Tuesday, October 31, 2023

Tôi Đã Từng Ngu Như Thế! - Bảo Quốc Trần


Khi đó tôi vừa đến Mỹ được 1 năm, và tôi quen ông, một Trung tá Việt Nam Cộng Hoà, dù tuổi tác chênh lệch rất xa nhưng chúng tôi nhanh chóng thành đôi bạn.
Một ngày kia trong lúc tranh luận hăng say tôi nói với ông: 

"Chóp bu VNCH là đám hèn nhát, bất tài và bỏ chạy mất dép vất dân chúng ở lại chịu khổ".

Sau khi tôi nói, ông ngồi sững ra nhìn tôi, bất giác một hàng nước mắt lăn khỏi mắt ông và tình bạn giữa chúng tôi chấm dứt.

Tôi lớn lên trong mái trường XHCN cho dù tôi ham học, ham đọc nhưng 90% sách tôi đọc lúc đó là do nhà nước xuất bản. Bất cứ nơi nào cũng chỉ nhìn thấy nói về sự bất tài và hèn của chóp bu Việt Nam Cộng Hoà mà thôi. Điều đó vô hình chung như một dấu ấn ghi vĩnh viễn trong lòng tôi. Tôi sang Mỹ dấu ấn đó không hề thay đổi.

Rồi một ngày kia ngồi trong thư viện bất chợt tôi nhìn thấy quyển hồi ký của ông Henry Kissinger, tôi tò mò đọc và vỡ ra. Tôi đi khắp nơi lục tìm sách để đọc. Tôi tìm hiểu từng trận đánh ác liệt, từng chiến dịch trước 1975 và tôi hiểu. Tôi bị lừa, tôi vô tình bị cộng sản lừa. Tôi là một thằng ngu mà cứ tưởng mình khôn. Sự thật Việt Nam Cộng Hoà đã chiến đấu hết sức ngoan cường trong một hoàn cảnh hết sức cay đắng nghiệt ngã. Họ đã chiến đấu đến khi chả còn gì để hy vọng. 

Henry Kissinger nói: 

"Tôi vô cùng khâm phục sự kiên nhẫn chịu đựng nhịn nhục của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông ấy bất chấp mọi sự từ chối từ phía Mỹ, bất chấp tất cả mọi sự tuyệt vọng, đã kiên trì đến cùng cho việc đòi người Mỹ phải thực hiện giao ước tài chính với quân đội Việt Nam Cộng Hoà. Họ đã chiến đấu dù biết chắc chắn rằng đã không còn gì hết họ vẫn chiến đấu ".

Điều đó được nói bởi kẻ bán đứng Việt Nam Cộng Hoà đó, không phải kẻ bênh vực Việt Nam Cộng Hoà đâu.


Ngược lại Henry Kissinger bày tỏ thái độ hết sức khinh bỉ với các nhà ngoại giao Bắc Việt. Ông cho rằng: "họ đầy thủ đoạn bẩn thỉu đáng khinh".

Rồi tôi tìm hiểu ngân sách của CS và biết chỉ riêng Trung Cộng đã viện trợ cho Bắc Việt hơn 800 tỷ USD. Đó là lý do Trung Cộng hận Bắc Việt tận xương tủy khi bị Bắc Việt đá đít chạy theo Liên Xô. Ngân sách quân sự của Miền Bắc vượt xa lắc so với Miền Nam.

Rồi tôi tìm hiểu kỹ thuật quân sự mới vỡ ra rằng. Quân đội Miền Bắc được trang bị những vũ khí hiện đại bậc nhất và quân đội Miền Nam chỉ có đa phần là vũ khí hạng hai. Ví dụ như xe tăng T-54 là đỉnh của lúc bấy giờ trong khi M-41 của VNCH được xem là tạp nham Mỹ đóng vội bán rẻ chứ không hề xài. Vậy mà các bạn biết không trong trận xa chiến gần như là duy nhất và lớn nhất khi tăng chạm tăng tại Hạ Lào dù trong tình thế bất lợi, đơn vị tăng M-41 của VNCH đã đánh thắng đơn vị tăng T-54 của cộng sản giúp giảm bớt sự thiệt hại cho Việt Nam Cộng Hoà trong chiến dịch này.
Tại Quảng Trị trong trận phục kích M-41 VNCH đã tiêu diệt  đoàn tăng T-54/55 của CS.
Tôi từng đọc những bài nghiên cứu về tăng thiết giáp của Lục quân Hoa Kỳ và họ tỏ ta kính phục sự gan dạ và sáng tạo của lính tank Việt Nam Cộng Hoà dù phải đối đầu kẻ địch mạnh hơn .

Thế đấy, dù VNCH có một lớp thối nát thật. Nhưng cơ bản từ Tổng Thống đến quân nhân họ đã cố gắng hết sức rồi. Họ thua do thế cuộc cay đắng. Hạng Võ thua cuộc mất cả sinh mạng nhưng người đời chưa có ai chê Hạng Võ hèn cả. Hai Bà Trưng thua trận phải tự sát nhưng Hai Bà là bậc vĩ nhân anh hùng.


Không cứ phải kẻ thắng là hùng và người thua là hèn.


Vậy mà có thời tôi từng ngu như thế.


Bảo Quốc Trần – 28/01/20

Nguồn: chantroimoimedia.com

Mùa Thu Lá Bay - Hàn Thiên Lương

Dạy Học Trong Xã Hội Chủ Nghĩa - Chu Tất Tiến

Hình minh họa

Vừa trở về nhà sau 6 năm tù, tôi bị gọi lên phường. Khi đứng trước Chủ Tịch Phường, tôi ngạc nhiên vì người này không xa lạ, chính là con bé hàng xóm, hồi đó nhem nhếch, 14, 15 tuổi, thỉnh thoảng đi qua nhà tôi, nhìn vào mỉm cười, trông dễ thương. Thấy tôi nhìn chằm chằm, “con bé Chủ tịch” biết là tôi đã nhớ quá khứ của mình, nên hầm hừ:

- Phường gọi anh lên, báo cho anh biết là anh phải đi Lao Động Xã Hội chủ Nghĩa 3 năm nữa.

“Con bé Chủ Tịch” không gọi tôi bằng “chú” như xưa mà gọi bằng “anh”. Cũng còn hơn mấy người bạn tôi, bị gọi bằng “mày”.

Tôi ngạc nhiên, hỏi lại:

- Tại sao vậy? Tôi mới vừa đi cải tạo về.

“Con bé Chủ Tịch” gằn giọng:

- Nhà nước cho anh về để đóng góp mà Anh không có việc làm, thì phải đi lao động.

Tôi hỏi thêm:

- Thế... nếu tôi có việc làm thì không phải đi lao động, phải không?

Không trả lời trực tiếp câu hỏi của tôi, “con bé Chủ Tịch” gằn giọng:

- Tôi cho anh một tuần, không tìm được việc làm, thì lên đây trình diện đi lao động.

Nghe mấy chữ “đi lao động”, tôi lạnh gáy, vì thà là đi tù cải tạo, còn có gia đình thăm nuôi, còn đi “Lao động Xã Hội Chủ Nghĩa” là “mút chỉ cà tha”, gia đình không ai biết ở đâu, và rồi sẽ chết rục vì làm cật lực và bệnh tật, thiếu đói. Người dân miền Nam, hễ nghe thấy 6 chữ này là tối tăm mày mặt, vì cái chết trông thấy, mà chết đau đớn, chết dần mòn, chứ không chết ngay.

Tôi quay trở về nhà, lấy xe đạp đi  tìm mấy người bạn đã về trước, hỏi thăm. Môt anh bạn đồng môn đưa tôi đến Công Ty Đại Dương, giới thiệu với tay Trưởng Ban Tổ Chức. Không nói một lời, tay Trưởng Ban viết vài hàng chữ vào mảnh giấy nhỏ, bảo tôi đến gặp “đồng chí Kế toán”. Tại đây, tay này nói ngay: 

- Anh làm ở đây, lương tháng 30 đồng, nhưng nếu anh lấy lương thì không có việc. Nếu anh không nhận lương, thì tôi cho anh làm!

Không cần suy nghĩ thêm, tôi gật đầu, làm lao động không có lương nhưng không phải đi Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa thì cũng tốt. Đến nơi, gặp tên Trưởng Công Trường, hắn nhìn tôi, nói tửng tửng:

- Ở đây làm thông tằm, nên phải ăn cơm trưa tại đây, không về nhà. Mà muốn ăn cơm, thì phải góp 1 lon gạo, và 1 đồng để có người nấu canh cho.


