Wednesday, August 31, 2022

9 Câu Nói Của Người Già Đáng Suy Ngẫm


1. Câu thứ 1: đừng bao giờ mong đợi bất cứ sự giúp đỡ về mặt kinh tế nào từ người khác. Tiền, đối với ai cũng đều không đủ dùng. (Học cách cho đi).

2. Câu thứ 2: bạn bè giúp bạn là thiện chí, là tình nghĩa; bạn bè không giúp bạn là lẽ đương nhiên, không nên ghi thù oán hận, người ta cũng không có nợ bạn! (Học cách cảm thông).

3. Câu thứ 3: cần phải biết rằng không có ai bắt buộc phải giúp đỡ khi bạn cần, chỉ có tự bản thân bạn mà thôi, vì vậy, khiến bản thân trở nên độc lập, kiên cường, vui vẻ và hạnh phúc, đây mới là điều bạn nên làm, dẫu sao thì thế gian này, chỉ có mình bạn bắt buộc phải đồng cam cộng khổ, cùng sống cùng chết với bạn mà thôi, bạn hiểu chứ? (Học cách kiên cường).

4. Câu thứ 4: đừng nhìn giàu nghèo để kết giao bạn bè, họ có hàng trăm nghìn tỷ đồng cũng không liên quan tới một cắc của bạn, đừng tự biến mình thành kẻ nịnh hót, theo đuôi. Ngược lại, vẫn có những người dù trong tay không có gì nhưng vẫn chia sẻ với bạn chiếc bánh bao chay duy nhất. (Học cách nhìn người).

5. Câu thứ 5: đừng vì “bạn bè giàu có về kinh tế” mà xa lánh “bạn bè giàu có về mặt tinh thần”. Dần dần, bạn sẽ hiểu ra, những người bạn giàu có về vật chất có thể đưa bạn đi ăn chơi hưởng lạc, nhưng cũng có thể đem tới cho bạn những rắc rối, phiền phức rồi bỏ bạn lại một mình với mớ bòng bong.
Còn những người bạn thật sự, những người bạn cổ vũ bạn về mặt tinh thần có lẽ chỉ có thể đưa bạn tới những cánh đồng, những dòng suối, con sông, nơi không có rượu ngon, không có sự hào nhoáng, không có sâm panh, sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy, cùng bạn cười như một tên ngốc. (Học cách tự trọng).

6. Câu thứ 6: có thể tin tưởng rằng trên đời này quả thực tồn tại những tình yêu đơn thuần vĩnh cửu, nhưng nó chỉ thuộc về Ngưu Lang Chức Nữ, Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài hay Romeo và Juliet, bởi lẽ họ đều không sống lâu cho lắm, còn chúng ta thì ai cũng muốn sống lâu sống thọ. (Học cách trân trọng).

7. Câu thứ 7: bất kể bạn kết hôn vì điều gì, chỉ cần đã có con cái, bạn phải yêu cái nhà này, bất luận có xa cách, lạnh nhạt tới đâu, bạn phải có nghĩa vụ khiến nó ấm áp lên, bởi lẽ bạn là cha mẹ. (Học cách gánh vác trách nhiệm).

8. Câu thứ 8: thanh xuân của chúng ta chớp mắt một cái là sẽ qua, nếp nhăn cũng sẽ mỗi ngày một nhiều hơn, chúng ta không thể ngăn cản năm tháng làm phai tàn nhan sắc bên ngoài, nhưng chúng ta có thể khiến cái “tâm” bên trong của mình dần dần được mài giũa theo thời gian, giống như hạt cát bên trong những con trai, theo năm tháng sẽ dần dần trở thành viên ngọc sáng loáng, đợi tới khi chúng ta già đi, bước chân chậm chạp, ta vẫn có thể dùng sự lộng lẫy của viên trân châu thắp sáng lên đoạn hành trình cuối cùng! (Học cách trưởng thành).

9. Câu thứ 9: đừng chấp niệm, cố chấp, đời người có rất nhiều điều không như ý, thế giới không phải lúc nào cũng chào đón bạn, trái đất cũng không phải vì bạn mà quay, vì vậy đừng quá cố chấp muốn có được thứ gì đó, ngay cả bản thân chúng ta cũng chỉ là người qua đường trong cõi hồng trần, đến với thế giới bằng hai bàn tay không, vậy ra đi rồi còn có thể đem theo cái gì? (Học cách chấp nhận và buông thả).
 

Theo Linh Đan

Trí Thức Trẻ

Tâm Thiền Tĩnh Lặng - Minh Lương

Chủ Nghĩa Cộng Sản Dưới Âm Phủ - MVT

 

Ông bạn Vũ Khánh của tôi kể, chiều tối qua bà xã bảo đem ít tiền, vàng ra lò đốt vàng mã của chung cư để hoá. Thế mà cũng xếp hàng khá dài.

Mấy bà đem nhiều đồ lắm: nào quần áo, mũ mão, ngựa, xe, hàng xấp đô- la… Một bà nhìn ông bạn ái ngại, bác đốt cho các cụ ít thế thì làm sao các cụ đủ chi dùng? Sao con cháu tiết kiệm quá. Ít thế thì các cụ túng thiếu, khốn khó… 

Ông Khánh bảo, dưới âm phủ là Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) rồi; đốt nhiều tiền, đồ đạc xuống đó đều thành của chung hết; không có người giàu, người nghèo; ai cũng được chia đều của cải như  nhau, đốt nhiều, ít cũng xung công hết!

- Thật à? Sao bác biết?

- Bà không thấy là con cháu ở bất cứ nước nào, các Cụ đều đến thăm được ngay; vừa ở nước này, lại “bay” sang nước khác, có cần Hộ chiếu gì đâu, tức là Thế giới đại đồng rồi…

Bà kia ngớ người ra. Không biết có tin không. Không biết năm sau bà còn đốt nhiều tiền vàng nữa không?...

Ông bạn vừa đi về vừa thấy khoái với ý tưởng: CNCS dưới âm phủ, ông gọi là CNCS tâm linh. 

Tôi phải bình luận thêm: Hẳn là âm phủ có CNCS, thế giới Đại đồng rồi! Không chỉ dân thường, mà nhiều nhà khoa học tin rằng có thế giới tâm linh, thân XÁC chết đi, nhưng HỒN vẫn còn ở một thế giới nào đó.

Thôi cứ coi là có Thế giới âm phủ của những người đã chết, và ở đó đã có CNCS.

Tại sao? Vì tất cả các nhà sáng lập và thực hành xây dựng CNCS đều ở âm phủ rồi. Cụ Hồ viết trong Di chúc: Phòng khi tôi có đi theo Cụ Các Mác, Cụ Lê nin và các bậc Cách mạng đàn anh khác… Cụ Hồ cũng tin như vậy mà.

Thế là các nhà Lý luận về CNCS, các nhà Cách mạng Vô sản tập trung ở  Âm phủ hết còn gì: K. Marx, F. Engels, Lenine, Dimitrov, Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Honeker, Fidel Castro … Bao nhiêu nhân tài kiệt xuất về CNCS tập trung lại mà không xây dựng được CNCS thì còn ai làm được! 

Mà CNCS như ông bạn tôi lý luận là đúng rồi: Tất cả công hữu hoá, là của chung; làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu; không còn người bóc lột người; tất cả bình đẳng, bình quân, không có giàu, nghèo, trong một thế giới Đại đồng, không biên giới… 

Thế thì những người mồ to, mả lớn, đốt nhiều xe hơi, nhà lầu, tiền vàng, cả người hầu hạ… xuống đó không chỉ bị xung công mà còn bị quy là thành phần bóc lột, khéo lại bị đấu tố, cho đi cải tạo thôi!

Thế thì mấy anh đội lốt Marx- Lenine- Tư tưởng Hồ Chí Minh, giả danh Cộng sản nhưng là bọn “tư bản đỏ” làm giàu trên xương máu nhân dân, chết xuống đó, tội nặng lắm đó.

