Pages
- Trang Chủ
- About Me
- Truyện Ngắn
- Sưu Tầm
- Sưu Tầm from 2020
- Góp Nhặt Bên Đường
- Nhạc Chọn Lọc
- Sưu Tầm Sức Khỏe
- NPN's Recipes
- Trang Người Phương Nam
- Cười Ý Nhị
- PPS + YouTube Chọn Lọc
- Những Hình Ảnh Ý Nghĩa
- Thơ
- Thơ from 2020
- Bùi Phương Lưu Niệm
- Trang Anh Ngữ
- Truyện Dài : Về Phương Trời Cũ
- Truyện Dài : Ngày Tháng Buồn Hiu
Monday, December 31, 2018
Cuộc Chiến Không Được Thắng Vì Những Quy Tắc Giao Chiến Của Không Lực Hoa Kỳ Tại Việt Nam
Tác Giả: Mark Berent - Phi công phản lực tham chiến tại Việt Nam 1965-1973
Chuyển Ngữ: Thái Dương
(Tựa đề bài chuyển ngữ do tác giả thêm cho rõ ý nghĩa của bài viết)
(Phi
công Mark Berent cho rằng Mỹ và đồng minh Việt Nam có thể đã chiến
thắng tại chiến trường Việt Nam vào những năm 67, 68. Nhưng qua những vụ
ngưng ném thả bom trên đường mòn Hồ Chí Minh và miền Bắc Việt Nam, đã
giúp cho Cộng Sản Bắc Việt mang quân và vũ khí vào miền Nam để đi đến
chiến thắng cuối cùng vào tháng Tư 1975. Những phi công như ông đã bi
trói tay và bịt mắt trước những cuộc di chuyển ồ ạt của cộng quân.
Hãy
nghe Mark Berent tâm sự… Nguyên tác là bài viết với tựa đề Rules Of
Engagement, được in trong tác phẩm “To Bear Any Burden của Al Santoli".
Lần
đầu tiên tôi tham chiến tại Việt Nam là vào năm 1965. Ðơn vị của tôi
đóng tại căn cứ Không Quân Biên Hòa. Tôi bay phản lực cơ F-100s, tổng
cộng hơn 200 phi vụ. Lần thứ hai tôi tham chiến ở Việt Nam là vào năm
1968, lúc đó tôi bay phản lực cơ F-4s cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan.
Tôi thuộc phi đoàn Cú Ðêm (Night Owls), có nhiệm vụ bay trên đường mòn
Hồ Chí Minh trong vòng 7 tháng. Cuối cùng, 5 tháng chót tôi được chỉ
định chỉ huy Woff FAC (Lực Lượng Không Kiểm Tiền Phương (Forward Air
Control). Lực lượng này bao vùng đường mòn Hồ Chí Minh từ Lào đến suốt
Bắc Việt Nam. Ðó là thời điểm mà Tổng Thống Johnson ra lệnh ngưng ném
thả bom. Do đó, có lúc các phi vụ được chấp thuận ném thả bom, có lúc
phi vụ không được chấp thuận.. Chẳng cần dấu diếm, nhiều lần một số anh
em phi công chúng tôi tự thi hành nhiệm vụ thả bom đường mòn, mà không
cho ai biết.
Tại
Việt Nam, có vài điều rất đỗi ngạc nhiên. Thứ nhất là tôi được tưởng
thưởng nhiều huy chương. Nhưng có một trường hợp tôi từ chối nhận một
huy chương cao quý của Hoa Kỳ là Purple Heart, Lý do là vì một người bạn
Lực Lượng Ðặc Biệt của tôi vừa mới trốn được Việt Cộng bằng cách đi bộ
26 cây số trong đêm tối, với viên đạn 51 ly còn nằm trong một cánh tay
và tay kia dìu một người lính Việt Nam Cộng Hòa đang bị thương. Do đó,
đối với tôi, cái huy chương cao quý Purple Heart không có một giá trị gì
cả, tôi không xứng đáng để nhận!
Tôi
hết nhiệm kỳ tại Việt Nam và được chỉ định về phục vụ tại một căn cứ
không quân tại California. Không Quân Mỹ muốn xử dụng tôi hết mình và để
tôi thăng tiến hơn, họ gửi tôi đi học để lấy bằng kỹ sư tại một đại học
dân sự. Sau khi tốt nghiệp, tôi được bổ nhiệm một chức vụ khả quan về
tiền bạc và tương đối nhàn hạ tại Phi Ðoàn 69 Chiến Thuật, sống cuộc đời
thoải mái. Nhưng khốn nỗi, mỗi lần tôi cầm tờ báo thì lại được tin một
người bạn thân của tôi bị bắn hạ và tử trận tại chiến trường.
Không
chịu nổi nữa, tôi xin với thượng cấp để được bay F-4s, một phản lực cơ
tân tiến hơn so với F-100s và tôi đã được chấp thuận để trở lại chiến
trường Việt Nam.
Trong
7 tháng đầu khi bay F-4s cất cánh từ căn cứ Ubon, Thái Lan. Tôi vẫn
thuộc Phi Ðoàn Cú Ðêm (Night Owls). Lệnh ngưng thả bom của Johnson bắt
đầu có hiệu lực một tháng trước khi tôi trở lại chiến trường. Do đó, phi
công chúng tôi không có cơ hội thả bom miền Bắc Việt Nam. Chúng tôi chỉ
còn biết bay ầm ì, rồi nhào lên lộn xuống trên đường mòn Hồ Chí Minh
bên ranh giới nước Lào. Ðó là dọc theo vùng rừng núi cao Karst Mountains
(Lào). Và nếu chúng tôi lợi dụng ngưng thả bom để bay xuống phía Nam
thuộc lãnh thổ Việt Nam để phá hủy những đoàn xe tiếp liệu của Cộng Sản
Bắc Việt dọc theo đường mòn, thì thực sự với F-4s không đủ khả năng này,
vì chúng tôi phải bay trong bầu trời dầy đặc sương mù và mây thấp che
kín tầm mắt quan sát. Nhiều lần chúng tôi cho một phản lực thả trái sáng
và sau đó phản lực khác theo sau thả bom.
Nhưng
khi trái hỏa châu vừa thả ra là mấy tên lái xe Việt Công đều chửi thề:
“Mấy thằng phi công Mỹ ngu xuẩn đang sắp thả bom. Hãy ngừng xe lại và
táp vào lề đường. Trước sau gì chúng cũng đâm vào dãy núi Karst…” Và
đúng như thế, nhiều phi công của chúng tôi đã đâm máy bay vào dãy núi
này mà chẳng thả trúng một xe tiếp liệu nào, chỉ vì tầm nhìn quá hạn chế
do thời tiết.
Mãi
đến khi Mỹ mang máy bay Spectre–AC130 có trang bị vũ khí và có trang bị
cả dụng cụ quan sát ban đêm như màn hình TV và những dụng cụ điện tử có
thể cảm giác được khói bay ra từ ống khói của xe vận tải, đồng thời máy
bay này có khả năng nhìn qua đêm tối và mây mù.
Chúng
tôi liên lạc chặt chẽ với Spectre-AC130 để thực hiện 2 nhiệm vụ: Một là
áp lực những ổ súng phòng không của địch ngõ hầu chúng tôi có thể bắn
hoặc thả bom trúng mục tiêu. Thứ hai là hướng dẫn chúng tôi tới mục tiêu
cần tiêu diệt. Và kể từ đó, chúng tôi đã phá hủy rất nhiều xe vận tải
tiếp liệu của địch. Tôi nhớ rõ, một lần, trong một đêm tôi bắn trúng 14
xe tiếp liệu của địch.
Mỗi
khi máy bay Spectre-AC130 nhìn thấy đoàn xe, những phi công này sẽ đánh
dấu cho chúng tôi bằng nhiều cách. Họ tác xạ vào mục tiêu bằng súng
liên thanh 20 ly và cho chúng tôi biết đó là mục tiêu cần tiêu diệt.
Hoặc giả họ ném hỏa châu để soi sáng cả đoàn xe phía dưới và chúng tôi
cứ theo đó mà thả bom. Ngoài ra, họ còn có thể thả một khối hỏa châu
nặng, có thể cháy sáng tới 20 phút. Họ ném một khối hỏa châu này trước
đoàn xe và một khối khác phía cuối đoàn xe, và cho chúng tôi biết cứ thế
mà thả bom trong đoạn đường giữa hai khối ánh sáng. Vì vậy, chúng tôi
đã phá hủy được nhiều đoàn xe tiếp liệu của cộng sản. Ðường mòn Hồ Chí
Minh đã bị cầy nát làm trở ngại cho việc cộng sản chở tiếp tế vào miền
Nam Việt Nam. Thiển ý của phi công chúng tôi, chiến tranh đã có thể chấm
dứt bằng quân sự!
Nhưng thật đau lòng, trong khi lệnh ngưng thả bom
bắt đầu vào tháng 11 năm 1968, tất cả chúng tôi đau điếng! Anh em phi
công chúng tôi đã trải qua bao nhiêu lần được lệnh ngưng thả bom và mỗi
lần như thế chúng tôi cảm thấy như bị một quả đấm vào mặt, vì người ta
đã phá tan đi những gì chúng tôi đang thắng thế.
Thi
dụ, trong giai đoạn 1966-67, bạn bè chúng tôi, những phi công can
trường, đang bay các phản lực cơ F-105s và F-4s trên lãnh thổ Bắc Việt,
một nơi đầy nguy hiểm vì hỏa tiễn địa-không tối tân nhất SAM và màng
lưới ra-đa của Nga đầy rẫy dưới đất. Nhưng vì Những Quy Tắc Giao Chiến
(Rules Of Engagement), chúng tôi đã chiến đấu một cuộc chiến mà tay
chúng tôi đã bị trói chặt, mắt chúng đã bị chọc thủng mù lòa và một nửa
đạn dược trang bi đã bị cắt giảm.
Nhưng
những viên chức chính phủ như Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara thì
lại tuyên bố với công chúng rằng các phi cơ Mỹ không có bi cắt giảm bom
đạn và bom đạn Mỹ không bao giờ thiếu?. Nhưng thực tế, chúng tôi đang
chứng kiến bom đạn Mỹ ở Việt Nam đã bị cắt giảm nhiều, nhất là của không
Lực Mỹ! Chúng tôi đã chứng kiến bạn chúng tôi bay ra Bắc với trang bị
kém hơn thời Ðệ Nhị Thế Chiến, chỉ vỏn vẹn với 2 trái bom: 250 và 500
cân và 2 thùng bom lửa (Napalm) trong một phi vụ phá hủy đường rầy xe
lửa. Ðiều hiển nhiên là chúng ta không thể cắt đường rầy xe lứa bằng bom
lửa, mà thực ra bom này chỉ làm cháy cỏ và cây cối chung quanh đường
rầy!. Chúng tôi cho rằng quyết đinh ngưng thả bom và cắt giảm đạn dược
là MỘT TỘI PHẠM của những người có thẩm quyền. Nhiều khi chúng tôi đã
đối đầu với một số hoa tiêu từ chối lệnh bay thả bom, dù họ có phải ra
toà án quân sự!
Các
quan chức này lại nói loanh quanh rằng không có thiếu bom tại Việt Nam.
Nhưng tại Sài Gòn, những tầu thương mại chuyên chở bom đạn bị tắc nghẽn
tại các hải cảng, vì hải cảng không đủ rộng để có thể đem xuống những
bom và vũ khí lớn quá tầm trưc tiếp vào bờ. Trong khi đó, vũ khí nhỏ và
dụng cụ y khoa thì được Việt Cộng hối lộ và chở về mật khu.