Như vậy, vì là 1 tên cựu tù cải tạo mà muốn có việc làm, thì không những không có lương, mà phải đóng góp 1 lon gạo, giá 1 đồng, nộp thêm 1 đồng để được 1 chén canh “toàn quốc” (đầy nước), cộng lại là phải nộp cho nơi làm việc 2 đồng 1 ngày, 1 tháng 26 ngày là 52 đồng để được làm công nhân. Thời gian đó, lương công nhân nhà nước là 30 đồng 1 tháng, mà 1 tên cựu tù muốn có việc làm để khỏi đi lao động Xã Hội Chủ Nghĩa phải nộp cho tên xếp gần 2 lần lương tháng của 1 công nhân viên! Chỉ có chế độ Súc Vật mới thấy hiện tượng này! Nghĩ mà đau thấu tim, nhưng thôi, chỉ cần có 1 tờ giấy chứng nhận có việc làm rồi nghỉ, chứ không thể nào làm việc cho 1 cái chế độ khốn nạn, bóc lột con người đến xương tủy. Tưởng là có thể cố gắng được vài tháng, không ngờ chỉ hơn 1 tháng là phải bỏ, vì nhục nhã và bị đày ải: Công việc của 1 cựu tù là kéo xe cút kít chở đầy đá xanh lên dốc, rồi đổ vào đống đá cho xe nghiền, 1 chiếc xe sắt như thế nặng không dưới 100 ký lô, người cựu tù phải căng tay kéo, đẩy trên đất cát, quỵ xuống, ngã ngồi mấy lần mới lên được hết dốc. Chỉ vài ngày là ngực muốn vỡ tung ra. Thấy tôi té lên, ngã xuống hoài, nên tên Trưởng Công Trường lại đổi tôi qua chỗ đập sắt nguội, phải vung cái búa 10 ký lô xuống các cây sắt cầu bị cong mà đập nguội, không qua lò thụt, 1 công việc ngu ngốc của thời đại đồ đồng, chỉ để hành hạ thằng cựu tù mà thôi, vì thực tế, muốn làm cho sắt thẳng hay cong, phải nướng qua lò lửa cả ngàn độ. Ở đây là đập sắt nguội nên dù sức mạnh đến mấy, cho dù cái búa nặng đến mấy, khi đập xuống sắt cũng chỉ vang lên một tiếng “kẻ..ẻng” rồi văng búa trở lại. Cánh tay người đập muốn văng ra khỏi hốc. Hơi thở đứt quãng. Tôi nghiến răng làm trước cặp mắt theo dõi của tên xếp man rợ, khoái trá vì được hành hạ người chế độ cũ. Cứ thế, tôi không nói không rằng, cứ đập như thằng điên, biết rằng có đập đến thế kỷ sau, cũng không làm cho thanh sắt thẳng ra. Kệ mẹ chúng nó. Tới giờ ăn cơm, tôi ngồi trên đụn cát, nuốt chén cơm bằng gạo của mình, uống canh bằng tiền của mình, 1 tô canh “toàn quốc” chỉ lều bều vài cọng rau và mấy con tép khô nhỏ tí như cái tăm. Đến một chiều kia, tên khốn đó tập họp công nhân lại ngồi dưới đất, hắn chỉ tay vào tôi, nói lớn:

- Địt mẹ mày! Tao thấy mày đéo biết làm gì! Làm như con c. tao, nhưng tao thương hại mày nên mới cho mày làm. Nhớ là phải làm đàng hoàng, không thì tao đuổi.


Tôi nhục quá, nghiến răng lại, hai tay nắm chặt cho không đứng vùng dậy, bóp cổ thằng chó đẻ kia, làm Frankeinstein, hút hết máu của nó, nhưng biết thân phận tù mới về, nên nuốt cơn hận xuống bụng. Ngày hôm sau, đạp xe đến 1 người bạn, từng là giáo sư Nguyễn Bá Tòng, hỏi thăm. Anh bạn cho hay là Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Thành Phố đang cần giáo sư Anh Văn. Tôi vội quanh xe về nhà, lấy hết bằng cấp ra, nhét túi và đến Trung Tâm. Nơi đây, gặp ngay tay Giám Đốc Trung Tâm, tên Đinh Văn Đệ, nguyên là Viêt Cộng nằm vùng, đi Khóa 4 Sĩ Quan Thủ Đức lên đến Trung Tá, rồi chạy chọt vào được Quốc Hội, làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện! (An Ninh, Tình Báo của chế độ cũ thật kém cỏi, để lọt 1 tên gián điệp cỡ bự, nắm hết tình hình chuyển quân của ta).

Nheo mắt đọc giấy tờ của tôi xong, tên Đệ bảo:

- Anh đủ điều kiện đấy, nhưng phải dạy thử để xem khả năng ra sao! Chiều mai, trình diện tại Trường Phú Nhuận, trước là Saint Thomas trước 5 giờ.

Hôm sau, tôi có mặt sớm, 1 anh thư ký dẫn tôi lên lầu 3, đến 1 lớp đã có học sinh và 1 ông thầy già. Anh thư ký nói cho tôi hay, lớp này là lớp cao cấp nhất dành cho các thầy, cô giáo đang dạy Anh Văn, chuyên tu nghiệp tại chức, và một số học sinh xuất sắc của Quận hay của Thành Phố. Nghe nói phải dạy các thầy, cô giáo đang dạy Anh Văn của thành phố, tôi cũng hơi khớp. Nhưng tới cửa rồi là phải vào. Ông thầy già thấy tôi vào là tái mặt, vì biết rằng có thể bị mất việc. Ông run run bắt tay tôi và lủi thủi đi ra, vừa lúc đó thì ban Giám Hiệu kéo nhau vào khoảng 5 mạng, trong đó có tên Đệ. Họ ngồi dưới cùng nhìn lên, không nói 1 lời. Tôi bước lên bục giảng, hít thở vài hơi rồi bắt đầu bài giảng đầu tiên về văn phạm Anh Văn căn bản mà tôi đã suy nghĩ khi đạp xe đến đây. Tôi giảng bài bằng tiếng Anh 100%, không nói một câu nào bằng tiếng Việt. Đến khi nghỉ giải lao, mấy thầy, cô giáo là học trò của tôi, gọi tôi lại bàn, nói nhỏ:

- Thầy giảng bằng tiếng Anh, tụi em rất thích, không như ông thầy cũ, chỉ nói tiếng Việt, nghe chán lắm.

Tôi cảm ơn và hỏi thăm từng người và biết rằng quá nửa trong lớp là thầy, cô giáo, đi “tu nghiệp tại chức”. Thật ra nhìn trang phục của họ cũng biết ngay, vì các cô giáo đều mặc áo dài, các thầy thì áo bỏ trong quần, trong khi đó, học sinh thuần túy thì ăn mặc lôi thôi. Đặc biệt, có tay Lớp Trưởng, nhìn vào là biết ngay là công an, có nhiệm vụ theo dõi thầy giáo! Tên này khoảng 30 tuổi, mặc áo sơ mi trắng, cộc tay, bỏ ngoài quần, đi học mà mang cặp da xịn. Về sau tôi mới biết là chỉ có tên này đi xe Vespa, còn các học sinh khác thì đi xe đạp.

Ngay sau khi hết giờ học, tên Đệ cho mời tôi vào văn phòng và đưa “contract” cho ký ngay. Hắn nói:

- Thầy Tiến lấy lớp đó luôn nhé.

Tôi vội xua tay:

- Không được. Tôi không thể làm thế. Như vậy là tôi lấy mất việc của thầy cũ. Lương tâm tôi không cho phép.

Tên Đệ vội bào chữa:

- Không phải đâu. Tôi đã chuẩn bị cho thầy kia đi làm Hiệu Trưởng ở trường khác rồi.

Hắn cười giã lả:

- Thầy đó nhiều kinh nghiệm dạy học, nhưng phát âm tiếng Anh như tiếng Pháp, vả lại cũng già rồi, làm Hiệu Trưởng là đúng.

Thấy hắn nói vậy, tôi yên tâm, nhưng sau này mới biết là hắn nói láo. Hắn đuổi ông thầy già kia luôn, vì tôi bất ngờ gặp ông ta giữa đường. Ông ta khóc lặng lẽ. Trái tim tôi quặn thắt lại, nhưng biết nói sao.


Hệ thống giáo dục của xã hội chủ nghĩa thật quái đản. Trước hết là vấn đề học sinh nghỉ học vì bệnh hay vì lý do nào đó, thì thầy giáo bị trừ lương, theo sổ kiểm tra từng ngày! Thứ hai, ký “contract” là một chuyện, nhưng các thầy cô không có quyền giữ giao kèo, Hiệu Trưởng nắm thóp, để bất kỳ khi nào mà hắn chán là hắn đuổi liền, mà không ai kiện được, vì chẳng có 1 tờ giấy nào trong tay. Thứ nữa, là việc lãnh lương, 2 tháng 1 lần, chứ không phải hàng tháng. Bên cạnh đó là hệ thống theo dõi các thầy, cô. Hiệu Trưởng cứ đi lại từng lớp, đứng ngoài nghe ngóng cả nửa tiếng mới rời đi, làm nhiều thầy, cô lúng túng. Hắn rình tôi nhiều nhất vì tôi là người của chế độ cũ, mặc dù tôi là người thầy duy nhất (và 1 cô giáo) được “dạy biểu diễn” mỗi khi có Thanh tra xuống, mà Thanh tra có nhiều loại, Thanh tra Quận, Thanh tra thành phố và Thanh tra từ Hà nội vào. Phải nói là tôi rất mệt với các buổi Thanh tra ấy, các đồng chí cứ tỉnh bơ bước vào phòng, không 1 lời chào hỏi, rồi ngồi dựa ngửa ra, theo dõi từng cử động, từng lời nói của tôi. May mà tôi giảng bằng tiếng Anh, nên các đồng chí “lớp 3 trường làng” cóc hiểu gì cả, chỉ ngồi gật gù một lúc, ra cái điều ta đây cũng hiểu, rồi chán, lẳng lặng bỏ ra khỏi lớp.


