Sunday, February 16, 2025

USAID Và VNCH - “The Heart And Mind Of USAID's VietNam Mission" (Marc Leepson - Foreign Service Journal /April 2000)Trần Lý chuyển ngữ

      


Chính quyền của TT Trump quyết định đặt Tổ chức USAID vào tình trạng ngưng hoạt động và tái tổ chức lại cơ cấu. Quyết định này gây nhiều tranh luận cùng sự phản đối của nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Dân Chủ..

   

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã đặt ra một mục tiêu: không chỉ chiến thắng về quân sự nhưng còn ‘chinh phục con tim và tư tưởng của người Việt’. Mục tiêu thứ nhì này cũng là một chiến dịch không kém quan trọng để giúp gia tăng sự ủng hộ của Dân chúng cho Chính phủ VNCH chống lại Việt Cộng; Chiến dịch đặt trọng tâm vào các chương trình trợ giúp và phát triển với chi phí đến hàng tỷ USD cho một quốc gia đang bị tàn phá bởi chiến tranh..

   

Chương trình này được chỉ đạo bởi một Tổ chức Chính quyền, thiết kế để giúp các quốc gia kém phát triển : the U.S. Agency for International Development (USAID), nhưng phần chính của các kế hoạch tổ chức và  điều hành, lại do những nhân viên quân sự và tình báo như William Colby (sau này trở thành Giám đốc CIA của Mỹ)

    

Tại Saigon, Colby là Trưởng Trạm Tình báo CIA, sau đó trở thành Phụ tá Giám đốc của the Civil Operations and Rural Development Support Program (CORDS).

   

Colby đã trở thành một nhân vật có ảnh hưởng rất quan trọng vào chiến tranh Việt Nam. Ngay từ lúc khởi đầu, Ông đã có quan điểm rõ ràng Chiến thuật “hearts and mind’ (T.Lý xin dùng cụm từ “Đắc nhân tâm”) mà USAID là một thành phần, sê là một yếu tố cần thiết để chiến thắng trong cuộc chiến tranh, không thể giải quyết nơi chiến trường, mà sẽ quyết định do ở lòng dân Nam Việt Nam..

    

Khi nhìn lại (nhận thức sau này=hindsight), Colby đã đổ lỗi cho sự thất bại của Mỹ tại Việt Nam, là do đã không tiến hành và áp dụng chiến thuật này. “Lỗi lầm quan trọng nhất của Mỹ là chỉ chú trọng đến một cuộc chiến tranh ‘theo kiểu Mỹ’ của các nhà quân sự để chống lại một địch quân, ngay từ khi đổi đầu cuộc chiến, đã dùng phương thức chiến tranh nhân dân  (như Colby đã viết trong Tập sách : VietNam : Lost Victory’)

    

USAID đã ‘đi cùng’ Chiến tranh Việt Nam cho đến khi Saigon thất thủ, USAID đã soạn thảo và thực hiện nhiều kế hoạch và chương trình phát triển, trợ giúp cho VNCH trong nhiều lĩnh vực, mà quan trọng  và được biết nhiều nhất là CORDS.


Có mặt ngay từ ngày thành lập   

Hoa Kỳ đã trợ giúp cho Việt Nam, từ 6 năm trước khi USAID được thành lập (1961), Viện trợ được bắt đầu ngay trước ngày chia đôi Việt Nam vào tháng 5 na9m 1954.

  

Hoa Kỳ, trong giai đoạn này đang có 2 Tổ chức  The International Cooperation Administration và The Development Loan Fund (được thành lập để điều hành các Chương trình Viện trợ tái thiết Âu châu (Marshall Plan) sau Thế chiến 2). Hai tổ chức này đã bắt đầu chuyển một số ngân khoản  giúp các kế hoạch dân sự cho Chính quyền non trẻ của TT Ngô đình Diệm từ tháng 6-1955 (Trước đó Việt Nam cũng nhận được một số vật phẩm cứu trợ cho Chương trình Di cư 1954 )

   

Các trợ giúp lúc đầu dành cho Chính phủ VNCH là những ngân khoản dành cho Cải cách ruộng đất, huấn luyện lực lượng Cảnh sát, an ninh và các chiến thuật chống du kích.