Vào
thời điểm đó, tôi vẫn còn nghĩ rằng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, chính
phủ Sài Gòn biết phải làm gì để chiến thắng. Nhưng một thời gian sau đó,
tôi nhận thức được rằng: “Hình như người ta (Mỹ) không muốn và không
cho phép để thắng cuộc chiến tranh này!” chỉ vì Hoa Thịnh Ðốn đã áp đặt
cái “Nguyên Tắc Giao Chiến “ oái oăm này!?
Chúng
tôi đành phải bay lên phía bắc Lào để yểm trợ cho Vang Pao, người lãnh
đạo của lực lượng H’mong, một bộ lạc sống trên đồi núi, đang chiến đấu
với quân cộng sản Bắc Việt và cộng sản Lào (Pathet Lào). Nhưng tại đây,
lại có lệnh không được thả bom gần các chùa chiền. Trong khi ai cũng
biết cộng sản Lào đang đóng quân đầy trong các chùa chiền ở Lào với đầy
đủ vũ khí. Nhiều lần chúng đã bị bắn từ chính trong các chùa. Có lần
chúng tôi không chịu được, đã bay qua chùa và thả một trái bom vào chỗ
có súng bắn lên, và ầm ầm kho đạn của địch nổ vang và cháy suốt mấy
tiếng đồng hồ.
Có
một câu chuyện ai cũng biết là ở Trung Tâm Văn Hóa Trung Hoa (Chinese
Cultural Center) tại Plaine des Jarres (Lào) như sau: Chúng tôi không
được lệnh thả bom trong vòng 3 cây số chung quanh trung tâm này. Vào một
đêm, một phi công tức khí lén thả một trái bom vào trung tâm này và kho
đạn ở đây đã nổ trong suốt một tuần lễ!
Sau
khi lệnh ngưng thả bom trên lãnh thổ Bắc Việt vào tháng 11 năm 1968,
chúng tôi chỉ được phép thả bom khi xe tiếp tế của Việt Cộng ở đường mòn
Hồ Chí Minh trên phần lãnh thổ nước Lào mà thôi, và chỉ được thả bom
vào ban đêm. Như vậy là chúng tôi gần như tự tử rồi! Ban đêm không thấy
đường, súng phòng không bắn như sao, chúng tôi chỉ còn cách đâm máy bay
vào dãy núi Karst là xong! Có một ngày quang đãng, tôi đếm được 100 xe
tiếp tế nối đuôi nhau tại Ðèo Mụ Giạ thuộc Bắc Việt Nam. Những chiếc xe
này đậu sẵn để đợi đêm tối di chuyển vào đường mòn. Và dĩ nhiên chúng
tôi được lệnh cấm chỉ thả bom đoàn xe. Ðó là quy tắc giao chiến đấy!!
Chúng
tôi cũng không thể thả bom đường xe lửa tiếp tế từ Trung Cộng vào Bắc
Việt. Mỹ cũng không thể phong tỏa hải cảng Hải Phòng… Tất cả những gì
Nixon làm năm 1972 là để Bắc Việt có cơ hội mang tiếp tế vào miền Nam.
Ðáng lẽ chúng ta phải chặn đứng việc cộng sản Bắc Việt tiếp tế vũ khí
cho chiến trường miềân Nam mới phải?
Vai
trò ưu tiên của Không Lực Hoa Kỳ là chặn đứng khả năng tiếp tế vũ khí
đạn dược vào chiến trường Miền Nam. Ðây là một sự “tuyệt đối phải ngăn
chặn.” Ðó là mục tiêu duy nhất của Không Lực hầu yểm trợ lực lượng Mỹ và
đồng minh tại Nam Việt Nam. Chúng ta phải thả bom các cơ sở chế tạo đạn
dược và vũ khí, vì chính nơi này sản xuất phương tiện để giết những
người lính Mỹ. Lý do nữa là Không Lực phải giúp lính tiêu diệt kẻ thù
dưới đấtø. Tất cả Không Lực làm, từ chuyên chở, đến chiến đấu đều chung
mục đích giúp cho toàn quân đội Mỹ ngoài chiến trường tại miền Nam Việt
Nam.
Nhưng
buồn thay, tại Việt Nam, chúng tôi đã không được phép thực thi những sự
“tuyệt đối phải ngăn chặn” này. Thử nghĩ xem Tù Binh Chiến Tranh Mỹ
(POW) do đâu mà có. 85% POW là hoa tiêu và phi hành đoàn. Họ bi bắn hạ
chung quanh những vị trí có hỏa tiễn SAM và phi cơ MIG. Nơi mà những hoa
tiêu này đã thấy từ khi cộng sản Bắc Việt và Nga Sô lúc còn dang xây
cất. Còn tại chiến trường Miền Nam, lính Mỹ chết bởi những vũ khí, đạn
dược và tiếp liệu do Bắc Việt chuyên chở vào Nam, mà chúng ta không ngăn
chặn được hay chúng ta không muốn ngăn chặn?!.
Chúng
tôi đã từng thấy từng đoàn xe vận tải nối đuôi nhau ngay ban ngày.
Những xe này thuộc Lực Lượng Chuyên Chở 559 từ Hà Nội đổ vào.
Chúng
tôi bay trên đầu đoàn xe và đôi khi chỉ cho chúng một chút sợ hãi bằng
cách ném xuống vài thùng xăng phụ hay một vài trái hỏa tiễn gọi là. Vì
chúng tôi không được phép mang cả phi đoàn phản lực đến đó để thả bom,
chỉ vì lệnh cấm.
Tôi
đã từng chứng kiến một làng người Thượng ở Nam Việt Nam bị Việt Cộng
ném lửa đốt cháy cả làng. Chúng đốt sống cả trẻ thơ, phụ nữ và tất cả
những gì còn sống, chỉ vì dân làng không chịu phục tùng lệnh của chúng.
Thật là đau lòng cho một cuộc chiến mà chúng ta không muốn thắng!
Tác Giả : Mark Berent – Phi công phản lực tham chiến tại Việt Nam 1965-1973.
Chuyển Ngữ : Thái Dương
Chuyển Ngữ : Thái Dương
Bác Sĩ Kể Chuyện: Hú Hồn Vì Fucoidan - “Thần Dược Chữa Ung Thư” - BS Wynn Tran (từ Hoa Kỳ)
Cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Fucoidan vào loại thực phẩm chức năng (không phải là thuốc) nên Fucoidan không phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nào cả.
Danny trên 40 tuổi làm chủ một công ty xe tải 18 bánh chở hàng xuyên
bang. Vợ ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ. Lúc gặp anh lần đầu, tôi nghĩ đời
sống Danny đúng là hình mẫu lý tưởng của một gia đình Mỹ gốc Việt.
Danny
gặp tôi vì bị dị ứng da và cao huyết áp. Ngoài ra, anh hút thuốc lá như
ống khói nhà máy nhiệt điện, đến nỗi mùi thuốc lá vẫn còn trong phòng
khám sau khi anh ra về.
2 tuần sau khi gặp tôi, Danny bị đột quỵ khi đang lái xe trong bãi đậu.
MRI não xác nhận vùng não trái bị nghẽn mạch. Anh bị liệt nửa người bên phải.
Chưa
hết, chỉ số đường Ha1c lên đến 11%. Cuộc sống gia đình anh đảo lộn.
Công ty tài sản chục triệu đô không người trông giữ. Em và chị gái của
Danny từ Florida bay qua California để giữ cổ phần công ty.
Tranh cãi gia đình nổ ra vì Danny không có bất kỳ giấy tờ uỷ quyền
tài sản nào. Vợ Danny, vốn bị gia đình chồng ghét, bị đẩy ra ngoài. Cô
bị stress và có lúc muốn tự vẫn.
Được các BS cật lực cứu chữa, Danny dần dần hồi phục. Anh đã có thể cử động chân phải và từ từ đi được.
Những
lần gặp anh sau đó, anh đã mạnh khỏe hơn và yêu đời trở lại. Anh hồi
phục cũng giúp gia đình và công ty anh qua cơn khó khăn.
Công
việc ổn định trở lại. Chị vợ cùng chồng quán xuyến công ty và hai chị em
của Danny cùng nhau giúp đỡ hai vợ chồng thay vì cãi lộn như trước.
Đùng một cái, vợ Danny gọi tôi nói anh đang yếu hơn trước.
Vợ Danny và người phụ tá phải dìu anh vào phòng khám. Mặt anh tím tái, huyết áp tụt.
Danny
được nhận viện gấp. Hồng huyết cầu (Hb) của anh chỉ còn 3,9 (người bình
thường là 13-14, nếu dưới 7,0 đã phải truyền máu). BS cấp cứu gọi tôi la
trời vì chưa thấy ai thấp Hb hồng huyết cầu đến vậy.
Hỏi ra mới
biết là thấy anh bớt bệnh, chị vợ nghe lời bạn bè lấy thuốc Bắc cho anh
uống. Sau khi uống xong, anh cứ đi cầu phân đen. Nghe mọi người nói uống
thuốc bắc phân sẽ lỏng và đen nên chị vợ và hai chị cứ an tâm cho uống
đến 6 tháng.
Nhưng vì Danny đang uống thuốc kháng đông máu sau khi bị đột quỵ nay
bị dộng thêm thuốc bắc tương tác làm máu anh càng loãng, hậu quả anh bị
xuất huyết đường ruột, máu Hb tuột luốt.
Anh được truyền máu và
hồi phục lần hai. Lần này hai vợ chồng quyết tâm không bao giờ xài thuốc
bắc. Chỉ số Hồng huyết cầu Hb của anh tăng lên từ từ và ổn định ở mức
10-11. Anh khỏe ra, và anh chị lại biến mất một thời gian.
Nào có ngờ hôm kia chị vợ gọi tôi nói là anh lại trở mệt nữa. Tôi lại giật mình vì hồng huyết cầu Hb lại tụt xuống 8,0.
Hỏi
xem anh có uống gì khác không thì chị vợ mới nhớ là nghe quảng cáo uống
Fucoidan phục hồi sinh lực nên cho chồng uống mấy tuần nay. Thấy anh ăn
được, chỉ có điều đi cầu phân hơi đen nên chị vợ an tâm tiếp tục cho
anh uống.
Tôi dặn chị vợ ngưng không cho anh uống Fucoidan nữa thì anh khỏe trở lại. Check Hb thì lên lại được gần 10.0.
Hú hồn vì Fucoidan. Xém chút nữa là Danny phải nhập viện và có thể bị tai biến vì rủi ro xuất huyết não.
Những
năm gần đây Fucoidan được quảng cáo như một thần dược, chữa được ung
thư. Các nghiên cứu về Fucoidan chỉ ra Fucoidan có những tác dụng nhất
định như kháng viêm, chống đông máu, và có thể kháng ung thư.
Tuy
nhiên, tất cả những nghiên cứu này đều trong phòng lab trên tế bào cách
biệt mà chưa hề có bất kỳ nghiên cứu nào trên người. (1)
Cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Fucoidan vào loại thực phẩm chức năng (không phải là thuốc) nên Fucoidan không phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt nào cả.
Chính
vì kẽ hở này mà hàng trăm công ty sản xuất thực phẩm chức năng đã sản
xuất tràn lan và quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật.
Điểm quan trọng nhất là BN không nên giấu BS những gì mình đưa vào cơ thể trong khi đang điều trị, bao gồm cả thực phẩm chức năng và những sản phẩm khác (thuốc bắc) vì thực phẩm chức năng (như Fucoidan) cũng có thể có những tác dụng phụ rất nguy hiểm như xuất huyết, có thể dẫn đến những tai hại khác, như trường hợp trên đây.
