Monday, May 31, 2021

Bà Nó Ơi, Nhớ Lời Tôi Dặn!


Bà nó ơi lúc rày tôi không khỏe

Chẳng lâu đâu chắc tôi sẽ xa bà

Cố gìn lòng đừng đau khổ nhiều nha

Để tụi nhỏ nó xót xa tội nghiệp...!

 

Lúc tôi vắng bà yên tâm sống tiếp

Sức khỏe tôi không còn kịp nữa rồi

Có đau buồn nhớ ít ít mà thôi

Kẻo lại ốm giống như tôi bà ạ...!

 

Sức khỏe mình mới thật là quý giá

Sao lúc này tôi lo quá bà ơi

Ở bên tôi nhớ đừng có xa rời

Tôi sợ lúc qua đời không được gặp...!

 

Bà nhớ nghe khi đông về nên đắp

Tấm chăn bông mặc áo ấm thêm vào

Khi trở trời trái gió lúc ốm đau

Nhớ chăm chút thật nhiều vào đó nhé..!

 

Phải cố gắng bản thân gìn sức khỏe

Mẹ con bà vui vẻ có biết không

Chuyện chẳng vui chớ nên để trong lòng

Nói ra hết sẽ thấy lòng nhẹ nhõm...!

 

Bận chăm sóc nên lúc này bà ốm

Phải ăn nhiều và ngủ sớm chút đi

Buộc phải xa tôi chẳng sợ điều gì

Tội nghiệp bà ít khi con ở cạnh...!

 

Không có tôi chắc bà đây hiu quạnh

Chẳng còn ai khi gió lạnh đêm về

Con ở thị thành bà tận làng quê

Bởi công việc con ít về thăm mẹ...!

 

Bà nhớ nghen phải giữ gìn sức khỏe

Thương cho bà phải quạnh quẽ cô đơn

Tôi mệt rồi đâu nói được gì hơn

Ngủ một chút bà đừng hờn tôi nhé...!


Sưu tầm


Adventures With Dad

Here are a few of them 

Don't leave your child with a clever father!

 A graphic artist living in Germany works from home. His wife leaves their baby girl with him each day as she goes off to work. A few months ago, he got tired of her constantly texting him to check on how he was doing with the baby. So, he started photoshopping responses to text back to her, and they have become a worldwide Instagram sensation.















 

From: Kim Hoa Ba Ba 

Trong Kiếp Đọa Nầy - Đỗ Công Luân

Vụ Trộm "Ngoạn Mục" - Thanh Tịnh

 

Nhiều lúc, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, giả sử trên thế giới này không có phụ nữ thì sao? Sẽ chẳng ra làm sao cả. Đàn ông sẽ thành hùm beo và trái đất thì hoang lạnh vì không có sự sống. 

Chẳng phải ngẫu nhiên mà đàn ông trên cả hành tinh này đều sùng kính phụ nữ. Họ dồn hết chị em về một phe, và đặt tên là Phái Đẹp. 

Quả thật, phụ nữ rất đẹp. Tôi cũng đã đi nhiều, tiếp xúc cũng nhiều. Nhưng tôi chưa thấy một người phụ nữ nào xấu. 

Tất nhiên, vẻ đẹp của họ cũng phụ thuộc một phần vào mắt người ngắm. Có người nhìn đằng trước đẹp. Có người nhìn đằng sau đẹp. Có người lại phải lùi ra thật xa, thậm chí phải nhắm tịt cả hai mắt lại thì ta mới “nhìn” thấy được vẻ đẹp của họ. 

Chính họ đã góp phần cân bằng sinh thái trái đất. Và trong mỗi gia đình, họ như cái điều hoà nhiệt độ. Tất nhiên, điều khiển cái điều hoà đặc biệt này, tốt nhất nên là đàn ông, là chính đức ông chồng, chứ để lão hàng xóm điều khiển thì nguy hiểm lắm.  

Tuy nhiên, điều khiển thế nào lại là cả một nghệ thuật tinh xảo. Tôi sẽ bàn vào một dịp khác.  

Tôi nghĩ rằng, giới mày râu chúng ta có thể tính cách khác nhau, đời sống khác nhau, số phận cũng khác nhau. Nhưng chúng ta vẫn có một điểm chung: Đều là con của hai bà mẹ. Một bà mẹ đẻ ra ta, vất vả vì ta, và một bà mẹ chẳng có họ hàng gì với ta cả. Đó chính là... bà mẹ vợ.  

Trong hai bà mẹ ấy, xem ra bà mẹ vợ lại thiệt thòi hơn. Người phát hiện ra điều này chính là nhà văn Thanh Tịnh. Bác Thanh Tịnh luôn có những nhận xét rất hóm hỉnh và bất ngờ.  

Có lần, tôi mời bác đi ăn phở. Bác bảo: “Thôi, tớ già rồi, còn ăn gì nữa!”. Tôi rất ngạc nhiên. Phở là món ăn thông dụng, cổ truyền, dành cho tất cả mọi người, chứ đâu có cấm các cụ già. Bác Tịnh bảo: “Đi ra ngoài, tớ buồn lắm. Cậu cứ nhìn kia kìa. Trẻ con đi từng đàn. Trai gái đi từng đôi. Còn người già đi từng chiếc một”.  

Rồi bác hỏi: “Vào quán phở, tớ đố cậu, nhìn những người ăn, làm sao có thể biết được mối quan hệ của họ. Ai là vợ chồng? Ai là bồ bịch? Ai đang yêu nhau?”. Tôi bảo: “Phải nhìn vào mắt họ!”. 

“Cậu đúng là thằng dở hơi. Nếu cần ngắm nhau thì ngắm ở chỗ khác. Ai lại đưa nhau vào quán phở mà ngắm – Bác Tịnh cười. Rồi bác giảng giải – Muốn biết chính xác mối quan hệ của họ, phải nhìn lúc họ trả tiền. Đàn ông trả tiền thì dứt khoát họ là bồ bịch hoặc đang yêu. Đàn bà trả tiền thì chắc chắn vợ chồng. Hai bên tranh nhau trả thì chỉ là bạn bè thôi!”.  

Rồi bác bảo: “Con gái mình hoá ra là con người ta cậu ạ. Đến lúc nó lấy chồng thì mình mất con. Đến lúc nó có con thì mình mất nốt vợ. Vì lúc ấy, vợ mình lại phải chăm nuôi cháu ngoại. Cháu bà nội, tội bà ngoại”. 

