Thursday, May 31, 2018

Bạn Thấy Có Đúng Không?


- Người Mỹ giàu nhưng ít tiền mặt, người Việt nghèo nhưng lắm tiền mặt.
- Người Mỹ yêu chó, người Việt yêu thịt chó.
- Người Mỹ làm chuồng cho chim về ở, người Việt làm bẫy để bắt chim.
- Khi gặp nhau người Mỹ hỏi có khỏe không, người Việt hỏi làm ăn thế nào.
- Người Mỹ vay tiền ngân hàng để mua nhà, người Việt vay tiền bạn bè để xây nhà.
- Người Mỹ thăm nhau tặng hoa, người Việt thăm nhau tặng phong bì.
- Người Mỹ xem hồ sơ của người xin việc để quyết định nhận hay không, còn người Việt thì xem hồ sơ của bố người xin việc hoặc xem phong bì không đựng hồ sơ.
- Người Mỹ xin việc thì đến công sở gặp giám đốc, người Việt xin việc thì đến nhà riêng giám đốc.
- Thư ký của giám đốc người Mỹ thì mang hồ sơ, thư ký của giám đốc người Việt thì mang son phấn.
- Người Mỹ ăn ức gà còn người Việt thích đùi gà.
- Nhà hàng Mỹ giới hạn khách uống rượu, nhà hàng Việt rủ rê khách uống rượu.
- Buổi trưa người Việt ngủ, người Mỹ đọc sách.
- Người Mỹ ăn sáng xong thì đến công sở làm việc, người Việt đến công sở và sau đó đi ăn sáng, cà phê và tán gẫu.
- Người Mỹ va chạm nhau trên đường thì xin lỗi nhau, người Việt va chạm nhau thì gây gổ nhau.
- Người Mỹ vừa uống cà phê vừa đọc sách, người Việt vừa uống cà phê vừa nhắn tin.
- Người Mỹ thấy đèn đỏ thì tìm cách dừng lại, người Việt thấy đèn đỏ thì tìm cách vượt qua.
- Người Mỹ rủ nhau đi ăn thì chia nhau trả tiền, người Việt ai rủ thì người đó chi.
- Bố mẹ người Việt đến thăm con thì ngủ trên giường, bố mẹ người Mỹ đến thăm con thì ngủ trên ghế (nếu không có đủ giường)
- Người Mỹ dùng điện thoại di động để nói: tôi đang ở chỗ nào, người Việt dùng điện thoại di động để giấu nơi mình đang ở.
- Người Mỹ dùng nhà nghỉ (motel) để nghỉ đêm giữa chuyến đi dài, người Việt dùng nhà nghỉ để nghỉ trưa giữa hai buổi làm việc.
- Ở Mỹ, Sếp đến thăm nhân viên khi nhân viên đau ốm, ở Việt Nam, nhân viên đến thăm Sếp khi Sếp được thăng chức.
- Người Mỹ lên Sếp thì gầy, người Việt lên Sếp thì béo.
- Người Mỹ chặt một cây thì trồng ba cây, người Việt chặt ba cây thì trồng một cây.
- Người Mỹ im lặng để nghe người khác nói, người Việt bắt người khác im lặng để nghe mình nói
- Ở Mỹ, người đi tìm thùng rác, ở Việt Nam, thùng rác đi tìm người
- Người Mỹ ăn rất nhiều ở bữa tối, người Việt lại uống rất nhiều .
- Người Mỹ uống một chai rượu chỉ trong một bữa, người Việt lai rai chai rượu cả ngày.
- Người Việt thích bố mẹ già ở nhà mình, người Mỹ thích bố mẹ già ở nhà dưỡng lão.
- Người Mỹ trồng cỏ trong vườn, người Việt thì nhổ.
- Các ông chồng Mỹ cho vợ vay tiền, các ông chồng Việt Nam nộp tiền cho vợ.
- Người Mỹ thích cụ thể, người Việt thích chung chung.
- Ở Việt Nam dân nịnh lãnh đạo, ở Mỹ lãnh đạo nịnh dân.
- Người Mỹ tìm cách được nghỉ hưu, người Việt đến tuổi hưu tìm cách ở lại.

(Fb Ifact)

Chúc Mừng Sinh Nhật Bác Bùi Xuân Đáng - Phong Lan

Làm Sao Để Nghỉ Ngơi? - BS Hồ Ngọc Minh


Làm sao để nghỉ ngơi? Câu hỏi thoạt nghe qua có vẻ ngớ ngẩn, nhưng, thật sự làm sao nghỉ ngơi cho đúng là một điều đáng suy nghĩ.