    

TT Kennedy đã ký Sắc Luật Foreign Assistance Aid vào năm 1961, ngay trước khi Hoa Kỳ gia tăng các  dính líu vào VN. Cũng qua Luật này, TT Kennedy đã ký thêm lệnh hành pháp, thành lập USAID như một Tổ chức (Agency) độc lập của Chính phủ Liên bang, dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại Giao.. Có thể là do ‘tình cờ’ nhưng ngay sau khi thành lập USAID, viện trợ của Mỹ cho VNCH gia tăng mạnh và sau đó USAID mới được mở rộng thêm và hoạt động khắp thế giới ?

     

Trước đó, phần lớn Viện trợ Mỹ  cho các nước là những ngân khoản (tính chung) chuyển thẳng vào Ngân sách của quốc gia nhận viện trợ, không bị kiểm soát vấn đề chi tiêu nên đã bị thất thoát khá nhiều..

     

Agency mới lập, đổi cách viện trợ, chia Ngân khoản thành những phần nhỏ, cho vay  và tặng (không hoàn trả), nhằm vào các kế hoạch lâu dài, để  xây dựng kinh tế cho các nước kém phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, kế hoạch hóa dân số, giáo dục và năng lượng..

     

Những cố gắng của USAID tại VNCH (được xem vào năm 1955, là một trong những nước nghèo trên thế giới) đạt được một số thành quả khả quan:  VNCH là quốc gia nhận viện trợ nhiều nhất của USAID về trợ giúp kinh tế. Riêng năm 1967, USAID dành đến 550 triệu USD trong ngân sách toàn cầu của Cơ quan, gồm 2 tỷ USD, để trợ giúp VNCH chỉ có dân số 17 triệu người !

  

Để chứng minh cho sự quyết tâm của Hoa Kỳ để chống đỡ cho nền ‘dân chủ (ghi thêm của Tràn Lý:‘theo kiểu Mỹ’!) tại Nam Việt Nam, giữa 1961 và 1972 (khi USAID bắt đầu giảm các kế hoạch viện trợ), USAID đã đưa ra ‘vô số’  kế hoạch, xây dựng trường học, trạm y tế, bệnh viện, xa lộ, cơ sở thủy điện, trung tâm công-kỹ-nghệ và hợp tác xã nông nghiệp..USAID cũng gửi đến VN nhiều chuyên viên nông nghiệp, bác sĩ, y tá, giáo sư, kỹ sư, nhân viên tình báo và  nhiều cố vấn dân sự (ví dụ như có đến 700 bác sĩ đã đến phục vụ, theo nhiệm kỳ ngắn hạn tại VNCH)

    

Cùng trong thời gian này, USAID đã điều hành Chương trình Commercial Import Program (CIP), trị giá hàng tỷ USD. USAID yểm trợ cho các Nhà nhập cảng VN, đặt mua hàng hóa tiêu dùng, qua hệ thống chi trả CIP (trả cho các giao dịch ngoại thượng bằng tiền VN. Tiền này đưa đưa vào một Ngân quỹ tại Ngân Hàng Quốc gia VN, và Chính phủ VNCH dùng quỹ này để trả cho các chi tiêu trong các chương trình phát triển và các chi tiêu cho các hoạt động của chính phủ, kể cả lương công chức...)

    

USAID cũng chỉ đạo các Chương trình trợ giúp việc tái định cư hàng ngàn dân tỵ nạn do chiến cuộc, các kế hoạch cải cách ruộng đất, và cả Chương trình Chiêu hồi’ nhằm lôi kéo các cán bộ Việt Cộng trở sang hàng ngũ Quốc gia !.


Đồng sàng.. Dị mộng ? (Unlikely Bed Partners ?)


Năm 1967, đa số các công tác của USAID được tập trung vào một Chương trình mới do CIA và giới quân sự chỉ đạo : Civil Operations and Rural Development Support Program (CORDS). Chương trình này có thể được xem là hoạt động.. được biết nhiều’ nhất’, nổi bật nhất  trong các kế hoạch của USAID tại VN.

    

CORDS là ‘sáng kiến con đẻ’ của Robert Komer, Phụ tá đặc biệt của TT Lyndon Johnson, đặc trách bình định hóa Nam Việt Nam. Ở vị trí này Komer có toàn quyền chỉ huy các cố gắng (‘effort) của các Cơ cấu dân sự của Chính quyền Mỹ tại Việt Nam nhằm mục đích bình định các khu vực do VC kiểm soát và đặt trở lại dưới quyền cai trị của Chính quyền Quốc gia VNCH.