Quả đúng là như vậy. Mới hay, bà mẹ vợ khổ thật. Cả một đời ki cóp, bòn nhặt, rồi xây đắp hai chục năm, thậm chí hơn hai mươi năm ròng mới xong được một công trình vĩ đại. Đó chính là toà nhan sắc – Cô con gái rượu của mình.  

Tôi có cảm giác bà cụ phải lọc từ bao nhiêu ánh trăng non để làm nên màu da trắng mịn, mát mẻ của cô con gái, phải chắt từ hàng triệu sắc hoa mới tạo thành làn môi tơ nõn của con gái.. Rồi lại phải lấy cả tuổi thanh xuân của mình để chuốt nên sự duyên dáng, hấp dẫn và vẻ đẹp huyền bí của của con.  

Bao nhiêu là công nênh. Vậy rồi đùng cái, một thằng cha ất ơ, lạ hoắc, chẳng có họ hàng, quen biết gì với mình, thế rồi nó đến, nó rước đi mất. Kèm theo cô con gái, còn thêm bao nhiêu “phụ tùng” đi theo: Xe máy, vòng bạc, nhẫn vàng. Có khi còn có cả ô tô, nhà lầu….  

Một đống của nả! Ối giời đất ơi! Rõ thật là mở cửa rước trộm vào nhà!. Đúng là một vụ mất trộm ngoạn mục. Mà thằng trộm này lạ lắm. Pháp luật ủng hộ. cảnh sát vỗ tay hoan hô. Bà mẹ còn sung sướng âm ỉ vì mình đã lo được cho con vu quy trọn vẹn. Thực ra, đấy là vụ mất trộm tưng bừng và ngoạn mục. Đã thiệt đơn lại thiệt kép.

 

Thanh Tịnh

(tặng các ông, các bà có con gái)

Con Cá Nục - Đỗ Duy Ngọc


Hôm trước vô blog của Mặt trời, thấy có hình dĩa cá nục kho ngon quá, chợt nhớ đến nồi cá nục kho của mạ tôi nấu những ngày ấu thơ. Tự nhiên nhiều hình ảnh ngày xưa chợt ùa về. Hình ảnh bữa cơm gia đình thuở trước chợt hiện ra, mâm cơm với 10 anh chị em, với ba mạ, với nồi cá nục kho thơm phức, cay nồng. Sẽ không bao giờ có được hình ảnh như vậy nữa rồi. Ba đã mất hơn 4 năm nay, anh chị em tan tác mỗi người mỗi ngã, người Tây, kẻ Mỹ. Sẽ không sao có được những ngày xưa đã mất. Chiều hôm nay trời đổ mưa, những con cá nục làm liên tưởng quá khứ. Hóa ra hình ảnh cũng tác động vào ký ức của con người.

Có lẽ khi người ta bắt đầu bước qua bên kia của dốc đời, người ta thường ngoái nhìn lại quá khứ, và lúc đó, người ta đã bắt đầu già. Tôi đã bắt đầu nhìn lại và tiếc nuối. Cứ ước ao mình được trở về tuổi nhỏ, tuổi hồn nhiên sống và thản nhiên bước vào cuộc đời một cách thơ ngây. Bởi vậy, tôi rất sung sướng khi gặp lại những người bạn cũ, những người bạn một thời quá nhiều kỉ niệm. Chúng tôi gặp nhau và chỉ nói chuyện ngày xưa, có nhiều chuyện cười nhưng cũng lắm chuyện buồn. Và cũng rất nhiều lần chúng tôi cười với những giọt nước ở khóe mắt.

Chiều nay tháng bảy, bỗng dưng trong cuộc nói chuyện, có ai đó lại nhắc đến con cá nục, vì đây là tháng mà ở miền Trung có nhiều cá nục.
Tôi thích con cá nục từ màu xanh óng ánh rất đặc biệt của nó. Đó là một màu xanh lam lóng lánh pha chút xanh lá. Đó là màu chỉ tìm thấy ở con vật còn tươi roi rói, vừa từ biển khơi được kéo vào bờ. Người làm khoa học thì phân tích đó là màu của chất phốt pho, và họ phân tích là trong 100g cá nục có chứa 216mg chất đó. Nếu đúng như thế thì nếu con cá nục mà ở trên cạn, chắc là trong đêm nó sẽ lập lòe như những con đom đóm, mà như vậy thì quá đẹp, phải không????
Con cá nục không chỉ đẹp ở màu sắc tươi xanh, nó còn là một món ăn rất ngon. Cá nục có thể làm thành nhiều món. chiên, kho nước, kho khô, hấp, làm mắm...Mà món nào cũng ngon, món nào cũng làm cho ta phải chảy nước miếng vì thèm khi hình dung.

Này nhé, những con cá nục chuối, lớn khoảng hơn ngón tay, đem hấp ăn với bánh tráng, rau muống chẻ và chấm mắm nêm hay nước kho sanh sánh cay nồng mùi ớt tươi và ớt bột đò lòm. Mới nói mà đã thấy đã. Quấn miếng cá vào miếng bánh tráng nhúng nước, thêm cọng rau, chấm vô chén mắm, cắn một cái, nhồm nhoàm. Sao mà ngon thế, ngon từ chân răng đến kẽ tóc he...he...Chất bùi của bánh, chất béo của cá, chất dòn dòn của cọng rau, chất mằn mặn mà cay cay của chén nước chấm, tất cả trộn lại thành một hỗn hợp không lẫn vào đâu được.

Này nhé, những con cá nục nho nhỏ, xanh tươi, rửa sạch, ướp với chút nước mắm nhỉ, bẻ vài trái ớt đỏ, chút tiêu, chút đường, ướp cho con cá se se cứng, cho vào nồi kho sềnh sệch, nước kho cá màu hơi nâu đen, nồng nặc mùi ớt và mùi cá dậy mùi thơm phức. Nếu có vài sợi bún. lùa một cái. Đã. Suýt xoa. Mà không thì chén cơm trắng cũng đã, chan miếng nước cá, lùa một miếng với miếng cá ngọt bùi. Ngon. Bây giờ khó tìm lại cái cảm giác đó, dù đủ điều kiện để ăn sơn hào hải vị.