Một cách chung chung, nghỉ ngơi thì cũng như hít thở không khí, hay như ăn uống, là những chuyện chúng ta làm hằng ngày. Nghỉ ngơi không cần phải nghĩ ngợi lung tung, lẩn thẩn và lẩm cẩm.
Tuy nhiên, khi nói đến stress, có rất nhiều người, hai chữ nghỉ ngơi không phải là một phần của cuộc sống, hay nói đúng ra, không bao giờ thật sự được nghỉ ngơi. Rất nhiều người trong chúng ta, cuộc sống là cả một sự phấn đấu không bao giờ ngừng lại. Bởi lẽ, chúng ta tin rằng, ngừng lại là bỏ cuộc, là lười biếng. Để rồi rất nhiều người, phút cuối khi sắp được nghơi nghỉ trong cõi vĩnh hằng lại nuối tiếc, cả đời không biết nghỉ là gì.
Nhiều người không để dành thì giờ để nghỉ vì họ muốn mọi việc đều như ý muốn, họ sợ thất bại. Dường như, mọi người không ít thì nhiều, đều như thế cả. Chúng ta sợ nếu ngưng nghỉ thì cuộc sống sẽ xáo trộn, không thể kiểm soát được.
Một lý do khác, chúng ta sợ ngừng nghĩ sẽ đưa đến những vấn đề khác như buồn chán, và từ buồn chán đưa đến sự cô đơn, quẩn trí, và, chưa nói đến chuyện “nhàn cư vi bất thiện”, “rảnh rỗi sanh nông nổi.”

Một số không ít sợ nghỉ ngơi sẽ làm chậm bước tiến của công việc, viện cớ, sau khi nghỉ sẽ phải làm bù nhiều hơn, thôi thà đừng nghỉ.
Số người còn lại cho rằng ngồi xem ti vi, lên phây hay ngồi “vuốt điện thoại” cũng là nghỉ vậy. Thật ra ngồi xem ti vi hay chơi với điện thoại cũng mệt mắt, mệt trí não. Còn lên phây thì vô tình lo chuyện người ngoài, so sánh người với ta, rồi đâm ra tự ti, ganh tị hay giận hờn vô cớ. Thêm mệt.

Thế thì khi đi ngủ thì sao? Có nhiều người giấc ngủ cũng chẳng bình an nếu trong khi thức, tinh thần đã không được an bình bao nhiêu. Nếu trong khi thức chúng ta luôn luôn bị stress thì khi ngủ, hormone stress cortisol vẫn tiếp tục tiết ra, khiến cho giấc ngủ không sâu, không ngon giấc.
Làm thế nào mới thực sự nghỉ ngơi?
Để gọi là nghỉ ngơi, cả tinh thần, trí óc , lẫn cơ thể phải được nghỉ. Ở trạng thái nghỉ, ta phải chú trọng đến tình trạng an bình của nội tâm, ta phải tạo cho chính mình một khoảng lặng bên trong.

Cụ thể, một số điều cần phải suy gẫm, nghĩ ngợi đôi chút:
1.Thử tìm hiểu lý do sâu xa, bên dưới của bề mặt: Tại sao ta không chịu an nghỉ, có cái gì đó thúc đẩy ta luôn luôn bận rộn? Có phải vì ta sợ thất bại? Có phải vì ta sợ sự khen chê của người khác? Hay ta sợ cùng đường không lối thoát? Hiểu được cội nguồn của những cảm nghĩ sâu xa này sẽ giúp chúng ta giảm bớt áp lực để dễ dàng an nghỉ hơn.

2.Thử đặt lại trọng tâm, hay thay đổi sự tự phán xét của chính mình về thành công và thất bại. Thế nào là thất bại? Bao nhiêu mới đủ gọi là thành công? Nhiều người gắn liền sự thành công với tiền của, với công danh. Vì sợ mất, nên không dám nghỉ. Trái lại, phải suy nghĩ như thế này, không có sự thất bại, và cũng chẳng có sự thành công, có chăng là sự trưởng thành, gặt hái được kinh nhiệm. Nếu chuyện không đạt được ngày hôm nay, không có nghĩa là thất bại, chưa chứ không phải là không, và ta sẽ đạt được ngày mai, ngày mốt. Mà dẫu, không bao giờ đạt được thì thật ra cũng chả mất mát gì. Khi mà con người không còn lệ thuộc vào sự sở hữu vật chất, không còn sợ mất mát, thì tinh thần sẽ bình an.
3.Tập chấp nhận chuyện xảy ra với mình. Phải chấp nhận sự giới hạn của chính mình, là một con người bình thường, ta không thể lo toan thành công mọi sự việc. Chấp nhận đây không phải là chịu thua. Chỉ có nghĩa, chuyện xảy ra như thế, “thế thời phải thế”. Và, chỉ có thế thôi!

4.Hiểu được tầm quan trọng và tác hại của stress. Hầu như ai ai cũng có stress. Vấn để giải quyết stress bao gồm cả chuyện biết nghỉ ngơi. Biết nghỉ sẽ giúp ta đối đầu với mọi vấn đề mọi tình huống.

5.Tập trung đến chính mình. Tự hỏi chính mình thực sự an bình hay không? Đang thực sự sống hay đang xoay tròn như con vụ? Giải pháp có khi rất đơn giản, dành một vài phút để thở và lắng nghe nhịp thở, nhịp tim của mình để biết là mình đang sống.

6.Để ý đến mọi vật chung quanh. Hãy để dành năm phút, để nhìn màu sắc, để nghe âm thanh chung quanh mình, để cảm nhận ánh nắng chiếu trên làn da, để biết bàn chân đang chạm đất. Để sống trong hiện tại.