     

CORDS tập trung thành một Cơ cấu chỉ huy tất cả các chương trình ’chống chiến tranh nổi dậy’, đang  được điều hành phân tán, giữa các Giới chức Quân sự, USAID và CIA. Dưới quyền CORDS, nhân viên USAID sẽ làm việc phối hợp với giới quân sự Mỹ, với VNCH và với các nhân viên CIA, trên toàn lãnh thổ Nam VN, xây dựng các kế hoạch nhằm chinh phục nông dân, tin theo đường lối của Chính phủ VNCH, loại bỏ được sự ủng hộ của họ với VC. CORDS đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng và tổ chức Lực lượng Cảnh Sát Quốc gia và các lực lượng bán quân sự địa phương, thường gọi là Địa phương quân và Nghĩa quân… Nằm trong CORDS, còn có một Chương trình, gây nhiều tranh-cãi đối nghịch (controversial) là Kế hoạch Phượng Hoàng (Phoenix), nhằm mục đích tách VC ra khỏi các cơ sở hạ tầng tại nông thôn.

   

Chương trình Phượng Hoàng, khởi đầu vào tháng 7 năm 1968, Các hoạt động an ninh-tình báo Mỹ và VNCH, cùng thu thập các tin tức về các người bị tình nghi là quân du kích và các cảm tình viên theo VC, Nhân viên Phượng Hoàng theo dõi và bắt giữ, chiêu hồi và ám sát-thủ tiêu d0ối tượng nếu cần.. Chương trình này chấm dứt vào năm 1972..

    

Một số ít nhân viên USAID, nổi tiếng nhất là John Paul Vann, một nhân viên phát triển từ 1965 đến 1967; sau đó trở thành một cố vấn Cords từ 1968-1971; đã nhiều lần công kích các chính sách của Hoa Kỳ về VN.. Một người khác, cũng nổi danh không kém, là Richard Holbrooke, cố vấn USAID cấp Tỉnh 1963-64, sau thành Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc (1999-2001)

    Đa số nhân viên USAID tại VNCH, hoạt động âm thầm, và hoạt động của họ cũng không được phổ biến trên báo chí cùng các phương tiện truyền thông. Sai khi chiến tranh VN chấm dứt 1975, các hoạt động của USAID tại VNCH cũng chìm trong quên lãng ?


Sơ đồ tổ chức CORDS :




Vài hoạt động..


1- Nhân viên USAID ..tù binh chiến tranh (POW)

… Xem thử trường hợp của Mike Benge, đến Việt Nam vào năm 1963, như một tình nguyện viên trong Tổ chức International Voluntary Services (tiền thân của Peace Corps). IVS làm việc theo hợp đồng với USAID; Benge là một chuyên viên về giáo dục và nông nghiệp.

   

Theo lời Benge : USAID có một chương trình rộng lớn phát triển giáo dục tại vùng Nông thôn VNCH, thường xây cất những ngôi trường nhỏ, có 1 hay 2 lớp học tại vùng làng, xã nông thôn..Tôi giám sát và theo dõi các công việc xây cất, xem có đúng theo thiết kế như yêu cầu ?.. USAID cũng cần xác định xem, trường học, sau khi xây, phải có giáo viên, đã qua một chương trình đào tạo căn bản, phải có sách vở và các học liệu cần thiết..”

  

Benge được bổ nhiệm đến Ban Mê Thuột, một thị xã tại Cao Nguyên Trung phần, và hoạt động với người Thượng, trong các nhiệm vụ đơn giản như thông dịch và dạy học (dịch một số tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Rhadé, giúp chuyển tiếng Rhade sang tiếng Việt (?) giúp các trẻ em Thượng dễ hội nhập vào các trường học dạy bằng tiếng Việt. Benge dược chuyển từ Ban Mê Thuột sang KonTum, tại đây Benge thiết lập được một trại chăn nuôi kiểu mẫu và một trung tâm huấn luyện về nông nghiệp, rồi sau đó tiếp tục làm việc với người Thượng.

    

Năm 1965, Benge được USAID thuê và giao nhiệm vụ như một Đại diện cấp TỈnh của USAID tại các nợi  Kontum, Tỉnh Phú Yên và Ban Mê Thuột. Tại Ban Mê Thuột, Benge là Cố vấn dân sự cho Tỉnh Trưởng, chịu trách nhiệm mọi vấn đề trợ giúp ‘không quân sự’, từ đào giếng, thiết đặt hệ thống điện thoại mới, xây lại phi trường, đường xá, xây nhà máy điện, sửa bệnh viện và xây một trường sư phạm đào tạo các giáo viên Thượng. Ở vị trí này Benge chỉ huy một toán nhân viên đến 65 người Mỹ, gồm cả 45 quân nhân Mỹ trong Nhóm Dân sự vụ. Các nhân viên dân sự gồm các chuyên viên giáo dục, nông nghiệp và nhân viên phụ trách về người tị nạn..