Này nhé, những con nục ướp sương sương, chảo dầu hay mỡ thật sôi, chiên con cá vàng chấm với nước mắm ngon dằm trái ớt đỏ. Miếng cá bỏ vào miệng dòn dòn beo béo. Cũng phải kêu lên một tiếng: Ngon hà...hà...
Dùng cá nục để làm mắm thì người Huế thường làm. Mắm nục nổi tiếng là ngon. Dân chuộng mắm mà chưa nếm được mắm nục do mấy O ở Huế làm thì chưa gọi là hiểu hết nghệ thuật của mắm Việt. Bà Trương Thị Bích, một nghệ nhân ẩm thực của xứ Huế đầu triều Nguyễn đã tóm tắt cách làm mắm nục như thế này: “Nục nhỏ làm nêm lắm kẻ ưa/Đong ngang chục cá, muối hai, vừa/Ghè khô nhận chặt phơi mươi bữa/Gió bay mùi thơm biết chi chưa.”

Lại nhớ đến món cá nục kho thơm, những miếng thơm xắt lát, bỏ kho chung với những con cá nục, chừa lại nhiều nước, nước cá cũng ngon mà miếng thơm cũng ngon không kém.
Mùa hè ở Đà nẵng nóng đổ lửa, buổi trưa húp một miếng canh cá nục nấu với cà chua, bỏ vô chút hành lá cắt khúc, chỉ đơn giản là cá với cà, sao mà nghe mát cả ruột, chẳng cần bột nêm, bột ngọt, cũng chẳng cần nước sốt nước dùng.

Nói chuyện ăn cá mà không nhắc đến mấy trái ớt của miền Trung, hay là loại ớt bột cay xé đít thì là một thiếu sót lớn. Bởi ăn cá mà không ớt thì cũng như ăn sushi mà không mù tạt. Chính những múi cay của ớt đó đã làm cho món cá thêm ngon, dịch vị tiết ra nhiều hơn, nước miếng nhả ra nhiều hơn và miếng ăn thêm thú vị. Mà cũng lạ, đi bốn phương tám hướng, cũng không đâu tìm được loại ớt cay xé lòng và thơm phức như loại ớt của miền Trung. Hèn gì, những tiệm ăn bán món ăn Trung bộ, tiệm nào cũng phải dùng máy bay đem ớt từ ngoài đó mang vào.
Con cá nục với con cá bạc má gần giống nhau, ở Sài Gòn nhiều tiệm bán con cá bạc má mà cứ bảo là con cá nục. Con cá bạc má to hơn và theo nhiều nhà dinh dưỡng thì có nhiều chất bổ hơn cá nục. Nhưng con cá nục vẫn là con cá nục, nó có giá trị riêng và có mùi vị rất riêng.

Mấy hôm nay trời đổ mưa, tháng bảy lại về, đây cũng là mùa cá nục. Viết mấy dòng này từ những ký ức. Và tôi đang thưởng thức món cá nục của ký ức. Nói chuyện con cá nục nhưng lại ngậm ngùi vì thời gian đã đi qua không tìm lại được, không bao giờ tìm lại được nữa những bữa cơm sum họp của ngày xưa.

Tôi đang đi tìm thời gian đã mất qua hình tượng của con cá nục xanh óng ánh, da bóng ngời, những con cá nhìn thấy trong tranh của Nguyễn Trung một thời.
Và cũng từ con cá nục, tôi lại nhớ tuổi thơ đã đi qua, tôi lại nhớ ba tôi, nhớ vô cùng, Ba ơi!!

25.7.2007
DODUYNGOC

Giữ Giùm Thương Nhớ - Trầm Vân

 

Đừng Cố Tìm Sự Hoàn Mỹ

 

Nếu như vào năm 2016, cả thế giới quay cuồng với phong cách sống Hygge của người Bắc Âu thì tới năm 2017, mọi chuyện lại bắt đầu quay về với người Nhật cùng lối sống của Nhật Bản. Khái niệm Wabi-Sabi không còn xa lạ với nhiều người khi nó là phong cách sống có từ khá lâu đời vừa dựa trên học thuyết Zen của Phật giáo Nhật Bản. Thế nhưng, Wabi-Sabi là gì và nó sẽ giúp chúng ta ra sao?
Wabi-Sabi là một phong cách sống giúp chúng ta tìm ra những thứ không hoàn hảo, khiếm khuyết trong cuộc sống, chấp nhận chúng để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.

Để giải nghĩa Wabi-Sabi là điều rất phức tạp bởi nó không để dịch được trực tiếp ra một ngôn ngữ khác. Thế nhưng, tác giả Leonard Koren, tác giả của cuốn sách về Wabi-Sabi cho rằng Wabi-Sabi là vẻ đẹp của 3 yếu tố không hoàn thiện, không vĩnh viễn và không hoàn tất.
Nó hướng chúng ta tới suy nghĩ rằng chẳng có gì hoàn thiện 100%, chẳng có gì tồn tại mãi mãi và quan trọng nhất là chẳng có gì hoàn hảo.

Wabi-Sabi lần đầu xuất hiện vào thế kỉ 15, khi đó con người chẳng có siêu thị, những mặt hàng sản xuất đại trà hay những chiếc bát cả nghìn cái giống nhau như đúc, mọi thứ thời đó đều được làm bằng tay, đều có khuyết điểm. Wabi-Sabi hướng con người tới cái đẹp của những khuyết điểm đó, nhìn ra mặt còn lại của một vấn đề, ví dụ như một ngày trời mưa buồn tầm tã, Wabi-Sabi cũng có thể tìm ra được nét đẹp bên trong nó.

Dù cho mọi thứ có tệ hại tới mức nào, ta vẫn luôn nhìn được nét đẹp bên trong nó và dù cho mọi thứ có hoàn hảo ra sao, bên trong nó vẫn tồn tại những khuyết điểm chết người.
Lấy ví dụ minh họa thì có nhiều người có nếp nhăn ở khóe mắt, trông thì xấu thậm tệ nhưng nó lại là kết quả của khoảng thời gian người ấy cười rất nhiều, hạnh phúc rất nhiều và đó chính là tác giả của những nếp nhăn kia.