Nhưng điều làm tôi bực nhất là vụ báo cáo của tên công an Lớp Trưởng. Ngày đầu tiên dạy ở đây, đến giữa giờ, tôi đang ngồi trên bàn, đọc sơ lại các bản nháp về bài học của mình, tên công an Lớp trưởng đến đứng trước mặt tôi, mặt câng câng. Hắn lấy ngón tay gõ gõ lên bàn cho tôi ngẩng lên, rồi hách dịch nói:

- Ông Thầy! Tui đi giao ban đây. Ông Thầy có gì đệ đạt lên tui không?

Tên này tỉnh bơ báo cho tôi biết là hắn đi báo cáo (giao ban có nghĩa là báo cáo), tôi muốn sôi máu lên, nhưng cố nhịn, nói:

- Anh đi báo cáo thì cứ đi báo cáo. Tôi không có gì đệ đạt lên anh cả!

Tên công an gật gù rồi đi khỏi. Thật sự, không có chế độ nào khốn nạn như chế độ xã hội chủ nghĩa ViệtNam. Thầy, cô sợ báo cáo một phép, cho nên vừa giảng vừa run. Tôi thì cóc sợ, tù khổ sai, mấy lần bị dí súng vào mặt mà không chết, thì sợ quái gì cái tên nhãi nhép này. Không ngờ chỉ sau hơn 2 tháng, tôi thành “ông thầy mất dạy”.

Hôm đó, vào giờ nghỉ, bỗng nghe máy phóng thanh oang oang phát cho cả trường đều nghe:

“Thầy Chu Tất Tiến xuống văn phòng làm việc! Thầy Chu Tất Tiến xuống văn phòng làm việc!”

Tôi giận dữ đi xuống, vừa đi vừa lẩm bẩm chửi thề. Lại thằng chó chết báo cáo láo. Quả nhiên là như vậy. Tên Đệ đứng chờ tôi ở cửa văn phòng, thấy tôi bước đến là mắng liền:

- Thầy dạy gì kỳ vậy? Học trò tôi báo cáo là thầy sử dụng cả ngày tháng vào thì Present Perfect!

Á! Đồ ngu! Vì đã ghét cái tên phản bội, gián điệp này, “ăn cơm Quốc gia, thờ ma Cộng Sản” từ lâu rồi, nên tôi nổi sùng, nói môt hơi:

- Nếu thầy không cho ngày tháng vào câu Present Perfect, thì với câu này, thầy dùng thì gì? Tôi cho thầy 1 ví dụ: “Kể từ ngày thứ Sáu, mùng 3 tháng 9 đến nay là 4 ngày, tôi lười không chịu đánh răng, nên mở miệng ra thì miệng tôi thối hoắc!” Thưa thầy, nếu không dùng Present Perfect thì dùng thì nào? Simple Present? Past Tense? Past Perfect? Hay Present Continuous?

Tên Đệ ngớ người ra, suy nghĩ môt lúc rồi nhe răng cười hì hì:

- Xin lỗi thầy Tiến! Tôi... “formation Française!” Nên đôi khi lầm lẫn.

Nghe nói thế, tôi càng điên hơn:

- Xin lỗi Thầy Đệ, khi tôi thi Tú Tài 1, tôi vẫn phải làm luận Pháp Văn!

Nhớ đến tên này từng nằm vùng, phá hoại quốc gia, hợp cùng với nhiều yếu tố khác, làm miền Nam thất trận, tôi không nhịn nữa, tôi quạt hắn:

- Thầy phải nhớ câu: Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã”. Người bình dân thì nói rằng: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” Thầy không rành văn phạm Anh Văn, thì thầy hỏi tôi, tôi giảng cho thầy hiểu, chứ đừng nghe báo cáo láo rồi làm nhục tôi, gọi ầm ĩ cả trường lên. Tôi nói cho thầy biết, từ hôm nay, tôi nghỉ dạy luôn.

Tên Đệ nghe tôi nói nghỉ, thì sợ quá, vì như đã nói trên, chỉ có tôi là giáo sư dạy mẫu cho Thanh Tra xem, nếu tôi nghỉ, thì trường mất thành tích! Hắn vội nói:

- Thầy suy nghĩ lại đi. Thầy ký “contract” với tôi là dạy hết niên khóa mà!

Tôi vặc lại:

- Thầy giữ làm kỷ niệm đi.

Tên Đệ lại nói vớt:

- Thế... thế còn 2 tháng lương thầy chưa lãnh?

Tôi cười hì:

- Tặng cho vợ thầy luôn.

Rồi tôi bước nhanh lên lầu 3, vào lớp, bước lên bục, lấy tay đập đập vào bảng đen và chửi té tát:

- Lũ chúng mày ngu thì chịu khó học. Nếu không hiểu thì hỏi, đừng có mà đi báo cáo láo. Tao cho chúng mày biết, đời chúng mày rồi cứ ngu hoài.

Chửi cho đã miệng rồi tôi hầm hầm bước ra khỏi lớp. Thế là thành “thầy giáo mất dạy”!


Tuy nhiên, việc đời có xui, có hên. Nhờ bỏ dạy trường, tôi đi dạy chui. Nhờ người này, người kia giới thiệu, tôi có được 4 lớp, mỗi lớp 6,7 cô người Hoa đang chờ bảo lãnh đi Mỹ, tuổi từ 17 đến 24, không kể 1 lớp dạy vợ của tay Công An Quận, không biết ai giới thiệu, mà một hôm hắn đến nhà tôi, gõ cửa. Thấy Công An, tôi ngạc nhiên. Hắn tự giới thiệu là Công An Quận, rồi nói ngay:

- Tôi nghe nói anh dạy Anh Văn rất khá. Tôi nhờ anh giúp cho bà xã tôi. Bả muốn học Anh Văn để giao thiệp với người nước ngoài.

Tôi trả lời:

- Dễ thôi. Anh cho tôi địa chỉ và giờ giấc thuận tiện, tôi sắp xếp thời biểu của các lớp.

Tay Công An mừng quá, cho tôi địa chỉ nhà ngay. Đến nơi, tôi thấy vợ hắn còn trẻ, nói năng lịch sự. Tôi ra giá, cao hơn mấy chỗ khác, lý do là tôi chỉ dạy mình vợ hắn, mất thời gian. Tay Công An vui vẻ móc túi đưa tiền trước, rồi bỏ đi làm. Cô vợ, dân Nam Kỳ nên thông minh, tôi dạy không khó khăn. Từ đó, đời tôi lên hương, vì học trò người Hoa rất kính nể thầy giáo, ngoài tiền học thoải mái, còn đãi đằng tôi ăn chơi mệt nghỉ. Cứ đến Tết ta, Trung Thu... là nhà tôi ngập dưa hấu, bánh chưng, bánh Trung Thu... Thầy trò quấn quít nhau, thường rủ nhau đi “pinic”, tới vườn chơi, thì ông thầy với khoảng 15, 17 học trò gái, chơi ú tim, chụp bắt nhau, rất vui. Thầy giáo đôi khi chụp nhầm chỗ làm học trò cười khúc khích.


Một chuyện ngoài lề: Trong 1 lớp có 7 cô học trò người Hoa, bất ngờ cô trẻ nhất và xinh nhất, 18 tuổi, bật lên 1 câu làm tôi hoảng hốt: “I love you more than I can say”, rồi gục đầu trên hai tay để trên bàn, khóc nức nở. Tôi bối rối quá, không biết làm sao trước 6 cặp mắt to tròn nhìn tôi, đành nói nhỏ nhẹ: 

- Tôi cám ơn em đã quý trọng tôi. Mong rằng tình yêu của em dành cho tôi là tình yêu của một học trò dành cho thầy. Đó là tình yêu đáng quý nhất trên hết mọi thứ tình yêu.

Rồi tôi hát bài “I love you more than I can say” cho cả lớp lắng nghe, kể chuyện vui khỏa lấp, rồi tan hàng trước sự ngượng nghịu của tất cả, vì tôi biết trong số 6 cặp mắt còn lại đó, có ít nhất là 2 cặp mắt muốn hút hồn tôi.

Chừng 1 tuần sau, vào buổi sáng sớm, trời mưa lâm râm. Nghe tiếng gõ cửa, tôi ra mở cửa, thấy em mặc áo “pull” tím, em nhìn tôi, vừa khóc vừa nói: 

- Ngày mai em vượt biên. Em đến từ giã thầy. Thầy ở lại mạnh giỏi. 

Rồi em vụt đi nhanh hơn làn gió. Tôi đứng bâng khuâng ở cửa, trái tim nghẹn ngào.