Nguồn www.mskcc.org
http://soha.vn/bac-si-ke-chuyen-hu-hon-vi-fucoidan-than-duoc-chua-ung-thu- 20180815161310882.htmCái Đạo Ấy Hay Thật! - PM. Cao Huy Hoàng
Suy tư nhân ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 2014
Đêm qua, 16-10, tôi nhận một email chuyển tiếp, nội dung được chép lại từ một trang facebook với tựa đề “Cái Đạo Ấy Hay Thật”. Nội dung như sau:
“Xin cầu cho linh hồn Maria mới qua đời. Maria Nguyễn Thị Liên. Sinh năm 1982. Thôn Tân Mỹ, Xã Nghĩa An, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi. Chiều nay đúng 17h15 ngày 16-10-2014 em đã trút hơi thở cuối cùng về với Chúa sau hai năm dài đằng đẳng sống chung với bệnh tật. Xin mọi người hãy hiệp ý cầu nguyện cho em.
CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT !!!
“Cái đạo ấy hay thật !”. Đó là câu nói của Dì em Liên, bởi gia đình em không có đạo. Liên sinh ra, được lớn lên trên miền biển đầy gió, nắng và cát. Gia đình khó khăn, em là con gái lớn, nên phải xa quê vào thành phố kiếm tiền phụ bố mẹ lo cho đàn em bốn đứa ở quê nhà. Em may mắn xin được một chân làm công nhân trong một xí nghiệp may giầy da xuất khẩu ở Bình Dương. Tiền lương cũng tạm ổn đủ lo cho bản thân còn dư chút ít gởi về cho mẹ. Em chăm chỉ làm việc lại ngoan hiền nên không mấy lâu đã có người để ý và rồi hai người ấy đã yêu nhau, chàng thanh niên có đạo chính dân sài thành lại không chê cô gái quê đen đúa. Họ yêu nhau đến 7 năm mới tính đến chuyện kết hôn, vì em ấy phải đợi các em mình khôn lớn mới dám nghĩ đến hạnh phúc của mình. Nào ngờ, vừa học xong giáo lý, chịu phép rửa tội để chuẩn bị làm lễ đính hôn thì em ấy phát hiện mình bị bệnh nan y: phải cắt bỏ toàn bộ tử cung, không thể sinh con được, nhưng chàng thanh niên ấy và gia đình anh vẫn không thay đổi việc cưới hỏi…Nhưng rồi, bệnh em vẫn không qua khỏi. Hai năm điều trị, gia đình em khó khăn nên em phải phụ thuộc hoàn toàn vào bạn trai. Mẹ và bà ngoại của người yêu vẫn luôn đồng hành ủng hộ hai đứa mặc dù biết em bệnh tật, có chữa khỏi cũng không thể sinh con…Nhưng mọi cố gắng đều vô nghĩa, con vi rút đã phá hủy toàn bộ trong cơ thể em. Em quằn quại đau đớn và trút hơi thở cuối trên tay người yêu. Cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền biết được, nên cho người đến lo toàn bộ đám tang cho em, từ cái ly nhang, bàn thờ, đèn cho đến hòm, đồ tang, liệm…v..v…Mấy đêm liền trước ngày em mất, giáo xứ lại đến đọc kinh, mặc dù nhà em ấy cách nhà thờ cả mười cây số. Thế nên Dì em ấy và gia đình em ấy mới nói “cái đạo ấy hay thật”.
Lạy Chúa, xin thương xót linh hồn Maria mới qua đời, xin dẫn đưa em về nước trời vĩnh cửu, nơi chỉ có tiếng cười và niềm hạnh phúc… và cũng xin cho chúng con luôn ý thức thực tại trần gian là cõi vô thường để chúng con học theo gương Chúa sống khiêm nhường, yêu thương, bác ái như chính gia đình của người bạn trai em ấy để cho mọi người xung quanh đều thốt lên rằng: CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT. Amen.”
Tôi bỗng nhớ một câu chuyện khác ở Xuân Lộc. Cũng hai người yêu nhau, chàng là quí tử của một gia đình hôn nhân dị giáo. Bố chàng là một cán bộ. Mẹ chàng là một Ki-tô hữu đạo dòng, sốt sắng. Nàng là một lương dân. Hai người yêu nhau đã ba năm trời. Và khi họ định kết hôn với nhau thì chuyện không vui xảy đến: nàng có dấu hiệu ung thư… Buồn vời vợi. Mẹ chàng nói với con trai yêu quí: “Đây chính là lúc mà con phải yêu em nhiều nhất, để chứng tỏ mình là người có đạo”. Thế là chàng đã lên kế hoạch dắt nhau khấn xin Mẹ Tapao hằng tháng. Suốt ba năm viếng Mẹ Tapao, cùng với ba năm chạy thầy chạy thuốc cho người yêu… cô nàng không còn dấu hiệu bịnh ung thư nữa vào lần khám cuối cùng tháng 7 năm 2013. Và họ đã nên vợ thành chồng trước mặt Chúa và Giáo Hội vào tháng Mân Côi 2013. Phép lạ của niềm tin, của tình yêu khởi đầu từ việc anh dũng làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa, để một cán bộ trong nhà mình, một đại gia đình lương dân nhận ra rằng: “Cái đạo ấy hay thật”.
Tôi muốn hiểu từ “hay” trong câu nói của Dì em Liên, và của dân gian, mang nghĩa “tốt”, “lạ lùng”, “khác thường”. Và câu chuyện “Cái Đạo Ấy Hay Thật” đến với tôi trong những ngày chuẩn bị cho ngày “Khánh Nhật Truyền Giáo” gợi lên cho tôi nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều thao thức.
-Vui, vì vẫn đang có rất nhiều anh chị em Giáo Dân sống giữa đời thường đang anh dũng làm chứng về Thiên Chúa bằng một tình yêu thương “lạ lùng”, “khác thường”, đến nỗi có thể có một vài lời ra tiếng vào cho là ngu dại! Thiết nghĩ, Thiên Chúa luôn ủng hộ cho những ai yêu ngu dại theo kiểu ấy. Và những ai ủng hộ cho một tình yêu hết lòng, hết sức, hết mình vì hạnh phúc của người mình yêu, ấy là những người đang sống đẹp lòng Thiên Chúa và làm chứng cho Thiên Chúa trước mắt người đời.
Vui, vì không thiếu những tình cảnh oái ăm trở nên thách đố nặng nề lớn lao cho người giáo dân trong thời đại gian dối này, nhưng các tín hữu Chúa vẫn tin tưởng và vượt qua. Có một chị ở đâu mới đến đây hơn năm nay. Chị nghèo khổ, nuôi ba đứa con dại. Ai thấy cũng thương. Kẻ ít, người nhiều giúp vốn cho chị để chị bán bánh xèo qua ngày. Quán bánh xèo của chị mỗi ngày mỗi đông khách. Khoảng 3 tháng trở lại đây, chị có chơi hụi và vay mượn của nhiều người để thêm vốn liếng làm ăn. Bất ngờ, chị biến mất. Nghe đâu số nợ của chị giựt đi khoảng hai, ba trăm triệu. Trong số những người cho chị vay mượn, không ít là người công giáo. Sau giờ kinh Mân Côi tại nhà nọ, sẵn câu chuyện chị bánh xèo giựt hụi, quịt nợ bỏ đi, mấy người đang nói chuyện với nhau về việc giữ “mười bốn mối thương người”: biết ai thực mà thương, biết ai gian mà tránh! Chẳng biết ai thực, chẳng biết ai gian, nhưng chính mình phải là người sống thực. Có một bà già đã cho chị ấy mượn 12 triệu nói: “Tiền để dành uống thuốc, cho ả mượn. Hồi cho mượn thì tui nghĩ vì thương ả, giúp ả làm ăn nuôi mấy đứa nhỏ. Ngờ đâu… Nhưng cũng không sao. Đã thương thì thương cho trót. Biết đâu mà đòi. Chúa cho cái khác”.
“Chúa cho cái khác”. “Cái đạo ấy hay thật”.
Có người nói vui: “Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Cho khách đỗ nhờ. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ chết”… may ra, chỉ có chôn xác kẻ chết là không bị lừa trong thời này thôi.
Có người lại nói: “Chúa bảo cứ cho”. Chúa không có dặn trước khi cho phải hỏi xem người ta đói thật hay đói giả, đỗ nhờ thật hay giả vờ đỗ nhờ để rồi khuya khoắt cuỗm hết của cải nhà ta đi mất”.
Thao thức, vì chúng ta đang sống trong một xã hội nghiêng lún về tiền bạc, vật chất, dẫn con người ta dần dần đến chỗ vô cảm, và còn tệ hơn thế nữa, dẫn đến chỗ tham lam, ác độc, có thể làm bất cứ chuyện bất nhân bất nghĩa miễn sao cho mình có lợi, có lộc, có dư giả, thoải mái, sung sướng.
Thao thức vì, liệu mỗi chúng ta có đứng vững trước trào lưu duy vật mỗi ngày mỗi cuốn chúng ta vào chỗ vô cảm với nhau, cuốn vào tình trạng không còn biết chạnh lòng xót thương những mảnh đời nghiệt ngả, hoặc cuốn vào chỗ từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa và Tình Yêu Quan Phòng của Ngài.
Thao thức vì chúng ta phải lội ngược dòng chảy của những xu hướng vật chất để sống “tốt”, sống “khác thường”, sống “lạ lùng” như Con Thiên Chúa đã sống và đã yêu, để mọi người có thể nói “CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT !”.
Lạy Chúa, Tình Yêu luôn có một tiếng vọng xa ngàn. Xin cho chúng con biết sống yêu như Chúa đã yêu, để làm chứng cho mọi người về một Thiên Chúa Quyền Năng nhưng Giàu Lòng Thương Xót. A men.
“Xin cầu cho linh hồn Maria mới qua đời. Maria Nguyễn Thị Liên. Sinh năm 1982. Thôn Tân Mỹ, Xã Nghĩa An, Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi. Chiều nay đúng 17h15 ngày 16-10-2014 em đã trút hơi thở cuối cùng về với Chúa sau hai năm dài đằng đẳng sống chung với bệnh tật. Xin mọi người hãy hiệp ý cầu nguyện cho em.
CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT !!!
“Cái đạo ấy hay thật !”. Đó là câu nói của Dì em Liên, bởi gia đình em không có đạo. Liên sinh ra, được lớn lên trên miền biển đầy gió, nắng và cát. Gia đình khó khăn, em là con gái lớn, nên phải xa quê vào thành phố kiếm tiền phụ bố mẹ lo cho đàn em bốn đứa ở quê nhà. Em may mắn xin được một chân làm công nhân trong một xí nghiệp may giầy da xuất khẩu ở Bình Dương. Tiền lương cũng tạm ổn đủ lo cho bản thân còn dư chút ít gởi về cho mẹ. Em chăm chỉ làm việc lại ngoan hiền nên không mấy lâu đã có người để ý và rồi hai người ấy đã yêu nhau, chàng thanh niên có đạo chính dân sài thành lại không chê cô gái quê đen đúa. Họ yêu nhau đến 7 năm mới tính đến chuyện kết hôn, vì em ấy phải đợi các em mình khôn lớn mới dám nghĩ đến hạnh phúc của mình. Nào ngờ, vừa học xong giáo lý, chịu phép rửa tội để chuẩn bị làm lễ đính hôn thì em ấy phát hiện mình bị bệnh nan y: phải cắt bỏ toàn bộ tử cung, không thể sinh con được, nhưng chàng thanh niên ấy và gia đình anh vẫn không thay đổi việc cưới hỏi…Nhưng rồi, bệnh em vẫn không qua khỏi. Hai năm điều trị, gia đình em khó khăn nên em phải phụ thuộc hoàn toàn vào bạn trai. Mẹ và bà ngoại của người yêu vẫn luôn đồng hành ủng hộ hai đứa mặc dù biết em bệnh tật, có chữa khỏi cũng không thể sinh con…Nhưng mọi cố gắng đều vô nghĩa, con vi rút đã phá hủy toàn bộ trong cơ thể em. Em quằn quại đau đớn và trút hơi thở cuối trên tay người yêu. Cha chánh xứ Giuse Trương Đình Hiền biết được, nên cho người đến lo toàn bộ đám tang cho em, từ cái ly nhang, bàn thờ, đèn cho đến hòm, đồ tang, liệm…v..v…Mấy đêm liền trước ngày em mất, giáo xứ lại đến đọc kinh, mặc dù nhà em ấy cách nhà thờ cả mười cây số. Thế nên Dì em ấy và gia đình em ấy mới nói “cái đạo ấy hay thật”.