Trong cuộc sống bộn bề hiện tại, ai cũng đi tìm thứ hoàn hảo, thứ tuyệt vời, một thứ gì đó ta có thể tự hào mỗi khi nghĩ tới. Thế nhưng, theo triết lý Wabi-Sabi, thứ này không hề tồn tại vì đằng sau vẻ hào nhoáng bao giờ cũng là một sự thật đau lòng.
Ví dụ như bạn cố gắng làm tốt công việc trên văn phòng, mọi thứ tuyệt vời khiến đồng nghiệp ngưỡng mộ, bạn sẽ chẳng có thời gian dành cho gia đình và sẽ không hiểu được sự hạnh phúc gia đình ra sao.

Nếu biết áp dụng Wabi-Sabi, nhìn mọi thứ không hoàn thiện, biết chấp nhận sự thật này ta sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và có cái nhìn rất khác về cuộc sống. Quan điểm của Wabi-Sabi không ép bạn phải chấp nhận hay sống chung với những thứ không hoàn thiện, Wabi-Sabi nói về những thứ không hoàn thiện vì nó là sự thật, nó luôn ở đó và bạn hãy tập làm quen dần với nó đi".

Wabi-Sabi có thể giúp ích gì cho mỗi người?
1. Hiểu rằng trên đời mọi thứ đều không hoàn hảo.
Bước đầu tiên để áp dụng Wabi-Sabi chính là bạn phải làm cho bản thân hiểu trên đời không có thứ gì hoàn hảo, hãy dành thời gian mỗi ngày tìm ra khiếm khuyết, khuyết điểm trong những thứ bạn tưởng chừng tuyệt vời nhất và tìm ra thứ hạnh phúc, tươi đẹp trong những thứ đen đủi, không tốt của bản thân.
Một khi bạn nhìn ra mấu chốt của vấn đề, Wabi-Sabi sẽ bắt đầu giúp ích được cho bạn. Mọi thứ đều không hoàn hảo, chỉ thế thôi.

2. Tối giản hóa cuộc sống, giảm stress và hạnh phúc hơn
Gặp phải chuyện không vui? Kém may mắn trong cuộc sống? Hãy áp dụng Wabi-Sabi và tìm ra vẻ đẹp sau những sự bất hạnh đó, dành cho mình thời gian để biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp sinh ra từ bất hạnh này.
Chân lý của Wabi-Sabi chính là đề cao vẻ đẹp của những thứ độc đáo, từ một vết nứt trên chiếc bình đắt tiền hay một đầu việc bạn làm chẳng ra đâu vào đâu.

3. Tôn trọng bản thân và tôn trọng những gì mình có
Nhớ về ví dụ nếp nhăn bên trên chứ? Đừng lo nếu nó làm khuôn mặt bạn kém hấp dẫn, hãy nhớ rằng nó là kết quả của khoảng thời gian dài hạnh phúc mà bạn có được, nó chính là vẻ đẹp của sự hạnh phúc chứ không phải khiếm khuyết trên cơ thể.

Sưu tầm

Tạ Ơn Đức Phật Thích Ca - Minh Lương

Sunday, May 30, 2021

Nỗi Đau Âm Thầm - Điệp Mỹ Linh


Đang đọc bảng tin ngày 27 tháng 05/2021 của Eric Shawn trên Fox News về US Marine Christopher Ahn – thành viên của nhóm Free Joseon (Free North Korea) – bị Bắc Hàn bắt từ năm 2019, chợt điện thoại của tôi reng. Tôi vội copy link để tý nữa đọc tiếp:

https://www.foxnews.com/us/christopher-ahn-kim-jong-un

Nhất ống điện thoại, tôi “Allo”. Giọng nam từ đầu giây bên kia, nói tiếng Bắc:

-Cho tôi được tiếp chuyện với bà Điệp Mỹ Linh.

-Xin lỗi, ông cho biết quý danh?

-Tôi là Phan Trần Tuấn Châu.

-Làm thế nào ông biết số điện thoại của tôi? Ông cần liên lạc với tôi có chuyện gì?

-Tìm điện thoại của một người tạo được nhiều “dấu ấn” trong sinh hoạt văn học như bà thì không khó chút nào cả!

-Cảm ơn ông. Ông cần liên lạc với tôi về vấn đề gì vậy?

-Tôi muốn liên lạc để mời bà yểm trợ, thành lập Hội Giúp Đỡ du học sinh.

-Ông là du học sinh à?

-Vâng.

-Vậy thì tôi gọi ông bằng anh, được không?

-Vâng. Bà cho phép tôi được gọi bà bằng chị, cho thân mật, nhé!

-Dạ, vâng. Anh học về ngành nào?

-Tôi sắp xong bằng tiến sĩ kinh tế đấy ạ!

-Theo tôi hiểu, du học sinh từ Việt Nam sang đây đều xuất thân từ những gia đình quyền thế hoặc giàu có. Anh cũng vậy, đúng không?

-Vâng. Bố Mẹ tôi là đại gia đấy ạ!

-Thế thì thành lập Hội Giúp Đỡ du học sinh để làm gì?

-Du học sinh rất cần sự giúp đỡ của những người Việt sang Mỹ từ lâu để hướng dẫn du học sinh về cách thức xin học bổng hoặc mượn tiền trả học phí và chỉ bảo giùm về nhiều phúc lộc khác của chính phủ Hoa Kỳ.

-Thế thì anh đã xin được học bổng hoặc mượn được “student loan” rồi, phải không?

-Vâng. Tôi được học bổng toàn phần. Tôi còn xin được “housing” nữa kia!

Không nén giận được nữa, tôi gằn giọng:

-What did you say?

-Ơ, sao bỗng dưng chị nổi giận?

-Bố Mẹ anh ngày xưa khắc vào người “sinh Bắc tử Nam”, rồi xẻ Trường Sơn vào Nam, dùng vũ khí của Nga Tàu và chiêu bài “đánh Mỹ ‘kíu’ nước” để giết hại chúng tôi; tại sao bây giờ anh không sang Nga, Tàu du học mà lại sang Mỹ? Đã vậy, anh còn bảo Bố Mẹ anh là đại gia, thế mà sang Mỹ du học anh lại xin tiền học và “housing” là nghĩa gì?

-Ơ, chuyện đánh Mỹ là chuyện “thế thời thế, thế thời phải thế(1), có “dính dáng” gì đến chuyện học bổng đâu!

-Có chứ sao không.

-Thế con của chị học đại học ai trả học phí?