“CNCS dưới  Âm phủ” là “tư tưởng” của Vũ Khánh giữ bản quyền nhé. Tôi chỉ bình luận thêm thôi.


12/8/2022

MVT

https://chantroimoimedia.com/2022/08/13/chu-nghia-cong-san-duoi-am-phu/

Tuesday, August 30, 2022

Nỗi Lòng Cô Phụ - Hàn Thiên Lương

Những Giọt Mưa Trên Vùng Đất Khô Cằn - Giao Thanh Phạm


Năm 1980 tôi bỏ vợ và cô con gái mới 13 tháng để đi vượt biên một mình. Chẳng biết vì may mắn ra sao mà tôi chỉ mất có hơn 4 tháng thì qua tới Mỹ. Cứ nghĩ, vào thời điểm ấy, chắc chẳng bao giờ còn gặp lại được vợ con. Thế là tôi nhắm mắt bắt đầu cuộc đời mới.

Qua Mỹ tháng 8, tháng 9 tôi cắp sách đến trường, vừa đi học vừa đi làm. Được đồng bạc nào gởi hết về Việt Nam cho vợ con, qua những thùng đồ cần thiết nhưng giản dị. Những tờ 100 đô cuộn thật chặt, bó bằng giấy bạc, bọc trong bao ny lông, nhét dưới đáy cây kem đánh răng, hoặc trong hộp bánh, hay trong cái khe hở của chiếc máy cassette giả trang, với những lời nhắn nhủ, “đồ kỷ niệm”, “quà sinh nhật cho con”… đừng bán. 

Ai dè, lại may mắn thêm một lần nữa, hơn một năm sau thì nhận được điện tín vợ báo “Anh ơi, em và con được tàu Úc vớt, mang vào Singapore”.  Thế là vừa mừng vừa lo, chạy cuống cuồng. Gia tài có độc nhất hai cái thùng giấy, một thùng đựng quần áo, một thùng đựng sách vở.

Vừa đi học, vừa đi làm bán thời gian, có nhiêu gởi về cho vợ con hết nhiêu, bên đây thằng chồng chỉ có trên răng dưới “bác”, ngay cả cái sổ nhà băng còn không có. Ăn thì ăn đường, ngủ thì ở cái shop may đồ gia công của mẹ thằng bạn. Trong túi chưa bao giờ có hơn mấy chục bạc. 

Vợ con qua tới biết sống sao ? Ở đâu ? Không lẽ kéo nhau núp ở đâu cả ngày, chờ tối đến, shop may đóng cửa mới mò về “nhà” ? 

Chân ướt chân ráo, qua Mỹ được hơn năm trời, mới học xong được 3 khóa, tín chỉ chưa được 50, bằng cấp thì không có, biết tính sao ?

Hồi mới bước chân vào trường Đại Học năm trước, có hai thằng kia nhỏ hơn tôi độ 2-3 tuổi, qua từ năm 1975 và đã đi học ở đây được gần hai năm. Chúng nó có xe, có nhà mướn, có việc làm bán thời gian nhưng cũng chưa được 5 đô/giờ. Hồi đó lương tối thiểu là $2.75/giờ. Hai thằng nó độc thân ky cóp giúp đỡ tôi, lúc thì ly cà phê, khi thì lon nước ngọt.

Một thằng, mẹ nó có cái shop may nho nhỏ, ban ngày thợ đến may, ban tối họ về, mẹ nó thương tình cho tôi ở đỡ không lấy tiền. Cái này là sai luật pháp nhưng liều vì không tiền, biết sao ? Cũng may ở đó có cái bồn tắm nhưng khổ cái là không có máy nước nóng. Mùa hè thì còn đỡ, mùa đông vừa tắm vừa nhảy. Chưa đầy vài phút nhảy ra chui ngay vào trong cái túi ngủ.

Khi được tin vợ con tôi chỉ mấy tuần nữa thì qua tới, chúng nó chạy lăng xăng như gà mắc đẻ. Đứa tìm nệm cũ, đứa tìm giường tủ, đứa xin được ít nồi niêu soong chảo, đứa khuân về bộ sofa lòi lò so, ngồi đâm đau cả đít …

Thằng Hải đến cái shop may tôi đang trú ngụ vào một buổi tối, lừng khừng mãi, mới loay hoay moi trong túi ra xấp tiền, run run nói : “Tao biết mày chẳng có tiền, mà vợ con thì sắp qua tới nơi. Tao để dành mấy năm nay được 2 ngàn rưởi, tao cho mày mượn dằn cọc mướn nhà, dư chút đỉnh chợ búa và mua sắm cho vợ con, còn ít thì phòng khi cần đến”.
Tôi đứng há miệng chết trân, chẳng biết nói gì. Cái thuở 1981 ấy hai ngàn rưởi nó to lắm. Giá một chiếc xe mới trung bình chỉ khoảng 6-7 ngàn. Tôi lại đang là cái thằng khố và áo, gom lại chưa đầy được cái thùng giấy. Công ăn thì nhiều, việc làm thì chưa có. Học hành chưa tới đâu, tương lai thì tối như mõm chó mực.
Số tiền ấy to lắm. Tôi với nó chẳng thân thích gì, chỉ biết nhau qua lại ở trường. Nó cho thằng trọc đầu vay tiền, thì có tóc hay chỗ nào để nắm mà đòi lại ? Và khi nào thì trả ?

Nó chẳng nói gì nữa, cầm nắm tiền dúi vào tay tôi rồi bỏ ra về. Tôi đứng ngẩn ngơ, nước mắt đoanh tròng mà đầu óc trống rỗng. Hai chữ CẢM KÍCH không đáng để diễn tả.

Hai tuần sau, chúng nó chạy đôn chạy đáo sau giờ học đi tìm nhà mướn dùm cho tôi. Chúng nó mới có tín dụng để xin mướn nhà, chứ như tôi, mướn cái chòi lá vẫn chưa đủ tư cách. Thằng Hải đi học cả ngày, buổi tối làm nghề đổ xăng trong phi trường quá nửa đêm mới về, thế mà sáng nào cũng cùng tôi đi lùng sục tìm nhà trọ. Rác rưởi thiên hạ bỏ đi, thì ba thằng lại khuân về cái tổ quạ cũ và dơ dáy nhất thành phố ấy cho thằng bạn trang điểm để đón vợ con.

Hơn tuần nữa vợ qua, tôi đi nhận nhà. Ba thằng xúm lại cuối tuần quét dọn, lau chùi và trang hoàng nhà cửa. Chúng nó khuân về cho mấy bao gạo, ít đồ khô, và mắm muối i như kiểu cha mẹ lo cho con trai lớn ra ở riêng.

Đến bữa ra phi trường đón, thằng Dũng chở tôi đi chờ chực cả tiếng đồng hồ mà không một lời phàn nàn. Làm xong thủ tục chở vợ chồng con cái tôi về nhà là nó biến ngay. Quay lại không thấy nó đâu, tôi mới chợt nhớ lời nó nói mấy hôm trước : “Vậy là từ nay chỉ còn hai thằng tao, mày về lo cho vợ con êm ấm nhé”. Giờ nhớ lại nghe buồn đứt ruột. 

Ngày vợ đến, mặc dù tôi đã định cư ở Mỹ được gần 1 năm rưỡi trời, nhưng vì chúi đầu vào sách vở, nên chẳng có gì ngoài hai cái thùng giấy. Vợ bước vào nhà đứng khựng lại mấy giây ngỡ ngàng. Mãi sau này nàng mới kể lại : “Lúc ấy, em thất vọng quá, nhìn vô trong nhà, trống hốc trống hoác từ trước ra tới sau. Ngoài tấm nệm cũ đặt thẳng dưới nền nhà và cái ghế sofa rách rưới cũ kỹ ra, thì chẳng có gì. Em không nghĩ được là anh đã làm gì gần hai năm nay ?”. Sau này nàng hiểu rằng, thằng chồng cu ky, cút kít, cắm đầu đi học lo cho tương lai, nên mới thế.