Vì sợ cuộc đời ngắn ngủi, ai cũng tất bật lo làm, sợ hết mất thời gian hiện hữu trên thế gian này. Tuy nhiên, chính những giây phút nghỉ ngơi từ tinh thần đến thể xác lại làm cho cuộc sống dài thêm ra, không những đơn thuần cảm nhận mà cả thực tế, biết nghỉ ngơi, giảm stress, sẽ tăng tuổi thọ trung bình.

Xin nhắc lại, nghỉ ở đây không phải là tiêu thì giờ trên phây, hay trên phone với những app iếc mạng lưới xã hội. Nghỉ là nghỉ, đơn giản có thế.
Biết “nhàn cư vi” đúng chỗ đúng lúc, thì “rất thiện.”

BS. Hồ Ngọc Minh

Hai Mươi Lăm Lời Vàng Ý Ngọc Thay Đổi Vận Mệnh Của Bạn - Youtube Marian Tran

Dog Families - So Cute!


















From: Kim Hoa 

Wednesday, May 30, 2018

Miếng Đất Bỏ Không 5 Năm Và Sự "Ngốc Nghếch" Của Người Nhật Bản

Bị chê cười, nghi ngờ khi thuê một miếng đất tại Trung Quốc rồi bỏ không nó tới 5 năm, thế nhưng những gì công ty Nhật Bản làm được sau đó đã khiến tất cả phải ngỡ ngàng.

Vào đầu năm 2006, công ty Asahi Breweries của Nhật Bản cùng hợp tác với 2 công ty hàng đầu khác là Sumitomo Chemical và Itochu để đồng thuê một khu đất canh tác rộng 1.500 mẫu ở Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Hợp đồng thuê này có giá trị trong 20 năm.


Thế nhưng 5 năm sau đó, tất cả đất trồng đều bị bỏ hoang, các cây cỏ dại vẫn mọc đầy và cao. Cách trồng trọt của người Nhật Bản đã khiến nông dân Lai Dương thắc mắc, họ thậm chí còn nghi ngờ mục đích thuê miếng đất này của người Nhật Bản.
Một số người dân trong làng cho rằng công ty Nhật Bản thuê miếng đất này để khám phá những kho báu dưới lòng đất.

Trung Quốc rộng lớn là thế, tại sao công ty Nhật Bản lại chọn một mảnh đất ở Lai Dương?
Hoá ra, công ty Nhật Bản đã nghiên cứu rất nhiều nơi tại Trung Quốc, họ nhận ra rằng đây là mảnh đất hứa hẹn do độ màu mỡ, nguồn nước tốt, không ô nhiễm cũng như khu vực này cách xa các khu công nghiệp lớn.
Những mảnh đất như thế rất hiếm ở Trung Quốc và mảnh đất này có thể trồng được những loại thực phẩm lành mạnh nhất.


Đây là lý do chủ yếu khiến công ty Nhật Bản chọn lựa mảnh đất này. Mặc dù vậy, người dân làng này không muốn làm nông nghiệp, họ thích ra ngoài làm ăn chứ không mãi trở thành một lão nông hàng ngày phơi lưng ngoài ruộng và có cuộc sống lam lũ.


Khu đất này ở trong tình trạng nhàn rỗi như vậy sau 5 năm, cuối cùng đã đến lúc bắt tay vào làm việc.



Việc đầu tiên họ thực hiện là chăn nuôi gia súc, chủ yếu là bò. Bò sẽ tạo ra phân, chất thải này được sử dụng để cải thiện chất lượng đất, đất này sẽ lại sản xuất ra những sản lượng cây trồng không bị ô nhiễm. Sau đó bò lại ăn cây trồng này, vì vậy sản lượng và chất lượng sữa sẽ rất cao.


Thế nhưng tại sao lại dừng sử dụng tới 5 năm? Một người có thẩm quyền cho rằng người Nhật Bản tin vào câu nói: "Trước khi trồng cây cần chăm đất, trước khi chăm sóc đất cần giáo dục con người".
Mặc dù đất ở khu vực Lai Dương rất màu mỡ, thế nhưng trải qua quá trình ngấm thuốc trừ sâu hay phân bón, chất lượng mảnh đất đã xuống cấp nhiều.


Nông dân Trung Quốc cho rằng người Nhật Bản thực sự "ngu ngốc" vì những cách làm của người Nhật tại đây kém hiệu quả hơn việc sử dụng các sản phẩm hoá chất hay những phương thức làm thông thường tại Trung Quốc.


Thế nhưng, những thứ mà người Trung Quốc không hiểu là đàn bò của người Nhật "ngu ngốc" kia còn được cho ăn tốt hơn con người, trước khi bò ăn, thức ăn đều được kiểm tra kĩ lưỡng để đảm bảo chất lượng sữa sản xuất ra, sữa chỉ có một chút vấn đề thôi cũng sẽ bị đổ đi không thương tiếc.