-Vợ chồng tôi chứ ai.

-Ôi Giời! Thế chị không biết rằng chính phủ Mỹ cho sinh viên tiền hoặc cho sinh viên vay tiền để đi học à?

-Chúng tôi biết rõ các điều đó. Nhưng các điều đó chỉ dành cho những sinh viên thuộc vào những gia đình có lợi tức thấp.

-Thế sao chị không bảo con của chị mượn địa chỉ của bạn bè để chính phủ Mỹ khỏi biết con của chị thuộc vào gia đình có lợi tức cao? Ôi, Giời! Mỹ nó giàu như thế, mình không hưởng thì người khác hưởng, chị biết chứ?

-Luận điệu của anh sao giống y chủ trương của cộng sản Việt Nam (csVN) vậy?

-Giống như thế nào ạ?

-CsVN biết miền Nam chúng tôi giàu có và văn minh hơn miền Bắc nhiều, cho nên, bằng mọi giá, csVN phải chiếm cho được miền Nam. Nếu miền Nam nghèo và dân tình dốt như miền Bắc thì tội gì csVN phải thí cả triệu quân để chiếm miền Nam!

-Ơ, hay nhỉ! Tôi có ý giúp chị để chị tìm được lợi nhuận cho gia đình chị mà sao chị lại giận tôi?

-Tôi không giận anh. Tôi chỉ muốn nhắc để anh nhớ rằng Mỹ không dại đâu; “nó” biết hết nhưng “nó” im lặng. Khi đủ bằng cớ rồi thì FBI hoặc CIA sẽ trưng ra và kẻ gian sẽ “chạy Trời không khỏi nắng”.

-Thế thì Mỹ thâm thật!

Tôi chuyển đề tài:

-Tôi chịu khó nghe anh nói từ nãy giờ; bây giờ anh nghe tôi nói, được không?

-Vâng, tôi nghe.

-Anh biết chuyện cậu học trò Dương Đức Thịnh xúc phạm Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) xảy ra bên Úc, hôm 30-04-2021, hay không?

-Ấy, VNCH đâu còn nữa mà gọi là Quốc Kỳ! Phải gọi là cờ Vàng chứ.

-Anh đang học tiến sĩ mà suy nghĩ của anh còn rất hạn hẹp! Anh nên nhớ, dù lãnh thổ của VNCH – miền Nam Việt Nam – đã bị csVN cưỡng chiếm, nhưng miền đất thân yêu ấy và chính thể VNCH vẫn sống mãi trong lòng chúng tôi; cũng như áo dài là Quốc phục thì chúng tôi vẫn mặc áo dài và vẫn gọi áo dài là Quốc phục và nước Việt Nam vẫn trong lòng chúng tôi. Chế độ csVN chỉ là giai đoạn của bạo lực.

Im lặng. Tôi tiếp:

-Tôi nghĩ, anh và Dương Đức Thịnh là sản phẩm tiêu biểu nhất của nền giáo dục “một trăm năm trồng người” do ông Hồ Chí Minh đề xướng và đảng csVN thực hiện, đúng như câu Ông Bà mình thường nói: “Rau nào thì sâu đó”. Tôi sẽ đổi số điện thoại của tôi. Bye!

Sau những ngày buồn, giận và tiếc cho hành động vô giáo dục, vô văn hóa, vô đạo đức của du học sinh Dương Đức Thịnh và sau khi nói chuyện với Phan Trần Tuấn Châu, tôi chợt nhớ một câu trong bảng tin về anh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ – Christopher Ahn – mà tôi đang đọc trước khi Phan Trần Tuấn Châu gọi tôi. Câu ấy như thế này: “…Ahn could not go into detail about what unfolded inside the embassy for legal reasons but told Fox News he went there because ‘people wanted to be helped. People wanted to choose a better life. They didn't want to live under the regime of North Korea. They wanted something better for their children.’"

US Marine Christopher Ahn là một người Mỹ lai Đại Hàn – tôi nhìn hình và đoán như thế – mà Ahn còn tìm mọi phương cách giúp người dân Bắc Hàn tìm đời sống Tự Do; trong khi Phan Trần Tuấn Châu và Dương Đức Thịnh sang được nước Tự Do thì lại cố tình đạp đổ những giá trị tinh thần cao quý của đất nước Tự Do; cố len lõi/lợi dụng những kẻ hở của Hoa Kỳ để thủ lợi cho riêng  mình!

Tôi trách Dương Đức Thịnh và Phan Trần Tuấn Châu thì ít mà trách nền giáo dục của đảng và người csVN thì nhiều.

Vì dốt nát, không có văn hóa, không có giáo dục và đức dục, cho nên, sau 30-04-1975, người csVN có những hành động ngây ngô, khờ khạo khiến người miền Nam chúng tôi được dịp cười “bể bụng” khi thấy cán bộ csVN và các anh bộ đội cụ Hồ nuôi cá trong…bồn cầu tiêu! Khi bất cẩn hoặc tò mò, đụng nhầm nút nhấn nước, nước rút, cuốn cá theo, thế là anh cán bộ csVN hoặc bộ đội cụ Hồ chửi ầm lên là “Mỹ Ngụy tráo trở, đã tháo chạy mà còn bí mật đặt máy để cướp thức ăn của ‘anh hùng giải phóng’ và ‘bộ đội nhân dân’”!

Khi được người dân miền Nam hỏi ngoài Bắc có “Refrigerator” – tủ lạnh – hay  không? Anh cán bộ hoặc anh bộ đội cụ Hồ “hồ hởi” đáp: “Thiếu gì! Nó… chạy đầy đường!”

Cũng vì dốt nát, không có văn hóa mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc “made in Viet Nam” thành ra “ma ze in Viet Nam”. Người csVN bị “quê xệ”, vội bào chữa cho sự dốt nát của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc như thế này: “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn đùa cho vui.” Nếu thật sự ông Nguyễn Xuân Phúc đùa như thế trước cử tọa thì ông Nguyễn Xuân Phúc cũng phạm lỗi thiếu giáo dục và thiếu đức dục – vì đã xem thường cử tọa!