Tình bạn giữa ba đứa chúng tôi không còn quá sâu đậm như hồi còn “độc thân” nữa vì giờ đã có “người khác” xen vào, nhưng nó lại có cái nhẹ nhàng sâu lắng của tình bạn chân thật ít có cơ hội gặp nhau vì chẳng bao lâu sau, chúng tôi chuyển trường, mỗi đứa một nơi.


Thế rồi, đường đời cứ vậy trôi đi, chúng tôi học xong, mỗi đứa dọn đi đến những vùng xa xôi hẳn, ít có cơ hội gặp lại. Cái món nợ hai ngàn rưởi đó tôi đã thanh toán xong ít lâu sau đó, nhưng cái ân tình đó tôi còn nợ đến tận thiên thu. Có lẽ chỉ khi nào từ bỏ cõi đời này thì món nợ ấy mới trả đủ. Mỗi khi có dịp ghé về California, tôi lại tìm gặp những người bạn xa xưa. Chúng nó giờ con cái đầy đàn, gia đình ấm êm hạnh phúc.

Chuyện cũ chẳng đứa nào nhắc lại bao giờ, nhưng riêng tôi thì có bao giờ quên được. Hôm nhận tiền trả nợ, Hải nói với tôi : “Ôi, ơn nghĩa gì, tình cảm trong đời nó phải như những giọt nước, bốc hơi bay lên trời, gom tụ đủ lại thì sẽ thành mưa, tưới xuống những mảnh đất khô cằn cho cây trái đơm bông”. Ghê thế đấy, cái triết lý của thằng nhóc qua Mỹ một mình mới hơn 20 tuổi đầu.


NHỮNG GIỌT NƯỚC ĐÓ, TÔI VẪN CHUYỂN GIAO ĐI ĐẦY ĐỦ, BẰNG HẾT SỨC MÌNH, BỞI CÁI TẤM CHÂN TÌNH ẤY HẾT ĐỜI NÀY TÔI CŨNG TRẢ CHƯA ĐỦ.

Giao Thanh Phạm

Yêu Hàn Nguyệt Cô - Đỗ Công Luận

Monday, August 29, 2022

Thượng Đế Nhiệm Mầu - NTMN


Tôi sinh ra không biết cha mẹ mình là ai. Từ bé tí, tôi đã ở cũng với mõ già trong một ngôi chùa ở làng. Mọi người vẫn quen gọi nơi đây là chùa làng, nhưng nó bé lắm, do làng xây dựng từ thời xa xưa để cho bà con dân làng thờ Phật. Phía ngoài chùa có một am nhỏ mõ nói là thờ Thành Hoàng làng, và một cái chái phía bên cạnh am để cho mõ già và tôi ở.

Chùa làng không có sư, chỉ có mõ già được làng cắt cử ra trông coi chùa. Có việc lễ cúng gì thì người làng gọi mõ, sai mõ sửa soạn để các cụ trong làng ra cúng. Mõ không phải làm nghề đi thông báo công việc của làng xã, nhưng không hiểu sao người làng lại gọi là mõ.

Mõ già kể mõ nhặt được tôi trước cổng chùa. Người mẹ nào đó nhẫn tâm bỏ tôi lại trước cửa chùa không một mảnh vải che thân, dây rốn còn dài lòng thòng chưa kịp cắt. Thân thể mình mẩy tôi dính đầy máu, gọi kiến đen kiến đỏ kéo nhau đến bu kín. Lúc ấy là canh ba, tôi khóc như xé vải, mõ già nghễnh ngãng, tai đực tai lành, chẳng nghe thấy tiếng trẻ con khóc trước cửa chùa đâu.

Mõ nói, như có trời xui đất khiến, đêm ấy mõ không ngủ được nên lần ra cửa chùa. Nhìn thấy một bọc máu đỏ hỏn, ngo ngoe dưới chân, kiến bu đen bu đỏ, mõ giật mình. Bế tôi lên, mõ xót xa chửi rủa quân vô lương, phường chó sói, hổ dữ còn không ăn thịt con thế mà có đứa nó dám đẻ con rồi vứt cho kiến ăn.

Tôi thành con của mõ già, sống cùng mõ trong ngôi chùa làng. Mõ dạy tôi trồng lúa, trồng rau, nuôi gà để lấy cái ăn. Ngày rằm mồng một, trong làng có ai cúng nải chuối, đĩa xôi thì hôm đó hai mõ con có chút thức ăn tươi tỉnh.

Tôi lớn lên tự biết thân phận bất hạnh của mình, một mắt tôi bị mù do kiến đục sâu vào thủy tinh thể hồi lọt lòng. Tôi lại bị khèo một tay nên mõ thương tôi lắm. Mõ già chăm bẵm tôi, mỗi lần tắm cho tôi, mõ lại than thở, chắc khi đẻ ra nó biết mày mù mắt khoèo tay nên nó sợ nuôi mày sẽ vất vả, cho mày làm người lớn lên sẽ tủi nhục con ạ, nên con mẹ mày mới ngậm đắng nuốt cay bỏ mày đi để hóa kiếp cho mày. Ai ngờ số mày không làm ma được mà phải làm người con ạ. Thôi gắng sống cho nên người. Con người ta có số cả, ông trời không lấy của ai hết tất cả đâu mà lo!

Đó là câu cửa miệng mõ già luôn nói với tôi: “Ông trời không lấy của ai hết tất cả mọi thứ đâu con” để động viên tôi ráng vượt lên hoàn cảnh.

Tôi dứt khoát không đi học, vì mặc cảm thân phận. Mõ thương tôi, không nỡ ép. Mõ già dạy tôi biết tính nhẩm cộng trừ con số đủ để đi chợ bán rau không bị nhầm tiền. Mõ dạy tôi biết đọc và biết mỗi việc ký tên tôi nếu phải dùng đến chữ ký trong trường hợp nào đó mà không phải điểm chỉ như những người mù chữ thực sự. Mõ nói, mõ chỉ có thể dạy tôi được đến thế, và đó cũng là tất cả những vốn liếng văn hóa mà mõ có được thời bình dân học vụ. Mõ trút lại hết cho đứa bé côi cút tội nghiệp là tôi.

Mõ già lắm rồi, đau yếu quanh năm nên mọi việc trông nom trong chùa và công việc đồng áng một mình tôi gánh vác. Mõ không có chồng, không có con. Mãi sau này, khi giờ phút lâm chung, mõ mới nói cho tôi biết rằng, mõ có chồng nhưng hai người cưới nhau chưa kịp có con, chồng mõ đi bộ đội rồi hy sinh ở chiến trường. Mõ ngã quỵ vì buồn đau, ốm một trận thập tử nhất sinh. Nhà chồng đưa mõ ra ngôi chùa làng để sư thầy trông coi chùa có nghề thuốc nam, thuốc thang cứu mõ.

Khỏi bệnh, mõ xin phép nhà chồng và nhà mẹ đẻ được ở lại chùa hầu hạ công việc tâm linh cho sư thầy. Vậy là mõ rời nhà đến chùa làng ở, coi như xuống tóc đi tu. Thật ra mõ chỉ nhận mình là mõ, chưa bao giờ mõ nhận mình là sư, vì mõ biết con đường tu tập phải học nhiều mà mõ thì chẳng có kiến thức. Mõ chỉ ở đây giúp đỡ sư thầy thôi. Nhưng từ khi có mõ ở chùa làng, sư thầy ra đi vì đã có mõ để gửi gắm công việc ở làng.

Nghe nói sư thầy ra tỉnh để nhận trụ trì ở một ngôi chùa to hơn. Từ đó đến nay, chùa làng không có sư, chỉ có mõ sống thui thủi một mình ở chùa cho đến ngày nhặt được tôi.