Tiếp theo khi người Nhật Bản trồng những loại cây ăn quả, họ kiên quyết không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chính vì thế hoa quả hay rau do người Nhật trồng có sản lượng rất thấp, điều này khiến họ liên tục mất chi phí và trở thành trò cười cho dân làng địa phương.
Miếng đất bỏ không 5 năm và sự ngốc nghếch của người Nhật Bản - Ảnh 11.
Nhưng không ai có thể nghĩ rằng, sau 5 năm này người dân Trung Quốc đã phải bất ngờ!
Các công ty Nhật Bản này sản xuất ra mỗi lít sữa bò có giá 22 tệ, đắt hơn giá sữa trong nước gấp 1,5 lần. Mỗi cân dâu tây do họ sản xuất có giá 120 tệ/kg.


Nguồn nông phẩm đắt tiền này hiện nay chỉ có 10% cung cấp tới thị trường Thượng Hải và Bắc Kinh. Nhưng do giá khá đắt nên cung không đáp ứng cầu, còn lại 90% nguồn hàng họ sẽ xuất ngược về thị trường Nhật Bản.
Ngày nay, sự an toàn lương thực đã trở thành mối quan tâm hàng đầu và cũng là nỗi đau của hầu hết các quốc gia. Nó đồng thời cũng tự nhiên trở thành một cơ hội kinh doanh thu lợi nhuận cho các công ty nước ngoài.
Các công ty Nhật Bản đã mất “5 năm không dùng thuốc trừ sâu” và điều đó đã không còn là một trò cười nữa.
Họ đã có một cái nhìn chính trực và tận dụng lợi thế này để tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp, giúp thúc đẩy thu nhập của nông dân và đảm bảo sự an toàn lương thực.
Khiến cho ngành nông nghiệp có thể thật sự đi con đường chân chính hơn, cải biến thật sự chất lượng cuộc sống cho người dân. Không biết sau câu chuyện này còn ai dám bảo người Nhật “ngốc” không?

Theo CafeBiz/TTVN

Ru Giấc Mơ Say - Đỗ Công Luận

Bí Quyết Trở Thành Chồng Tốt


Trở thành những ông chồng đẹp trong mắt vợ không dễ. Vì vậy mà các chàng luôn tự hỏi không biết phải làm sao để vợ hài lòng. Để luôn đẹp trong mắt vợ, các đức ông chồng cần trang bị cho mình những "chiêu" độc hữu dụng.

1. Hãy cố tìm những đức tính tốt của vợ mà thường xuyên khoe với hàng xóm.

2. Phải biết “nén mình” bằng cách liên tục khen vợ: Hồi này em trẻ ra!

3. Trong một cuộc tranh luận với vợ về bất cứ một vấn đề gì, nếu biết mình sắp thắng cuộc, hãy dừng ngay lại mà cầu xin nàng cho được... hòa!

4. Khi vợ bạn đã ngoài 30 tuổi, xin nhớ cho rằng từ “béo”, “mập” cũng là những từ xúc phạm.

5. Đừng có vì quý bạn của vợ mà khen cô ta trước mặt vợ.

6. Theo Tiền Phong, mỗi khi bạn có sai lầm, nếu không thể tìm cách tránh xa tầm... miệng của nàng thì hãy kín đáo nút tai lại nhưng lại phải luôn nhìn về phía nàng và gật đầu liên tục. Và hãy làm ra vẻ ăn năn hối lỗi mỗi khi vợ... khùng!
Adverti
sement

7. Đừng quên "Chữ tài đi với chữ tai một vần", nhất là tài chế biến món ăn! Trong những lần đầu bỡ ngỡ giúp vợ giặt áo cho vợ, đừng xài xà bông!

8. Đừng có dại mà đi tâm sự gì về những bạn gái cũ. Nếu bất đắc dĩ (khi vợ đã biết rồi) thì phải tỏ ra buồn phiền vì những đức tính không tốt lắm của “người ấy”!

9. Yêu quý mẹ vợ như thủ trưởng của mình.

10. Đừng quá cố gắng trong việc thuyết phục vợ. Hãy chờ lúc cô ấy tự thay đổi cũng nhanh thôi!

Nguồn: ngoisao.net

Mưa Chiều Buồn - Trầm Vân

Tuesday, May 29, 2018

Nghĩa Địa Của Người Già - Người Phương Nam


1.
Đang ngồi buồn một mình ở nhà,  bỗng nghe điện thoại reo vang. Bên kia đầu dây, tiếng một bà bác lớn tuổi khàn khàn:
    - A lô! Phải Kim Châu, vợ chú Tòan đó không?
Chưa nhận ra ai, tôi chỉ “dạ dạ” với bà. Chừng nghe Bhỏi:
    - Biết ai hông? Chị Đạt, vợ của anh Hai Đạt nè.
    - À, dạ bác, bác khỏe hông?