Sau 46 năm không còn chiến tranh, người csVN cũng vẫn chưa đưa môn Công Dân Giáo Dục và Đức Dục vào học đường. Vì thế, lúc nào người csVN cũng có những hành động rất ngây ngô để che dấu bản tính tự ty mặc cảm của chính họ. Tỷ như trong các lễ hội, hễ thấy điều gì vui là thanh niên và thiếu nữ “nhảy cởn” lên, cùng hô vang “tự hào quá Việt Nam”. Còn Dương Đức Thịnh – sau khi xúc phạm Quốc Kỳ VNCH – thì lộng ngôn, tự cho là cậu ta đại diện cho hơn 90 triệu dân Việt Nam để thực hiện hành vi côn đồ đối với Quốc Kỳ VNCH!

Chống đối Quốc Kỳ VNCH chỉ có người csVN và một phần người dân miền Bắc; số người Việt Nam còn lại, không biết bao nhiêu người từng hát Quốc Ca và mắt hướng về lá Quốc Kỳ vào mỗi sáng thứ Hai, tại các trường học; số người này không thương quý Quốc Kỳ VNCH thì thôi chứ số người này không thù hận Quốc Kỳ VNCH.

Từ ngày đủ hiểu biết cho đến nay, tôi không thể nhớ được bao nhiêu học sinh miền Nam được du học ngoại quốc. Tôi chỉ nhớ hai người bạn cùng học lớp B4 với tôi tại trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang được du học Bỉ và Nhật.

Theo các bạn B4 cho biết, người bạn sang Nhật du học thiên cộng từ khi còn học lớp B4 tại trường Võ Tánh với chúng tôi. Sau khi sang Nhật, chàng cựu học sinh lớp B4 này sinh hoạt với nhóm sinh viên csVN. Và trong số sinh viên miền Nam du học tại Nhật cũng có một số là sinh viên thiên cộng.

Thế mà anh bạn cựu học sinh lớp B4 với chúng tôi, cũng như không biết bao nhiêu sinh viên miền Nam du học, có thiện cảm với csVN, chưa sinh viên nào có hành động nông nổi, mất dạy như hành động của cậu học trò Dương Đức Thịnh – dù đối với Quốc Kỳ VNCH hay là đối với cờ đỏ sao vàng của csVN.

Tại sao?

Tại vì nền giáo dục miền Nam Việt Nam đã đặt nặng vấn đề Đức Dục và Công Dân Giáo Dục trong học đường ngay từ các lớp tiểu học.

Chính chương trình Công Dân Giáo Dục và Đức Dục trong học đường tại miền Nam Việt Nam đã tạo nên người công dân lễ độ, biết liêm sĩ, biết khiêm tốn và biết  tự trọng; tạo nên nhân cách oai phong và quân kỹ của người Lính VNCH – một nhân cách vượt trội, hơn hẳn hành động lén lút, rụt rè, lẫn trốn và đôi mắt láu liên của anh bộ đội cụ Hồ.

Mỗi khi đề cập đến người Lính VNCH không thể nào tôi không nghĩ đến Thương Binh VNCH.

Trong lần phát biểu cảm tưởng tại đại hội Cựu Quân Nhân Quân Lực VNCH, tôi đã nói: “…Ngày xưa, Pháp đô hộ Việt Nam, nhưng hình ảnh anh Thương Binh lại nên thơ như trong ca khúc Ngày Trở Về của Phạm Duy:

‘… Ngày trở về có anh thương binh
Chống nạn cày bừa,
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…’


Bây giờ, anh Thương Binh VNCH không thể ‘chống nạn cày bừa’, vì đất do Bố Mẹ của Anh để lại đã bị csVN chiếm đoạt. Anh Thương Binh phải lê lết tấm thân tàn trên hè phố, trong nhà lồng chợ, trước các tiệm ăn hoặc bên những đống rác đầy ruồi bọ để kiếm ăn! Miếng cơm của anh Thương Binh bây giờ không phải là ‘nắm cơm ngon’ mà là nắm cơm thừa! Anh Thương Binh đã ăn cơm thừa, uống nước vũng thì làm thế nào Anh có được ‘con trâu xanh’ để nó ‘hết lòng giúp đỡ’? Bố Mẹ của anh Thương Binh cũng không thể ‘lần mò ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ’; vì Bố Mẹ của anh Thương Binh đã chết tại một vùng kinh tế mới khô cằn nào đó!...”


Giữa lúc lòng tôi xót xa vô bờ vì nghĩ đến những mảnh đời cùng thời đại với tôi đã bị “rách nát” vì chiến tranh, nay vẫn còn bị người csVN trả thù một cách tàn độc, tôi thấy email vừa vào Inbox của tôi.

Vào Inbox, mở email, thấy dòng chữ “Cứu Trợ Thương Binh VNCH”, tôi vui hẳn lên. Từ từ đọc tên từng vị mạnh thường quân và số tiền các vị này góp lại để giúp một số Thương Binh VNCH, tôi thầm phục những người giàu lòng bác ái này.


Kéo “con chuột” xuống để đọc tiếp, thấy hình của từng anh Thương Binh VNCH – với nhiều thương tật khác nhau trên những tấm thân già yếu – tôi không thể nén được tiếng thở dài!

Giữa khi tâm hồn tôi tràn ngập niềm thương cảm dành cho những mảnh đời bất hạnh này, mắt tôi bỗng mở lớn, đầy ngạc nhiên và tức giận khi thấy hai tay của mỗi anh Thương Binh VNCH phải cầm một tờ giấy lớn, để ngang ngực. Trên tờ giấy lớn, tôi thấy: Hàng trên ghi rõ tên họ của mạnh thường quân, từ Mỹ, được viết lớn và đậm; tiếp đến là tên của anh Thương Binh và số tiền anh Thương Binh nhận – $500.000 tiền Việt Nam và một bao gạo 15 ký. Gương mặt của anh Thương Binh nào cầm tờ giấy để ngang ngực trông cũng đau đớn như đang gánh chịu cực hình!


Đối với tôi, tặng một số tiền và hiện vật – không cần biết giá trị là bao nhiêu – cho bất cứ một người nào rồi buộc người đó phải cầm tờ giấy đề cao cá nhân của mạnh thường quân, rồi chụp hình, là một hành động sĩ nhục chứ không phải là hành động từ thiện!


