cũng có mặt tại đây, những
năm bị cầm tù đã cho phép gia đình tôi và tôi nhập cư vào Hợp Chủng Quốc
Hoa Kỳ.
Nhà
tôi và cậu con trai thứ của tôi cùng tôi đến Austin, TX vào tháng Bẩy
năm 1992. Tại cuộc họp mặt những cựu quân nhân thuộc Hội Cựu Chiến Sĩ
tại Austin, tôi lại được nhìn thấy lá Cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên sau
hơn 17 năm. Tôi không cầm được nước mắt. Lẽ tất nhiên đó là những giọt
lệ vui mừng, bởi vì tôi đã có cơ hội lại nhìn thấy lá Cờ đó, và tiếp tục
vinh danh lá Cờ này. Nhưng cũng là những giọt lệ xót thương, bởi vì lá
Cờ này không còn được bay trên bầu trời, đất liền và biển cả tại Việt
Nam. Tuy nhiên, ngày hôm nay, lá Cờ này vẫn tiếp tục bay trên toàn thế
giới tự do. Lá Cờ thân thương nền vàng với ba sọc đỏ tượng trưng cho sự
can đảm, sự trung thành và sức mạnh của những người nam cũng như nữ của
Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hoà. Lá Cờ này thuộc về một Quốc Gia đã từng có Tự
Do. Ngày hôm nay, lá Cờ này đã liên kết với tôi trong đất nước này, một
đất nước đã từng sáng tạo ra quan điểm của nền Tự Do thực sự và nền Dân
Chủ thực sự cho những công dân của nó.
Tôi
muốn bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với dân chúng Hiệp Chủng Quốc Hoa
Kỳ đã chấp nhận đón tôi và gia đình tôi, cũng như hàng triệu những đồng
bào, nam cũng như nữ, của tôi. Đất nước đẹp đẽ và vĩ đại này đã cho
chúng tôi một cơ hội thứ hai để sống trong Tự Do và Dân Chủ.
Ngày
hôm nay, đứa cháu nội đích tôn của tôi đã tròn tám tháng tuổi. Nó là
một công dân Hoa Kỳ gốc Việt. Tôi muốn dậy cho các con và các cháu của
tôi hiểu rõ những giá trị của cuộc sống. Tôi muốn chúng biết đương đầu
với những khó khăn, có được một nền giáo dục tốt, và trên hết, biết sống
với các giá trị đạo đức. Tôi tin tưởng vào tương lai của cháu nội tôi,
cũng giống như tương lai của hàng triệu những trẻ em Hoa Kỳ gốc Việt.
Tương lai của chúng tràn trề cơ hội và hy vọng. Tôi nhìn đứa cháu nội
của tôi và tôi nhận thức được lý do tại sao tôi sẵn sàng hy sinh tính
mạng của tôi để tranh đấu cho sự tự do của cháu.
Những
ngày đấu tranh với cộng sản bằng súng đạn đã qua rồi. Ngày hôm nay tôi
chống cộng sản với ngòi bút của tôi. Một câu ngạn ngữ Hoa Kỳ nổi tiếng
nói rằng “ngòi bút mạnh hơn lưỡi kiếm”. Và với ngòi bút của tôi, tôi sẽ
chia sẻ với các con, các cháu tôi về lịch sử dồi dào và kiêu hùng của
cha ông chúng, những người đã từng mang danh nghĩa là công dân của Quốc
Gia Việt Nam Cộng Hoà. Tôi sẽ chia sẻ với chúng cái ngôn ngữ đẹp đẽ, cái
nền văn hoá phong phú và những phong tục cổ kính của một dân tộc vĩ
đại.
Các
bạn của tôi và chính tôi thuộc hội “Bảo tồn văn hoá người Mỹ gốc Việt
(the Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF)” cùng chia sẻ trách
nhiệm này. Tôi là giám đốc chương trình S.H.A.R.E., một chương trình
hướng dẫn các sinh viên Hoa Kỳ về lịch sử thực sự và rõ ràng của Việt
Nam, chứ không phải cái thứ lịch sử quái thai mà bọn cộng sản Việt Nam
đẻ ra.
Mỗi
ngày 30 tháng Tư, tôi cảm thấy có một sự buồn bã nào đó. Ngày đó tôi đã
mất đất nước của tôi. Tôi đã mất người anh vợ của tôi và bao nhiêu thân
nhân và bạn bè vào ngày đó và những ngày kế tiếp. Tôi không thể quên
được ngày 30 tháng Tư. Tôi không thể quên được sự hy sinh mạng sống thật
cao cả và vô bờ bến của 58,195 quân nhân Hoa Kỳ và trên 270,000 quân
nhân Việt Nam, cộng thêm trên 600,000 thương phế binh. Họ đã chết hoặc
họ đã hy sinh một phần thân thể của họ để cho chúng ta được sống còn
trong chế độ tự do. Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên được.
Gia đình tôi đã trở thành công dân Hoa Kỳ vào năm 1998, và chúng tôi hãnh diện là người Hoa Kỳ.
Với
những người Hoa Kỳ gốc Việt đã tới đất nước này từ năm 1975, tôi xin
cám ơn quý vị đã lót đường cho chúng tôi đi tìm Tự Do và Dân Chủ, cũng
như quý vị vẫn không quên những người như chúng tôi đã từng bị bỏ rơi
tại quê nhà.
Với
những người Hoa Kỳ gốc Việt đã liều mình để vượt biên, vượt biển, từ
năm 1976 đến năm 1990, để đi tìm Tự Do, quý vị là nhóm người đông đảo
nhất, thành công nhất và được ngưỡng mộ nhiều nhất.
Với
những người bạn của tôi, sang được đây qua chương trình “Chiến Dịch
Nhân Đạo”, những năm tháng chúng ta phục vụ Tổ Quốc và những năm tháng
dài tù đầy trong những trại giam cộng sản là cái giá chúng ta phải trả
để đem lại Tự Do cho gia đình chúng ta. Tôi không hối hận đã đánh mất
những năm tháng đó, bởi vì tôi là nhân chứng sống để nói lên cộng sản
thực sự là gì.
Với những người bạn Hoa Kỳ đã tiếp đón chúng tôi trong đất nước này suốt 33 năm qua, xin chân thành cám ơn.
Với
tất cả 58,195 quân nhân Hoa Kỳ đã tử trận tại Việt Nam, và với trên
270,000 quân nhân Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh cho chính nghĩa quốc gia,
tôi xin dâng lời cầu nguyện của tôi đến quý vị.
Với những cựu quân nhân Hoa Kỳ cũng như Việt Nam, xin cám ơn quý vị đã cùng tôi tranh đấu trong công cuộc bảo vệ Tự Do.
Và với các bạn người Texas, tôi không được vinh dự sinh ra tại Texas, nhưng tôi đã chạy như bay đến đây.
Lê Hoàng Ân
No comments:
Post a Comment