Tuy bà xưng chị kêu em với tôi nhưng tôi cứ giữ lễ gọi bà bằng bác vì tuổi bà đã 91, còn lớn hơn má tôi mấy tuổi. Ông xã tôi là bạn vong niên với ông xã bà, lớn nhỏ một con giáp, riêng tôi thì nhỏ hơn tới hai con giáp lận. Vì vậy ông xã tôi xưng hô với hai ông bà là anh chị, còn tôi thì cứ bác mà gọi miết.
Bác Đạt gái hơi lãng tai nên nói rất lớn, bác hỏi:
     - Hổm nay tụi em có hay anh Đạt nằm nhà thương cả tháng rồi sau đó BS đưa vô viện dưỡng lão luôn không?
     - Dạ không, bác trai bị sao vậy bác?
     - Ổng té, bị stroke nhẹ và có dấu hiệu lú lẫn mà nhà chỉ có hai vợ chồng già không ai chăm sóc nên bác sĩ đề nghị vào viện dưỡng lão cho an tòan. Chị Hai kêu cho em hay vì chị cũng sắp theo anh Hai vô ở trỏng luôn cho có vợ có chồng. Chị cái gì cũng không biết, hồi nào giờ chuyện lớn chuyện nhỏ trong nhà đều một tay anh Hai lo, bây giờ không có ảnh bên cạnh, như cua gãy càng, chị thiệt là chới với. Vì vậy chị quyết định trả nhà lại chính phủ đi theo ảnh mặc dù con chị nó có mời về ở với nó nhưng chị không muốn làm phiền con cháu.  
     - Vậy hả bác? Buồn quá há! Rồi cả tháng nay bác ở nhà một mình hả, có con cháu nào tới săn sóc bác không?
     - Có chớ. Mấy đứa bên Mỹ tụi nó thay phiên nhau mỗi đứa hai tuần qua đây ở với chị chờ tới ngày chị vô trỏng. Bây giờ đang thu dọn đồ đạc cho giáo hội và bỏ bớt từ từ. Chị có hai thùng sách mà chị rất quý, tính bỏ nhưng bỏ không đành, cho ai thì biết người ta có đọc không hay sẽ quăng vô thùng recycle. Chị sực nhớ tới em, chỉ có em là tri kỷ, thích thơ văn như chị, chỉ có em mới biết giá trị của chữ nghĩa nên chị kêu em tính nhờ em đem về, khi nào đọc chán thì bỏ. Trong đó có một số bài thơ của những tác giả nổi tiếng chị chép tay và một số chị cắt trong báo dán vào tập để dành, tài sản tinh thần mà chị đã chắt chiu cất giữ bấy lâu nay, bây giờ đành phải bỏ hết nhưng nếu giao lại được cho em thì chị rất mừng, rất yên tâm coi như tìm được chỗ để gởi vàng.

Nghe bác nói vậy, tôi mau mắn nhận lời cho bác yên bụng dù biết rằng đem về chắc tôi cũng không có giờ mà đọc:
    - Dạ được, để con đem về, sau này nếu không giữ được nữa thì con sẽ tặng cho thư viện nếu người ta chịu nhận. Như vậy sẽ không uổng phí tâm huyết của bác. Ông xã con hiện giờ cũng đang ở nhà thương, vài hôm nữa ảnh về, tụi con sẽ tới nhà thăm bác và lấy sách luôn thể.
     - Ủa, chú Tòan bị gì mà vô bệnh viện vậy em?
     - Dạ con mắt sắp giải phẩu của ảnh bị nhiễm trùng nặng, phải vô nhà thương trị lành mới mổ được.
     - Vậy nói chị gởi lời thăm chú nha, chúc chú mau mạnh.

2.
Hai tuần sau, chúng tôi tới thăm bác Đạt. Bác ở nhà chính phủ, một căn townhouse nhỏ gọn ấm cúng vừa vặn cho hai vợ chồng già. Người con gái lớn của bác ra mở cửa. Chị ở Mỹ, hay tin ba chị té vô nhà thương rồi sau đó phải vào viện dưỡng lão, chị bay qua đây, trước là thăm ba má, sau là chăm sóc bác gái cho tới ngày bác gái đi theo bác trai vô nhà già.


Căn nhà nhỏ dễ thương này, chúng tôi đã đến nhiều lần thăm hai bác nhưng hôm nay nhìn đồ đạc ngổn ngang bừa bộn chuẩn bị cho một cuộc di chuyển, bất giác tôi nghe xúc động dâng trào, thương cho bác rồi đây sẽ thành kẻ không nhà và tôi cũng sẽ không còn dịp trở lại nơi này nữa. Nhà của bác sắp tới sẽ là một ngôi nhà tập thể dành cho những người già, người bệnh  đã không còn khả năng tự sống, tự chăm sóc mà phải phụ thuộc vào sự đỡ đần trông nom của người khác cho tới ngày nào mãn phần ra đi. Ôi! Giai đọan cuối của đời người sao bi đát đến như vậy! 