    

Benge bị CS bắt ngày 28 tháng Giêng 1968, trong Trận Tổng Công Kích Mậu Thân, lúc đánh vào Ban Mê Thuột, trong lúc Ông đang lo di tản các nhân viên Mỹ..

    

Benge trở thành một trong nhóm rất ít các nhân viên ‘dân sư’ Mỹ bị bắt giữ làm tù binh chiến tranh (POW). Ông bị đưa đến một Trại giam của VC tại miền Nam, rồi chuyển đến một trại khác bên trong Cambodia, tại đây Benge bị nhốt trong cũi suốt một năm, đưa tiếp sang Lào và sau cùng đưa về giam tại Hỏa Lò (Hà Nội). Tại Hỏa Lò, CSBV nhốt Benge trong ‘phòng tối’ suốt một năm ! Phòng giam  6 x 4 feet, bốn bức tường sơn đen ! Benge cho biết đã bị biệt giam suốt 27 tháng.. (một năm trong cũi và một năm trong.. hộp đen !)

    

Cuối cùng Benge được phóng thích vào tháng Giêng 1973 cùng các POW Mỹ bị CSBV giam giữ.. Benge được tuyên dương vì đã cứu được mạng sống của 11 nhân viên USAID tại Ban Mê Thuột…


2- Từ USAID đến Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc..

   

Richard Holbrooke gia nhập US Foreign Service từ 1962, sau khi tốt nghiệp ĐH Brown, học tiếng Việt và đến VN vào tháng 5-1963, sau đó làm việc tại VN trong 6 năm qua nhiều vị trí và nhiều công tác khác nhau.

   

Sau một công việc tạm bợ và ngắn hạn tại Saigon, Holbrooke được bổ nhiệm làm Đại diện USAID trong vùng Châu thổ Sông Cửu Long, lúc này Holbrooke chỉ mới 22 tuổi !

    

Ông được chỉ định làm việc tại Văn Phòng Phát triển Nông thôn của USAID, Chương trình này do Rufus Phillips (một nhân viên thân cận của xếp tình báo CIA Ed Lansdale). Vào năm 22 tuổi Holbrooke đã phụ trách Chương trình ấp Chiến lược tại Ba Xuyên (Tỉnh lúc đó có 600 ngàn dân). Cơ sở hành chánh Tỉnh đặt tại Sóc Trăng, nơi có một Phái bộ Cố vấn Tĩnh và một Bộ Chỉ huy Cố vấn Quân sự Mỹ cấp Sư đoàn..

   

Lúc này (1963) VC kiểm soát ⅓ lãnh thổ Ba xuyên (?), và Chính phủ VNCH cũng chỉ thật sự kiểm soát được ⅓..Phần còn lại là ‘tranh tối-tranh sáng’ (gray area). Những báo cáo giữa Saigon và Washington về tình trạng ‘an ninh’ địa phương.. đều không chính xác ! Holbrooke đã đưa ra những phản biện trực tiếp về Bộ Ngoại Giao và bị các Xế M4 tại Saigon xem như một ..’ tay gây rối’..


3- Bác sĩ Mỹ.. làm gì ?

 

BS Beale Rogers là một ví dụ điển hình cho một số BS Mỹ, tình nguyện đến VN làm việc cho USAID. Năm 1967, BS Rogers, xin  tạm nghỉ làm việc ngắn hạn tại New York để làm việc cho USAID trong thời gian 2 tháng, như một cuộc phiêu lưu tìm kinh nghiệm bản thân, cho một chương trình Y tế của USAID do American Medical Association điều hành.. AMA tuyển mộ các BS muốn làm việc tại VN trong các chương trình dân sự. Rogers tình nguyện vì xem như một cơ hội trải nghiệm cuộc sống tại một vùng ‘chiến tranh’ ?

   

Rogers được bổ nhiệm đến một bệnh viện tại Phú Vĩnh (Tân châu- An giang, Châu thổ sông Cửu Long), được cho biết là sẽ làm việc tại một vùng có an ninh, nhưng trên thực tế.. không như được thông báo, tuy không trực tiếp dự kiến chiến tranh nhưng  Rogers được chứng kiến nhiều ‘hậu quả của chiến cuộc’ ngay tại nơi làm việc..!