Mõ chỉ lên bát hương đặt sau ban thờ Thành Hoàng làng và nói với tôi, hăm hai tháng chạp là ngày giỗ của chồng mõ, sau này mõ khuất núi, con nhớ thắp hương cho linh hồn ông ấy khỏi tủi phận.

Mỗi lần mõ ốm là tôi lại khóc vì sợ mõ chết, bỏ tôi lại một mình. Mõ thương tôi, nước mắt đục rỉ ra từ hai khóe mắt nhăn nheo. Mõ thều thào: “Ông trời không lấy đi của ai tất cả. Con cố gắng sống và kiếm đứa con mà nuôi. Người như con lấy chồng chắc là khó, không ai người ta thương mình tàn tật đâu con. Kiếm lấy mụn con, sau này nương tựa lúc tuổi già”.

Mõ ốm nằm liệt giường 2 năm rồi mới mất. Có lẽ mõ thương tôi, đi không dứt nên cứ leo lắt sống để mỗi ngày lại bày dạy cho tôi thêm một việc quan trọng ở đời mà lúc sinh thời có thể mõ đã dại dột mà đánh mất. Cứ mỗi lần mõ định đi, mõ lại kêu tôi đến bên giường, thều thào cái điệp khúc ông trời không lấy đi của ai tất cả, cố gắng kiếm lấy đứa con để nương tựa, đừng sống một mình thui thủi như mõ…

Nhưng không ai cưỡng được sinh lão bệnh tử. Cuối cùng mõ cũng rời bỏ ngôi chùa làng và tôi để trở về cõi âm trong một ngày mùa đông hửng nắng. Tôi buồn đau đến nỗi không thể gắng gượng được để lo tang ma cho mõ. Hội người cao tuổi trong xã lo đưa mõ ra đồng an nghỉ ngàn thu.

Cuộc sống trong ngôi chùa hẻo lánh những ngày không có mõ buồn hiu hắt. Năm đó tôi bước sang tuổi 18. Một mình trong ngôi chùa làng tôi vào ra thơ thẩn vì nhớ mõ. Tôi khóc nhiều lắm, khóc vì mất một người thân duy nhất để nương tựa trên đời. Mõ vừa là mẹ, vừa là cha, chăm sóc tôi từ khi tôi đỏ hỏn. Thế nên mất mõ, tôi thấm thía thế nào là mồ côi, là cô độc.

Năm đó, có thể là phép nhiệm màu đầu tiên của đời tôi đã xảy ra. Tôi vẫn chua chát nghĩ vậy mỗi lần nhớ đến sự kiện đó. Sau này càng ngẫm, tôi càng tin rằng mõ đã xui khiến cho tôi có sự gặp gỡ như vậy. Linh hồn mõ đã không bỏ rơi đứa con côi cút của mõ nhặt về. Sau này, trong tận cùng của cơn bĩ cực, tôi vẫn không một lần nào oán hận người đàn ông đã cho tôi một đứa con, dù đứa con đó đau ốm và bệnh tật từ trong trứng nước.

Tôi không một lần oán hận số phận, dù cuộc sống của tôi toàn những bất hạnh và buồn đau. Tôi tin lời mõ và luôn tâm niệm một điều, ông trời sẽ không lấy đi của ai tất cả.

Những ngày tháng sau cái chết của mõ, tôi rất buồn. Trong làng, các bậc cao niên sau cái chết của mõ già cũng đã họp và bàn bạc cử người ra trông chùa. Không thể để cho một đứa con hoang, lại là con gái, tàn tật như tôi không rõ gốc gác ở đâu, do mõ già nhặt về, giờ lại thay mõ coi sóc chùa làng được. Sớm muộn gì thì tôi cũng phải ra đi. Nếu tôi có ở lại thì cũng phải có người chính để coi chùa làng, tôi mới chỉ là một đứa con gái 18 tuổi, không thể đảm đương công việc soạn sửa ở chùa của làng. Nếu có thì tôi chỉ là làm những việc phụ giúp ở chùa làng thôi chứ không thể đứng ra thay mõ được. Điều đó khiến tôi càng buồn bã, mất phương hướng hơn.

Trong làng có một ông giáo già đã về hưu thường hay ra lễ chùa và cứ ngày rằm mồng một lại viết chữ nho cho dân làng ra xin sớ về dâng lễ ở gia tiên. Ông giáo dạy tôi chữ quốc ngữ để cho tôi biết đọc biết viết. Và điều gì đến đã đến. Tôi chưa kịp nghĩ đến việc sẽ xin ai đó một đứa con bầu bạn sớm hôm lúc tuổi già thì tôi đã bị chính ông giáo già cưỡng hiếp. Tôi cam phận và nhớ lời mõ dặn, thôi thì đây cũng là cơ hội cho tôi kiếm đứa con mà không phải mất công mất sức đi xin ở đâu xa, mà xin chắc gì thân phận tàn tật như tôi người ta đã cho.

Sau mấy lần cưỡng hiếp tôi, ông giáo già nói với tôi: “Ông được người làng cử ra trông chùa làng thay mõ. Ông thương mày côi cút, cho mày đứa con để bầu bạn lúc tuổi già. Mày có chửa thì đừng ở lại đây nữa mang tiếng cho cả ông và mày. Ông già rồi, có gia đình, con cháu đã phương trưởng ông không thể cưu mang mày được. Mày còn trẻ, ông cho mày ít tiền, ông dạy mày biết đọc biết viết rồi, mày ráng lên thành phố mà tìm cơ hội để làm việc sinh con làm lại cuộc sống, đừng có ở đây, mà chết già. Mày đi đi, đừng bao giờ trở về làng nữa mà tủi nhục con ạ”. Đau đớn và tủi nhục, tôi khăn gói quần áo và cầm ít tiền ông giáo chuẩn bị cho rồi ra đi.

Chưa một lần được hưởng lạc thú giữa đàn ông và đàn bà, hay được hưởng niềm hạnh phúc bình thường của một người con gái, một người đàn bà có một người đàn ông chăn gối cho đúng nghĩa, tôi đã mang thai và có con trong hoàn cảnh trớ trêu và bi kịch như vậy. Cắn răng lên thành phố, tôi xin việc ở một gánh chè trong ngõ. Ngày đi làm, tối về ngủ ở gầm cầu xó chợ. Khi cái bụng chửa đã vượt mặt, tôi đến cửa chùa xin được nương tựa để sinh con.

Nhưng chưa thấy ông trời thương tình ở đâu, chỉ thấy ông trời luôn tàn nhẫn với tôi, một số phận quá bất hạnh. Tôi sinh con trong thiếu thốn, bản thân thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng nên tôi đã không biết để tiêm phòng cho con. Con gái tôi lên 5 tuổi bị ốm một trận, hai chân teo tóp lại không đứng vững được nữa. Tôi đưa con đi khám mới biết con bị bại liệt do sơ sinh không được chủng ngừa đầy đủ. Nước mắt tuôn rơi, tôi ôm con mà chỉ muốn được đi ra cây cầu, đứng trên đó mà gieo mình xuống lòng sông để dòng nước cuốn mẹ con tôi trôi đi mãi, để tôi không phải sống kiếp người đau khổ…

Mình tôi tàn tật, tứ cố vô thân đã là cực khổ, tủi phận; đằng này, làm mẹ đơn thân, rồi lại sinh ra đứa con nhưng do thiếu hiểu biết, tôi đã vô tình làm hại con, tước đi cuộc sống bình thường lành lặn của con gái tôi, đó là một tội lỗi mà tôi không thể tha thứ cho bản thân được.

Khi bác sĩ giải thích căn bệnh bại liệt của con vô phương cứu chữa, và khả năng con phải đối diện với việc không còn đi lại được nữa, cả cuộc đời sẽ gắn liền với chiếc xe lăn mà tôi gần như ngất đi. Tôi ôm con trên tay, nước mắt tuôn rơi lã chã. Tôi không biết kêu ai, không biết than thở cùng ai. Tôi hận cuộc đời, hận chính bản thân mình, và tôi rơi vào tận cùng của tuyệt vọng. Tôi ôm con từ bệnh viện trở về nhà trọ đi như trôi trong vô định, mấy lần đứng sững trước làn đường ôtô đang chạy. Tôi chỉ muốn được chết.