Bác nói như sắp khóc:
      - Hai em coi, đồ đạc vậy đó làm sao đem hết vô trỏng được. Họ chỉ cho mỗi người một cái tủ nhỏ đựng quần áo và vật dụng cá nhân, chỗ đâu mà chứa sách vở và ba cái đồ lỉnh kỉnh như ở nhà mình. Ngồi nhìn mà tiếc hùi hụi, xót xa trong lòng. Hổm nay đã bỏ bớt rồi chớ phải không đâu. Buồn quá chú thiếm ơi! Chị đã sống trong căn nhà này mười mấy năm, thân quen từng ngõ ngách, từng ngăn tủ bếp để đồ, từng bụi cây ngọn cỏ ngoài sân, bây giờ sắp phải xa lìa vĩnh viễn, hỏi sao không bùi ngùi!     
Chị con gái chen vào:
      -  Hổm nay má cứ buồn, cứ khóc hòai, tôi đã an ủi, khuyên lơn rằng mình chào đời với cái mình không thì tới lúc ra đi cũng đi tay không, có uổng, có tiếc cũng chẳng mang theo được, cái thân mình còn không tự lo được huống chi đồ đạc ngòai thân. Thì thôi ngay bây giờ hãy tập buông bỏ từ từ. Lần này qua đây thấy ba má như vậy, mai mốt về bên Mỹ, chắc tôi cũng phải lo kiếm viện dưỡng lão để sẵn đó và thu dọn bớt đồ đạc trong nhà, chuẩn bị tâm lý trước chớ không thôi thình lình có chuyện gì sẽ khó thích nghi được với hoàn cảnh. Gần 70 rồi chớ ít sao.
Tôi đồng tình với chị:     
      - Dạ phải rồi, người già nào cuối cùng cũng phải sống nhờ viện dưỡng lão bởi vì đâu có con cái nào chăm sóc hoài cho mình được dù có hiếu thảo tới đâu. Tụi nó phải đi làm, lo gia đình của tụi nó, mình không thể trách tụi nó được. Giai đoạn này ai cũng phải tới, đoạn trường này ai cũng phải qua, bây giờ là hai bác, mai mốt tới phiên mình, không ai có thể trốn tránh, phải chấp nhận mà thôi. 
Bác gái thở dài:
      - Không chấp nhận cũng không được em ơi! Đâu còn cách nào để chọn lựa! Như anh hai Đạt, lúc đầu ảnh buồn lắm, nhưng tới nay thì cũng quen dần. Mấy đứa nhỏ muốn rước ảnh về chơi nhưng ảnh không chịu. Ảnh nói tới nước này rồi, trước mắt chỉ có một con đường là đi thẳng tới nấm mồ chớ chẳng thể nào quay đầu trở lại, vậy thì còn tiếc rẻ, nắm níu làm gì. Về được một chút rồi cũng phải trở vô, lại đối diện với thực tế não nề thì vui gì mà về chớ.

Bác nói đúng, một khi đã vào viện dưỡng lão thì cuộc đời coi như đã khép lại, đã chấm dứt, cách ly với mọi sinh họat bên ngoài, chỉ còn  lại những ngày dài thăm thẳm cô đơn, buồn tủi, mỏi mòn trong bốn bức tường vô tri, cuộc sống từ đó trở thành vô nghĩa, sống không có mục đích, sống để chờ chết mà thôi.

3.

Thấm thoát mà hai bác đã vào viện dưỡng lão hai năm. Trong thời gian đó, cứ cách một hai tuần là chúng tôi đi thăm hai bác. Hai bác rất may mắn được sắp xếp cho ở chung phòng chớ không bị chia ra mỗi người một nẻo, nam nữ riêng biệt như một số viện dưỡng lão khác. Nhờ vậy mà bác gái cũng được an ủi  phần nào, chồng đâu vợ đó như khi còn ở nhà. Bác trai vào trước thì đã quen rồi, bác gái mới vô sau nên lúc đầu ngày nào bác cũng khóc rấm rứt nhớ cái tổ ấm của hai vợ chồng trước kia. Lúc ở nhà, bác còn nấu nướng sơ sơ được, làm món ăn theo ý mình, bây giờ vào đây thì phải chịu phép ăn đồ ăn của nhà già. Mà đồ ăn nhà già chỉ khá hơn nhà thương chút xíu, cứ một cái goût đều đều, ngày nào cũng chừng đó món, nuốt sao vô. Bác nói bác ăn chưa quen, không muốn ăn nhưng phải ăn cho khỏi bị xuống đường, ăn để sống, sống để chờ chết. Chua xót làm sao!


Mỗi lần vào thăm, tôi mua hủ tíu hoặc mì xào hay bánh bao, có khi nấu cơm kho cá, kho thịt đem vô cho bác ăn.  Tôi còn luộc hột vịt muối cho bác để dành ăn từ từ nếu bữa nào chán ngấy mùi đồ ăn tây. Trái cây thì mùa nào trái nấy cho bác khỏi thèm như xoài, đu đủ, lychee, nho, nhãn, quýt, hồng, đào, kiwi, avocado. Cộng thêm, hai người con của bác mỗi tuần thay phiên nhau thăm viếng cũng tiếp tế món này món nọ lia chia. Do đó, về vật chất, hai bác không thiếu thốn bao nhiêu, nhưng về tinh thần thì vô vọng bởi vì hai bác tự biết mình giờ đây chỉ là một kẻ thừa, thuộc vào loại bị gia đình, xã hội đào thải, sống cô lập ở một nơi toàn là người già, người bệnh, một không gian buồn như nghĩa địa, nghĩa địa của người già, không thân nhân bè bạn, chỉ thấy bệnh tật chết chóc vây quanh. 