Hơn 2 tháng sau, 6 cô học trò còn lại trong lớp đưa cho tôi xem 1 bức điện đánh từ Thái Lan gửi về lớp: “I am in Thailand. I am fine. How about my Prince? Please tell him I love him”.

Bức điện chỉ có mấy chữ mà làm tôi lao đao nhiều năm sau... mãi đến bây giờ.

 

Chu Tất Tiến

Tiễn Tháng Mười Buồn - Đỗ Công Luận

Monday, October 30, 2023

Bên Kia Biên Giới - Trần Quang Thiệu

Biên giới Mỹ - Mexico dài hơn 3.000 km, chạy qua 4 bang của Mỹ là California, Arizona, New Mexico và Texas, trong đó có những đoạn được dựng rào chắn từ những năm 1990.


Julian cho gọi Alicia lên văn phòng, và không cần úp mở:

      -     Xếp rất thích mày. Mày nghĩ sao?   
Alicia cúi đầu. Cô biết chứ. Lần đầu tiên thấy xếp khi ông ấy từ bên Mỹ sang gặp nhân viên. Người đàn ông Á Châu cao ráo, nước da trắng chứ không đen đủi như mấy đứa con trai vẫn bám theo cô suốt ngày. Ông ta
nói tiếng Anh, nhắn nhủ nhân viên gì đó mà cô chỉ hiểu lõm bõm nhưng nét mặt ông ta dễ gây cảm tình với nụ cười tươi tắn trên môi. Bàn tay người ông ta nhỏ nhắn, lâu lâu lại đưa lên vuốt mái tóc lòa xoà trên trán, chứ không cục mịch như những người làm chung với cô. Sau lần ra mắt đầu tiên, lâu lâu ông ta lại xuống xưởng xem nhân viên làm việc, đôi khi với Julian, đôi khi một mình, và lần nào ông ta cũng dừng lại tại chỗ cô ngồi, nhìn thật lâu và nói dăm ba câu chào hỏi thông thường.
Những lần thăm viếng sau này bàn tay ông ta đã nhẹ nhàng xoa nắn bờ vai cô chứ không còn chỉ là cái vỗ vai thân mật, khen ngợi nhân viên như trước. Ánh mắt ông ta cũng dừng lâu hơn trên khuôn ngực làm cô ngượng ngùng đưa tay kéo cao cổ áo, bối rối cúi đầu. Chắc chắn là ông ta thích cô, và cô cũng thấy hãnh diện, mặc cho mấy con nhỏ làm chung ra điều ghen tức.
Julian  thúc dục:
      -     Alicia, nói tao nghe mày nghĩ sao?   
Alicia vẫn yên lặng cúi đầu nhìn bàn chân. Julian bước lại gần nâng cầm Alicia, nhìn thẳng vào mắt cô:  
-     Mày muốn qua Mỹ mà, phải không? Đây là cơ hội
tốt, không phải trả tiền cho mấy thằng dẫn đường vượt biên, không sợ chết khát trong sa mạc, hay ngộp thở trong xe bít bùng. Nghĩ kỹ đi.
 Alicia lí nhí:
      -     Thưa ông, tôi hiểu.   
Ở cái nơi nghèo đói này ai mà chẳng mơ ước vượt qua biên giới để có một đời sống dễ dàng hơn. Alicia đã mơ một ngày nào ra khỏi được căn nhà tồi tàn đông đúc, tránh được những cái nhìn và những câu tán tỉnh nham nhở của mấy thằng hàng xóm. Lão Luis già trốn qua Mỹ mấy năm, về thăm nhà mang theo mớ tiền sửa sang nhà cửa  làm mọi người trố mắt. Lão đòi rủ Alicia đi chơi dù tuổi lão còn hơn tuổi bố Alicia. Hừ, chắc là qua bên đó lão cũng chỉ đi cắt cỏ, làm dân lao động đứng đường, hoặc khá lắm là công nhân lắp ráp trong cái xưởng điện tử nào đó. Alicia không chịu đi chơi với lão, lại còn nói cho thằng bồ Fernando của cô biết, khiến Fernando điên tiết, đòi lụi cho lão Luis một dao, làm Alicia phải can ngăn hết lời!  

 

Fernando cũng làm cô thất vọng.. Được cái to con và đẹp trai nhưng Fernado cũng chẳng có nghề ngỗng đàng hoàng, ngoài chuyện lang thang trong mấy hộp đêm bán cocain, gặp cô ở đâu, và bất cứ lúc nào, cũng loay hoay đòi làm tình, mặc cho cô cự tuyệt! Fernando đòi quá nên cô cũng muốn chiều anh ta một lần, thế nhưng cái tối đó ở phiá sau nhà, Fernando hì hục mãi mà chỉ làm cô đau chứ chẳng thích thú gì, từ đó không bao giờ cô cho anh ta đụng vào người, và có gặp nhau cũng nhạt nhẽo lơ là. Đời sống chẳng có gì vui nếu Julian không về đây lập xưởng, và cô được tuyển dụng làm thợ, ngồi vặn mấy con ốc nhỏ li ti của một bộ phận kiểm soát tự động tưới nước sân cỏ. Lương bổng không nhiều nhưng cũng đủ cho cô chi tiêu, và một ít dành cho mẹ.  

Mới đầu cô cứ tưởng Julian là 'big boss' vì thấy Julian một mình điều khiển mọi việc.. Sau này gặp người đàn ông đó lái chiếc Mecedes từ Mỹ sang, Alicia mới biết Julian cũng chỉ là người làm công cho ông ta, nhưng là người làm công rất nhiều quyền hành, và Alicia cũng như bất cứ nhân viên nào cũng không dám làm mất lòng, nếu không muốn mất việc, mà công việc thì rất khó kiếm ở cái thành phố xô bồ này.
Julian chỉ chiếc ghế cạnh bàn:
      -     Ngồi xuống đó. Tao cần cho mày biết rõ thêm điều này.  
Alicia e dè ngồi xuống, và Julian bắt đầu nói về cái biệt thự mà người đàn ông đó đang ở, chiếc xe hơi nhỏ ông ta sẽ mua cho cô, và nhất là món tiền hàng tháng gấp mấy lần số lương cô đang làm để tùy cô chi tiêu
hoặc giúp đỡ gia đình. Alicia vẫn cúi đầu ngồi yên. Tất cả giống như là giấc mơ từ ngày cô mới lớn.  Đầu óc cô bồng bềnh, chẳng biết mình đang nghĩ gì, và cô giật mình khi Julian hắng giọng như đe dọa:
      -     Sao? Mày bằng lòng chứ?   
Alicia ngửng lên nhìn Julian, cô ngập ngừng vài giây, nhưng rồi bỗng nhiên cô bình tĩnh, như thể là cô vừa mua một món hàng:
      -     Vâng. Xin ông sắp đặt cho tôi.
 

***

Từ ngày Alicia dọn vào biệt thự, xa cái ngõ hẻm nơi cô chui rúc với gia đình để sống với người đàn ông đó, cô không phải xuống xưởng làm việc nữa. Hàng ngày cô quanh quẩn trong nhà đợi ông ta về. Cô vẫn không    hiểu hết những gì ông ta nói, và thường chỉ trả lời ông ta bằng nụ cười. Trừ khi say rượu, lúc nào ông ta cũng dịu dàng, tiếng nói đầm ấm, ánh mắt khoan hoà, và bàn tay mềm mại mỗi lần ve vuốt trên da thịt làm cho cô nổi gai. Hầu như đêm nào ông ta cũng làm tình với cô. Ông ta từ tốn và nhẹ nhàng chứ không vũ bão như Fernando, thế nhưng lần nào thân xác cô cũng rung động, và cô thiếp đi trong vòng tay ông ta với cái cảm giác ấm áp từ thân hình rắn chắc nóng hổi của người đàn ông xa lạ nhưng càng ngày càng thấy thân quen.
    
Thỉnh thoảng ông ta về muộn, say lúy túy, nhưng vẫn đủ sức nhấc bổng cô bằng hai tay trong lúc miệng hát nghêu ngao thứ tiếng xa lạ mà cô chưa nghe thấy bao giờ. Khi ông ta ngã lăn ra ngủ Alicia lắc đầu, mỉm cười, cố gắng cởi giày và đặt thân hình ông ta ngay ngắn trên giường, đắp cho ông ta chiếc khăn ướt trên trán, và lặng lẽ nghiêng người nằm bên, để bàn tay trên ngực ông ta, ngay chỗ trái tim. Nhiều lúc cô muốn biểu lộ tình cảm phức tạp của mình với người đàn ông mà cô đã bắt đầu thương yêu nhưng chỉ biết thì thầm " I love you". 
    
Alicia chưa quên cái ngõ hẻm tối tăm và gian nhà chật hẹp nhưng mỗi tháng cô cũng chỉ trở về một lần ngắn ngủi, trao cho mẹ cô một ít tiền.  Cô không bao giờ ngồi xuống bực thềm chuyện trò với hàng xóm như cô vẫn làm như xưa. Dù rằng chưa sang Mỹ, nhưng rồi sẽ có ngày, Julian đã nói với cô ta thế, và cả ông ta nữa, cô đã hỏi bằng thứ tiếng Anh nhát gửng sau một lần yêu nhau giữa ban ngày, và ông ta đã ôm cô thật chặt: "Sure, honey".
 