Lạy Chúa, xin thương xót linh hồn Maria mới qua đời, xin dẫn đưa em về nước trời vĩnh cửu, nơi chỉ có tiếng cười và niềm hạnh phúc… và cũng xin cho chúng con luôn ý thức thực tại trần gian là cõi vô thường để chúng con học theo gương Chúa sống khiêm nhường, yêu thương, bác ái như chính gia đình của người bạn trai em ấy để cho mọi người xung quanh đều thốt lên rằng: CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT. Amen.”
Tôi bỗng nhớ một câu chuyện khác ở Xuân Lộc. Cũng hai người yêu nhau, chàng là quí tử của một gia đình hôn nhân dị giáo. Bố chàng là một cán bộ. Mẹ chàng là một Ki-tô hữu đạo dòng, sốt sắng. Nàng là một lương dân. Hai người yêu nhau đã ba năm trời. Và khi họ định kết hôn với nhau thì chuyện không vui xảy đến: nàng có dấu hiệu ung thư… Buồn vời vợi. Mẹ chàng nói với con trai yêu quí: “Đây chính là lúc mà con phải yêu em nhiều nhất, để chứng tỏ mình là người có đạo”. Thế là chàng đã lên kế hoạch dắt nhau khấn xin Mẹ Tapao hằng tháng. Suốt ba năm viếng Mẹ Tapao, cùng với ba năm chạy thầy chạy thuốc cho người yêu… cô nàng không còn dấu hiệu bịnh ung thư nữa vào lần khám cuối cùng tháng 7 năm 2013. Và họ đã nên vợ thành chồng trước mặt Chúa và Giáo Hội vào tháng Mân Côi 2013. Phép lạ của niềm tin, của tình yêu khởi đầu từ việc anh dũng làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa, để một cán bộ trong nhà mình, một đại gia đình lương dân nhận ra rằng: “Cái đạo ấy hay thật”.
Tôi muốn hiểu từ “hay” trong câu nói của Dì em Liên, và của dân gian, mang nghĩa “tốt”, “lạ lùng”, “khác thường”. Và câu chuyện “Cái Đạo Ấy Hay Thật” đến với tôi trong những ngày chuẩn bị cho ngày “Khánh Nhật Truyền Giáo” gợi lên cho tôi nhiều niềm vui nhưng cũng nhiều thao thức.
-Vui, vì vẫn đang có rất nhiều anh chị em Giáo Dân sống giữa đời thường đang anh dũng làm chứng về Thiên Chúa bằng một tình yêu thương “lạ lùng”, “khác thường”, đến nỗi có thể có một vài lời ra tiếng vào cho là ngu dại! Thiết nghĩ, Thiên Chúa luôn ủng hộ cho những ai yêu ngu dại theo kiểu ấy. Và những ai ủng hộ cho một tình yêu hết lòng, hết sức, hết mình vì hạnh phúc của người mình yêu, ấy là những người đang sống đẹp lòng Thiên Chúa và làm chứng cho Thiên Chúa trước mắt người đời.
Vui, vì không thiếu những tình cảnh oái ăm trở nên thách đố nặng nề lớn lao cho người giáo dân trong thời đại gian dối này, nhưng các tín hữu Chúa vẫn tin tưởng và vượt qua. Có một chị ở đâu mới đến đây hơn năm nay. Chị nghèo khổ, nuôi ba đứa con dại. Ai thấy cũng thương. Kẻ ít, người nhiều giúp vốn cho chị để chị bán bánh xèo qua ngày. Quán bánh xèo của chị mỗi ngày mỗi đông khách. Khoảng 3 tháng trở lại đây, chị có chơi hụi và vay mượn của nhiều người để thêm vốn liếng làm ăn. Bất ngờ, chị biến mất. Nghe đâu số nợ của chị giựt đi khoảng hai, ba trăm triệu. Trong số những người cho chị vay mượn, không ít là người công giáo. Sau giờ kinh Mân Côi tại nhà nọ, sẵn câu chuyện chị bánh xèo giựt hụi, quịt nợ bỏ đi, mấy người đang nói chuyện với nhau về việc giữ “mười bốn mối thương người”: biết ai thực mà thương, biết ai gian mà tránh! Chẳng biết ai thực, chẳng biết ai gian, nhưng chính mình phải là người sống thực. Có một bà già đã cho chị ấy mượn 12 triệu nói: “Tiền để dành uống thuốc, cho ả mượn. Hồi cho mượn thì tui nghĩ vì thương ả, giúp ả làm ăn nuôi mấy đứa nhỏ. Ngờ đâu… Nhưng cũng không sao. Đã thương thì thương cho trót. Biết đâu mà đòi. Chúa cho cái khác”.
“Chúa cho cái khác”. “Cái đạo ấy hay thật”.
Có người nói vui: “Cho kẻ đói ăn. Cho kẻ khát uống. Cho kẻ rách rưới ăn mặc. Viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc. Cho khách đỗ nhờ. Chuộc kẻ làm tôi. Chôn xác kẻ chết”… may ra, chỉ có chôn xác kẻ chết là không bị lừa trong thời này thôi.
Có người lại nói: “Chúa bảo cứ cho”. Chúa không có dặn trước khi cho phải hỏi xem người ta đói thật hay đói giả, đỗ nhờ thật hay giả vờ đỗ nhờ để rồi khuya khoắt cuỗm hết của cải nhà ta đi mất”.
Thao thức, vì chúng ta đang sống trong một xã hội nghiêng lún về tiền bạc, vật chất, dẫn con người ta dần dần đến chỗ vô cảm, và còn tệ hơn thế nữa, dẫn đến chỗ tham lam, ác độc, có thể làm bất cứ chuyện bất nhân bất nghĩa miễn sao cho mình có lợi, có lộc, có dư giả, thoải mái, sung sướng.
Thao thức vì, liệu mỗi chúng ta có đứng vững trước trào lưu duy vật mỗi ngày mỗi cuốn chúng ta vào chỗ vô cảm với nhau, cuốn vào tình trạng không còn biết chạnh lòng xót thương những mảnh đời nghiệt ngả, hoặc cuốn vào chỗ từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa và Tình Yêu Quan Phòng của Ngài.
Thao thức vì chúng ta phải lội ngược dòng chảy của những xu hướng vật chất để sống “tốt”, sống “khác thường”, sống “lạ lùng” như Con Thiên Chúa đã sống và đã yêu, để mọi người có thể nói “CÁI ĐẠO ẤY HAY THẬT !”.
Lạy Chúa, Tình Yêu luôn có một tiếng vọng xa ngàn. Xin cho chúng con biết sống yêu như Chúa đã yêu, để làm chứng cho mọi người về một Thiên Chúa Quyền Năng nhưng Giàu Lòng Thương Xót. A men.
PM. Cao Huy Hoàng, Khánh Nhật Truyền Giáo 2014
Nguồn: http://conggiao.info
Sunday, December 30, 2018
Cuối Năm, Một Đời, Một Người…- Phan
“Lời tác giả: Trong bài viết “cuối năm, một đời, một người” về chị bạn làm chung hãng đã về hưu đang sống trong một Viện dưỡng lão, có vài đoạn trùng hợp với một bài của Tuệ Tâm về Viện dưỡng lão mà người viết đã đọc trước đây. Hai hoàn cảnh không quen biết giữa truyện và đời thật gần giống như nhau. Khi kể lại theo trí nhớ, người viết đã sơ sót, thiếu phần nói rõ về bài viết đã đọc và vài đoạn ý tưởng được lập lại. Nay xin bổ túc: hai đoạn chữ nghiêng trong câu chuyện được kể là từ bài viết của Tuệ Tâm.
Trân trọng cáo lỗi và chân thành cảm tạ qúy bạn đọc và các anh chị em cùng viết…
*
Thường là sau bữa tiệc cuối năm trong hãng, tôi với vài người bạn làm
chung kéo nhau ra tiệm cánh gà Wing Stop ở gần hãng vì chúng tôi chỉ
cần chỗ uống bia không quá ồn ào là được. Nhiều khi cũng không còn
chuyện gì để nói cho nhau nghe vì có chuyện gì thì đã nói với nhau suốt
năm qua rồi. Nhưng dường như ai cũng hiểu là ngồi lại với nhau một chút,
uống cốc bia tiễn biệt năm cũ đi, đón năm mới về, chào mừng người mới
đến, tưởng nhớ người đã đi...
Trong ai cũng dường như cảm nhận được chúng ta đã quá ít khi ngồi lại với nhau dù gặp nhau mỗi ngày; nhưng sự gặp gỡ, trao đổi trong công việc chỉ là cách sinh nhai. Sau đó là sự hối hả chia tay sau ngày làm vì ai cũng còn việc gia đình đang chờ đợi ở nhà…
Trong ai cũng dường như cảm nhận được chúng ta đã quá ít khi ngồi lại với nhau dù gặp nhau mỗi ngày; nhưng sự gặp gỡ, trao đổi trong công việc chỉ là cách sinh nhai. Sau đó là sự hối hả chia tay sau ngày làm vì ai cũng còn việc gia đình đang chờ đợi ở nhà…
Trong năm sắp qua, chỉ còn lại ít ngày cuối năm, anh em ngồi nhắc nhớ người anh là lính cũ, tính tình vui vẻ, rộng lượng, chịu chơi hết biết! Thế mà chỉ một cái cuối tuần không gặp, sáng thứ hai chị nhà đánh thức anh dậy để đi làm thì anh không bao giờ dậy nữa! Người anh gãy súng tháng ba ngoài miền trung đã gởi lại thân xác nơi quê người sau hơn bốn mươi năm phiêu bạt chỉ mong được một hôm nào đó uống tới bến với anh em để ngâm thơ, rồi cũng không được toại nguyện. Cứ nhớ tới anh là tôi mưọng tượng ra một anh lính trẻ con nhà người bắc di cư nhưng yêu xứ Huế như người tình vì anh hay ngâm thơ về Huế, “qua cầu Tràng tiền rồi mới tới cầu Gia hội/ em đi đâu vội… anh kệ mụ nội em luôn!”; “Núi Ngự không cây chim đậu dưới đất/ sông Hương không khách O lạnh không O…?”
Sao những người vui vẻ lại hay vắn số để đời dài thở than như
người hay than thở lại thường sống lâu. Năm nay anh em ngồi lại với nhau
đã vắng anh rồi.