   

BS Rogers, sống tại một Doanh trại quân đội Mỹ, cùng các nhân viên USAID khác , cùng một Trung tá HQ Mỹ, một Chuyên viên Canh Nông và một Trung Úy Cảnh sát Mỹ.. tất cả đều làm việc bên các đối tác người Việt…

   

Rogers làm việc ngay tại BV cùng các BS Quân Y Mỹ, bên cạnh có 3 BS Việt Nam và khoảng 12 y tá. Rogers đặc trách điều trị và săn sóc các bệnh nhân dân sự; Các bệnh nhân quân đội được dành cho các BS Quân Y. Trại bệnh nơi Rogers làm việc là trại Nữ và Nhi đồng, cùng Người cao niên. Khoảng 25% bệnh nhân là những nạn nhân bị mất chân vì bom-mìn !

   

Cảm nghĩ của Rogers có nhiều ‘mâu thuẫn’ ? :

.. “Tôi về nước sau khi xong hợp đồng, đâ  thực hiện được khá nhiều cuộc giải phẫu, cứu được vài mạng sống, an ủi được một số người.. Nhưng thật sự không làm được một công việc gì có giá trị lâu dài !, Tôi cũng không chắc là sự có mặt của tôi có thật sự cần thiết và giúp gì được gì cho nước Mỹ.. Người Việt được tôi săn sóc có bao giờ đặt câu hỏi.. Nước Mỹ đã làm gì cho họ.. Và tại sao nước Mỹ lại bỏ đi..không tiếp tục ở lại..


4- Chuyên viên Nông nghiệp


Mike Korin , sống và làm việc tại VN, suốt 7 năm. Từ 1967 đến 1973. Làm việc cho Bộ Nông Nghiệp Mỹ, tăng phái cho USAID. Ông làm việc tại Tam Kỳ (Quảng Tín), cùng chung một văn phòng với các bác sĩ dân sự và kỹ sư xây dựng của USAID, còn có thêm các chuyên viên dân sự vụ của Quân đội Mỹ và các nhân viên yểm trợ phụ giúp.

   

Korin hoạt động trong nhiều linh vực nông nghiệp , từ trồng lúa, đánh cá, lâm nghiệp và thủy lợi. Ông làm việc bên cạnh các chuyên viên công chức VNCH, duyệt xét và cung cấp các ngân khoản yểm trợ cần thiết..

   

Korin cho biết các kết quả đạt được, đa số rất tích cực và rất khích lẽ, tuy vẫn gặp một số trở ngại do chiến cuộc gây ra, có cả những vụ pháo kích, tấn công vào Thị xã. Korin lo lắng nhất là về vấn đề người tị nạn : dân chúng phải bỏ chạy vì các cuộc đốt phá, thả bom; nhiều làng xóm bị thiêu rụi hoàn toàn do cả hai phe lâm chiến ! và dân phải sống tạm trong các trại tị nạn..

   

Trong 4 năm sau cùng, Korin làm việc tại Saigon và là 1 trong gần 200 chuyên viên nông nghiệp của USAID tại VNCH trong thời điểm này. Văn phòng Saigon của Korin gồm 20 nhân viên chuyên trách về các chương trình Cải cách ruộng đất, Korin di chuyển trong toàn nội địa VNCH, phụ trách cả chương trình “Người cày có ruộng”, viện trợ ngân sách cho Chính phủ VNCH bồi hoàn tiền cho điền chủ khi bán lại ruộng cho nông dân..Korin đã thật sự trải nghiệm những nguy hiểm chiến tranh khi nhìn tận mắt cảnh bom rơi, khi xe bị VC bắn và khi tránh được mìn nổ (xe đi sau bị nổ tung!)

   

Korin là một trường hợp đặc biệt khi luôn khen ngợi các giới chức VNCH, cùng làm việc với Ông, khen ngợi họ về  tinh thần phục vụ, hữu hiệu và rát tận tạm ..

   

(Ghi thêm của Tràn Lý : Chương trình trợ giúp của USAID về nông nghiệp cho VNCH được đánh giá là một thành công rất lớn..giúp thu nhân tâm dân nông thôn,,)


Nhân viện CORDS ?