Buổi tối thật êm đềm trong phòng khách. Alicia dựa người vào Kiên, ngập ngừng báo tin là cô đã có thai. Kiên giật mình, hất Alicia khỏi bờ vai:
      -     Chắc không?
      Nhìn ánh mắt bất thường của Kiên, Alicia dụt dè:
      -     Dạ.
     Kiên mím môi gằn giọng hỏi lại một lần nữa làm Alicia luống cuống liên tiếp gật đầu. Kiên hét lên, đấm mạnh tay xuống chiếc bàn coffee:
      -     Không thể như thế được. Mày ngủ với thằng nào?
Kiên nói câu này bằng tiếng Việt nên Alicia không hiểu, cô vừa ngơ ngác vừa sợ hãi, thu mình gọn lỏn vào một góc sofa. Kiên nhìn Alicia, đôi mắt toé lửa, giận dữ nắm hai vai Alicia lay mạnh:
      -     Nói! Tell me. Thằng nào? Who's the guy?    
Alicia bật khóc. Cô không biết Kiên đang nói gì, chỉ nhìn Kiên van lơn.
Kiên hằn học buông tay, nhìn Alicia một cách khinh bỉ rồi nhấc điện thoại gọi cho Julian:
      -     I need to see you. Now!
      -     ….
      -     Don't "what's up" me! Bring your ass here!
     Chưa bao giờ Kiên nói với Julian một câu bất lịch sự như vậy, nhưng Kiên không dằn được cơn giận dữ của mình. Mẹ kiếp! mình bao bọc cả nhà nó, đối xử với nó hết lòng như vậy mà nó nỡ lòng nào lừa dối mình, cho mình mọc sừng! Bộ mày bắt tao nuôi con thiên hạ nữa sao! Tao bắn đạn blank, có con thế đếch nào được. Thằng Julian khốn nạn nữa, hết người rồi hay sao mà mày kiếm cho tao con điếm này!  

Julian chẳng cần bấm chuông, mở cửa lao vào nhà như cơn gió. Cha này sao hôm nay giở chứng, không biết có chuyện gì mà hét lên gọi mình lúc này! Nhìn Kiên đầu cúi gầm đi đi lại lại trong phòng khách, và Alicia nước mắt đầm đìa thu mình trên ghế, Julian tặc lưỡi! Hoá ra là chuyện này. Cứ tưởng à chuyện làm ăn trục trặc chứ, hoặc là ông ta đã biết những gì mình làm ... Hừm, chuyện yêu đương vớ vẩn thì có gì đáng lo, làm mình phải bỏ bữa ăn tối với gia đình. Cha này nhiều lúc tức cười thật!
      Kiên thấy Julian là đã muốn hét lên nhưng cố cầm lòng chỉ Alicia, cao giọng:
      -     Mang nó đi. Tao không cần một con điếm.
      Julian nhỏ nhẹ:
      -     Bình tĩnh đi. Nói cho tôi nghe chuyện gì đã xảy ra nào.
Còn gì nữa mà nói. Kiên vắn tắt cho Julian biết là Alicia đã có thai, và Kiên không phải là tác giả cái bào thai đó. À ra thế, Julian lắc đầu mỉm cười. 
Kiên ngạc nhiên nghĩ thầm, bộ tao rỡn với mày sao mà mày nhe răng ra cười. Kiên định to tiếng nhưng Julian đã ra dấu cho Kiên ngồi xuống ghế:   
-     Tôi không nghĩ là cô ta lừa dối ông, nhưng xin cho tôi nói chuyện với cô ta trước đã.    

Julian tiến lại gần Alicia, hỏi một câu gì đó bằng tiếng Spanish mà Kiên không hiểu, chỉ thấy Alicia oà khóc và lắc đầu lia lịa. Cô nức nở nói với Julian như trần tình trong lúc Julian đứng chống nạnh gật gù.
Khi thấy Alicia đã yên lặng cúi đầu khóc dấm dứt, Julian mới vỗ nhẹ lên vai cô ta an ủi, và quay người lại nói với Kiên.  
-     Alicia nói là từ ngày sống với ông cô ta không gặp một người đàn ông nào cả, và tôi tin cố ấy. Có lẽ ông không biết nhưng tôi cũng lo sợ là những chuyện không tốt đẹp có thể xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của ông và của công ty, nên tôi đã xếp đặt, để một đàn em của tôi theo dõi và bảo vệ cô ta rất cẩn thận. Alice cũng không hề gặp lại Fernando. Thằng bé đó có mon men tới nhà này một lần nhưng đã bị người của tôi dần cho một trận, và cấm không cho lai vãng tới đây. Tôi nghĩ nếu cô ta có thai thì đó là con ông chứ không phải ai khác.
      Kiên cau mày, lắc đầu không tin:   
-     Tôi không thể có con được. Hơn thế nữa, đàn em của anh đâu có theo dõi cô ta 24 giờ một ngày.
      Julian mỉm cười:   
-     Một khi tôi đã 'bố cáo' thì không có đứa nào to gan dám lại gần cô ta, nếu không muốn bị cắt gân hay chết dấm dúi ở một chỗ nào đó. Ông tin tôi đi. Cô ta không những đẹp mà còn rất ngoan, so với những người con gái khác ở chỗ này. Còn ông, ông có chắc là ông không thể có con?
      Kiên ngần ngừ:   
-     Anh biết rồi mà. Vợ chồng tôi ăn ở với nhaunhiều năm nhưng vẫn không có con, dù chúng tôi rất muốn. Bác sĩ nói Yến bình thường, như vậy chắc tại tôi.
      -     Ông tuyệt đối tin mấy cha bác sĩ hả?
      -     Hừm! Nhiều cha cũng cà chớn thấy mẹ. 
-     Đó, ông thấy chưa. Không chắc là ông có vấn đề. Biết đâu chẳng là bà Yến!
      Kiên thở dài:
      -     Tôi không biết. Nhưng …
      Kiên ngập ngừng rồi cúi đầu như suy nghĩ một điều gì rất mơ hồ. Julian an ủi :    
-     Ông Kiên, tôi biết ông không hoàn toàn tinnhững gì tôi nói, nhưng xin ông hãy bình tĩnh, chờ đợi một thời gian.
Khoa học bây giờ có thể xác nhận đứa bé có là con ông hay không một cách dễ dàng. Alicia nói với tôi là nó rất yêu ông. Chưa ai tốt với nó như ông cả, nó chỉ muốn ở bên ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi. Hãy lo cho Alicia và đứa nhỏ mà tôi rất tin là con của ông.
      Kiên im lặng một lúc rồi mới thở ra một hơi dài:    
-     Nếu thật sự đó là con tôi thì còn gì vui hơn.
Được rồi, tôi nghe anh. Tôi sẽ kiên nhẫn, tôi sẽ … tôi sẽ … mà thôi, cám ơn anh. Anh có thể ra về.
      Julian đưa mắt nhìn Alicia rồi quay lại nhìn Kiên như chờ đợi. Kiên gật đầu, giang hai tay ra:
      -     Alicia, em lại đây.   
Alicia rụt rè xích lại gần. Cô không hiểu ông ấy và Julian nói gì với nhau bằng tiếng Anh, nhưng khi thấy ông ấy ôm nhẹ bờ vai mình thì cô biết là ông ta không còn giận dữ nữa. Cô đưa tay gạt nước mắt, dụi đầu vào ngực ông ta, để ông ta vỗ nhè nhẹ trên lưng dỗ dành. Julian mỉm cười, giơ tay vẫy chào, chậm trãi bước ra  cửa. Đúng là chẳng ra cái quái gì cả. Mong là mọi chuyện sẽ tốt đẹp để cho mình còn 'làm ăn'.   

Nhìn theo bóng Julian mất hút sau khung cửa, Kiên vuốt tóc Alicia nghĩ thầm. Ừ, đợi sau này thử DNA xem sao. Nếu quả tình đứa nhỏ là con mình thì trời còn thương dòng họ Lê. Mình là con một, mẹ năm nào cũng đi chùa cầu mong có cháu mà mình với Yến chẳng làm sao cho mẹ được hài lòng. Nghĩ tới Yến, Kiên nhè nhẹ thở dài, có chút băn khoăn. Gặp nhau khi còn lêu bêu trong trại tị nạn, sống với nhau cũng đã nhiều năm, từ lúc làm công nhân nghèo đói đến lúc thành lập công ty riêng, kiếm ra tiền bạc, thế nhưng mình vẫn yêu thương Yến và đâu có tiếc Yến cái chi.
Chỉ mong có mụn con cho gia đình đấm ấm trong lúc mình bôn ba kiếm chác chút ít cho tuổi già, thế nhưng tháng năm mòn mỏi mà vẫn chưa có được đứa con nào. Chắc tại mình uống rượu nhiều quá nên bắn đạn blank không hà. Nghĩ cũng rầu thiệt.   