Từ đó trở đi, tôi thường xuyên nghĩ đến cái chết. Tôi muốn kết thúc hết những đau khổ hiện tại để giải thoát cho cả hai mẹ con. Tôi không thể gắng gượng để sống tiếp. Tôi không dám nhìn vào đôi chân bại liệt của con, càng không dám hình dung con tôi sẽ lớn lên như thế nào trên chiếc xe lăn. Tôi khèo tay, đã đủ khổ, giờ con tôi hai chân không đi lại được, nó sẽ khổ cực gấp trăm lần tôi. Sau này tôi già đi, không đi làm được nữa, ai sẽ chăm sóc cho con tôi, ai sẽ nuôi nấng nó, ai sẽ bao bọc cho cuộc đời nó.

Chỉ nghĩ đến đấy thôi, nước mắt tôi đã lại tuôn rơi. Tôi không muốn tiếp tục với bể khổ trên vai. Tôi muốn tìm cách để kết thúc. Tôi sám hối trước con, bao nhiêu lần tôi ý định tự tử cùng với con nhưng mỗi lần bế con lên, nhìn gương mặt như thiên thần của con gái, nụ cười rạng rỡ của con, tôi không cầm lòng nổi. Không ít lần tôi ôm con gái tôi đi lên trên những chiếc cầu vắt qua sông Hàn với ý định sẽ nhảy xuống dòng sông chảy xiết để kết thúc những đau khổ ân hận. Nỗi ân hận giày vò tôi, hành hạ tôi, vì tôi mà con gái tôi tật nguyền, rằng tôi đã hại đời con gái mình một cách ngu xuẩn.

Chính sự thiếu hiểu biết của tôi mà con gái tôi mất đi sự cử động phát triển bình thường của một đôi chân. Càng nghĩ đến điều đó, tôi càng đau đớn, càng cảm thấy tội lỗi với con. Càng ân hận, lại càng nghĩ quẩn, vì thế tôi chỉ muốn được chết để giải thoát tất cả. Nhưng không biết có phải ông trời đã không lấy đi của ai tất cả như lời mõ già nói năm xưa không mà mỗi lần ôm con gái lên với ý định gieo mình xuống sông thì con gái tôi lại ngước ánh mắt trong veo ngây thơ nhìn tôi và nhoẻn miệng cười.

Con bập bẹ gọi mẹ, dụi mái đầu tóc tơ vào ngực tôi lần tìm bầu sữa mẹ. Con gái tôi gọi Mẹ! Mẹ! âu yếm như trong con chưa từng trải qua những cơn đau thể xác ở đôi chân. Con gái tôi vẫn lớn lên, với một sức sống mãnh liệt vô cùng. Con không đi được thì con bò, con lết chân rất nhanh và lúc nào cũng nhoẻn miệng cười với mẹ. Con gái tôi đã níu tôi lại với cuộc đời, ràng buộc tôi vào sự sống mãnh liệt của nó. Và tôi đã thua cuộc. Con gái tôi dù bị tật nguyền hai chân, con không chạy nhảy được, không chơi được cùng với các bạn cùng trang lứa nhưng con luôn tỏ ra là đứa bé lạc quan yêu đời.

Từ bé con đã như biết thân biết phận mình nên rất ít khi con quấy khóc. Con là đứa trẻ vui vẻ, thông minh và đáng yêu. Con cười suốt và luôn mang lại niềm vui cho tôi. Tôi cắn răng nuôi con lớn lên chấp nhận hoàn cảnh. Tôi mang con vào xin tá túc ở chùa. Ngày ngày tôi đi phụ bán chè, tối về lại vào chùa chăm con tìm chốn trú chân mưa nắng.

Con gái tôi thích đi học. Tôi không thể tước đoạt niềm khát khao của con. Hằng ngày tôi cõng con đến trường và chiều lại đến cõng con về. Suốt 5 năm cấp 1, dù mưa hay nắng, tôi đều dành thời gian để đưa con đến lớp mà không bỏ buổi nào trừ những hôm không may con bị ốm.

Lúc đầu tôi chỉ nghĩ cho con học đủ để biết đọc biết viết là được, rồi cho con ở nhà chăm sóc nuôi nấng giúp đỡ con, hai mẹ con nương tựa vào nhau mở gánh chè để sống. Nhưng con gái tôi rất thông minh, học giỏi xuất sắc, các thầy cô giáo rất yêu quý cháu và gần như miễn giảm hết các khoản nộp ở trường lớp để động viên con tiếp tục tới trường.

Nguyện vọng của con gái tôi là được tiếp tục học lên nữa nên tôi đã không thể tước bỏ ước mơ của con. Tôi đã tước bỏ đôi chân của con, làm cho con chịu đời sống tật nguyền, giờ đây tôi không có quyền để tước đoạt ước mơ của con. Nhà chùa nơi mẹ con tôi xin ghé nhờ tá túc người ta quyên góp mua tặng cho con gái tôi một chiếc xe lăn.

Từ đó khi con gái tôi lên cấp 2, con được bạn qua chùa đẩy xe lăn giúp con gái tôi tới trường. Niềm vui vì con ngoan, học giỏi đã giúp tôi vượt qua bao khó khăn cực khổ, giúp tôi vượt qua nỗi tủi hận về thân phận mình vốn đã chôn sâu trong tận cõi lòng.

Con gái tôi lớn lên như một phép màu cuộc đời đậu xuống cuộc sống khốn khổ và bất hạnh của tôi. Cùng với chiếc xe lăn con vượt qua bao gian khó để đến với những ước mơ của riêng con. Con vượt qua bao kỳ thi học sinh giỏi, qua bao thử thách của số phận để đón những điều tốt lành. Con thi đỗ vào Đại học Ngoại thương, một ngôi trường mà bao bạn bè lành lặn khác, có điều kiện sống tốt hơn con nhưng vẫn không với tới. Con trở thành sinh viên đại học trên chiếc xe lăn, và ngày tốt nghiệp đại học, con được một công ty lớn mời con về làm việc.

Thưa các anh các chị!

Từ ngày con gái tôi vào một công ty tài chính của nước ngoài làm việc, hai mẹ con tôi không phải tá túc ở chùa nữa, con gái đã đưa lương về phụ đỡ mẹ để mẹ có thể tìm chỗ thuê nhà. Tôi cũng đã mở được gánh chè trong hẻm bán cả ngày. Những đồng tiền dành dụm từ mồ hôi nước mắt của tôi từ gánh chè giờ không cần dùng đến nữa. Tôi tích cóp lại trong sổ tiết kiệm để mơ ước có một ngày mẹ con tôi mua được một gian nhà nhỏ trong thành phố để ở, để cho hai mẹ con an tâm có một chỗ của riêng mình.

Nhưng mơ ước chỉ là ước mơ thôi vì tiền lãi lời từ gánh chè có đáng là bao. Con gái đi làm lương đã có thể đủ trang trải cho cả hai mẹ con một cuộc sống không quá khổ nữa. Với đôi chân tật nguyền, chiếc xe lăn sớm tối, con gái bé nhỏ của tôi đã đến và bước vào đời sống này như một niềm ân huệ trời ban cho người mẹ đau khổ là tôi

Nhưng các anh chị ơi!

Phép nhiệm màu đã đến với mẹ con tôi không phải con gái tôi làm được tiền, hay có công việc ổn định, mà con tôi đã có một người đàn ông đích thực, một người đàn ông giàu yêu thương đã đến từ phía bên kia quả địa cầu và chia sẻ cùng con hành trình trên đường đời phía trước.