Sidney Chernenkoff là một nhân viên trong Chương trình lớn nhất của USAID khi hoạt động tại Việt Nam  (trong cuộc chiến tranh Việt Nam) : Chương trình CORDS.

   

Chernenkoff, tự ý bỏ việc tại Bank of America tại San Francisconăm 1966, gia nhãp USAID. Sau 6 tháng được gửi đến Hawaii để học tiếng Việt và học về Lịch sử VN, về Văn hóa, Chính trị và Phát triển Cộng đồng, ông đến VN năm 1967 và làm việc 4 năm tại VN

   

Chernenkoff , được bổ nhiệm làm Phụ tá Có vấn Tỉnh Bình Định, trụ sở làm việc tại Tuy Phước. Ông cùng 10 người khác trong toán nhân viên US Army có nhiệm vụ cố vấn cho Chính quyền VNCH về các vấn đề quân sự, kể cả tuyển mộ, huấn luyện và đóng quân của Lực lượng Địa Phương quân và Nghĩa quân.. trong địa bàn Tỉnh Bình Định. Công việc của Chernenkoff bên ‘nhánh’ dân dự là đảm trách về vấn đề dân tị nạn,  cung cấp ngân khoản cho các việc xây cầu cống, trường học và đường sá.

   

Sau 18 tháng, ông được chuyển về Saigon và  được bổ nhiệm vào Evaluation Branch của CORDS, xem như một Bộ Tham mưu của Ngũ Giác Đài tại Miền Đông, “Pentagon East”. Trong vai trò này Ông đâ đi khắp VNCH để đánh giá thành quả của các Chương trình của CORDS.. Evaluation Branch có 50% số nhân viên là dân sự và 50% là quân đội. Bộ phận đặc biệt này phúc trình trực tiếp cho Robert Komer (giám đốc CORDS) và sau đó là William Colby (khi Colby thay thế Lomer).

   

Trong 4 năm tại VN, Chernenkoff làm việc với hàng trăm nhân viên USAID và CORDS, hầu như tất cả đều liên quan đến các kế hoạch ‘bình định’.Tất cả đều cho rằng công việc bình định là công việc rối cần thiết cần làm ?

    

Một số nhân viên CORDS từng đặt ra câu hỏi : VNCH sẽ ra sao khi quân đội Mỹ rút khỏi VN?”. Tất cả đều có chung cùng  nhận xét : VNCH tùy thuộc quá nhiều vào sức mạnh quân sự của Mỹ, đồng thời cũng tùy thuộc không kém vào các trợ giúp.. dân sự của Mỹ. Chính phủ VNCH hầu như giao trọn các vấn đề của Nước họ cho Người Mỹ ?

   

(Xin xem các bài riêng về CORDS,  về Kế hoạch Phượng Hoàng.. và các lĩnh vực khác trong các hoạt động của USAID như Viện trợ Giáo dục cho VNCH..)


Vài nhận định khi nhìn lại..

USAID  làm được gì và có vai trò gì trong cái ‘kết cục’ của Chiến tranh VN ?

Rất nhiều ý kiến trái ngược đã được đưa ra.


Có những nhà nghiên cứu cho rằng : Các chương trình dân sự .. hầu như không có vị trí nào đáng kể trong Chiến tranh VN !

·        Ý kiến khác thì cho rằng : Nếu các nhà hoạch định Chính sách của Hoa Kỷ khi dính líu vào Chiến tranh VN, chịu ‘chú tâm’ nhiều hơn’ vào các kế hoạch dân sự.. thì kết quả có thể sẽ khác hơn ?

·        Ý kiến khác hơn lại  nhận định “Những gì USAID làm d8uợc tại VN không thể bù đắp được Chiến thuật của các Nhà quân sự Mỹ khi phải đối phó với một cuộc chiến tranh ‘giới hạn’. USAID có những Chương trình thành công và những Chương trình vô dụng; Nhưng vấn đề ‘chính’  vẫn là Hoa Kỳ đã tham gia vào một cuộc chiến tranh.. để thua ? (ngay từ ngày đầu?)..

·        Richard Hunt, sử gia nghiên cứu tại US Army Center of Military History ghi rõ USAID, không thể chối bỏ vai trò  của mình trong Chiến Tranh VN khi USAID là một trong 3 ‘trụ cột’ trong việc xây dựng các kế hoạch chính trị (policy-making) tại Saigon, bên cạnh các giới chức Quân Sự và CIA…

                                   

Trần Lý chuyễn ngữ 

No comments:

Post a Comment