Những ngày gần đây thỉnh thoảng Kiên mới ghé qua nhà, và cũng chỉ ở lại một vài ngày là lại bỏ sang Mễ ngay. Không phải là Kiên đã hết thương yêu Yến, nhưng đôi lúc Yến hay hờn mát, và làm bộ như lạnh
nhạt khiến Kiên thấy khó chịu. Kiên biết là Yến còn yêu mình nhưng Yến không biết tạo ra không khí gia đình để cầm chân những người bận rộn với công việc như Kiên.
    
Xoa nhẹ bờ vai Alicia, Kiên nghĩ thầm, nếu quả tình Alicia có con với mình thì không biết mình ăn nói sao với Yến đây? Xin cô ta chấp nhận chuyện đã rồi vì đứa nhỏ ? Hay là cứ coi như không có chuyện gì xảy ra, cho đến khi Yến biết chuyện rồi tính sau? Kiên thở dài lo âu nhưng chỉ thoáng qua rồi biến mất, khi gò ngực căng phồng của Alicia rướn lên cạ sát vào người Kiên.
 
***
   
Ngày đó Yến không mấy hài lòng khi Kiên báo tin là Kiên sẽ dời xưởng sản xuất đồ nhựa sang Mexico. Cô hỏi lại:
      -     Anh nói sao? Anh định 'move' xưởng đi đâu?
      Kiên lập lại:
      -     Qua Mễ.
      Yến thắc mắc: 
-     Hãng đang làm ăn phát đạt, tự nhiên sao lại
tính 'move' xưởng sang bên đó làm gì?
      Kiên đặt mạnh ly cognac lên bàn, vung tay, giọng nói đã có vẻ lè nhè:    
-     Em không biết nhìn xa trông rộng gì hết trọi!
Ở đây mình cũng mượn Mễ, qua đó cũng là mấy 'thằng' Mễ chạy máy cho mình mệt nghỉ. Khác nhau là ở đây mình trả tụi nó muời mấy đồng một giờ, ở bển chỉ vài đồng thôi. We'll save a lots!  
-     Qua đó lạ nước lạ cái, mà nghe nói họ cũng nhiều luật rừng lắm, không biết mình làm ăn được không. Rồi hàng sản xuất xong phải mang về Mỹ bán, tốn thêm tiền chuyên chở. Anh tính kỹ chưa? Sao em ngại quá.
      Kiên ôm vai Yến vỗ về:    
-     Mọi chuyện đã có Julian lo hết. Nó là thổ công bên đó, 'cớm' nào nó cũng quen. Hiện giờ mình vẫn giao cho nó điều hành mọi chuyện sản xuất, và nó làm ngon lành. Qua bển là đất của nó, hãng mình còn có cơ hội phát đạt hơn.. Tijuana cũng gần xịt à, hàng mang vào Mỹ không chịu thuế, và chuyên chở cũng rẻ rề ! anh và anh Tân cũng đã qua thăm thú bên đó cùng với Julian. Em đừng lo mấy chuyện nhỏ đó cho mệt!
    
Tân vừa là bạn thân, vừa là người hùn vốn mở công ty, và cũng là người rất đàng hoàng nên Yến tạm yên lòng, thế nhưng tháng năm trôi nhanh với những buồn phiền …Yến lặng người khi nghe Tân báo tin là Kiên đang nằm bệnh viện và đang ở trong trạng thái nguy kịch. Hơn năm trước đây cũng là Tân mang tin về cho Yến biết là Kiên đã có con với một cô gái Mễ và đã làm đám cưới với cô ta ở bên đó. Yến đã khóc hết nước mắt, đã đau buồn không muốn sống nếu như không có bạn bè và chị Trang khuyên can.

Khi cơn đau đã dịu, niềm giận hờn dâng cao, Yến đã bán căn nhà đang ở, cắt đứt mọi liên lạc với gia đình Kiên, và từ chối bất cứ một lời xin lỗi và một sự đền bù nào từ con người mà Yến đã từng yêu thương thiết tha. Di chuyển về một tỉnh nhỏ, trở về nghề bank teller cũ, Yến ẩn mình, lặng lẽ gậm nhấm nỗi buồn dường như không bao giờ phai. Vợ chồng Tân thỉnh thoảng điện thoại thăm hỏi, nhưng ít khi nhắc tới Kiên vì sợ khơi thêm nỗi buồn, cho đến lúc này.
 Yến hỏi yếu ớt:
       -     Tai nạn hả anh Tân?
      -     Đột qụy chị a. Từ năm ngoái anh ấy đã có triệu chứng đau tim.
 Yến thở dài:
      -     Mang về Mỹ hay điều trị tại Mễ?   
-     Anh ấy ngất xỉu trong lúc lái xe trên freeway 5 cùng với tôi. May mà không xảy ra tai nạn giao thông. Chắc chị không biết chứ thực ra thì xưởng đã 'move' trở về Mỹ vài tháng rồi. Anh Kiên đã mang vợ con về sống với bà cụ từ lâu.
      Yến ngạc nhiên:
      -     Sao vậy?
      Tân thở dài:    
-     Chuyện dài lắm, nhưng vắn tắt là chúng tôi bị Julian lừa. Khi xưởng còn ở Mỹ, Julian tỏ ra là người rất trung thành và có khả năng điều hành nên được anh Kiên tin tưởng hoàn toàn. Chính Julian đã khuyên anh Kiên di chuyển xưởng sang Mễ như chị đã biết. Năm đầu ở bên đó công việc quả có phát đạt hơn, nhưng dần dần lợi tức càng ngày càng đi xuống, một phần vì thị trường nhà cửa ứ đọng, hàng bán ra chậm, nhưng một phần là do Julian ăn chận, thông đồng với các nhà thầu cung cấp vật liệu, nhận ít nhưng vào sổ sách nhiều. Khi chúng tôi phát giác ra thì đã quá chậm, Julian xin thôi việc, xúi dục và ép buộc công nhân đình công, toa dập với chính quyền bên đó làm khó dễ nên chúng tôi chỉ còn mỗi cách là dọn về Mỹ. Bây giờ Julian đã lập hãng riêng ở bên đó để cạnh tranh với chúng tôi.
 
Ngừng một lát để lấy hơi, Tân buồn rầu kể tiếp:    
-     Công ty lúc này chỉ còn cái xác không, nợ nhà băng khá nhiều, sớm muộn gì rồi cũng sẽ phải tuyên bố phá sản. Đây cũng là một lý do buồn phiền gây ra căn bệnh của anh Kiên.
      Yến nói nhỏ với chính mình:
      -     Thật không ngờ được.
      Tân đứng lên:
      -     Dù sao thì cũng xin chị tha thứ và ghé thăm anh ấy. Sợ rằng …
      Tân thở dài không nói hết lời. Yến buồn bã gật đầu:    
-     Vâng. Đã lâu rồi tôi không còn oán hận. Bây giờ Kiên… anh Kiên hiện giờ nằm đâu?
      -     Bệnh viện Newport Beach chị ạ. Phòng 213.
      Tân đứng lên:   
-     Rất tiếc là phải báo tin không vui. Mong chị đừng buồn. Xin phép chị tôi về.
      Yến cũng thẫn thờ đứng lên:
      -     Cám ơn anh đã đến báo tin.    
Khi xe Tân đã lăn bánh, Yến đóng cánh cửa, dựa lưng vào tường, nước mắt ứa ra. Khổ thân anh. Có bao giờ anh nghĩ tới em như em đang xót xa vì anh lúc này? Yến gạt nước mắt nhủ thầm, cũng đã khuya rồi, mai em sẽ vào thăm anh.  Dù sao đi nữa thì em cũng không bao giờ quên những ngày hạnh phúc bên anh.
      Gần sáng Yến mới thiếp đi thì tiếng điện thoại reo. Tiếng Tân gần như nghẹn ngào:
      -     Anh ấy 'đi' rồi.
      Yến thẫn thờ buông điện thoại, nước mắt trào ra, và bật khóc như là trẻ thơ.
 