Trò chuyện với hai bác, chúng tôi không biết phải nói chuyện gì bởi vì hai bác đâu còn hứng thú nghe chuyện xã hội bên ngoài, nói chi tới tin tức thời sự của thế giới năm châu. Hai bác đâu cần biết ai là tổng thống Pháp đương nhiệm, hay thủ tướng Mã Lai mới đắc cử là ai hoặc thế giới có phát minh gì mới lạ hai bác cũng chẳng màng. Ba năm trước, lúc còn khỏe bác trai cũng chơi internet như ai, cũng chuyển mail vù vù cho bạn bè cả dây cả nhợ nhưng từ khi vào đây, một phần vì không có wifi, phần vì mắt bác càng ngày càng kém, báo chí cũng không đọc được, bác đành buông xuôi cái thú tiêu khiển hữu ích cho trí não người già để rồi giờ đây phát sinh ra triệu chứng lú lẫn khiến bác hay nói xàm, nói lãm nhãm chuyện gì đâu đâu mà ngay cả bác gái cũng ngẩn ngơ không hiểu nổi. 


Muốn bắt chuyện với hai bác, tôi chỉ biết hỏi thăm về gia đình bác, những người con sống bên Mỹ, những đứa cháu nội ngoại bên này hoặc gợi chuyện xưa, nhắc đến thời vàng son oanh liệt của hai bác thì hai bác rất phấn khởi, mắt già bừng sáng, ánh lên niềm vui như sống lại những ngày tháng huy hoàng cũ. Bác thao thao kể, nhà có hai chị giúp việc dành cho bác gái, một người giữ em, một người nấu bếp và một anh tài xế cho bác trai đi vòng vòng làm affair, giao thiệp bên ngoài. Người già thường hay hoài niệm, sống về quá khứ nhứt là quá khứ vàng son. Phải chăng đó là tâm lý chung của tất cả mọi người để tự an ủi mình trong cuộc đời đầy dãy thương đau, ít vui nhiều khổ.

Mỗi lần ra về, bác gái thường quyến luyến ôm chúng tôi dặn dò: Hai em đừng bỏ anh chị nhe. Ở trong này buồn lắm, cuối tuần là mong có người tới thăm. Ai tới thăm thiệt là mừng, rảnh rảnh nhớ vô chơi với anh chị nhe hai em. 

Nghe bác nói thật mủi lòng. Làm sao chúng tôi đành đoạn bỏ rơi hai bác cho được. Ngoài tình bạn còn có tình người và lòng bác ái, từ khi hai bác vào viện dưỡng lão, việc thăm viếng hai bác đã mặc nhiên thành một thông lệ, một bổn phận mà chúng tôi đã tự nhủ phải làm mặc dù chúng tôi rất bận rộn và rất mệt mỏi bởi vì chúng tôi cũng đã...già và bệnh!!      

TUỔI GIÀ  NƠI NHÀ  DƯỠNG  LÃO

(Trần Trọng Thiện)*

Với đơn độc, quạnh hiu là bạn
Bao mộng lành cùn cạn, trôi qua
Mưa rơi thánh thót, ngoài xa
Lệ tuôn thấm ướt, ngân nga cõi lòng

Giam giữa bốn bức tường trống rỗng
Không ai vào, cũng chẳng lối ra
Mối giây liên hệ xóm, nhà
Tình thương đoạn đứt, âm ba lịm dần

Ngày lại ngày, như gần thế kỷ
Mộng ngày qua, hi vọng ngày mai
Buông suôi theo tiếng thở dài
Chìm vào quên lãng, có ai biết cùng ?

*Cám ơn bác Thiện. Bài thơ của bác hay quá! Đọc muốn khóc luôn!. Sao đột nhiên bác biệt tăm biệt tích vậy? Bác đâu rồi? Bác có khỏe không? 

   Người Phương Nam

Kính Mừng Phật Tổ Đản Sanh - Đỗ Công Luận

Monday, May 28, 2018

Bảng Nội Quy Ăn Nhậu


Lượm trên mạng

Kỳ Diệu! Ấp Gà Từ Trứng Không Vỏ

10 Hình Ảnh So Sánh Giữa 3 Đám Cưới Của Hoàng Gia Anh

Mặc dù đã trôi qua được 5 ngày, thế nhưng chủ đề Đám cưới Hoàng gia cho tới thời điểm này dường như vẫn chưa hạ nhiệt trên các mặt báo Anh Quốc cũng như thế giới. Dưới đây là 10 khoảnh khắc - 10 khung hình so sánh giữa ba đám cưới Hoàng gia qua các năm 1981, 2011 và 2018, với các cô dâu lần lượt là Công nương Diana, Công nương Kate và mới đây nhất là nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle.


1. Các phù dâu

Theo truyền thống của hoàng gia, cô dâu Meghan Markle được tháp tùng bởi 6 phù dâu nhỏ, trong đó có hai cậu bé (trong số này đã bao gồm cả Hoàng tử George và Công chúa Charlotte). Nhiều thập niên trước đám cưới của Meghan và Harry, lễ kết hôn của Công nương Diana có phù dâu là các bé gái con của những người bạn thân. Bữa tiệc cưới của Kate Middleton có phần kém truyền thống hơn so với Diana hay Meghan, khi mà Nữ công tước xứ Cambridge nhờ em gái Pippa Middleton làm hầu gái danh dự.