Chúng tôi chỉ ngồi chừng một tiếng đồng hồ thì tranh nhau trả tiền mấy cốc bia đã hết nửa tiếng mới định vị được chỗ ngồi cho mọi người, không tranh cãi chuyện giành nhau trả tiền nữa. Từ đó tới lúc chia tay ra về nghỉ lễ cuối năm dường như những người nhớ rõ mặt nhau đều im lặng với cảm thức chia tay năm cũ để đón năm mới về. Cảm tạ ơn trên đã cho bạn bè giúp đỡ nhau trong năm qua, hy vọng sẽ tiếp tục giúp đỡ nhau trong năm tới… nhưng tất cả không lời, chỉ có tiếng cụng ly nhè nhẹ, những hớp bia sau khi cụng ly rất khiêm nhường, không uống ừng ực như những bữa tiệc thịt nướng vào mùa hè. Mọi người uống ít, uống chậm như uống thời khắc cuối cùng của một năm sắp ra đi mà lòng ơn nghĩa với đời cả năm qua vẫn chưa làm được gì để đáp lại ân tình…
Tôi thường trở về nhà và ngồi yên lặng hơn cả những ngày thường trong năm. Những ngày đi làm về tới nhà là ngồi đọc ngấu nghiến đủ thứ chuyện trên đời thì hôm cuối cùng làm việc rồi ăn tiệc và về nghỉ lễ cuối năm, tôi thường ngồi nhớ lại những chuyện trong năm khi một năm nữa lại sắp qua. Thường tôi nhớ đến những người lớn tuổi trong hãng và những bữa tiệc về hưu của họ. Nơi tôi làm không kể chức sắc hay chỉ là công nhân bình thường thì cũng như nhau. Mọi người đang làm việc sẽ ngưng tay để tụ họp về phòng ăn. Thường thì ổ bánh thật lớn dành cho người về hưu đã được cắt sẵn ra nhiều dĩa nhỏ sau khi chụp hình lưu niệm. Rồi thì mỗi người ăn miếng bánh chia tay, nói lời tạm biệt với người từ ngày mai sẽ không phải đi làm nữa.
Nhưng năm qua, tôi có gặp lại người đã về hưu từ mấy năm trước. Tay bắt mặt mừng giữa chợ vì thường đâu gặp lại những người đã về hưu, hơn nữa bà chị là người Việt nên tình nghĩa đậm đà hơn sự xã giao đơn thuần với đồng nghiệp thuộc những dân tộc khác. Chị tôi đã về hưu năm bảy mươi tuổi, và đã ba năm rồi mới gặp lại chị hôm trước Giáng sinh.
Những lời thăm hỏi không phải nghĩ suy nhiều cũng nói ra được trong đời sống văn minh, nhưng những gì lắng đọng lại không dễ tiêu hoá…
“Chị đã ráng hết sức mới chịu về hưu năm bảy mươi tuổi, nên chỉ
hơn năm sau là chị phải vô Viện dưỡng lão rồi em, khi không còn trông
cháu nổi nữa, nấu ăn thì quên muối quên đường hay cho muối hai lần, đến
quên tắt bếp thì con chị không cho chị nấu nữa; đến sinh hoạt hàng ngày
cũng không còn có thể tự xoay xở, mà con gái chị thì vừa làm việc bận
rộn, vừa phải chăm sóc hai đứa cháu ngoại của chị. Nó còn đâu thời giờ
để quan tâm đến chị, chị không có chọn lựa khác…”
“Nhưng chị sống ở Viện dưỡng lão có thoải mái không?”
“Không tệ. Một mình chị một phòng sạch sẽ, tiện nghi đơn giản
nhưng đủ xài, các phương tiện giải trí cũng nhiều, thức ăn tương đối
ngon miệng, phục vụ chu đáo, cảnh quan cũng khá…”
“Được như chị nói thì tiền già, tiền hưu của chị có đủ trang trải không?”
“Không đủ em ơi! Con cái phụ hợ thì chị không muốn vì con cái
trưởng thành thì còn con dâu, con rể nữa! Nhưng chị chuyển đổi đến Viện
dưỡng lão rẻ tiền hơn cho phù hợp thì sống không nổi, đổ bệnh tưởng
chết…”
“Vậy chị tính sao?”
“Chị còn nhà riêng của chị. Hồi ông xã chị mất có nói, bà ráng giữ
lấy căn nhà để bán đi khi bà phải vô Viện dưỡng lão vì tiền hưu, tiền
già không đủ trang trải đâu! Nên chị mới bán căn nhà để đắp đỗi tới đâu
hay tới đó! Chị cũng mừng được con cái thông cảm. Các con chị nói: Tài
sản của mẹ thì mẹ sử dụng, không cần lo cho tụi con. Nên số tiền bán nhà
chị định chia cho con cháu, nhưng hoàn cảnh chị bây giờ phải giữ lấy để
độ thân…”
“Thôi vậy cũng ổn cho chị về tài chánh. Nhưng mấy năm nay chị mạnh khoẻ chứ hả?”
“Trời độ, chị không bệnh vặt, chỉ lú lẫn đi nhiều. Lú lẫn thì đã
có người lo cho mình từ chuyện ăn tới đi ngủ, chỉ buồn lúc tỉnh táo thôi
em…”
“Rồi ai thì cũng vậy ở xứ này. Chị hơi đâu buồn cho tổn hại sức
khoẻ. Sống ngày nào vui ngày nấy đi. Chị thích ăn gì cứ ăn, thích đi
chơi đâu cứ đi… Hơi đâu buồn!”
“Nói vậy thì đúng, nhưng làm được mới khó! Đã bao nhiêu năm sống
trong nhà không thiếu thứ gì, dù không có thứ gì giá trị nhưng mỗi thứ
đều có kỷ niệm. Mọi ngăn kéo đều đầy ắp đồ dùng còn chưa xài tới, quần
áo bốn mùa không nhớ hết. Chị lại hay mua rồi cất giấu nhiều thứ linh
tinh mà hồi còn trẻ nhỏ ham thích nhưng không có tiền mua như cái kẹp
tóc đẹp, cái nơ màu hồng, mấy hòn đá cuội vớ vẩn... Đặc biệt là sách của
ông xã chị, cả một phòng sách.
Phần chị còn nguyên bộ dao, bộ nồi chưa xài mà vợ chồng chị tha từ
bên Đức về Mỹ vì chị mê đồ nhà bếp của Đức. Chỉ tiếc là để dành mà
không nấu được một bữa ăn cho ông xã chị để trả ơn ổng bưng bê cực khổ
khi chuyển máy bay bên Anh, phải nhận hành lý lại… Hôm bán nhà, chị bệnh
luôn vì nhìn nồi niêu xoong chảo, tôm khô mắm muối, đủ loại gia vị xài
dở dang mà thương ông xã chị đi làm miết tới chết, chị cũng đi làm miết,
không có thời giờ nấu cho ổng ăn. Bây giờ bỏ hết! Tới hình ảnh gia đình
trên tường, trên tủ lạnh cũng bỏ luôn, chị phát rầu mà sinh bệnh…”
“Em chưa nghĩ đến những điều chị vừa kể. Nhưng em thấy đến sinh
mạng mình rồi cũng phải giã từ, nên đã từ lâu em chỉ nhận quà tặng là
những gì ăn được, uống được, để không phải cất giữ cho vấn vương. Con em
mua cho em áo lạnh, đôi giày… em đều nói đem trả. Mua cho em chai rượu
vang ngon, miếng cheese ngon thì em cảm ơn. Chị đừng nặng lòng với kỷ
vật nữa vì chúng ta đến tay trắng nên khi về cũng tay không! Chị hiểu ý
em mà?”
“Đàn ông mau quên chứ đàn bà đâu dễ đâu em. Viện dưỡng lão chỉ có
một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường ngủ, một ghế sô pha,
một tủ lạnh, một tivi… không có chỗ để lưu giữ kỷ vật thì tiền già,
tiền hưu mình đã không đủ trả hằng tháng rồi! Thật ra chị cũng cảm nhận
được tất cả là dư thừa, nồi niêu sẽ không dùng đến nữa, kỷ vật cũng
không giữ được hoài vì căn nguyên chúng không thuộc về mình. Đời người
cuối cùng chị mới hiểu chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, xài một
lát rồi thôi! Tất cả thuộc về thế giới này để mọi sinh mệnh lướt qua
một lần cho biết rồi thôi. Ngai vàng không chôn theo hoàng đế dù ông ấy
chinh chiến, sống chết mới có được. Tỷ phú muốn cho hết gia tài trước
khi chết vì hiểu ra tiền của trên thế gian cũng không phải của mình… Ai
cũng chẳng qua là nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát, sinh không
mang theo, chết không mang đi. Chị hiểu được tích đức làm việc thiện lưu
lại phúc đức cho con cháu là điều quan trọng nhất thì cả đời người lại
chú tâm, gắng sức tích lũy của cải…”
“Thì ra mấy năm nay không phải thức dậy theo cái đồng hồ báo thức
nên chị đọc sách nhiều ha. Lú lẫn khi tuổi già kể ra là điều tốt đó chị
vì già rồi mà nhớ nhiều quá chỉ khổ cho mình.”
“Hiểu biết là một chuyện, nhưng từ cây kim sợi chỉ cũng phải
nai lưng đi làm mới có tiền mua. Rồi bỗng nhiên bỏ hết, không dễ đâu em!
Bao nhiêu đồ đạc của chị hôm bán nhà, chị thật lòng muốn đem hiến tặng,
nhưng lại không nỡ. Phải tính sao đã trở thành vấn đề khó khăn, con
cháu lại chẳng dùng được bao nhiêu. Chị tưởng tượng, lúc con cháu mình
tiếp nhận những bảo bối mà chị đã khổ tâm tích lũy thì sao: Quần áo chăn
nệm toàn bộ đều vứt đi, hơn chục cuốn album quý báu bị đốt bỏ, sách bị
coi như đồ thừa đem bán rẻ hay cho đi, đồ cất giữ không có hứng thú sẽ
bị dọn sạch, đồ gỗ qúy trong nhà không dùng đến cũng sẽ bán rẻ cho ai
cần... Giống như phần cuối Hồng Lâu Mộng mà chị thấm thiá… Chỉ còn lại
trắng xóa một mảnh, thật sạch sẽ!