***
   
Mọi người đã ra về, chỉ còn lại một người đàn bà và một cô gái bồng đứa bé trai vẫn đứng cúi đầu. Alicia vẫn thút thít khóc. Yến đứng lặng câm, dòng nước mắt đã khô cạn nhưng đôi mắt nhạt nhòa. Thời gian hình như cũng đứng yên cho đến lúc Yến khẽ gọi:
      -     Alicia!
      Cô gái lau nước mắt, e dè nhìn Yến:
      -     Dạ.  
Yến tiến lại gần, đưa tay vuốt tóc đứa bé đang ngái ngủ trên tay mẹ làm nó giật mình ngửng đầu đưa mắt nhìn người đàn bà xa lạ. Thằng bé giống Kiên như đúc, cũng đôi mắt sáng, cũng làn da trắng và cái mũi cao. Yến lại thấy tim hình như nhói đau, cô đưa hai tay ra:
      -     Tôi bồng cháu một chút được không?   
Alicia gật đầu trao đứa bé cho người đàn bà mà cô biết là có một thời cô rất lo sợ là Kiên sẽ bỏ cô để trở về với bà ta. Yến ôm thằng bé vào ngực, ngả đầu cho má chạm vào làn tóc mềm của nó, và nghĩ tới người đàn ông cô đã yêu thương. Đứa bé rất dạn dĩ, mở to mắt nhìn và đưa bàn tay nhỏ mân mê cái khoen vàng trên tai Yến. Alicia lặng lẽ đứng nhìn, một lúc thật lâu Yến mới hỏi:
      -     Alicia, cô có ý định trở về Mexico hay không?
      Alicia cúi đầu:
      -     Tôi cũng chưa biết nữa.
Yến hôn nhẹ lên má đứa bé, trao nó lại cho Alicia cùng với tiếng thở dài:
      -     Ở lại đây đi, Alicia. Đất nước này bây giờ là quê hương chúng mình rồi.  
Alicia không nói, ôm chặt đứa con, mắt vẫn nhìn xuống đất. Yến lục tìm trong ví, trao cho Alicia business card của nhà băng nơi Yến làm việc:
      -     Cô chăm sóc đứa bé cẩn thận. Có gì cần cứ gọi tôi.
Alicia đã bớt ngại ngùng, đưa tay đón tấm danh thiếp, ngước mắt nhìn Yến:
      -     Cám ơn bà.
      -     Không có gì, Alicia. Chào cô tôi về nhé.
      -     Dạ. Chào bà.  
Yến đưa mắt nhìn phần mộ của Kiên thêm một lần trước khi quay đi. Bầu trời mây đen xám, gió buổi chiều gây gấy lạnh, mùa đông Cali lại sắp về. Yến kéo cao cổ áo khoác, vòng tay ôm bờ vai. Kiên ơi ngủ yên nhé, em không giận anh nữa đâu. Em cũng có lỗi vì không cho anh được đứa con. Mẹ buồn vì mất anh nhưng dù sao cũng có cháu để ẵm bồng. Anh có linh thiêng xin phù hộ cho mẹ, cho con, cho Alicia.. Em đã có phận mình, đừng lo cho em. Lúc nào em cũng yêu anh, anh biết không.   

Giọt nước mắt lại ứa ra, Yến quay lại nhìn về hướng ngôi mộ. Alicia vẫnôm con đứng đó, một mình với hàng cây lá đã thay màu trong nắng chiều nhạt nhoà./.
 
Trần Quang Thiệu
January 6, 2009
Sitio Caballero

Sống Chung Với Tuổi Già - Lương Thái Sỹ

Ai cũng tới lúc già đi, hãy sẵn sàng “sống chung với tuổi già”. (minh họa: Unsplash)

“Ôi cái bụng bự của tôi”, “Dạo này cứ 3, 4 giờ sáng là thức”, “Giời ạ, cứ nhớ trước quên sau, hay bị mất trí nhớ rồi ta!”… Đó là dấu hiệu bạn đang bước vào quá trình lão hóa.

 Sanh-lão-bệnh-tử, bình thường, ai cũng phải qua bốn bước. Vậy bạn phải chấp nhận tuổi già sẽ ập đến.

 Bao nhiêu người trong chúng ta muốn có một hướng dẫn đáng tin cậy với bằng chứng cụ thể về quá trình lão hóa, khi cơ thể và tâm trí sẽ thay đổi theo tuổi già và cách thích ứng với “bình thường mới”? Đó là một thách thức lớn. Lý do, quá trình lão hóa làm thay đổi con người diễn ra dần dần qua nhiều thập niên và được định hình bởi hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi cá nhân; khu vực sống, cách sống và các yếu tố khác nữa.

 Ngoài ra, dù chúng ta có các vấn đề sinh lý chung khi già đi, nhưng không theo cùng lộ trình mù mịt phía trước. Bác sĩ Rosanne Leipzig, phó Chủ tịch giáo dục tại Khoa Lão khoa và Y học Giảm nhẹ Brookdale tại Trường y Icahn School of Medicine ở Mount Sinai, New York, nhận định: “Những thay đổi có thể dự đoán được không nhất thiết phải xảy ra cùng lúc hoặc theo cùng một trình tự. Những người lớn tuổi là nhóm không đồng nhất nhất trong các nhóm tuổi khác nhau”.

 Leipzig, 72 tuổi, đang dành ra toàn thời gian để giảng dạy nội trú và nghiên cứu sinh cũng như khám bệnh cho bệnh nhân vừa xuất bản cuốn sách mới “Honest Aging: An Insider’s Guide to the Second Half of Life” được đánh giá là “Cuộc kiểm tra toàn diện nhất về những gì sẽ xảy ra trong nhiều chục năm khi chúng ta già dần”.

 Leipzig có hai mục tiêu khi viết hướng dẫn này. Thứ nhất là “Để vượt qua tất cả những suy nghĩ tiêu cực về lão hóa”. Thứ hai là “Để giúp mọi người hiểu rằng có rất nhiều điều người già có thể làm trong việc thích nghi với trạng thái bình thường mới để có cuộc sống chất lượng hơn và có ý nghĩa”.

 Khi được hỏi tại sao tựa sách lại có cụm từ “Honest Aging” (Tuổi già trung thực), bà giải thích: “Bởi vì có quá nhiều thứ dạy cách thích nghi với tuổi già là không đáng tin cậy. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên tự nhủ: Già đi chính là ‘mặc định’ của loài người và thừa nhận chúng ta thật may mắn khi có thêm được ngần ấy năm sống với tuổi già”.

 Mức tăng tuổi thọ của con người là phi thường trong thời kỳ hiện đại. Với những tiến bộ trong y học và sức khỏe cộng đồng, số người từ 60 tuổi trở lên đông hơn rất nhiều so với đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, đa số chúng ta đều thiếu hiểu biết rõ ràng về những gì xảy ra với cơ thể mình trong một khoảng thời gian đôi khi rất dài sau tuổi trung niên.

 Khi được hỏi, những câu hỏi nào người lớn tuổi thường hỏi nhất? Leipzig đưa ra một danh sách: Tôi có thể làm gì với cái bụng phệ này? Làm thế nào tôi có thể cải thiện giấc ngủ? Tôi gặp khó khăn khi nhớ tên và đây có phải là chứng mất trí nhớ? Tôi có thực sự cần nội soi hoặc chụp quang tuyến vú không? Tôi nên làm gì để lấy lại vóc dáng? Tôi có cần phải ngừng lái xe?”

 Đằng sau những câu hỏi này là sự hiểu biết kém về những thay đổi ‘không thể tránh khỏi’ về thể chất và tinh thần mà tuổi già mang lại – bà nói và khẳng định – Các giai đoạn lão hóa không thể chia nhỏ theo từng thập niên. Những người ở độ tuổi 60 và 70 có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe và chức năng.

Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (ảnh: Yuya Shino / Getty Images)


Người cao tuổi tập thể dục với tạ gỗ trong sự kiện nâng cao sức khỏe nhân ‘Ngày tôn trọng người cao tuổi’ của Nhật Bản tại quận Sugamo, Tokyo vào ngày 19 Tháng Chín, 2016 ở Tokyo, Nhật Bản. (ảnh: Yuya Shino / Getty Images)

 Thông thường, những thay đổi có thể dự đoán được liên quan đến quá trình lão hóa diễn ra nhiều hơn ở độ tuổi từ 75 đến 85”. Leipzig lên danh sách các vấn đề liên quan đến tuổi tác cần chú ý:

-Người lớn tuổi thường có các triệu chứng khác với người trẻ tuổi khi bị bệnh. Ví dụ, người lớn tuổi bị đau tim có thể khó thở hoặc lú lẫn thay vì đau ngực. Người lớn tuổi bị viêm phổi có thể bị ngã hoặc chán ăn thay vì sốt và ho.

-Người già thường phản ứng khác với người trẻ với thuốc và rượu. Do những thay đổi về thành phần cơ thể và chức năng gan, thận, ruột, người lớn tuổi nhạy cảm hơn với thuốc và thường dùng liều lượng thấp hơn, kể cả các loại thuốc sử dụng đã nhiều năm.

-Người già giảm dự trữ năng lượng. Khi tuổi càng cao, tim hoạt động càng kém hiệu quả; phổi chuyển ít oxy vào máu hơn và cần nhiều protein hơn để tổng hợp cơ. Khối lượng cơ và sức mạnh cũng giảm. Kết quả, người già có ít năng lượng hơn lúc còn trẻ, ngay cả lúc cần nhiều năng lượng hơn để làm các công việc hàng ngày.

-Đói và khát cũng giảm dần. Vị giác và khứu giác của con người giảm sút, khiến món ăn bớt sức hấp dẫn. Chán ăn phổ biến hơn ở người cao tuổi và người già dễ no hơn dù ăn ít hơn. Nguy cơ mất nước tăng lên.

-Nhận thức chậm lại. Người lớn tuổi xử lý thông tin chậm hơn và phải mất nhiều thời gian hơn để hiểu thông tin mới. Đa nhiệm cũng khó khăn hơn, phản ứng chậm hơn và khó tìm đúng từ (đặc biệt là danh từ) hơn. Những thay đổi về nhận thức do thuốc và bệnh tật xảy ra thường xuyên hơn nhưng đa số là bình thường và không phải dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ.