2. Vẻ ngoài rạng rỡ

Ba cô dâu Hoàng gia đều được đánh giá là xinh đẹp xuất sắc trong ngày cưới của mình, tuy nhiên công nương Diana với vẻ đẹp châu Âu điển hình vẫn được đánh giá cao nhất. Tuy nhiên, Meghan Markle lại được đánh giá là "được trang điểm đẹp nhất."


3. Hoa cưới

Cả ba cô dâu Hoàng gia đều sử dụng hoa cưới màu trắng cài thêm một nhánh sim, biểu trưng cho tình yêu và hy vọng. Bó hoa cưới của Meghan còn được cài thêm một nhành hoa "Xin đừng quên em" - Chi lưu ly - do chính tay Hoàng tử Harry chọn.


4. Bánh cưới

Ba đám cưới Hoàng gia có những chiếc bánh cưới khác khác biệt. Trong khi bánh cưới chính thức cho lễ cưới năm 1981 của công nương Diana là một chiếc bánh trái cây cao 5 foot (1,5m) với kem phủ pho mát thì Hoàng tử William và Kate lại lựa chọn một loại bánh trái cây gồm 8 tầng được trang trí bằng đá trắng và đường hoa. Meghan và Harry đã chọn chiếc bánh cưới hoa anh đào khác hẳn với truyền thống, được trưng bày không theo dạng tháp mà chia tầng độc lập.


5. Cuộc diễu hành

Cả ba đám cưới Hoàng gia đều không có nhiều điểm khác biệt. Sau khi trao nhau lời thề tại Nhà thờ St. Paul, London, Diana và Charles đã cùng diễu hành trên một chiếc xe ngựa và vẫy tay chào người xem. Công tước và Nữ công tước xứ Cambridge cũng xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một cặp vợ chồng trên đường phố London sau lễ cưới vào năm 2011. Lộ trình của Meghan Markle và Hoàng tử Harry thì có chút khác biệt khi họ lựa chọn lâu đài Windsor để cử hành hôn lễ.


6. Váy cưới

Trong lễ cưới năm 1981, Công nương Diana đã chọn một chiếc váy cưới tay phồng bằng vải bông thô của vợ chồng nhà thiết kế David và Elizabeth Emanuel ở London. Kate Middleton mặc một chiếc váy cưới dài tay mang tính biểu tượng của Alexander McQueen, trong khi Meghan chọn chiếc váy cưới tối giản cộp mác Audrey Hepburn-esque.


7. Thông báo kết hôn

Trong lần ra mắt của họ với tư cách là cô dâu hoàng gia tương lai, Diana, Kate và Meghan đều xuất hiện lộng lẫy và sành điệu. Công nương Diana mặc một bộ quần áo màu xanh coban với thiết kế vượt thời gian bên cạnh Hoàng tử Charles, trong khi công nương Kate mặc một chiếc váy dài tay lụa màu xanh hải quân trong chuyến đi chơi đầu tiên sau khi đính hôn với Hoàng tử William. Nữ công tước xứ Sussex mặc một chiếc áo khoác màu trắng trong bức ảnh đầu tiên của cặp đôi tại Cung điện Kensington.


8. Nụ hôn đính ước

Meghan và Harry có một loạt những khoảnh khắc trao nụ hôn đáng nhớ trong đám cưới hoàng gia của họ. Trong khi Diana và Kate trao cho chồng mình nụ hôn đầu tiên sau đám cưới với tư cách là thành viên của gia đình hoàng gia trên ban công tại Cung điện Buckingham thì Meghan và Harry đã ghi lại khoảnh khắc gắn bó trên thềm bậc thang của Nhà nguyện St George.


9. Vương miện cưới

Cả ba cô dâu Hoàng gia đều đeo vương miện vào ngày cưới của họ. Công nương Diana đeo một chiếc vương miện The Spencer, được cho là tạo nên bởi sự kết hợp giữa các đồ trang sức Hoàng gia. Trong khi đó, công nương Kate Middleton mang một chiếc vương miện Cartier Halo từ bộ sưu tập của Nữ hoàng Elizabeth II. Nữ công tước xứ Sussex thì chọn cho mình một chiếc vương miện bằng đá cẩm thạch được thiết kế ban đầu là cho Nữ hoàng Mary.


10. Chân dung Hoàng gia

Việc chụp ảnh chân dung của hoàng gia là một truyền thống đám cưới của điện Buckingham. Năm 1981, Charles và Diana chụp ảnh chân dung Hoàng gia với một nhóm lớn các thành viên gia đình hoàng gia tụ tập đầy đủ xung quanh. Công nương Kate và William vào năm 2011 đã chụp ảnh cùng gia quyến ở Phòng đặt ngai vàng ở Cung điện Buckingham với ít thành viên hơn, và ảnh cưới cũng có phần nghiêm trang hơn. Với bức ảnh gia đình của Meghan và Harry, cặp đôi mới cưới đã tạo ra một cảm giác thoải mái và trẻ trung khi các thành viên Hoàng gia quây quần lại thành một vòng tròn với các bé trai, gái phù dâu nằm và ngồi thoải mái trên sàn cung điện.


Nguồn: afamily.vn