Ngày có một người đàn ông cao lớn, mắt xanh, tóc vàng đẩy xe lăn đưa con gái tôi về nhà và quỳ xuống nắm lấy hai bàn tay tôi nói bằng ngôn ngữ tiếng Việt rất sõi rằng: “Mẹ ơi, con xin phép mẹ cho con được yêu thương Nga và cưới cô ấy về làm vợ. Con nguyện cả đời chăm sóc và yêu thương cô ấy mẹ ạ” thì trái tim tôi vỡ òa ra nức nở.

Cả đời tôi không biết bố mẹ là ai. Cả đời tôi không được gọi một tiếng bố tiếng mẹ. Tôi chỉ có mõ già, lớn lên trong côi cút, hiu quạnh. Đời tôi chưa một lần được yêu đương, tôi có thai từ những lần bị ông giáo già cưỡng hiếp. Tôi sinh con gái ra trong tận cùng cay cực. Vì ám ảnh tội lỗi mình gây ra cho con, khiến cho tôi khép chặt lòng mình vĩnh viễn, tôi ở vậy để dồn tất cả tình yêu thương, mối quan tâm để nuôi dạy con nên người. Tôi cũng không bao giờ dám nghĩ đến chuyện con gái tôi có thể học lên được đại học, tốt nghiệp giỏi, rồi ra trường có được một công ty lớn mời về làm việc. Càng không bao giờ dám nghĩ đến chuyện con có được một chàng trai yêu thương và lấy làm chồng.

Nếu có mơ thì cũng chỉ dám mơ con gái tôi tìm được người cùng hoàn cảnh, thấu hiểu hoàn cảnh thiệt thòi của nhau mà có thể thương yêu nhau nên vợ nên chồng. Càng không bao giờ dám hy vọng có một người con trai khỏe mạnh lành lặn đường hoàng thương con gái tôi chứ chưa nói đến việc chọn con gái tôi làm vợ.

Ấy thế mà đứa con tật nguyền không nhà, không cha là bé Nga nhà tôi không những trở thành một nhân viên giỏi, được bạn bè đồng nghiệp quý trọng, con còn tìm được tình yêu của một người đàn ông xuyên biên giới. Cậu ấy là người Pháp, cùng làm việc trong công ty tài chính mà con gái tôi đang làm hiện nay, và chàng trai đó đã về tận ngôi nhà thuê trọ nhỏ bé trong hẻm để quỳ xuống xin phép tôi chấp nhận cho cậu ấy được lấy bé Nga làm vợ.

Kính thưa các anh các chị!

Cuộc đời tôi có là mơ không. Đám cưới của con gái tôi được các đồng nghiệp ở công ty tổ chức một bữa tiệc nhỏ ấm cúng ở Việt Nam. Bố mẹ con rể tôi bay từ Pháp sang dự tiệc và đến tận nhà trọ nơi hai mẹ con tôi ở để ăn bữa cơm thân mật do tôi tự tay nấu, các con tôi đang đi hưởng tuần trăng mật tại Phú Quốc. Bố mẹ chồng của con gái tôi đã bay trở về Pháp để chuẩn bị tổ chức tiệc cưới vào đúng ngày Valentin cho cả hai đứa ở bên Pháp. Vé máy bay mời dự đám cưới của con gái ở Pháp cũng đã được con rể tôi mua sẵn cho mẹ vợ rồi. Nhiều lúc tôi không dám tin đây là sự thật nữa.

Tôi viết những dòng chữ này để chia sẻ câu chuyện của đời tôi mà nước mắt tôi chảy giàn giụa. Tôi nhớ mõ già, người đã nhặt tôi ở cổng chùa về nuôi, người đã trao cho tôi một niềm tin mãnh liệt để sống, để vượt qua cay đắng tủi cực. Tôi nhớ mõ luôn động viên tôi: “Con hãy tin đi, ông trời không lấy đi của ai tất cả”. Tôi đã sống bằng niềm tin mong manh ấy. Tôi đã đến được bến bờ hạnh phúc cũng chỉ bằng một niềm tin bé nhỏ trong vũ trụ bao la này.

Thưa các anh các chị!

Tôi định khi các con ổn định sau đám cưới, tôi sẽ kể cho con gái tôi nghe gốc gác của con và ai là bố của con. Tôi sẽ dẫn con gái, con rể tôi trở về làng, vào ngôi chùa làng để thắp nén hương, lạy tạ cho Mõ già, cho Đức Phật ở đó. Tôi tin rằng, Mõ già vẫn dõi theo tôi và chở che cho tôi đến được bến bờ hạnh phúc hôm nay.

Và còn một điều nữa, tôi muốn con tôi biết mặt bố, cho dù ông ấy là một kẻ hèn hạ, độc ác, hay giờ chỉ còn là một nấm mộ ngoài nghĩa trang đi chăng nữa thì con tôi vẫn có quyền được biết bố của mình là ai, và tôi cũng nói với ông ấy một lời hàm ơn rằng vì ông ấy mà tôi có được kho báu của đời mình.

Đà Nẵng (NTMN)

Funnies

 


I don't have grey hair. I have wisdom highlights.

I'm a nightmare dressed like a daydream.

Sometimes it takes me all day to get nothing done.

I don't trip, I do random gravity checks.

My heart says Pie and ice cream, but my jeans say, please, please, please, eat a salad!

Hold on while I over think this.

My spouse says I have 2 faults. I don't listen and...something else.

Never laugh at your spouse's choices. You are one of them.

One minute you're young and fun. The next, you're turning down the car stereo to see better.

I'd grow my own food if only I could find bacon seeds.

Losing weight doesn't seem to be working for me, so from now I'm going to concentrate on getting taller.

Day 12 without chocolate...lost hearing in my left eye.

Some people are like clouds, once they disappear it's a beautiful day.

Some people you're glad to see coming; some people you're glad to see going.

My body is a temple, ancient and crumbling, perhaps cursed or haunted.

Common sense is not a gift. It's a punishment because you have to deal with everyone who doesn't have it.

 

Telling a person to calm down is about like baptizing a cat.

Prayer is the original wireless communication.

My doctor asked if anyone in my family suffered from mental illness. I said, "No, we all seem to enjoy it."

I thought the dryer made my clothes shrink. Turns out it was the refrigerator.

I thought growing old would take longer.

Went shopping while hungry; now I'm the proud owner of Aisle 6.

Camping: where you spend a small fortune to live like a homeless person.

Just once, I want a username and password prompt to say: "close enough."

Being an adult is the dumbest thing I have ever done.

I'm a multitasker. I can listen, ignore and forget all at the same time!

Went to an antique show and people were bidding on me.

I won't say I'm worn out, but I don't get near the curb on trash day.

People who wonder if the glass is half empty or half full miss the point. The glass is refillable.

Retired: under new management. See spouse for details.

Be the kind of woman who, when your feet hit the floor first thing in the morning, the devil says: "Oh, oh, here she comes."

When you can't find the sunshine...be the sunshine.


From: Kim Hoa Ba Ba

Vitamin Tổng Hợp: Quảng Cáo Hay Yếu Tố Cần Thiết Cho Sức Khỏe? - Huỳnh Chiếu Đẳng


Đọc chi tiết: https://www.medicalnewstoday.com/articles/are-supplements-really-the-superheroes-of-self-care

HCD: Bài nầy cũng nói y như Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình nói trước đây mươi năm:

Uống viên sinh tố thường xuyên có tốt không ? Bác Sĩ Liêu Vĩnh Bình

https://youtu.be/1Zpz46sAt2A

Cẩn thận khi uống vitamin D va Calcium (Bác sĩ Liêu Vĩnh Bình)

https://youtu.be/7UxKsJKrK08

Một bài khác: Lạm dụng chất chống Oxy hóa và vitamin gây hại, đường gây bịnh tim mạch

https://youtu.be/lEYGRE9iy1I

Tóm tắt: Máy dịch: --> (Các bạn đọc thoáng qua nếu có liên hệ, khá dài, nếu không bỏ qua).

Vitamin tổng hợp: Quảng cáo hay yếu tố cần thiết cho sức khỏe?