-Hệ thống cơ xương kém linh hoạt. Do các gai ngắn lại, các đĩa đệm ngăn cách các đốt sống cứng hơn và bị nén nhiều hơn, người lớn tuổi thường giảm chiều cao từ 1 đến 3 inch. Khả năng giữ thăng bằng bị giảm do những thay đổi ở tai trong, não và hệ thống tiền đình (một hệ thống phức tạp điều chỉnh sự cân bằng và ý thức về cảm giác). Người già định hướng không gian đường phố kém dần. Các cơ ở chân, hông và mông suy yếu và phạm vi chuyển động của các khớp hẹp dần. Gân và dây chằng không còn khỏe nữa. Té ngã và gãy xương thường xuyên hơn do xương giòn hơn.

-Thị lực và thính giác thay đổi. Người già cần nhiều ánh sáng để đọc hơn người trẻ. Họ khó nhìn thấy đường viền của các vật thể hoặc khó phân biệt giữa các màu gần giống vì khả năng nhận thức về màu sắc và độ tương phản đã suy giảm.

Do những thay đổi ở giác mạc, thủy tinh thể và chất lỏng trong mắt, mắt sẽ mất nhiều thời gian hơn để thích nghi với ánh sáng mặt trời cũng như bóng tối. Do các tế bào lông ở tai trong bị tổn thương nên người già khó nghe hơn, đặc biệt là ở tần số cao. Cũng khó hiểu được câu nói nhanh, câu nói chứa nhiều thông tin hoặc nói trong môi trường ồn ào.

-Giấc ngủ rời rạc. Người lớn tuổi mất nhiều thời gian hơn để chìm vào giấc ngủ và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Để giảm nhẹ các ảnh hưởng trên, Leipzig đề nghị các điều chỉnh người già nên làm.

-Đừng bỏ qua những thay đổi đột ngột trong chức năng vận động mà cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

-Mỗi lần đến gặp bác sĩ, hãy hỏi thuốc đang dùng liều lượng đã phù hợp chưa và có thể ngừng loại thuốc nào.

-Hãy chịu khó vận động thể chất nhẹ.

-Hãy chắc chắn đã ăn đủ chất đạm, uống đủ nước ngay cả khi không thấy khát.

-Giảm bớt đa nhiệm và làm việc theo khả năng của mình.

-Thực hiện các bài tập thăng bằng.

-Hãy kiểm tra mắt hàng năm.

-Dùng trợ thính nếu thấy khó trò chuyện.

-Không tập thể dục, uống rượu và ăn nhiều trong hai đến ba giờ trước khi đi ngủ.

Cuối cùng, “Đừng bao giờ nói ‘không bao giờ’ vì luôn có cách cải thiện tình trạng thể chất và tinh thần khi chúng ta già đi. Vấn đề là bạn phải luôn sẵn sàng sống chung với tuổi già,” Leipzig kết luận.

 

Sưu tầm

Qua Thềm Suy Tư - Đỗ Công Luận

Xâu Chuỗi Ngọc - Sỏi Ngọc



Buổi sáng thứ hai, dù đã 8:00 sáng nhưng tôi còn đang ngủ nướng trên giường, toàn thân

mỏi nhừ vì tối hôm trước, chủ nhật 24/9/2023, tiệc gây quỹ cho bữa cơm tình thương

Montreal và thương phế binh VNCH tại câu lạc bộ Club Dansing- St-Laurent đến 12 giờ đêm mới xong, về nhà loay hoay đử thứ đến 2 giờ sáng mới lên giường ngủ. Tiếng phone reng lên ở đầu giường làm tôi bật dậy:

- Allo…

- Chị Thanh Tâm đây…

- Vâng! Chị Thanh Tâm khỏe không ạ?

- Ôi em ơi, chị phải phone sáng sớm để nói chuyện với em đây, cả đêm chị ngủ mà cứ trằn trọc vì phần người lớn tuổi khó ngủ, phần thì muốn nói chuyện với em sáng sớm để được gặp em, chứ không thì em cứ bận hết việc này đến việc nọ, rồi đi đến tối khuya mới về… Chị phải nói là khen nhóm thiện nguyện Les Perles các em quá, cả bàn ăn ai nấy đều khen ban tổ chức các em thật thành công, thành công mỹ mãn, đồ ăn rất ngon, chương trình văn nghệ thật đặc sắc, bao nhiêu công lao các em đổ vào đấy mà lấy vé vào cửa có 35$ thôi… Cho chị hỏi thật, có lỗ không hả em? Những người trong bàn chị thấy thương các em có lòng làm bữa cơm tình thương cho những người vô gia cư ở Montreal, các em đã sống có tình với quê hương thứ hai cưu mang chúng ta, lại còn nhớ đến những anh thương phế binh VNCH ở quê nhà nữa những người đã hy sinh cho cuộc sống an yên của mình cho cuộc chiến 20 năm tương tàn Bắc Nam..., thật là cả một tấm lòng! Chị phục các em quá!

- Dạ, em cám ơn các anh chị đã bỏ thì giờ tham dự buổi party, cũng đã ủng hộ cho quỹ từ thiện của tụi em, lại còn khen tụi em nhiều quá…

- Chị khen thật mà chứ có phải là nịnh các em đâu!

- Chị thích màn nào nhất hả chị?

Chị Thanh Tâm thao thao bất tuyệt tuôn ra như đã giữ trong lòng quá lâu:

- Thực sự màn nào cũng rất đặc biệt, chị thích nhất là màn múa áo tím Hẹn Hò của các em vớinhững chiếc nón có lá phong màu vàng đỏ, hợp với khung cảnh mùa thu và các em múa thật đều, thật dịu dàng duyên dáng. Bên cạnh đó màn nhạc cảnh Nhớ Người Thương Binh thật cảm động, lấy rất nhiều nước mắt của khán giả đó em. Chị thấy khán giả nhiều người chạy theo cho tiền anh đóng vai TPB bán vé số cho đến khi anh lính TPB quay lưng đi khuất vào trong. Các em làm cho khán giả những ngạc nhiên thích thú từ mục này đến mục khác. Tiết mục đàn tranh cũng rất thú vị nữa. Các em phải mất rất nhiều thì giờ, công sức tập dợt để có được ngày hôm đó.

- Vậy các chị có ra sàn nhẩy khi những ca sỹ hát không ạ?

- Có chứ em, các ca sỹ Montreal mình hát hay quá, đâu cần tốn tiền phải mời mấy ca sỹ ngoại quốc làm gì! Mấy ông bà già này có bao giờ có dịp đi ra ngoài chơi trong những club dansing như thế đâu, nên khi em rủ là anh chị đi ngay, thứ nhất là để ủng hộ mụcđích cao đẹp này, thứ hai là lâu quá rồi chưa hề có văn nghệ nào mà vừa được ăn,  được nhảy, được xem văn nghệ hay như thế, năm sau, chị nhất định phải rủ ông xã và các bạn chị đi đấy, năm ngoái các em làm anh chị cũng đi ủng hộ đó em nhớ không?

- Vâng, anh chị dễ thương quá, lần nào em mời là anh chị đều ủng hộ hết!

- Vì chị biết em và các bạn có lòng làm việc thiện, mình không làm được thì ủng hộ vàgiúp một tay cho các em bằng hiện kim, hiện vật…Mà em ơi! Tên Les Perles nghe hay đó?

 - Dạ chị, tụi em chọn tên Les Perles vì tụi em ví những lòng tốt biết thương cảm cho những người bất hạnh, kém may mắn như những viên Ngọc Trai đẹp mà giản dị với ước mong xâu kết lại thành chuỗi ngọc trai càng ngày càng dài đó chị.

- Thật ý nghĩa khi nghe em giải thích. Vậy năm nay mình gởi được bao nhiêu cho homeless và TPB hả em?

Dạ, tụi em thu được tiền qua việc bán đồ ăn của tổ chức VIETFEST 1/9/23 và bán vé văn nghệ ngày 24 /9/23. Tụi em có làm bản tóm tắt Chi- Thu và tiền lời có biên nhận. Em gửi chị xem nhé.









- Chị nhớ các em còn bán sổ xố, bán xôi, bán bánh bông lan, bán hoa hồng, đấu giá đểlấy thêm tiền cho các anh TPB, chị nhìn thấy mà cảm động quá, các em thật tràn đầy năng lượng tích cực! Thôi để cho em sửa soạn đi làm việc nhé, nói nãy giờ chắc trễ hết công việc em rồi!

Chị chúc các em thật nhiều sức khỏe, gặt hái nhiều thành công trên con đường làm thiện nguyện nhé. Sang năm có làm thì nhớ gọi các anh chị ủng hộ nhe!

Dạ vâng, tiện đây thay mặt cho btc Les Perles, em xin được tri ân tất cả các mạnh thường quân, chủ nhân câu lạc bộ DAN SING Cúc- Cường, ca nhạc sỹ, thân hữu, thiện nguyện viên cùng tất cả các anh chị em bạn hữu đã giúp btc trong việc gây quỹ vừa qua và cũng mãi mãi mong được nhiều sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ những người bất hạnh và kém may mắn ạ.


Montreal, Oct 2023

Sỏi Ngọc