Tôi không nghĩ rằng quý vị cố tình công khai phổ biến trên các diễn đàn những tấm ảnh có vẻ như sĩ nhục Thương Binh VNCH. Nhưng tôi vẫn phải viết ra những điều làm xót lòng tôi, để mong rằng, từ nay, sẽ không ai “rơi” vào “vết xe đổ” do quý vị tạo nên đối với Thương Binh VNCH – những người đã đích thực góp một phần cơ thể để giữ vững miền Nam trong suốt 21 năm!  

 

ĐIỆP MỸ LINH

https://www.diepmylinh.com/

1.- Ngô Thì Nhậm

Tiễn Biệt Tháng Năm - Đỗ Công Luận

Saturday, May 29, 2021

Ngày Về - Hàn Thiên Lương

19 Mẹo Tâm Lý Giúp Bạn Sống "Dễ Thở" Hơn

 

1. Khi muốn từ chối một ai đó nhưng lại không muốn từ chối quá thẳng thừng, áp dụng nguyên tắc có - không - có.

Ví dụ: Khi bạn nhận được lời mời dùng bữa tại nhà hàng. Với nguyên tắc có - không - có, lời từ chối có thể như sau: "Nghe nói đồ ăn và dịch vụ ở nhà hàng này rất ok, mình muốn đến nhà hàng này từ lâu rồi nhưng chưa có dịp (có). Mình mà không có hẹn từ trước (không) thì mình đã đi ngay với cậu rồi (có).

2. Khi muốn góp ý, phê bình về khuyết điểm của ai đó, hãy nói về ưu điểm của họ trước. Khi họ đã đủ thấy vững vàng sau những lời khen, những lời chê bai sẽ không khiến họ thấy tồi tệ mà tạo cho họ động lực sửa đổi những nhược điểm.

Ví dụ: "Bài diễn thuyết của bạn rất sáng tạo, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm thế cũng như nội dung trình bày. Tuy nhiên, nếu thay đổi một vài điểm trong bài thuyết trình thì bài thuyết trình của bạn sẽ hoàn hảo. (...)

3. Không trực tiếp ngắt lời người khác khi đang trò chuyện. Nếu bạn muốn chuyển đề tài, hãy ngắt lời bằng cách khác.

Ví dụ: "Mở cửa sổ ra hơi lạnh nhị, để mình đóng cửa sổ lại." Sau khi bạn đóng cửa sổ và quay trở lại, hãy bắt đầu luôn bằng một đề tài mới.

4. Luôn để người đối diện nói hết câu rồi mới đến lượt mình, họ cũng sẽ dành cho bạn sự tôn trọng tương tự dù họ không có thói quen đó đi chăng nữa.

5. Nếu bạn không muốn nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện, hãy nhìn vào giữa lông mày họ, vẫn tạo cảm giác là bạn đang nhìn vào mắt họ.

6. Khi bạn muốn một người nói liên tục, hãy đảo mắt theo hình tam giác, nhìn vào một mắt của đối phương, đảo sang mắt còn lại, rồi nhìn xuống miệng. Khi bạn muốn đối phương ngừng nói, nhìn theo hình tam giác ngược lại: mắt - mắt - trán.

7. Hãy điều chỉnh nhịp thở giống với nhịp thở của người mà bạn ngưỡng mộ, điều đó sẽ giúp người đó có thiện cảm với bạn hơn và đỡ lộ liễu hơn bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ.

8. Nếu bạn tỏ ra phấn khích khi gặp ai đó thì dần dần họ sẽ cảm thấy phấn khích khi gặp bạn mà không biết tại sao.

9. Bí quyết để tự tin là nghĩ rằng tất cả mọi người trong phòng đều thích bạn.

10. Hãy nhắc tên người bạn vừa quen trong cuộc trò chuyện, hoặc gọi họ bằng tên, điều này sẽ tạo cảm giác thân thiết cho đối phương.

11. Khi bạn tập trung vào những thứ khiến bạn cảm thấy giận dữ hoặc khó chịu, bạn có thể tránh được một số cảm giác khác như sợ hãi hoặc buồn đi vệ sinh.

12. Nếu như bạn đánh răng ngay lập tức thì sẽ không cảm thấy đói nữa.

13. Nếu muốn đối phương đồng ý với mình, trước tiên hãy 

làm đối phương đồng ý với các câu hỏi phụ, rồi mới đến câu hỏi chính.

14. Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, máu sẽ dồn xuống chân, do bản năng phòng vệ từ xưa, chuẩn bị sẵn sàng cho việc chạy trốn. Bằng việc chạy bộ nhẹ nhàng một khoảng cách, máu được phân tán đều khắp cơ thể, giúp thư giãn và thả lỏng, đỡ cảm giác sợ hãi, cũng khiến bạn tự tin hơn một chút.

15. Khiến người khác phái có cảm giác phải theo đuổi bạn khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn.

16. Làm người khác bình tĩnh bằng cách ôm và điều hòa nhịp thở của mình, để họ cảm nhận được nhịp thở đều đặn, đối phương cũng sẽ dần bình tĩnh lại.

17. Kìm chế cảm xúc bằng cách tính nhẩm: lấy 100 trừ đi 7 rồi cứ tuần tự như thế.

18. Khi giải thích hoặc giảng bài cho ai đó, thay vì hỏi "Cậu có hiểu không?", hãy hỏi "Mình nói có dễ hiểu không?"

19. Nếu khó thở, hồi hộp, quá xúc động thì hãy hít vào thật sâu bằng cả mũi và miệng, giữ trong 3-5 giây rồi thở ra bằng miệng thật chậm.

 

Theo: Lifehack

 

Tinh Già- One Day when WE were Young- HD - Youtube LK

Thất Thập Cổ Lai Hy - Ngô Phan Lưu



Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn.

Ngày nay người ta sống đến 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.

Nhà tôi treo một "lốc" lịch to nơi phòng khách, mỗi sáng thức dậy, tôi gỡ một tờ quăng đi… Khi ló ra tờ mới, tôi xem kỹ câu danh ngôn nếu có, coi đấy như lời dạy dỗ đầu ngày của các bậc tiền bối! Không biết ai ra sao, riêng tôi thấy tâm đắc việc này lắm!