“Thực phẩm chức năng”và vitamin tổng hợp là một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la đang phát triển mạnh, nhưng các nghiên cứu cho thấy chúng có rất ít ảnh hưởng, nếu có đối với sức khỏe của những người không bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc đang mang thai.

Ở Bắc Mỹ, các chuyên gia định giá quy mô thị trường “thực phẩm chức năng”là 52.874,7 triệu USD vào năm 2021, với mức chi tiêu hàng năm dự kiến sẽ tăng 5,6% cho đến năm 2030.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện từ năm 2011–2014, 52% người trưởng thành uống ít nhất một loại “thực phẩm chức năng”mỗi tháng và 31% sử dụng thực phẩm bổ sung đa vitamin-khoáng chất.  Lý do phổ biến nhất để dùng chất bổ sung là “sức khỏe tổng thể và sức khỏe để lấp đầy khoảng trống chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống”. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, đối với những người khỏe mạnh, việc uống vitamin tổng hợp ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe và trong một số trường hợp, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư.

Nguồn đáng tin cậy của 84 nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin và khoáng chất có liên quan đến ít hoặc không có lợi ích trong việc ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch và tử vong. 

Nó cũng phát hiện ra rằng việc bổ sung beta carotene ở những người khỏe mạnh có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư phổi. 

Medical News Today đã nói chuyện với năm chuyên gia dinh dưỡng để hiểu thêm về cách vitamin tổng hợp ảnh hưởng đến sức khỏe và tại sao họ có thể không phải là "siêu nhân" của việc chăm sóc bản thân. 

“Nói một cách chính xác, thuật ngữ‘ vitamin tổng hợp ’dùng để chỉ các chất bổ sung chỉ chứa vitamin,” Tiến sĩ Sarah Berry, nhà khoa học chính tại ZOE, đồng thời là độc giả về khoa học dinh dưỡng tại King’s College London, nói với Medical News Today.  “Tuy nhiên, hầu hết các chất bổ sung đều chứa hỗn hợp vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit béo omega-3”. 

Các loại vitamin tổng hợp đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1940.  Viện Y tế Quốc gia (NIH) chia chúng thành ba loại: 

Loại căn bản hoặc phổ rộng - uống một lần mỗi ngày, chúng chứa tất cả hoặc hầu hết các vitamin với số lượng không vượt quá giá trị hàng ngày (DV)

Loại hiệu lực cao - chứa các vitamin và khoáng chất cao hơn đáng kể so với DV, RDA và AI, hoặc thậm chí mức hấp thụ cao hơn có thể dung nạp được (UL) Nguồn tin cậy.

Loại chuyên biệt - kết hợp một số vitamin và khoáng chất cho một mục đích nào đó, chẳng hạn như tăng cường năng lượng, kiểm soát cân nặng hoặc cải thiện chức năng miễn dịch.  Một số sản phẩm này có thể chứa lượng chất dinh dưỡng cao hơn đáng kể DV, RDA, AI hoặc thậm chí UL.

Vì vitamin tổng hợp không có định nghĩa quy định tiêu chuẩn nên hàm lượng và số lượng chất dinh dưỡng của chúng rất khác nhau giữa các sản phẩm. 

Khi được hỏi về những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về vitamin tổng hợp, Tiến sĩ Rachel Kopec, phó giáo sư dinh dưỡng con người tại Đại học Bang Ohio, nói với MNT: 

“Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất là liều lượng được phân phối.  Khả dụng sinh học - tỷ lệ phần trăm của một liều vi chất dinh dưỡng nhất định thực sự được hấp thu vào máu - từ vitamin tổng hợp có thể khá thấp đối với các vi chất dinh dưỡng tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K và các khoáng chất thiết yếu như sắt và canxi, tùy thuộc vào  cách chúng được đóng gói và chúng được đóng gói bằng gì.  Ví dụ, có nguy cơ đối với vitamin A bị oxy hóa sắt một khi đã hòa tan trong dạ dày ”. 

Đối với câu hỏi tương tự, Tiến sĩ Berry lưu ý rằng nhiều hơn không phải lúc nào cũng có nghĩa là tốt hơn. 

Cô ấy lưu ý rằng "[s] ome của các chất bổ sung liều lượng lớn được bán không chỉ rất đắt mà còn có liều lượng vượt quá mức mà cơ thể chúng ta cần hoặc thậm chí có thể xử lý, vì vậy hầu hết chúng được xả xuống bồn cầu." 

Giáo sư Edward Giovannucci, giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học tại Đại học Harvard T.H.  Trường Y tế Công cộng Chan đồng ý với Tiến sĩ Berry rằng nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, mặc dù ông nói với MNT rằng vitamin tổng hợp ở mức RDA tuy nhiên có thể giúp bù đắp cho chế độ ăn uống không tối ưu.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng điều này không có nghĩa là vitamin tổng hợp nên thay thế một chế độ ăn uống tốt: “Một quan niệm sai lầm khác có thể là có điều gì đó đặc biệt bạn có thể nhận được từ vitamin tổng hợp mà bạn không thể nhận được từ một chế độ ăn uống tốt.  Một ngoại lệ có thể xảy ra là vitamin D, có ít trong chế độ ăn uống và chúng ta nhận được hầu hết từ ánh nắng mặt trời.  Vì vậy, nếu chúng ta tránh ánh nắng mặt trời, chúng ta có thể không nhận đủ từ chế độ ăn uống ”.

Tiến sĩ Phillip Calder, giáo sư miễn dịch dinh dưỡng tại Đại học Southampton cũng giải thích cho MNT rằng: 

“Các chất bổ sung vitamin tổng hợp không phải là sự thay thế cho việc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và không thể được sử dụng để giảm thiểu tác động của một chế độ ăn uống không lành mạnh.  Chúng có thể được sử dụng để bù đắp khoảng trống dinh dưỡng nếu chế độ ăn uống của một người không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của họ, nhưng các chiến lược ăn kiêng nên được ưu tiên hàng đầu ”. 

Tiến sĩ Berry lưu ý rằng có rất nhiều thông tin sai lệch về tác dụng của “thực phẩm chức năng”đối với sức khỏe.  Điều này, cô ấy nói, là do hai yếu tố. 

Đầu tiên là sự khác biệt lớn giữa các sản phẩm vitamin tổng hợp khiến chúng khó nghiên cứu hơn.  Thứ hai là các vi chất dinh dưỡng riêng lẻ có thể không ảnh hưởng đến cơ thể giống như khi được tiêu thụ dưới dạng một phần của trái cây hoặc rau quả. 

Bà giải thích: “Ảnh hưởng sức khỏe của các chất dinh dưỡng phần lớn được ngoại suy từ các nghiên cứu sử dụng các biện pháp can thiệp vào thực phẩm.  “Tuy nhiên, tác động của một chất dinh dưỡng từ thực phẩm được điều chỉnh bởi các chất dinh dưỡng khác trong thực phẩm cũng như sự phức tạp của chất nền thực phẩm - cấu trúc của thực phẩm.”

“Do đó, một số tuyên bố rằng thực phẩm bổ sung‘ x ’sẽ cải thiện kết quả sức khỏe‘ y ’vẫn chưa được chứng minh khi chỉ sử dụng thực phẩm bổ sung và thường được ngoại suy từ một nghiên cứu về chế độ ăn uống, nơi có rất nhiều điều khác cũng đang diễn ra,” cô tiếp tục.

Cô ấy nói thêm rằng nhiều tuyên bố rằng các nhà sản xuất vitamin tổng hợp đưa ra thiếu bằng chứng - đặc biệt là những người nhắm mục tiêu đến các độ tuổi, giới tính và hồ sơ sức khỏe tâm thần khác nhau và những người hứa hẹn làm cho một người “trông trẻ hơn” hoặc “có trí tuệ hơn”.

Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra rằng một số chất bổ sung có thành phần “hoạt tính sinh học”, chẳng hạn như một số polyphenol, có thể có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. 

