“Điều quan trọng nhất là hãy tận hưởng cuộc sống – đó là tất cả những gì
có ý nghĩa.” –Audrey Hepburn
Đã
bao giờ bạn trải qua cảm giác chìm quá sâu vào ‘tận cùng của tuyệt vọng’ và
không thể tìm được lối thoát? Hay thử hết tất cả mọi cách nhưng vẫn chỉ thấy trống
rỗng.
Bạn
không đơn độc đâu.
Chúng
ta sống trong một thế giới ngày càng tiêu cực: một thế giới mà những người muốn
mình hạnh phúc thường được liệt vào dạng kỳ quặc hoặc ích kỷ (hoặc cả hai!)
Nếu bạn thấy bức bối đè nén như thể không điều gì bạn làm có thể thay đổi được gì, hãy thử xem mình có rơi vào 7 cái bẫy thường gặp khi nhìn nhận về hạnh phúc dưới đây hay không.
1. Hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào những thứ bên ngoài.
Hạnh
phúc đích thực khởi nguồn từ bên trong. Hạnh phúc không thể là vĩnh cửu nếu nó
luôn dựa vào những điều khác.
Nếu
hạnh phúc của bạn chỉ phụ thuộc vào số dặm bạn có thể chạy, số bạn bè bạn có,
hay số lần được thăng chức, bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy thực sự hạnh phúc cả.
Thay vào đó, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui từ trong chính bạn, bằng cách tập
yêu quý bản thân.
2. Bạn sợ ở một mình.
Sự
cô đơn tuyệt đẹp, nhưng nhiều người sợ nó vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng hạnh
phúc chỉ có thể kéo dài nếu nó được tìm thấy từ bên trong, dù bạn có người khác
bên cạnh hay không. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thực sự hạnh phúc nếu bạn sợ ở
một mình.
Nếu bạn thấy mình cần phải ở với người khác mọi nơi mọi lúc, hoặc thấy những cơn cô đơn ập đến mọi lúc khi ở một mình, có lẽ bạn nên tìm cách giải quyết. Hãy thử thêm một hoạt động một mình vào thời gian biểu hằng tuần của bạn, hoặc một hoạt động cần sự tĩnh lặng suy nghĩ như yoga.
3. Bạn để cho hạnh phúc của mình lệ thuộc vào người khác.
Hạnh
phúc chỉ nên dựa vào một và chỉ một người mà thôi – chính bạn.
Nếu
bạn thấy mình lệ thuộc vào sự nhìn nhận của người khác mới cảm thấy mình hạnh phúc,
thì bạn đang gặp vấn đề. Hãy thử dùng câu khẳng định tích cực, chẳng hạn như:
‘Tôi vượt tiêu chuẩn mà.”
4. Bạn không biết sự khác nhau giữa việc tự ý thức và tự chán ghét bản thân.
Tự
ý thức là việc nhìn nhận cảm xúc, suy nghĩ mà không đánh giá khi bạn trải qua
chúng, tự chán ghét mình là khi bạn tự phán xét hành động, tính cách, suy nghĩ,
cảm xúc của mình.
Nếu
bạn thấy mình nhầm lẫn giữa hai điều này, bạn sẽ thấy khó mà đạt được hạnh
phúc. Chìa khóa giải quyết là hãy bắt cái tôi im lặng, quan sát suy nghĩ, cảm
xúc của bạn dưới góc nhìn của bên thứ ba ngoài cuộc. Đây là tự ý thức: quan
sát, không phán xét. Hãy thử yoga, trị liệu, hoặc những hoạt động cần suy tư
khác để tăng khả năng tự ý thức của bản thân bạn.
5. Bạn so sánh cuộc sống của mình với người khác.
Một
nhược điểm dễ thấy của việc sống trong kỷ nguyên công nghệ là khả năng so sánh
cuộc sống của mình với người khác ngày một tăng. Với Facebook, Twitter và các
phương tiện truyền thông xã hội khác, chưa bao giờ dễ như lúc này để nhìn thấy
những khoảnh khắc trong cuộc sống của người khác, và lấy đó mà so sánh với cuộc
sống của bạn.
Nếu
bạn thấy mình dành quá nhiều thời gian để hạ thấp cuộc sống của mình so với người
khác, hãy thử mỗi ngày tập nhắc nhở mình rằng bạn là duy nhất.
6. Bạn quen thân với những người suy nghĩ tiêu cực.
Môi
trường sẽ quyết định con người bạn. Việc bạn chơi với ai tạo nên sự khác biệt lớn:
nếu bạn dành thời gian với những người ủng hộ, động viên bạn, nâng đỡ bạn lên,
cuộc sống của bạn sẽ đi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, nếu bạn chơi với
quá nhiều người suy nghĩ tiêu cực, hút hết nhựa sống khỏi bạn, sự tiêu cực ấy sẽ
dần ảnh hưởng đến bạn và cuộc sống của bạn.
Nếu
bạn cảm thấy đa số bạn bè của bạn khiến bạn buồn phiền, hãy thử tìm những mối
quan hệ mới.
7. Bạn phải làm một công việc bạn chán ghét.
Chúng
ta dành hơn 40 giờ một tuần cho công việc (và, thường là đến hơn 50 giờ). Đó là
một phần khổng lồ của cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu khoảng thời gian ấy
phải dành để làm một công việc chúng ta ghét bỏ, gần như chắc chắn là chúng ta
sẽ cảm thấy không hạnh phúc.
Nếu
bạn thấy mình rơi vào trường hợp này – dành hơn 40 giờ làm việc ở văn phòng
ghét bỏ từng phút một, đếm từng giây chờ đến giờ về – có thể đây là lúc xem xét
vài lựa chọn mới. Hãy thử tìm công việc mới, xây dựng một dự án mới, hay tìm đến
tư vấn nghề nghiệp.
No comments:
Post a Comment