Ví như, sáng thứ 2 tuần trước, ngủ dậy liền đến bóc tờ lịch, tờ mới có ghi câu danh ngôn của Turenne (một vị Công tước của Pháp):
"Tôi có ý kiến này muốn tặng bạn:
Đó là, mỗi khi bạn muốn nói, bạn hãy làm thinh".
Xem câu ấy xong, tôi ngẫm nghĩ… và thấy có lý, hay lắm. Quá hay đi chứ! Lời khuyên răn này rất xác đáng, đã đúc kết một kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống đầy những chuyện khôn lường của lòng dạ con người! Và, ngày hôm đó tôi thấy cần đến câu danh ngôn này hơn lúc nào hết!

Tôi chỉ thực hành nửa câu nói ấy mà cũng thấy mình khá rồi! Còn thực hành nguyên câu dĩ nhiên là không nổi! Xin cảm ơn ông hay bà Turenne người nước nào tôi không rõ, đã cho tôi một chút của báu dắt lưng phòng thân trên đường đời gian truân! Tôi không muốn coi tiếp câu danh ngôn của ngày kế tiếp… Ừ, cứ giữ bí mật để đó, vội gì!

Đến sáng ngày thứ 3, ngủ dậy, tôi lại gỡ lịch, gặp câu nói của Swift:
"Nổi giận là tự gánh giùm lỗi của người khác!"
Chí lý! Dại gì mà nổi giận cơ chứ! Quả nhiên, câu ấy tác động nơi từng sâu thẳm tâm hồn, ngày hôm đó tuy có nhiều việc thấy bực mình, mà tôi đâu có thèm giận! Ngu gì gánh lỗi giùm cho kẻ khác! Lại phải cảm ơn cái ông Swift hay bà Swift gì đó nữa!…

Rạng đông ngày thứ 4, lại ló tờ lịch ghi câu của Montesquieu:
"Con người phải khóc lúc sinh ra, chứ đâu phải lúc chết"...
Chết rồi, có phải làm gì nữa đâu mà cực với nhọc! Thế thì cũng chả nên khóc lóc mà làm chi! Ừ nhỉ! Lạ thật! Cái chết đột nhiên làm giảm đi bộ mặt khủng khiếp trong tâm tưởng tôi, nói chí tình cũng phải có chút ít tác dụng của Montesquieu mới ra thế! Và, ngày hôm đó tôi thấy mình nhiều nghị lực hơn, yêu đời hơn! Lại cảm thấy mình cứng cáp lên!

Sang ngày thứ 5, tờ lịch hiện lên câu ngạn ngữ của Ba Tư:
"Lưỡi dài thu ngắn đời sống"
Ôi, thật quá chất lượng! Dân Ba Tư kinh nghiệm quá dày dặn! Nói cho lắm chỉ được cái "nguy to", chỉ được cái "rước họa vào thân"! Còn nhớ trong ngày ấy, lúc nhậu cùng bạn bè, vậy mà tôi cũng ráng tịnh khẩu! Cứ sợ sa vào cái "vạ mồm"!

Đến ngày thứ 6, tờ lịch lấp lánh câu danh ngôn khác, thật cao siêu của Villier de l’Isle Adam:
"Người nhục mạ bạn, họ chỉ nhục mạ ý nghĩ của họ có về bạn, tức là họ nhục mạ chính họ!"
Câu này trong tầng sâu là đúng, nhưng thưc hiện quả là thiên nan vạn nan! Lên hàng thánh mới có thể xài được! Tâm đắc lắm nhưng cứ cất yên đấy! Công lực chưa đủ, chờ thời gian nữa hẵng hay!

Sang ngày thứ 7, lại ló câu của Cervantes:
"Ăn to thì di chúc nhỏ"

Úi cha! Cũng có lý quá! Tôi coi tiếp luôn ngày Chủ nhật xem sao… Đó là câu của G. Herbert:
"Ai cũng có một thằng điên trong ống tay áo"
Trời đất! Lại cũng quá đúng! Những lúc bưng ly bia, cốc rượu chỗ đông người, trong ống tay áo tôi thường rớt ra thằng điên, thậm chí đôi lúc rớt ra hai thằng! Say quá, có khi rớt đến ba thằng!

Ôi chao! Riêng về phần danh ngôn, tờ lịch vậy mà hay! Một lần nữa xin cảm ơn, cảm ơn… tờ lịch gỡ mỗi ngày! Việc gì phải đi thư viện đọc sách hao tốn thời gian, cứ theo lịch đấy mà học mãn đời không hết!…

Trần Gian Một Khúc,
Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: Sinh, Lão, Bệnh, Tử?
Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của Tạo hóa, không có cách chi thay đổi được.

Cây cối đâm chồi nảy lộc vào muà xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi đến mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ Sinh, Trụ, Hủy, Diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ.

Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường... Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiều mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, 2 chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được.

Ðời người như giấc mộng

Người ngoại quốc cũng có câu: "Life is too short!" (cuộc đời sao quá ngắn). Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa.

Cũng ít ai biết sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìà. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng.

Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái thì rụng, cái lại lung lay. Ði chơi xa thì không dám, vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã lèm nhèm.

Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ...
Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi.

Người xưa đã nói:
Một năm được mấy tháng xuân
Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa

Và:
Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của Trời làm chi
Bẩy mươi chống gậy ra đi
Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi

Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ "nhàn". Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bị đột quỵ, bệnh tâm thần.

Ông Cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo
Ông bếp ngồi cạnh đống tro
Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm
Ðời người sống mấy gang tay
Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm

Hoặc là:
Ăn con cáy, đêm ngáy o..o...
Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ.

Người xưa tuổi thọ kém, ngay đến vua chúa cũng chỉ sống đến khỏang 50 tuổi. Khi 60 tuổi đã ăn mừng "lục tuần thượng thọ". Còn đến 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu:
"Nhân sinh thất thập cổ lai hy" (tức là, người ta có mấy ai mà sống được đến 70).

Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh tốt, và thoải mái hơn.
Những phát minh của ngành Y, Dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống đến 80, 90 tuổi không phải là ít.

Tuy nhiên, sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân tâm được an lạc.

Tâm thân an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người chung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm.

Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người già để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ già nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè.

Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người chung quanh.

Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người chung quanh.

Biết đủ thì đủ "Tri túc, tiện túc"

Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một "phần thưởng tặng thêm" (bonus_jackpot) của Thượng Đế, nếu đi kéo máy đánh bạc ở sòng bài (slot machine)... dzui hết biết!!

Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có thể có được!


Ngô Phan Lưu

https://vuonhoaphatgiao.com/van-hoc/tuy-but/that-thap-co-lai-hy/