Từ nghiên cứu của mình, được gọi là nghiên cứu ZOE PREDICT, cô lưu ý rằng tác động của thực phẩm đối với sức khỏe không chỉ phụ thuộc vào những gì chúng ta ăn, mà còn phụ thuộc vào “chúng ta là ai” và “cách chúng ta ăn”.  Cô ấy nói: 

“ZOE PREDICT đã chứng minh mối liên hệ giữa chúng ta ngủ bao nhiêu, thời gian chúng ta ăn trong ngày, thứ tự ăn thức ăn và các kết quả sức khỏe khác nhau.  Cách chúng ta phản ứng với thức ăn cũng được quyết định bởi con người của chúng ta, bao gồm hệ vi sinh vật, tuổi tác, giới tính, thành phần cơ thể, gen, v.v., điều này giải thích tại sao mỗi người trong chúng ta phản ứng rất khác nhau với thức ăn và chất dinh dưỡng. " 

Tiến sĩ Brian Lindshield, giáo sư tại Khoa Thực phẩm, Dinh dưỡng, Ăn kiêng và Sức khỏe tại Đại học Bang Kansas, nói với MNT rằng những người có thể bị thiếu vi chất dinh dưỡng nên bổ sung vitamin tổng hợp. 

Theo ông ấy, “[t] ăn một loại vitamin tổng hợp có thể bù đắp cho việc tiêu thụ một chế độ ăn nghèo vi chất dinh dưỡng.” 

“Nó có thể giúp ngăn ngừa thiếu vi chất dinh dưỡng, một điều quan trọng, nhưng lý do mà nhiều người dùng là họ muốn những lợi ích sức khỏe của chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng - chẳng hạn như giảm bệnh mãn tính - mà không cần phải ăn chế độ ăn giàu vi chất dinh dưỡng.  Nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vitamin tổng hợp - hoặc các chất bổ sung vi chất dinh dưỡng đơn lẻ - có rất ít hoặc không có lợi đối với nguy cơ mắc bệnh mãn tính, ”ông lưu ý. 

Tiến sĩ Kopec nói thêm rằng những người lớn tuổi cũng nên cân nhắc việc bổ sung vitamin tổng hợp.  “Ăn uống là một hoạt động xã hội,” cô nói, “và ở Hoa Kỳ, nhiều người lớn tuổi sống một mình”.

“Họ cũng có những hạn chế về khả năng vận động, hạn chế khả năng mang hàng tạp hóa hoặc nấu ăn, và có thể mắc bệnh răng miệng hoặc răng giả gây khó khăn cho việc nhai, v.v. Với tuổi tác, chúng ta cũng đang chống chọi với sinh học, với khả năng hấp thụ B12 giảm và giảm  axit dạ dày hạn chế hấp thu sắt và canxi, ”cô tiếp tục. 

Tiến sĩ Kopec giải thích: “Cùng với nhau,” những yếu tố này khiến người lớn tuổi gặp rủi ro, và vitamin tổng hợp có thể lấp đầy một khoảng trống quan trọng.  Ngoài ra, những người theo chế độ ăn hoàn toàn dựa trên thực vật, cha mẹ của những đứa trẻ kén ăn và những người có tình trạng sức khỏe nhất định cũng có thể được hưởng lợi từ một loại vitamin tổng hợp nói chung. " 

Giáo sư Giovannucci nói thêm rằng một loại vitamin tổng hợp có axit folic có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ Nguồn tin cậy ở những người không bổ sung axit folic vào thực phẩm.  Ông nói thêm rằng những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nên bổ sung vitamin D, dưới dạng một chất bổ sung đơn lẻ hoặc một loại vitamin tổng hợp, và mức 1.000–2.000 đơn vị quốc tế (25–50 microgam) là “mục tiêu hợp lý”. 

Ông cũng lưu ý rằng các điều kiện cụ thể cũng có thể làm cho vitamin tổng hợp trở thành một lựa chọn.  Ví dụ, những người đang mang thai có thể cần lượng dinh dưỡng cao hơn, cũng như những người mắc các bệnh có thể làm giảm khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng của cơ thể, chẳng hạn như bệnh celiac và viêm loét đại tràng. 

Tiến sĩ Berry nói thêm rằng bổ sung sắt cũng có thể được khuyến khích cho phụ nữ, đặc biệt là vì hơn một phần tư phụ nữ ở Vương quốc Anh bị thiếu máu do thiếu sắt.  Bà cũng lưu ý thêm rằng các chất bổ sung omega-3 chuỗi dài có thể có lợi cho những người không ăn cá hoặc những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay. 

Bà  giải thích.  “Ở những người không hấp thụ đầy đủ, sự gia tăng axit béo omega-3 có trong cá có dầu đã được chứng minh là có tác động thuận lợi đến nhiều kết quả sức khỏe, bao gồm cả kết quả sức khỏe tim mạch.”

Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng là chìa khóa.  Tiến sĩ Giovanni cho biết: “Những điều quan trọng nhất là hạn chế tăng cân, hoạt động thể chất, không hút thuốc, tránh uống quá nhiều rượu và một chế độ ăn uống cân bằng, tốt.  Ảnh hưởng tổng hợp của những điều này đối với sức khỏe là rất lớn. " 

“Hạn chế những tác động xấu của căng thẳng cũng rất quan trọng.  Vitamin tổng hợp sẽ ít hữu ích hơn đối với những người có lối sống rất tốt, ngoại trừ việc có thể bổ sung thêm vitamin D, ”ông giải thích. 

Các chuyên gia cũng trích dẫn rằng ngủ ngon và tránh thực phẩm chế biến quá kỹ là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức khỏe tốt.  Tiến sĩ Berry lưu ý rằng “[w] e cũng nên hạn chế thực phẩm chế biến quá kỹ và ăn thực phẩm ở dạng ban đầu nếu có thể.  Ví dụ, hãy chọn một quả cam nguyên quả hơn là nước cam. " 

Tiến sĩ Kopec khuyến cáo nên chú ý đến việc chuẩn bị thức ăn và đồng tiêu thụ để tối đa hóa sự hấp thu vi chất dinh dưỡng.  Đặc biệt, cô ấy khuyến nghị: 

- ăn trái cây và rau quả với chất béo lành mạnh, chẳng hạn như bơ và chọn các loại dầu có nguồn gốc thực vật, để hấp thụ các vitamin tan trong chất béo

- nấu cam và các loại rau lá xanh đậm với nhau để cải thiện sự hấp thụ vitamin A cung cấp

- ngâm ngũ cốc khô và các loại đậu trong nước lạnh qua đêm trước khi nấu để hấp thụ tốt nhất vitamin B và các khoáng chất cần thiết.

“Cuối cùng, các khoáng chất thiết yếu được hấp thụ tốt nhất từ các sản phẩm động vật, tức là sắt có nhiều sinh học hơn từ thịt đỏ, canxi từ các sản phẩm sữa, v.v. Chỉ cần đảm bảo tiêu thụ với khẩu phần thích hợp.  Một khẩu phần thịt bò là [khoảng] 3 ounce (oz), nhưng tôi chưa bao giờ đến nhà hàng phục vụ thịt thăn 6 oz! ” 

Tiến sĩ Rachel Kopec:

“Đối với những người ăn hoàn toàn từ thực vật, điều quan trọng là phải kết hợp vitamin B12, vốn chỉ có trong các sản phẩm động vật.  May mắn thay, ở Mỹ, có thể dễ dàng tìm thấy men dinh dưỡng tăng cường B12 để đáp ứng nhu cầu này - hãy nhớ kiểm tra nhãn để tìm ‘cobalamin’ hoặc ‘vitamin B12’ trong thành phần, ”Tiến sĩ, Kopec khuyên.


Huỳnh Chiếu Đẳng (Quán ven đường)

Những Con Cá Cảnh Tuyệt Đẹp




 













Sưu tầm