Nên hôm chị đứng nhìn đống quần áo như núi, chỉ lấy vài bộ thích mặc, đồ dùng nhà bếp chị chỉ sờ qua nồi niêu chén bát lần cuối. Sách chọn lấy vài cuốn chưa đọc, ấm trà của ông xã chị nhiều lắm, nhưng chị lấy một cái thôi để uống trà khi nhớ tới ông ấy chứ chị đâu uống trà thường. Chị mang theo giấy tờ cần thiết là đủ rồi! Chị đi từ biệt mấy người hàng xóm. Nhìn lại ngôi nhà mà vợ chồng chị đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được, nhưng nó thuộc về không phải của mình nên trả lại cuộc đời. Không tiếc nữa đâu em, thậm chí cảm ơn cuộc đời đã cho mượn ngôi nhà để trú thân mà đi làm, nuôi con…
Cuối cùng chị cũng hiểu được người ta chỉ có thể ngủ một
giường, ở một gian phòng, dù nhiều hơn nữa cũng chỉ để nhìn chơi. Thì ra
sống ở trên đời không cần quá nhiều, đừng quá coi trọng của cải vì tất
cả đều phải trả lại cho cuộc đời này! Nên chị đọc nhiều sách, khi có thể thì về nhà chơi với con cháu trước lúc mình đi xa…
Như lần này chị về nhà con chơi, chị còn đi chợ một mình được nè! Nhưng chị về chơi trước lễ cuối năm để gia đình nó có thể đi chơi xa vào dịp lễ mà không kẹt bà ngoại đi theo thì theo không nổi mà ở nhà thì cản trở tụi nó cũng phải ở nhà với bà ngoại. Chị thấy vui khi nhớ lại hồi còn trẻ, vợ chồng đi làm miết, chỉ mong nghỉ lễ để đưa mấy đứa con nhỏ đi chơi xa. Chị không muốn mình cản trở mấy đứa cháu ngoại vì bà ngoại mà không được đi tắm biển trong mùa đông ở những xứ nóng; con cái chị còn trẻ thì vợ chồng cũng đáng được thụ hưởng chút riêng tư hơn là cứ phải chăm sóc cho cha mẹ già…”
“Được như chị thì hay quá! Chị nuôi con lúc nhỏ, nhưng khi con chị
lớn khôn thì chị lại cho con sự thông cảm còn qúy hơn tuổi nhỏ đủ đầy…
Chúc chị mùa lễ này thật bình an trong tâm tưởng. Em rất vui được gặp lại chị. Cảm ơn chị đã cho quà em trong mùa lễ là chia sẻ những tâm tư tình cảm của chị khi chị đã về hưu. Em sẽ nhớ lời chị hôm nay, cuộc đời chẳng qua chỉ để nhìn một cái, chơi một chút, dùng một lát… rồi trả lại hết cho thế gian này.
Em chào chị. Chúc chị mùa lễ bình an và mong gặp lại chị…”
“…”
Dáng chị tôi liu xiu khuất dần vào bãi đậu xe. Gió cuối năm liu
xiu, chứ chị còn bước đi vững lắm sau khi đi qua cuộc đời chỉ để nhìn
một cái, chơi một chút, dùng một lát… rồi trả lại thế gian này.
Giáng Sinh 2018
Phan
vvnm.vietbao.com
Mùa Giáng Sinh Tập Đức Khoan Dung - Ngô Nhân Dụng
Năm ngoái, nhiều người đề cao chủng tộc da trắng tập họp biểu dương tình đoàn kết và sức mạnh; có những người phản đối họ cũng tập họp để bày tỏ thái độ. Từ bao nhiêu năm, ở nước Mỹ hiện tượng đó vẫn là bình thường. Nhưng bây giờ, đã gây ra đổ máu. Người Do Thái đã được chấp nhận vào sống trong nước Mỹ khi tị nạn ở Âu châu từ đầu thế kỷ 20. Nhưng trong vẫn có đám khủng bố đến bắn vào một giáo đường Do Thái giáo, làm chết hơn 10 người.
Ở nước Mỹ, từ lâu lắm, ít khi thấy dư luận trong xã hội chia rẽ, phân biệt, đối nghịch mạnh như hiện nay. Trong một nước tự do dân chủ chuyện bất đồng ý kiến về chính trị là đương nhiên, ai cũng công nhận. Nhưng nhiều người bây giờ coi ai nghĩ khác mình đều là ngu dốt, điên cuồng, hoặc tệ hại hơn, là phản bội quốc gia. Những lời mạt sát lẫn nhau được tung lên mạng làm không khí nhiễm độc.
Nhân mùa Lễ Giáng Sinh, chúng ta cần học lại và thực tập Đức Khoan Dung.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 20 nhiều người di dân ở Âu Châu tìm tới nước
Mỹ chỉ vì họ đã bị kỳ thị chủng tộc và tôn giáo ở đất nước cũ của họ.
Dân Mỹ đã phải tranh đấu rất nhiều đời mới xóa bỏ được những tập quán và
luật lệ phân biệt chủng tộc hay tôn giáo
Ngay từ trước khi lập quốc, dân Mỹ đã tranh đấu vất vả mới bảo vệ được tinh thần bao dung về tín ngưỡng. Những nhóm di dân đầu tiên đến đất Mỹ là những người đã bị bức hại về tôn giáo ở nước Anh nên phải trốn đi. Trong số đó có những người theo Thành Giáo (dịch chữ Puritanism). Khi tới miền đất mới, họ được tự do hành đạo nhưng có lúc họ muốn bắt mọi người chung quanh phải tôn trọng các tín điều và nghi lễ của họ.
Vào thế kỷ 17, có một thời chính quyền ở Boston, tiểu bang Massachusetts, đã ra lệnh cấm không ai được mừng lễ Giáng Sinh dưới mọi hình thức. Vì tín điều của họ bảo như vậy. Nhưng có rất nhiều nhóm theo giáo phái khác vẫn muốn cử hành Christmas, và họ cương quyết bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do hành đạo.
Ông Roger Williams, đã trốn khỏi Anh Quốc đi tìm tự do, tới Massachussetts năm 1631. Ở đâu ông cũng tuyên dương nguyên tắc “Nhà nước không được xâm phạm vào đời sống tín ngưỡng của người dân!” Ông bị trục xuất khỏi thuộc địa này, phải chạy sang sống ở phần đất bây giờ là tiểu bang Rhode Island. Ở đó, ông tiếp tục tuyên dương quy tắc tự do tín ngưỡng. Cuối cùng thì lẽ phải đã thắng. Lẽ phải, ở đây là quyền tự do tín ngưỡng. Người Việt tị nạn đến sống ở Mỹ khi truyền thống khoan dung đó đã được củng cố. Chúng ta biết ơn các thế hệ tiền nhân của quốc gia này.
Người Việt Nam chúng ta cũng chứng tỏ một di sản lịch sử và văn hóa bao dung, không kỳ thị tôn giáo. Linh mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam vào đầu thế kỷ 17 đã được vào giảng đạo trong cung Vua Lê và phủ Chúa Trịnh. Trong hai năm, gần bẩy ngàn người theo đạo, hàng trăm người trong cung vua, phủ chúa. Vào thế kỷ 17 khi Nhật Bản cấm đạo, hàng trăm giáo dân và giáo sĩ người Nhật đã sang tị nạn ở Hội An nước ta cùng các linh mục Bồ Đào Nha. Chính họ lập những cộng đoàn Thiên Chúa Giáo đầu tiên ở Đàng Trong.
Đối với mỗi cá nhân, tập đức khoan dung là điều khó. Nhưng nếu chúng ta có tôn giáo, tin tưởng ở một con đường cứu rỗi, chúng ta có thể nhìn ngẫm tấm gương của Chú GiêSu, của Phật Thích Ca hay các vì thánh nhân khác, để tập sống đức khoan dung của các ngài, tập cho đến nhập tâm.
Nhưng vượt lên trên mỗi cá nhân, thì các tập thể, một gia đình, một nước, một xã hội, phải làm gì để thể hiện đức khoan dung?
Chắc có nhiều cách lắm. Loài người đã thử nghiệm nhiều phương pháp
sống với nhau sao cho an lành. Có lúc phương pháp này đem lại kết quả
tốt một thời gian, nhưng trong xã hội lại sinh ra các biến chứng tai
hại, phải tìm ra phương pháp khác.
Trước đây, các đế quốc có khi giúp cho nhiều dân tộc được sống hòa bình. Thành Cát Tư Hãn đem quân Mông Cổ chinh phục khắp nơi; tới đâu họ cũng tuyên dương quyền hành đạo của tất cả các tôn giáo. Người Mông Cổ không theo một tôn giáo kiên cố nào cho nên dễ thi hành chính sách đó. Đế quốc Hồi Giáo khi cai trị bán đảo Iberia, cũng cho dân chúng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tự do hành đạo, kể cả người theo Do Thái Giáo. Nhưng các đế quốc làm được điều này vì họ dùng bạo lực ép buộc mọi người. Loài người không chấp nhận cách cai trị đó nữa.
Cho đến thế kỷ 18, và kéo dài cho tới bây giờ, một cách sống chung đề
cao đức khoan dung với kết quả tốt là chế độ dân chủ tự do.
Có nhiều thứ đáng nói về đặc tính của một chế độ dân chủ tự do, nhưng hôm nay ngày Giáng Sinh chúng ta ngẫm nghĩ về một đặc tính của các xã hội dân chủ tự do. Đó là, mọi người có thể khoan dung khi sống với nhau, dù mỗi cá nhân chưa tu tập đủ để sống khoan dung trong chính đời sống hàng ngày của mình. Các định chế của các nước dân chủ đều bảo đảm quyền của mỗi người được phát biểu tự do, hội họp tự do. Không ai có thể nắm quyền tuyệt đối.
Chế độ dân chủ tự do chỉ giả thiết rằng loài người rất phức tạp, mỗi người một ý, một sở thích, và quyền lợi thế nào cũng có lúc xung đột. Không những thế, ngay cả khi mọi người đều đồng ý với nhau về các giá trị chung, như công bằng, bác ái, tự do, trật tự, hòa hợp, vân vân, thì ngay trong hệ thống giá trị đó, cũng có nhiều xung khắc. Vì trong số các giá trị đó, điều nào được ưu tiên. Có lúc xã hội cũng phải lựa chọn giá trị này mà hy sinh giá trị khác.
Khi nào thì chúng ta thấy tự do là điều tối quan trọng? Khi nào thì chúng ta phải hy sinh bớt tự do để sống hòa hợp và trật tự hơn? Khi nào thì việc thực hiện công bằng sẽ làm cho tấm lòng bác ái không được thể hiện? Biết bao nhiêu thứ giá trị chung của nhân loại tự chúng cũng xung khắc với nhau. Loài người phải lựa chọn liều lượng gia giảm cho thích hợp với từng con bệnh xã hội, từng thời điểm, từng nền văn hóa.
Muốn sống khoan dung được với nhau thì chắc loài người phải đặt ra một số quy tắc, dựa trên đó mà lựa chọn. Đó là vấn đề thể chế chính trị. Trong lịch sử đã có những vị minh quân đóng vai lựa chọn cho tất cả thần dân, và họ đã tạo được các triều đại bình an, thịnh vượng. Nhưng sau khi họ chết đi rồi, không có gì bảo đảm là con cháu họ sẽ tiếp tục những triều đại vàng son khác. Ông Nguyễn Hiến Lê trong cuốn Sử Trung Quốc đã nhận xét rằng các triều đại đế chế ở Trung Hoa có quá nhiều vị hoàng đế tàn bạo hay bất lực. Nếu so sánh thì ông thấy thời Đế quốc La Mã có nhiều vị hoàng đế anh minh kế tiếp nhau hơn. Tại sao?
Vì các hoàng đế Trung Hoa theo chế độ cha truyền con nối, nếu may mắn thì được ông con tốt như ông bố, nhưng rất hiếm, tức là xác suất rất thấp. Trong khi, có một thời, các vị hoàng đế La Mã phải được nguyên lão nghị viện bầu lên. Như vậy là xác suất có được những minh quân cao hơn! Đến khi người La Mã cũng theo trò cha truyền con nối thì dân chúng lại phải chịu trò đỏ đen của số mệnh!
Cho đến nay chế độ dân chủ tự do có những quy tắc tương đối hữu hiệu nhất để người dân một nước lựa chọn cùng với nhau. Tấm lòng khoan dung của mỗi người dễ nảy nở hơn vì không ai nắm độc quyền áp đặt người khác.
Người Việt Nam ở nước ngoài phần lớn sống trong các nước tự do dân
chủ. Chúng ta có thể thực tập đức khoan dung theo lý tưởng của các quốc
gia mình sống. Những lý tưởng này được thể hiện trong hiến pháp, trong
luật lệ. Không nên vì thấy trong các quốc gia đó đang có những xung đột,
chia rẽ, kỳ thị mà nghĩ rằng các dân tộc này đã mất lý tưởng bao dung
mà họ tôn thờ. Trong nội bộ những người Việt tị nạn xa quê hương, chúng
ta càng nên thể hiện đức khoan dung với nhau. Bởi vì, nếu chúng ta muốn
đồng bào ở trong nước có ngày sớm được sống tự do thì chính chúng ta
phải chứng tỏ mình có thể sống theo tinh thần dân chủ tự do. Một nền
tảng của tinh thần đó là chấp nhận những người không đồng ý với mình, và
kính trọng họ.
Ngô Nhân Dụng
Saturday, December 29, 2018
Khi Càng Ngày Người Có Lương Tâm Thì Ít Mà Người Bất Lương Thì Quá Nhiều - Nga Lương
Thật là vô cùng khó khăn vất vả cho Trump khi một mình phải đối phó đương đầu với Deep States vì họ cấu kết với các nhà tư bản gian manh trong và ngoài nước cùng với những chính trị gia bẩn thỉu ở các nước trên thế giới và ở Mỹ, tất cả đám này nhất quyết phải triệt để hạ gục Trump cho bằng được, kế hoạch của họ là nếu không "luận tội" thì cũng ngăn chặn lịch trình làm việc của Trump càng nhiều càng tốt, đặt những tội tưởng tượng để gây khó dễ cho Trump và những người liên hệ với ông ta, dùng những phương tiện truyền thông đại chúng để ra sức tẩy não giật dây quần chúng "ngây thơ" mục đích là biến họ thành dư luận viên cho mình mà chính bản thân họ cũng không biết, và điều quan trọng nhất bằng mọi cách không để cho ông ta tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa.
Vì thế không có gì là mới lạ khi ngày nào cũng nghe những tin tức xấu
bao gồm mạ lị vu khống về Trump, Trump đã giúp cho dân Mỹ thoát khỏi
nạn di dân xâm lăng khũng khiếp vào Hoa Kỳ từ Phi châu và Trung Đông,
qua việc nhất định không ký vào bản hiệp ước chết người nguy hiểm có
tên là UN global compact migration, được cái đám chính trị gia bẩn thiểu
của UN soạn thảo và ký kết ở Marrakesh, Morroco. Chẳng thấy một đài
truyền thông nào ở Mỹ đưa tin này , họ bưng bít hết tất cả các sự thật,
bản hiệp ước chủ yếu là cho các công dân của các nước ký kết vào hiệp
định này được tự do đi lại làm ăn sinh sống giữa các nước trên thế giới
với nhau, bao gồm luôn cả gia đình họ, Được đối xử y như người dân bản
địa và hưởng đầy đủ những quyền lợi như một công dân thực thụ của nước
đó, không phân biệt chúng tộc, bla bla bla ...
Nghe qua thì hay lắm nhưng thực chất nó là một cái bẫy, mhững người có
đầu óc và tấm lòng họ nghiên cứu bản hiệp ước này và la làng lên rằng,
sự thật đằng sau bản hiệp ước này là gì? Chính là kế hoạch cho phép hơn
225 triệu người từ Phi Châu và Trung Đông di dân qua Âu châu một cách
hợp pháp. Hãy suy nghĩ : cho phép tất cả các công dân ở bất kỳ nước nào
cũng đều có thể đi lại làm ăn sinh sống định cư không điều kiện ở bất cứ
quốc gia nào trên toàn thế giới ? Liệu các công dân đang sinh sống ở Âu
châu Mỹ hay Úc Canada có rời bỏ các châu lục này để đi sang các nước
kém phát triển khác như Phi châu và Trung Đông hay thậm chí Trung Cộng
hay không? hay ngược lại sẽ thấy khối di dân từ các nước nghèo khổ kém
phát triển chạy qua các nước giầu có và đời sống an sinh xã hội cao như
Âu châu Mỹ Úc ? và Trung cộng sẽ đưa công dân của họ tràn qua các nước
này, dùng đồng tiền để lũng đoạn chính trị và sau đó sẽ chiếm quốc gia
đó luôn.
Bản hiệp ước này thế là bị lật tẩy rồi nhé, cảm ơn Tổng thống Trump rất
nhiều, sau khi Trump từ chối không ký, các nước lớn khác như Úc và các
nước phát triển ở âu châu như Austria, Italia, Poland v.v.. cũng không
ký vào bản hiệp ước lật lọng này, mối quan ngại rằng nếu Trump chấm dứt
nhiệm kỳ và giả dụ ông ta làm tổng thống thêm bốn năm nữa, người kế
tiếp có tiếp tục giữ đúng đường lối như Trump hay không?
Chẳng có gì lạ khi họ quyết tâm đánh phá Trump vì rõ ràng Trump là người
cản trở những kế hoạch quỷ quyệt của họ, ai là người tung tiền ra cho
truyền thông xã hội thực hiện những vụ này? Từ Amazon, FB, Googles,
YouTube, Twitter đều có làm ăn với Tàu cộng, tiền bạc cho những vụ di
dân khổng lồ vào Âu châu và Mỹ đến từ ai chắc mọi người theo dõi đều
biết rõ . Gia đình của Clinton trốn thuế số tiền lên tới 400 triệu Mỹ
kim, với bằng chứng không thể chối cãi được của hai nhà điều tra Larry
Doyle and John Moynihan, Họ đã đưa cho sở thuế và FBI một bảng điều tra
hơn 6000 trang với những bằng chứng hiển nhiên, thế mà tất cả vẫn rơi
vào im lặng, thậm chí cách đây ba ngày trong buổi hearing về việc điều
tra, John Huber đã cố ý vắng mặt trong buổi chất vấn vì ông này trong
quá khứ đã đóng vai trò tham khảo về việc buôn bán uranium của Clinton
với Russia, Gia đình Clintons có liên hệ rất mật thiết với những chính
quyền nước ngoài, nhận tiền của họ để bán đứng nước Mỹ.
Sau khi thất bại trong việc tranh cử, Clinton foudation đã không nhận
được nhiều tiền bạc từ các chính trị gia của các quốc gia khác nữa, vì
không có lý do gì để họ đóng góp cho quỹ này khi không thể lũng đoạn
nước Mỹ thông qua The Clintons , bên cạnh đó số tiền trốn thuế 400 triệu
cùng với việc buôn bán uranium với Russia, Larry Doyle và John Moynihan
điều tra việc này không phải vì mục đích chính trị, họ chỉ mong muốn
được chia số tiền thưởng nếu IRS thu lại được tiền trốn thuế này, nhưng
không hiểu sao IRS khi thấy hồ sơ với cái tên Clinton thì tất cả rơi vào
im lặng, thậm chí FBI sau khi tỏ ra vô cùng biết ơn Doyle và Moynihan
nhưng cuối cùng cũng chẳng làm gì, trong khi họ cứ tập trung vào điều
tra những chuyện không có ở Trump. Trong cuộc chiến thương mại với Trung
cộng, tới bây giờ các nước ở Đông Nam Á là hưởng lợi nhiều nhất, vì
theo dự tính, để tránh đánh thuế, các công ty sẽ dời hãng xưởng qua các
nước láng giềng như Việt Nam, cambodia, một hãng có hợp đồng với Apple
đang có dự tính này, thế mà vẫn có nhiều người Việt Nam ở Mỹ chống đối
Trump.
Trump đã cứu dân Mỹ ra khỏi cảnh xâm lăng của các nước ngoại bang qua
con đường di dân, chỉnh đốn lại các chính sách dẫn tới chỗ nước Mỹ sẽ bị
diệt vong, cứu Mỹ và thế giới ra khỏi âm mưu thống trị của Tàu cộng,
hoàn toàn ngược lại với Clinton trốn thuế 400 triệu, bán đứng nước Mỹ
cho ngoại bang, cùng với các chính trị gia của đảng Dân Chủ như Diane
Feinstein, Obama, Nancy làm tay sai cho tàu cộng, giúp cho thằng quỷ đỏ
này được hùng mạnh như ngày hôm nay để đi chiếm đoạt các nước khác, các
công ty tư bản và các tỷ phú gian xảo như Soros dùng tiền bạc và sức lực
của mình hợp với cái đám kể trên để đánh phá Trump, chuyện đã rõ ràng.
Wikileaks Larry Doyle và John Moynihan đã đưa ra tất cả những sự gian
dối khủng khiếp của Clintons, mà Clintons thì có những mối quan hệ quá
mật thiết với cái đám tài phiệt ở Mỹ và ngoài nước Mỹ, và cái đám tài
phiệt này lại làm ăn rất liên hệ mật thiết với Tàu cộng, Trump thì hoàn
toàn chống lại những sự việc này, như vậy bài toán giải ra rất rõ ràng,
xin đừng thắc mắc, đừng đặt câu hỏi, đừng theo giỏi những tin tức từ
Alphabet Media nữa, chẳng ích lợi gì.
Điển hình như việc UN Migration quan trọng như vậy mà họ có nhắc tới đâu
? Việc điều tra Clinton gần đây nhất với những bằng cớ quá rõ ràng cũng
chả thấy đưa tin chính xác. Hãy tự mình tìm hiểu hỡi kẻ mang tư tưởng
phóng khoáng, có rất nhiều nguồn tin ích lợi thiết thực để cho mình
đọc, tham khảo và tự mình học hỏi. Phải nói là rất kham phục và vô cùng
biết ơn những người đã bỏ công của cũng như thời gian tìm hiểu những tài
liệu bằng chứng để đưa ra trước công luận, nếu không có những người vừa
tài vừa thông minh vừa đức độ này thì không biết tương lai thế giới sẽ
đi về đâu? Khi càng ngày người có lương tâm thì ít mà người bất lương
thì quá nhiều.
Nga Lương
27-12-2018
Nguồn: http://vietbf.com
27-12-2018
Nguồn: http://vietbf.com
Thực Phẩm Nào Cấm Bán Ở Âu Châu Mà Vẫn Bán Tại Mỹ? - GS. Huỳnh Chiếu Đẳng
Cám ơn sư phụ Huỳnh Chiếu Đẳng
Q. What foods are banned in Europe that are not banned
in the United States, and what are the implications of eating those foods? A.
The European Union prohibits or severely restricts many food additives that
have been linked to cancer that are still used in American-made bread, cookies,
soft dri...
Xin đọc thêm chi tiết trong webpage nầy click => http://flip.it/gLoXTy
HCD: Âu Châu cấm hoặc hạn chế nhiều chất phụ gia thực
phẩm có liên quan đến ung thư mà những chất nầy vẫn được sử dụng tại Mỹ
trong bánh mì, bánh ngọt, nước ngọt và các thực phẩm chế biến
khác. Châu Âu cũng cấm sử dụng một số loại thuốc được sử dụng trong chăn nuôi
gia súc vẫn cho dùng ở Hoa Kỳ. Âu Châu cũng hạn chế việc trồng trọt và nhập cảng thực phẩm biến đổi gen
(GMO). Ở Mỹ
thì người ta chưa có luật ghi trên nhãn thực phẩm nào là GMO, cũng không
cấm thực phẩm GMO luôn.
1. Chất Potassium bromate and azodicarbonamide (ADA) bị cấm ở Âu Châu vì
có thể gây ung thư, Mỹ vẫn xài trong bánh mì, bánh ngọt (Potassium bromate
is often added to flour used in bread, rolls, cookies, buns, pastry dough,
pizza dough and other items to make the dough rise higher and give it a white
glow.
Chất Azodicarbonamide thấy gây ung thư
trên thú vật trong thí nghiệm.
2. Chất BHA and BHT cấm ở Âu Châu,
bên Mỹ vẫn xài trong thực phẩm. Gây ung thư US FDA cũng nói vậy.
3. Chất Brominated Vegetable Oil (BVO) được dùng trong nước ngọt, cấm ở
Âu châu, lý do là gây tổn hại thần kinh, tổn hại da gây mất trí nhớ. (Hèn chi
cháng trị gia Mỹ hôm nay nói vầy ngày mai nó nguợc lại, chắc lúc nhỏ cha mẹ cho
uống nước ngọt thả giàn chăng).
4. Các màu thực phẩm Yellow food dyes No. 5 and No. 6, and Red Dye No. 40 Các
chất nầy còn dùng ở Âu châu nhưng trên nhãn thực phẩm (kẹo, bánh trái, mọi
loại thực phẩm vàng đỏ có ghi "coloring agents “may have an
adverse effect on activity and attention in children.” có
thể gây hại cho sự chú ý và hoạt động của trẻ con. Gia đình nào có con cháu bị
Autism xin lưu ý.
5. Các chất Farm Animal Drugs, growth hormone, ractopamine, được dùng
nuôi gia súc ở Mỹ (gà Tây, heo, bò...), Âu châu cấm. Nếu còn cho trẻ con uống sữa
bò thì theo tôi nên chọn loại organic, không biết có đúng như quảng cáo không,
nhưng chắc cũng được an tâm hơn. Ngày nay thiên hạ nói láo toàn cầu, nói láo từ
trên xuống dưới nên tôi nghi ngờ mọi quảng cáo.
Kết luận
sao đây: Nhân
đọc thấy thì tôi trình các bạn xem chơi, các bạn đọc chi tiết rồi từ đó né cho
gia đình cho người thân.
Thật ra thì tôi ngán đọc lắm, nhưng xưa nay vẫn phải đọc cho gia đình. Xưa thì
đọc để bụng, mấy lúc sau nầy thầy đọc giữ bụng thì có khi uổng công, nên thôi
thì chịu tốn thêm chút thì giờ gởi các bạn nào cần thì tham khảo thêm.
Huỳnh Chiếu Đẳng
Quán ven đường
Một Quốc Gia Vô Pháp - VietTuSaiGon
Rải đinh trên một đoạn đường vắng để người đi đường hỏng lốp, phải
vào tiệm để sửa và bị chặt chém giá trên trời. Chuyện này cả ba miền đều
có.
Cố tình đâm vào xe người khác để ăn vạ tai nạn, đòi bồi thường với
mức giá không tưởng và khi người bị va quẹt yêu cầu gọi công an thì rút
dao ra đe dọa, đòi đâm, chém. Chuyện này có trên cả ba miền.
Giả danh công an để đón xe qua đường, xin đểu bánh mì. Chuyện này có trên cả ba miền.
Cấm người khác đậu xe trên lề đường trước nhà và nếu ai đó vô tình
đậu xe thì có thể bị xịt sơn, bị đập bể kính, móp xe, bẻ gạt nước,
chuyện này có trên cả ba miền và có cả điển hình là một ông tiến sĩ khá
nổi tiếng ở Hà Nội xông ra bẻ gạt nước, đập bể kính xe.
Cả bốn chuyện trên đây đều nằm trong lĩnh vực giao thông và liên quan
đến văn hóa đi đường. Và cả bốn chuyện trên đều biểu hiện một vấn đề
rất rõ: Đất nước đã vô pháp đến tận chân tơ kẽ tóc. Vì sao?
Vì mỗi câu chuyện trên như một chiếc chìa khóa hay một câu trả lời
cho sự vô pháp tại Việt Nam. Chỉ cần đặt câu hỏi cho mỗi câu chuyện thì
sẽ thấy ngay vấn đề.
Rải đinh, nhìn bề ngoài chỉ nghĩ đơn giản là chuyện kiếm cơm bất
lương của một kẻ bất lương nào đó. Nhưng ẩn sâu bên trong nó lại liên
quan đến ngành giao thông, ngành môi trường và đặc biệt là ngành công
an. Nếu ngành giao thông có trách nhiệm với cung đường do họ quản lý,
thì lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông phải giám sát
từng mét vuông đường nhằm đảm bảo tính mạng người đi đường cũng như sự
an toàn trong giao thông. Lực lượng của họ có thừa để làm việc này,
nhưng không, mỗi chuyến ra đường chỉ để bắt xe, vòi vĩnh tiền và thời
gian rảnh thì đi hát karaoke, đi nhậu… Đã có không ít vụ cảnh sát giao
thông đánh nhau, thậm chí bắn nhau trong giờ làm việc tại một quán nhậu
có karaoke.
Bên cạnh ngành giao thông, ngành vệ sinh môi trường cũng có một đội
ngũ khá hùng hậu, tiền lương trả cho họ cũng chiếm một phần không nhỏ
trong ngân sách nhà nước. Nhưng họ càng đông thì đường sá càng lộn xộn,
nhếch nhác bởi kiểu làm ăn qua loa chiếu lệ, hách dịch và quan liêu của
họ. Bạn thử lên cầu, bỏ một câu biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược
biển đảo thì chừng 10 phút sau, nó đã bị gỡ bỏ bởi lực lượng chuyên
nghiệp và sau đó bạn bị bắt. Thế tại sao có người rải đinh trên cầu một
thời gian dài, người đi đường kêu trời mà không có ai giải quyết? Và lực
lượng trị an vốn xem những chiếc cầu là điểm chiến lược cần bảo vệ nhất
đã đi đâu?
Đi đường, cố tình va quẹt vào người khác để ăn vạ là do pháp luật
không được thực hiện, không có người thực thi pháp luật đúng nghĩa nên
những kẻ ăn vạ có đất sống. Và hơn hết là luật rừng được sử dụng thoải
mái.
Từ chuyện tham nhũng, cửa quyền, hách dịch và đầy rẫy móc ngoặc của
giới công an, đặc biệt là công an giao thông mà có không ít kẻ rỗi hơi
mới nghĩ ra chuyện giả công an giao thông để xin đểu tiền của người
khác. Bởi kẻ giả danh kia biết rằng nếu giả danh trót lọt thì cách gì
cũng vớ bẫm. Khi người ta giả danh, giả hình một ai đó để làm việc xấu
thì nên xem lại hình mẫu thử nó như thế nào.
Cấm người khác đậu xe trên lề đường ngay trước nhà mình. Thực ra,
theo luật nhà đất Việt Nam qui định hiện hành, không gian sinh hoạt của
một căn nhà được tính căn cứ trên diện tích sử dụng đã ghi trên sổ đỏ
hoặc sổ hồng, không gian sinh hoạt phát sinh được tính ở phần hành lang
cho người đi bộ trước nhà nhưng chỉ giới hạn bằng việc tập thể dục, sinh
hoạt ngắm cảnh và chủ nhà không được bài trí, đậu xe (cho dù là xe máy,
xe đạp) hoặc để vật dụng gây cản trở. Như vậy, thẩm quyền của một gia
đình không bao giờ lan rộng ra đến phần lề đường và gia đình đó có trách
nhiệm giữ vệ sinh chung quanh khu vực sinh hoạt.
Các trường hợp đập phá xe của người ta đậu “trước cửa nhà” thực ra là
người đập phá xe hoàn toàn có lỗi. Người ta không đậu xe trên phần hành
lang đi bộ. Nếu như đậu xe dưới lề đường sai qui định thì đã có thanh
tra giao thông lo việc này và chủ nhà không có thẩm quyền can thiệp. Chỉ
duy nhất một trường hợp là đậu xe chắn ngay cửa ra vào hoặc chắn ngay
trước đầu hẻm hoặc cổng nhà nhưng lại lệch vào phần đất mà chủ nhà chừa
ra để tạo không gian cổng thì chủ nhà mới có quyền yêu cầu chủ xe dời xe
tránh cổng ra vào. Trường hợp đậu ngay trước cổng và đầu hẻm cũng không
phải ít, đây là cái sai của tài xế.
Và cả hai trường hợp này, dường như chẳng mấy ai nhận lỗi về mình.
Nếu tài xế đậu xe trước cổng mà chủ nhà nhỏ con hoặc tài xế là dân anh
chị xã hội đen, đậu xe trước hẻm, bít lối vào hẻm thì hình như chủ nhà
và dân trong hẻm chỉ biết ngậm bồ hòn cho qua chuyện. Ngược lại, chủ xe
đậu xe tít dưới lề đường, nơi không bị cấm nhưng chủ nhà gấu một chút
thì chiếc xe đó cách gì cũng bị xịt sơn đen, bôi bẩn hoặc bị bẻ gạt
nước, bị đập kính… Ở đây không có nguyên tắc đúng/sai mà chỉ có kẻ nào
mạnh thì kẻ đó đúng, không có lẽ phải nào cả!
Điều này cho thấy rằng người ta đã sống trong bầu không khí vô pháp,
không coi trọng những qui định của luật pháp mặc dù luật pháp có qui
định rõ ràng, chi tiết. Nhưng tại sao lại xảy ra chuyện vô pháp? Bởi
nguyên tắc tối thượng của pháp luật, công lý đã bị phá vỡ từ lâu “Quân
pháp bất vị thân” để thay thế bằng một thứ nguyên tắc khác “Kim ngân phá
luật lệ”. Khi kẻ nắm quyền không tuân thủ pháp luật thì kẻ thứ dân sẽ
chẳng coi luật ra gì. Đó là một tất yếu!
Một ông chủ tịch, bí thư hay giám đốc sẵn sàng bỏ qua những nguyên
tắc đạo đức, pháp luật để thỏa mãn chuyện cá nhân thì chẳng mấy chốc,
các nguyên tắc này mất giá trị và tính hiệu quả sẽ đảo ngược. Và chuyện
những kẻ quyền thế, những kẻ lắm tiền sẵn sàng hống hách, bất chấp đạo
đức, bất chấp pháp luật để làm điều xằng bậy xảy ra nhiều như nấm sau
mưa tại Việt Nam thì làm sao người dân có thể tin vào pháp luật.
Ngay cả một lãnh đạo cấp cao từng phát biểu, đại ý “nhà nước làm sai
thì nhà nước xin lỗi dân, còn dân làm sai thì dân chịu trách nhiệm với
pháp luật”. Cách nói lẹo lưỡi này nhanh chóng rũ bỏ trách nhiệm trước
pháp luật của hệ thống nhà nước, hệ thống quan chức! Trong khi đó, trên
lý thuyết thì giới chức cán bộ chỉ được phép làm những gì pháp luật cho
phép và người dân có quyền làm những việc luật không cấm. Từ chỗ biên độ
sinh hoạt cực rộng trên lý thuyết, người dân nhanh chóng bị bó hẹp biên
độ sinh hoạt trước các qui định thiên lệch về giới quan chức. Đây chỉ
là ví dụ nhỏ trong thiên hình vạn trạng kiểu biến hình của qui định luật
Việt Nam sau khi vào tay quan chức.
Thử hỏi, với một quốc gia mà giới chức, những kẻ nắm trách nhiệm hàng
đầu và có bổn phận gương mẫu thì lại hỏng hóc đến độ lếu láo, đạp trên
đạo đức, pháp luật như vậy thì làm sao ra đường không gặp chuyện vô
pháp. Người ta nói, chỉ cần bước ra đường, đi ba bước đã biết quốc gia
đó có nền pháp luật ra sao. Tại Việt Nam hiện nay, không cần đi ba bước
mà mới chỉ bước ra đường đã gặp sự lộn xộn, vô pháp, vô đạo! Đáng buồn
thay!
Subscribe to:
Posts (Atom)